Cách ứng xử trên bàn tiệc lịch sự tao nhã

seminoon seminoon @seminoon

Cách ứng xử trên bàn tiệc lịch sự tao nhã

19/04/2015 10:56 AM
4,942

Cách ứng xử trên bàn tiệc lịch sự tao nhã. Khi được mời đi dự tiệc, bên cạnh sự chỉn chu về trang phục, có những điều nhỏ nhặt mà bạn cần chú ý để không trở thành người bất lịch sự trong bàn tiệc.





CÁCH ỨNG XỬ TRÊN BÀN TIỆC LỊCH SỰ TAO NHÃ

Chú ý trong bàn tiệc

dùng tay bốc thức ăn trừ những món ăn bằng tay.

Cách dùng dao, nĩa:

Cầm nĩa bằng tay trái và dao bằng tay phải. Nếu bạn thuận tay trái, có thể cầm ngược lại. Giữ dao, nĩa một cách thoải mái bằng ngón cái, trỏ và giữa.

Nhẹ nhàng xiên nĩa qua vật cần cắt, dùng ngón trò ấn vào nĩa để cố định thức ăn. Trong khi đó, tay phải cắt bằng cách di chuyển mũi dao qua lại một cách nhẹ nhàng, dứt khoát. Không cắt quá 1-2 lần mỗi miếng.

Đặt dao nĩa ở mép phải đĩa, lưỡi quay vào trong, đối diện cơ thể. Không đặt dụng cụ ăn đã dùng lên bàn, nếu đánh rơi hay chạm vào khăn bàn hãy đề nghị đổi cái khác.
 
Nghe điện thoại khi dự tiệc
 
Khi đến nhà hàng hoặc nhà ai đó ăn tối, trước khi ngồi vào bàn ăn bạn nên tắt điện thoại di động hoặc chuyển sang chế độ rung. Nếu bạn đang chờ một cuộc gọi quan trọng, hãy xin phép trước với chủ nhà, điều này sẽ tránh gây cảm giác khó chịu.
 
Tuyệt đối không đặt điện thoại trên bàn để trông chừng ai đó gọi bạn, điều này khiến người cùng ăn cảm thấy bạn không tôn trọng họ, và họ không quan trọng bằng người bạn đang chờ điện thoại.
 
Tránh xem điện thoại nếu nó rung lên trong túi bạn khi đã ngồi vào bàn, nếu cần xem ai gọi tới nên kiểm tra kín đáo dưới bàn. Xin phép mọi người và ra khỏi bàn nghe điện thoại nếu đó là cuộc gọi khẩn. Nên hạ thấp giọng khi trả lời điện thoại trong nhà hàng, kể cả không còn ở bàn tiệc, sau đó khi trở lại hãy xin lỗi một lần nữa.

Cách dùng khăn ăn
 
Bạn có thể đặt khăn nên vạt áo, nhặt khăn từ một góc và trải rộng ra. Chấm miệng nhẹ vào khăn ăn trước khi bạn dùng thức uống. Điều này nhằm tránh vụn thức ăn dính lên miệng ly.
 
Bạn nên chú ý khi lau để khăn không che kín mặt. Lưu ý không dùng khăn ăn như khăn tay, để lau các vết bẩn trên áo hay cà vạt.
 
Đặt khăn ăn bên trái đĩa nếu bạn ra ngoài và có ý định trở lại. Che miệng bằng khăn ăn nếu bạn sắp ợ hơi. Kết thúc bữa ăn, đặt khăn ăn trên bàn, gần đĩa của mình.

Nghệ thuật ăn uống trên bàn tiệc

Nghệ thuật ăn uống cũng là một điểm cần lưu ý trong văn hóa giao tiếp.

Bạn được mời đi tham dự một bữa tiệc, và bạn thấy hơi lúng túng vì từ trước đến giờ bạn chỉ tham dự các bữa cơm thân mật trong gia đình hay cũng chỉ dừng lại ở các bữa tiệc sinh nhật bạn bè, nơi mà bạn có thể ăn uống thoải mái mà không cần câu nệ. Nhưng trong một buổi tiệc sang trọng, khung cảnh lịch sự với nhiều người quan trọng , bên cạnh việc giao tiếp tốt, cử chỉ thân thiện thì bạn cũng phải đặt sự quan tâm đến nghệ thuật ăn uống để gây ấn tượng tốt với người xung quanh.

Trước khi đến buổi tiệc bạn nên tìm hiểu đó là tiệc đứng hay tiệc ngồi để có cách ứng xử cho phù hợp. 

- Đối với tiệc đứng (buffet):

Bạn nên tìm hiểu kĩ các đặc điểm của nó để có cách ứng xử khéo léo. Dưới đây là một vài đặc điểm bạn cần lưu ý.

+ Quy luật chọn món: Buffet là tiệc tự chọn với nhiều đồ ăn khác nhau được đặt trên bàn theo hàng dãy. Bạn có thể chọn những món bạn thích nhưng phải theo quy luật từ món khai vị đến món tráng miệng, từ mặn tới ngọt, từ món khô rồi mới đến món nước, món nguội trước rồi món nóng sau, nhưng cái hay của tiệc đứng là bạn không bị ép hay phải ăn tất cả các món như thế. Tốt nhất bạn nên dành một chút thời gian xem qua bàn tiệc để có thể lựa chọn những món bạn thích.

+ Bước thứ hai là chuẩn bị dụng cụ: bạn có thể chọn dao, nĩa hay thìa, còn phụ thuộc vào món bạn chọn. Bạn chú ý một tay cầm đĩa thức ăn, một tay cầm dụng cụ để tránh làm rơi dao nĩa.

+ Một số lưu ý: Trong khi chọn thức ăn bạn không nên chen lấn, không nên đứng trước một món quá lâu để để nhường chỗ cho ngừơi khác chọn, trong khi gắp thức ăn phải dùng dụng cụ gắp riêng không được dùng thìa nĩa của mình. Khi ăn bạn không nên phát ra tiếng động quá to, ăn nhỏ nhẹ, lần lượt từng món, không nên ngậm thìa hay dĩa. Khi ăn xong bạn hãy gác dao nĩa chéo theo hình chữ X lên đĩa có nghĩa là bạn đã ăn xong để phục vụ đến thu dọn. Sau đó bạn có thể chọn món khác theo ý thích.

bufet.jpg

+ Một điều tối kị trong tiệc buffet đó là bạn không nên để thừa thức ăn trên đĩa, như vậy sẽ bị coi là lãng phí, bạn hãy lấy đủ lượng dùng thôi.

+ Một lưu ý nhỏ là nếu bạn vẫn còn thấy lúng túng trong khi ăn uống thì hãy quan sát người khác rồi “ bắt chước” theo. Cách này có thể khiến bạn ăn chậm hơn bạn bè nhưng chỉ số an toàn lại rất cao. Hoặc nếu gặp khó khăn gì bạn có thể nhờ phục vụ giúp đỡ, họ sẽ luôn sẵn lòng phục vụ bạn.

- Đối với tiệc ngồi

Tiệc ngồi thường nguyên tắc và phức tạp hơn tiệc đứng, bạn sẽ được phục vụ những món theo thực đơn vì thế hãy học cách ứng xử trong ăn uống sao cho bạn có thể thuần thục khi gặp bất cứ món ăn nào.

+ Tư thế ngồi: bạn nên ngồi thẳng lưng, khoảng cách từ ghế tới mặt bàn khoảng một gang tay, tuy nhiên khoảng cách này có thể thay đổi miễn sao bạn có tư thế ngồi thoải mái. Nếu có túi xách bạn nên để phía sau lưng ghế, không được ngồi khoanh chân, hay rung đùi, không chống tay lên cằm.

- Cách dùng khăn ăn và dụng cụ ăn:

banan.jpg

+ Khăn ăn: gấp gọn gàng và dùng bốn góc của khăn nhẹ nhàng lau quanh miệng, không nên dùng khăn lau ngang miệng tránh gây phản cảm.

+ Dụng cụ ăn: đối với đồ ăn Tây cần dùng dao nĩa: tay phải cầm dao, tay trái cầm nĩa, vừa cắt vừa ăn. Khi cắt thức ăn phải nhẹ nhàng tránh gây tiếng động, tránh bị rơi vãi lung tung. Nếu là món ăn dùng đũa thì hãy gắp từng miếng nhỏ, không nâng bát để húp món canh, không được để dụng cụ của mình lung tung tránh nhầm lẫn đối với người khác.

- Cách dùng đồ ăn và uống:

+ Món khai vị: thường là món súp. Món súp thường được đặt trong 1 bát nhỏ hoặc đĩa sâu lòng, bạn sẽ dùng thìa để ăn, tránh cầm cán thìa xa quá hoặc gần quá gây mất thẩm mĩ. Nếu món súp còn nóng bạn có thể khuấy qua cho nhanh nguội, nên múc từng thìa nhỏ để ăn, tránh cầm cả bát húp hay để thìa va chạm vào thành bát gây tiếng động, không nên vét sạch đĩa súp.

+ Món ăn chính: tùy theo mỗi loại thức ăn mà có kiểu ăn cho phù hợp.
Đối với món cá, dùng dao nĩa xẻ cá dọc theo phần xương, ăn từ nửa dưới lên trên.
Đối với món thịt, cắt thành từng miếng nhỏ cho vừa ăn, riêng thịt gà và các món hải sản như tôm cua có thể dùng tay, nhưng chú ý phải rửa tay sau khi ăn xong. Bát rủa tay thường là 1 bát thủy tinh nhỏ, nước trong có vài cánh hoa hồng rắc lên trên, khi rửa không nhúng cả bàn tay vào kì cọ mà chỉ nhẹ nhàng chấm các đầu ngón tay vào nước.

- Đồ uống:

+ Ở các buổi tiệc ngồi người ta hay phục vụ rượu và nước ngọt. Bạn không nên uống rượu khi miệng còn thức ăn, không nên uống quá nhiều sẽ mất tỉnh táo. Nếu bạn không uống được rượu hãy úp cốc xuống bàn, khi nâng cốc có thể thay thế bằng nước ngọt, có thể nâng cốc bằng rượu nhưng bạn chỉ cần chạm nhẹ môi rồi hạ cốc xuống.
+ Khi ăn xong bạn cũng nên để dụng cụ song song trong thành đĩa để phục vụ dọn đồ đi. Nếu chẳng may bạn làm rơi vỡ đồ gì đó không nên hoảng hốt hãy ngồi yên sẽ có người đến dọn dẹp.

Trong lúc dự tiệc kĩ năng giao tiếp dường như không đủ mà cả cung cách ăn uống cũng sẽ thể hiện rõ phong cách của bạn, vì vậy hãy ăn uống sao cho “đẹp” để gây cảm tình với mọi người.


Tôi nhận ra rằng khi những đứa trẻ trở nên lớn hơn, sự hời hợt trong nền văn minh hiện nay sẽ nhấn chìm cả sự hồn nhiên của trẻ. Khi trẻ khoảng 6 tuổi hoặc nhỏ hơn, hầu hết các em có thể bắt chước tốt việc giữ bình tĩnh,  tôn trọng luật lệ, và duy trì những thái độ tốt này trong khoảng một giờ nếu như các em không phải chịu quá nhiều áp lực. Tham gia vào buổi tiệc của chính mình sẽ là ngày hồi hộp nhất trong năm, nhưng vẫn rất căng thẳng, và điều này chính xác đối với trẻ học cấp 2 (cấp 3, hoặc những trẻ nhạy cảm), sự thất bại trong việc tổ chức sinh nhật cho trẻ là một hiện tượng thường gặp.Tất cả mọi người đều khéo léo cố tình phớt lờ buổi tiệc, và những giọt nước mắt hoặc sự giận dữ sẽ còn xót lại trong ký ức về sinh nhật lần đó.

Tuy nhiên, trong khi chúng ta vẫn kéo dài sức chịu đựng những đứa trẻ trong bữa tiệc sinh nhật, chúng ta nên kiềm chế việc biểu lộ cảm xúc tùy tiện đối với buổi tiệc của những trẻ chưa đủ tuổi đến trường. Những đứa trẻ đang trong độ tuổi đi học, chúng đã từng tham gia nhiều buổi tiệc trước khi bắt đầu học cấp một thì sẽ có khả năng điều khiển được các hành động của mình với sự tự tin.Chúng cũng sẽ điều khiển được sự lịch thiệp đã đề cập ở đây.

Bởi vì phụ huynh thì hiếm khi ở lại buổi tiệc cùng những đứa trẻ của họ kể từ khi trẻ lên 6 tuổi, bạn nên hướng dẫn cho con mình một số quy tắc cơ bản sau trước khi để lại con của bạn ngồi lại một mình với những món quà. Một vài hành động này có thể do vô ý, nhưng một vài lại trong số đó là đặc trưng tùy thuộc vào mỗi trường hợp riêng. Nói thật là, những người tổ chức tiệc khéo léo thì sẽ không mấy bận tâm nếu những lỗi đó có thể bỏ qua được. Nhưng nếu con của bạn có thể làm được điều này, bé chắc chắn sẽ tạo được một ấn tượng rất tốt.

Chào hỏi người tổ chức

Điều tự nhiên mà một đứa trẻ thường làm là tìm kiếm bạn gái trong buổi tiệc và trao quà. Nhưng lời nói thân mật “Xin chào” đối với người tổ chức buổi tiệc cũng rất quan trọng. Hầu hết người lớn thực hiện việc này dễ dàng bằng cách mở đầu và chào hỏi những vị khách. Tất cả những gì mà một đứa trẻ có thể nói là “Xin chào, bà Farley”. Và có thể thêm vào đó một nụ cười.

Hãy là một người có tinh thần thượng võ

Khi chúng ta đã lớn, những trò chơi luôn có tính cạnh tranh cao hơn, và chỉ có một vài người dành được giải thưởng mà thôi. Ngày nay, phụ huynh thường đưa ra ý tưởng về trò chơi để tránh tình trạng căng thẳng. Nhưng trẻ con lại thích cạnh tranh. Và nơi nào có những người thắng cuộc, thì cũng có những kẻ thua cuộc. Tinh thần thượng võ vẫn là một yếu tố tạo nên buổi tiệc.

Hãy đừng phàn nàn

Tổ chức một buổi tiệc sinh nhật cho trẻ em thì không thú vị gì cả. Có quá nhiều điều phải suy nghĩ và mọi thứ luôn ồn ào một cách khó chịu. Những lời than phiền hoàn toàn không thích hợp tý nào. Năm nay tại buổi sinh nhật của Will, khách mời đã chơi đá banh và bóng chày, ngoại trừ một cậu bé là không thích chơi thể thao. Vậy nên cậu ấy cứ đá trái bóng lung tung vô phương hướng cho đến khi mọi người vào ăn bánh kem. Tôi cảm thấy đáng tiếc cho cậu ấy, nhưng tôi bận quá nên không thể bày trò cho cậu bé giải trí được. Và tôi vô cùng cảm kích tính nhẫn nại chịu đựng của cậu về thứ mà rõ ràng không có gì hấp dẫn đối với cậu ấy. Tôi nghĩ rằng hành động đó thật lịch sự.

Cảm ơn người đã đưa giỏ quà cho bạn

Những giỏ quà là một gánh nặng khủng khiếp khác đối với phụ huynh. Tôi nghĩ rằng chúng ta đều muốn hoàn thành việc này sớm, nhưng ta không biết cách để tổ chức nó như thế nào trong khi lũ trẻ thì rất mong chờ những giỏ quà. Chỉ cần ngắm ánh mắt lúc chúng bước vào căn phòng, cố khám phá nơi mà những món quà đã được giấu đi. Chúng nên cảm ơn người đã đưa chúng những giỏ quà, mặc dù chúng cảm thấy rằng nhận được quá ít.

Cảm ơn gia đình tổ chức buổi tiệc khi bạn rời tiệc

Nếu bạn đưa bé rời khỏi buổi tiệc, bạn có thể nói một lời tạm biệt trân trọng. Còn nếu bạn không có mặt ở đó, nhớ rằng hãy nhắc con bạn điều đó trước khi rời tiệc. Tôi không chắc rằng bé sẽ tự làm được, nhưng bạn nên cố gắng thử.

Nói với người tổ chức rằng bạn đã có một khoảng thời gian vui vẻ

Đây có thể là một ví dụ của đời sống xã hội. Hoặc có thể đây là cách cư xử sao chép của sự nhiệt tình chân thật cho dù con bạn là một diễn viên tệ và không thể che giấu được rằng bé thực sự chẳng thích phim 3-D một tý nào cả, thể hiện một sự hài lòng trên mặt về mọi thứ sẽ làm người lớn quý mến bé.


THAM KHẢO THÊM:

Phong cách doanh nhân trong bữa tiệc

“Tiệc” là một trong những hình thức gặp gỡ, giao lưu với đối tác, với đồng nghiệp, với những người bạn mới trong kinh doanh. Nhiều khi những mối quan hệ trong công việc, những dự định hợp tác kinh doanh… được thiết lập ngay trên bàn tiệc. Tuy nhiên để có được các mối quan hệ đó còn phụ thuộc rất nhiều vào cách mà doanh nhân giao tiếp, ứng xử cũng như cách họ ăn uống. 

Chính những điều đó thể hiện vị thế của doanh nhân trước đối tác và mọi người xung quanh. Vậy doanh nhân cần phải thể hiện phong cách của mình như thế nào trước đối tác trong các bữa tiệc đó?

Giao tiếp trong bữa tiệc

Một phong cách hòa đồng, thân thiện trong bữa tiệc sẽ giúp doanh nhân tạo dựng được những mối quan hệ tốt với đối tác, với đồng nghiệp và những người khác.

Phong cách doanh nhân trong bữa tiệc

Một lời chào, một nụ cười thân thiện sẽ là cầu nối xóa bỏ khoảng cách giữa bạn với người xung quanh. Không ai nỡ từ chối trước sự khơi mào đầy thân thiện đó cả.

Một lời tự giới thiệu về bản thân và một cái bắt tay làm quen là cách tốt nhất để hòa nhập với những người lạ. Cách làm quen ban đầu luôn là hỏi tên của người bạn mới. Tùy tình hình, có thể khéo léo tìm hiểu mối quan hệ giữa người mới và chủ bữa tiệc để tìm điểm chung, rút dần khoảng cách.

Biết cách khơi gợi câu chuyện trong bữa ăn: có thể là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm, một đề tài đang nóng để cùng nhau bàn luận...và khơi gợi, mở rộng câu chuyện sang nhiều lĩnh vực khác: quan niệm sống, giới thiệu về công việc của mình và hỏi thăm công việc của người bên cạnh; tránh sự tranh luận gay gắt.

Lời nói, cử chỉ trong khi nói chuyện: tránh ngắt lời thô lỗ, tư thế ngồi nghiêm chỉnh, không nên quơ dao, dĩa, đũa hay thìa trước mặt, không nói trong khi miệng còn đồ ăn, không nghe điện thoại ngay trong bàn ăn hay nói chuyện quá lâu chỉ với một người mà nên chia đều sự quan tâm...

Không chỉ lịch sự lúc ban đầu mà khi chia tay cũng là một phần của kỹ năng giao tiếp. Nhiều người tìm cách lặng lẽ rút khỏi bữa tiệc và cho rằng không ảnh hưởng tới không khí của người khác. Song đây không phải là cách lịch sự. Trong kinh doanh, cách bạn chia tay sẽ góp phần tăng cường hình ảnh của bạn và có thể mở ra những cơ hội mới với đối tác. Hãy ra về với lời chia tay chân thành đối với những người ngồi bên cạnh, cùng với lời hẹn hy vọng sẽ gặp lại lần sau...

Cung cách ăn trong bữa tiệc

Cung cách ăn trong bữa tiệc thể hiện nét văn hóa ẩm thực của người doanh nhân, từ cách ngồi, cách dùng khăn ăn, dùng dao, dĩa, cách rót rượu, uống rượu đến cách ăn các món ăn khác nhau...

Tư thế ngồi: ngồi thẳng lưng, ghế cách bàn khoảng một gang tay, túi xách để phía sau phần giữa lưng và lưng ghế; không ngồi khoanh chân, không chống tay lên bàn.

Cách dùng khăn ăn và dụng cụ ăn

  • Khăn ăn: nên dùng bốn góc của khăn lau miệng để lau một cách nhẹ nhàng quanh miệng, tránh chùi ngang miệng.

  • Dụng cụ ăn: Đối với các món ăn dùng dao, dĩa: tay phải cầm dao, tay trái cầm dĩa, vừa cắt vừa ăn. Tránh gây tiếng động bằng cách ghim món ăn trước rồi cắt sau. Nếu là món ăn dùng đũa, hãy gắp miếng nhỏ, không nâng bát lên để và hay húp, không dùng đũa, thìa của mình bỏ lung tung vào các đĩa thức ăn khác mà phải sử dụng dụng cụ chung đã để sẵn.

Phong cách doanh nhân trong bữa tiệc

Cách dùng đồ ăn và uống

Súp: ăn bằng thìa, cầm thìa với khoảng cách như cầm bút chì, tay trái đỡ bát, tay phải xúc từng thìa một ăn, tránh gây itieng động.

Món ăn chính: tùy theo mỗi loại thức ăn mà có kiểu gắp cho phù hợp. Như đối với cá: lấy cá dọc theo phần xương, ăn từ nửa dưới xong đến nửa trên. Đối với các món thịt: cắt thịt thành từng miếng nhỏ vừa đủ ăn...

Rượu: Khi rót nên để ly ở bàn và rót. Thỉnh thoảng nhấp vài ngụm kèm trong lúc ăn, nhưng tránh uống rượu khi trong miệng còn thức ăn. Không nên uống quá chén vì rượu có thể làm người at mất nhận thức về hành vi của mình. Nếu không uống được, bạn nên chọn loại thức uống khác để cụng ly cùng mọi người.




Cách ăn uống lịch sự hiểu biết căn bản khi di dự tiệc
Trang phục dự tiệc công ty nên và không nên
Nghệ thuật ứng xử với cấp trên
Ứng xử trong khi phỏng vấn thế nào là "chuẩn" nhất
Chọn kiểu tóc dự tiệc đẹp như sao -
Nghệ thuật cư xử trong tình yêu
Dự tiệc công ty những điều nên và không nên



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý