Viêm âm đạo biểu hiện như thế nào?

seminoon seminoon @seminoon

Viêm âm đạo biểu hiện như thế nào?

19/04/2015 11:09 AM
362

Phụ nữ khi có bầu hoặc bị tiểu đường sẽ dễ bị viêm nấm ở âm đạo hơn, hoặc ở những người bị bệnh, hệ thống kháng thể yếu, trong những trường hợp này viêm nấm thường khó chữa hơn, hay bị viêm lại. Chúng ta cùng tìm hiểu viêm âm đạo biểu hiện như thế nào và cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhé!


NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH VIÊM ÂM ĐẠO


Nhiễm trùng nấm - thông thường là do nấm Candidia

Thường thì trong âm đạo vẫn có số lượng nhỏ của nấm để giữ cho môi trường được cân bằng, Nấm chỉ gây viêm khi mất cân bằng trong môi trường trong âm đạo và làm cho nấm tăng trưởng nhiều hơn.

Đôi khi thuốc trụ sinh dễ làm cho viêm nấm ở âm đạo hơn, vì thuốc trụ sinh diệt đi vi trùng ở âm đạo, làm mất đi sự cân bằng môi trường, và làm cho nấm tăng trưởng cao hơn.

Phụ nữ khi có bầu hoặc bị tiểu đường sẽ dễ bị viêm nấm ở âm đạo hơn, hoặc ở những người bị bệnh, hệ thống kháng thể yếu, trong những trường hợp này viêm nấm thường khó chữa hơn, hay bị viêm lại. Cũng có những trường hợp nguyên nhân không thể tìm ra.

Triệu chứng: triệu chứng thông thường của viêm âm đạo nấm là ngứa, rát.

Triệu chứng có thể nhiều hơn sau đi tiểu hoặc giao hợp. Âm hộ có thể bị đỏ hoặc sưng. Huyết trắng của viêm âm đạo nấm thường không có mùi, và dầy hơn. Nhưng cũng có nhiều phụ nữ không có triệu chứng gì cả.

Viêm nấm ở âm đạo có thể chữa trị bằng thuốc uống, hoặc thuốc cho vào âm đạo. Trong hầu hết các trường hợp viêm nấm, người bạn trai hoặc chồng không cần phải chữa.

Bạn cũng có thể mua thuốc ở tiệm thuốc có bán thuốc trị viêm nấm, nhưng nhớ phải hỏi ý kiến của bác sĩ trong những trường hợp sau đây:

- Lần đầu bị viêm âm đạo;

- Triệu chứng không giảm sau khi tự chữa trị;

- Huyết trắng biến thành màu vàng, xanh hoặc có mùi;

- Khả năng bị viêm sau khi giao hợp;

Nhiễm trùng bacterial vaginosis

Sự viêm này xảy ra do vi trùng tăng trưởng nhiều hơn bình thường, không phải do truyền bằng đường giao hợp.

Triệu chứng chính là huyết trắng tiết ra nhiều hơn, và có mùi tanh. Mùi tanh sẽ mạnh hơn sau khi giao hợp hoặc sau khi có kinh. Huyết trắng thường lỏng. Viêm bacterial vaginosis thường không bị ngứa.

Có nhiều cách chữa trị, có thể dùng thuốc trụ sinh uống hoặc thuốc thoa. Cũng như viêm âm đạo do nấm thường thì người nam không cần chữa.

Trường hợp nếu viêm kéo dài quá lâu hoặc vẫn không khỏi sau khi uống thuốc trụ sinh, thì sự chữa trị của người đàn ông là cần thiết. Nếu viêm kéo dài quá lâu, bạn nên đi bác sĩ để kiểm tra xem có mắc phải sexual transmitted disease (STD) hay bệnh hoa liễu hay không.

Trichomoniasis

Đây là viêm âm đạo do parasite (ký sinh trùng). Sự viêm này truyền qua đường giao hợp . Những phụ nữ bị viêm trichomoniasis sẽ có nhiều khả năng bị sexual transmitted disease (STD) hay bệnh hoa liễu hơn.

Triệu chứng của viêm trichomoniasis là huyết trắng màu vàng hay xanh, mùi tanh. Âm đạo bị ngứa, đỏ và sưng, đôi khi có thể đau lúc đi tiểu.

Chữa trị của trichomoniasis bằng trụ sinh metronidazole. Lúc uống thuốc này không nên uống rượu trong vòng 24 tiếng. Người chồng hoặc bạn trai phải được chữa trị cùng lúc.

Viêm mỏng âm đạo - đây là trường hợp không phải do nhiễm trùng nhưng vẫn tạo ra huyết trắng, khô và ngứa âm đạo. Thường xảy ra khi kích thích tố nữ giảm xuống, chẳng hạn như lúc cho con bú, mãn kinh.

Viêm mỏng âm đạo có thể trị bằng estrogen. Kem thoa gel lúc giao hợp sẽ làm dễ chịu hơn lúc giao hợp.



VIÊM ÂM ĐẠO: VẤN ĐỀ PHỤ KHOA THƯỜNG GẶP


Tần xuất của viêm âm đạo không rõ, có thể do đây là tình trạng bệnh nhẹ, có thể tự chẩn đoán và tự điều trị, nên đã có một số đáng kể trường hợp không được ghi nhận.


Dịch tễ học

Trong các nguyên nhân, viêm âm đạo do nấm men Candida (albican hay non-albican), trùng roi Trichomonas vaginalis và tạp trùng (bacterial vaginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất, có thể đạt 90% các trường hợp viêm âm đạo.

Hàng năm, có khoảng 40-50% phụ nữ trong tuổi sinh sản bị viêm âm đạo do tạp trùng, trung bình 75% phụ nữ đã từng bị viêm âm đạo do nấm men trong đời (40-50% trong đó có bị tái phát 2-3 lần).

Riêng nguyên nhân trùng roi chiếm 10-25% các trường hợp viêm âm đạo. Hàng năm, có khoảng 180 triệu phụ nữ trên thế giới có thể bị nhiễm trùng roi. Trùng roi còn được xem là một tác nhân lây bệnh qua đường tình dục, là phương tiện lây truyền các bệnh STD khác, cũng như gia tăng khả năng nhiễm HIV.(3,12)

Giải phẫu – sinh lý

Âm đạo có cấu trúc là ống cơ - sợi, lót bởi lớp niêm mạc là biểu mô lát tầng không sừng hóa. Các tế bào bề mặt của biểu mô có chứa nhiều glycogen. Lớp biểu mô chịu ảnh hưởng tình trạng nội tiết sinh dục.

Đây là phần tiếp nối từ cổ tử cung đến âm hộ, tạo sự thông suốt liên tục của đường sinh dục.

Không có cấu trúc tuyến thuộc âm đạo, tuy nhiên có một số tuyến ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của âm đạo: tuyến cổ tử cung ở đầu nguồn, tuyến Bartholin, tuyến Skene, tuyến mồ hôi ở vùng âm hộ - cuối nguồn.

Dịch tiết âm đạo bao gồm: dịch tiết từ lòng tử cung, cổ tử cung và các tuyến vùng âm hộ, các tế bào bề mặt bị bong tróc của biểu mô âm đạo, phần dịch thẩm thấu từ các lớp phía dưới biểu mô lát niêm mạc âm đạo. Thành phần của dịch tiết âm đạo phụ thuộc nhiều vào tình trạng nội tiết sinh dục.

Môi trường âm đạo không phải là môi trường vô trùng, trái lại, trung bình có khoảng 6 loại vi trùng khác nhau, với đa số là vi trùng kỵ khí, trong đó đáng kể là nhóm Lactobacili. Trong quá trình chuyển hóa, nhóm vi khuẩn này sử dụng glycogen của lớp tế bào bề mặt âm đạo tạo thành acid lactic và tạo nên môi trường acid cho âm đạo.

Đồng thời, chủng vi trùng này còn tạo ra H2O2, là một tác nhân diệt trùng và làm tăng độ acid của âm đạo. Các chủng vi khuẩn trong âm đạo sống chung một cách hòa bình và không gây tác hại cho âm đạo. Khi mối cân bằng giữa các nhóm vi khuẩn bị phá vỡ, viêm nhiễm âm đạo sẽ dễ xảy ra.

Độ pH trung bình của âm đạo phụ thuộc vào tuổi và tình trạng nội tiết sinh dục. Nếu ở trẻ chưa hành kinh, pH âm đạo là 7, thì ở phụ nữ trong tuổi sinh sản pH dao động 4-5, phụ nữ mãn kinh sẽ có pH âm đạo 6-7 (14). Độ pH âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho sự cân bằng vi trùng thường trú âm đạo. Sự thay đổi vi trùng thường trú, đặc biệt là Lactobacili và sự thay đổi pH âm đạo là nguyên nhân  hay điều kiện thuận lợi cho tình trạng viêm nhiễm âm đạo.

Biến động chủng vi trùng thường trú, đặc biệt là nhóm lactobacili có ảnh hưởng đáng kể đến pH âm đạo và tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Một thí nghiệm khảo sát biến động của vi trùng thường trú âm đạo khảo sát sau khi dùng povidine thụt rửa âm đạo cho kết quả như sau:

        Chủng vi trùng                 Sau 10 phút                        Tiếp sau đó

Lactobacili                  giảm 100 lần                không trở lại bình thường sau 24giờ

G.vaginalis                  giảm 100 lần                gia tăng sau 4 giờ

E.coli                                                              tăng 1000 lần sau 24 giờ

Hay nói cách khác, Lacobacili sụt giảm là điều kiện phát triển tốt cho các vi trùng có hại cho vùng âm đạo.

Khảo sát sự thay đổi của vi trùng thường trú theo độ tuổi (13)

Nhóm vi trùng quan sát được

Tỷ lệ phần trăm phụ nữ với nhóm vi trùng

phân lập được

Chưa dậy thì

n=19

Tuổi sinh sản

n=132

Sau mãn kinh

n= 73

Lactobacili

11

92

49

Garderella vaginalis

0

58

27

Coryneforms

42

78

58

Nấm men

0

26

1

Coliforms

32

16

41

Anaerobic gr negative rods

89

90

89

Prevotella bivia

11

61

33

Fusobacterium

26

12

7

Peptrostreptococcus

89

92

88

Staphylococci

68

86

59

Viridans streptococci

42

59

74

Streptococcus B

0

16

23

Enterococcus

32

33

38

Mycoplasma hominis

0

23

0

Ureaplasma urealyticum

20

82

13

Actinomyces

32

8

15

Nguyên nhân gây viêm âm đạo 

Viêm âm đạo xảy ra khi vi trùng thường trú âm đạo bị biến đổi do tác nhân bên ngoài đưa vào (nhiễm vi sinh từ ngoài) hay do thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh hoạt động.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo: vi sinh, ký sinh trùng, dị vật hay rối loạn cân bằng nội tiết sinh dục. Viêm do tác nhân vi sinh bao gồm nấm men Candida (albican hay non-albican), nguyên sinh động vật Trichomonas vaginalis và tạp trùng (Bacterial vginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất.

Chlamydia vaginitis cũng là nguyên nhân có thể gây viêm âm đạo. Bệnh quan trọng ở chỗ đa số bệnh nhân không có triệu chứng hay triệu chứng có thể bị bỏ qua (huyết trắng nhiều nhưng không thường xuyên, có thể rong huyết ít, đặc biệt sau giao hợp và đau vùng hạ vị). Nhóm nguy cơ là những người có nhiều bạn tình. Bệnh có thể tiến tới viêm nhiễm sinh dục trên và đưa đến viêm dính vùng chậu gây ra tình trạng đau vùng chậu mãn tính và tắc vòi trứng

Viêm âm đạo cũng có thể do các nhóm tác nhân gây bệnh lây qua đường tình dục như HSV, HPV, lậu, giang mai… Thường nhóm này sẽ gây những sang thương đặc hiệu trên vùng sinh dục, triệu chứng viêm âm đạo có thể điển hình hay không điển hình.

Có một số tình trạng đặc biệt là điều kiện thuận lợi cho viêm âm đạo xảy ra:

- Sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài

- Tiểu đường không kiểm soát được

- Suy giảm miễn dịch, rối loạn miễn dịch

- Thụt rửa âm đạo hay thuốc đặt âm đạo lâu dài

- Sử dụng nội tiết (thuốc ngừa thai, bệnh lý tuyến giáp, corticoids)

- Thai kỳ

- Dụng cụ tránh thai

Triệu chứng 

Lâm sàng

- Dịch tiết âm đạo: không còn là dịch tiết sinh lý (trong, nhày, không mùi, không gây khó chịu)

- Kích ứng âm đạo (ngứa, cảm giác nóng rát)

- Đau khi giao hợp

- Đau khi đi tiểu

- Xuất huyết âm đạo nhẹ ()

- Có thể kèm triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng tiểu dưới

Cận lâm sàng

- Soi tươi huyết trắng: huyết trắng được hòa tan trong dung dịch nước muối đẳng trương và soi tươi trên lam kính để khảo sát tế bào bề mặt âm đạo, bạch cầu, vi khuẩn (hình dạng và số lượng).

- Tế bào clue cell: là các tế bào bề mặt niêm mạc âm đạo bị bám đầy bởi các vi khuẩn (hình ảnh tế bào có bờ viền bị xóa nhòa bởi các vi khuẩn, khác với hình ảnh tế bào bị dơ).

- Test amin (whiff test): dung dịch huyết trắng bốc mùi cá chết sau khi nhỏ KOH 10% vào.

- Nuôi cấy mẫu huyết trắng để phân lập và định danh nhóm vi trùng: đắt tiền và đòi hỏi thời gian, không phổ thông trong điều trị viêm nhiễm âm đạo thông thường, tuy có độ chính xác cao.

Do các triệu chứng cơ năng và thực thể thường không đặc hiệu cho từng nguyên nhân, nếu thiếu điều kiện xét nghiệm, việc định nguyên nhân có thể khó khăn. Ngoài ra, khoảng 1/3 trường hợp viêm âm đạo hoàn toàn không có triệu chứng, thường được phát hiện qua việc khám kiểm tra định kỳ và xét nghiệm cận lâm sàng.

 Xếp loại viêm âm đạo

Viêm âm đạo theo tác nhân

- Không do vi sinh: do dị vật đường sinh dục, do phản ứng dị ứng, do tiếp xúc băng vệ sinh hay quần áo, hoặc các hóa chất (chất tẩy rửa, xà bông, khử mùi, dầu thơm).

- Do vi sinh: do nấm (Candida albican hay non-albican), nguyên sinh động vật (Trichomonas vaginalis), tạp trùng (baterial vaginosis), virus (HPV, HSV), do các vi khuẩn hay virus các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Candida, Trichomonas và tạp trùng là 3 nguyên nhân thường gặp nhất.

Viêm âm đạo theo độ tuổi

Tuổi chưa dậy thì: có thể do nhiễm trùng vi sinh, cũng có khi do dị vật hay nhiễm giun sán từ đường tiêu hóa. Nguyên nhân lạm dụng tình dục cũng nên được nhớ đến. Cũng nên xem xét đến các nguyên nhân ác tính.

Triệu chứng lâm sàng ở nhóm tuổi này cũng tương tự như ở độ tuổi sinh sản.

Tuổi sinh sản: đa số do các tác nhân vi sinh, đặc biệt là STDs.

Tuổi mãn kinh: Đa số do tình trạng thiểu dưỡng của niêm mạc âm đạo. Khi mãn kinh, do sự sụt giảm estrogen, lớp tế bào bề mặt âm đạo sẽ không phát triển đầy đủ, cũng như không đủ lớp glycogen bề mặt dẫn đến thiếu hụt nhóm khuẩn Lactobacili. Niêm mạc âm đạo trở nên yếu ớt trong một môi trường âm đạo không đủ độ acid như thông thường sẽ là điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm âm đạo phát triển.

Hậu quả của viêm âm đạo

Tái phát: khi tình trạng viêm âm đạo lập lại hơn 4 lần trong một năm. Cần xem rõ đây là bệnh cũ tái phát hay là tái nhiễm; có nghĩa là sẽ tìm và điều trị các yếu tố thuận lợi sinh bệnh hay là đặt vấn đề điều trị người bạn tình, sử dụng các biện pháp hàng rào nhằm chống các bệnh lây qua đường tình dục.

Di chứng: khi viêm âm đạo lây lan đến lớp tế bào tuyến cổ trong cổ tử cung, có khả năng sẽ lây lan đến lớp niêm mạc tử cung và vòi trứng, có khả năng gây viêm nhiễm vùng chậu và tắc vòi trứng gây vô sinh.

Chẩn đoán – điều trị viêm âm đạo

Nguyên tắc điều trị

- Loại trừ các bệnh lý cũng như nguy cơ STDs nhằm có biện pháp điều trị hữu hiệu, tránh lây lan và di chứng đến khả năng sinh sản.

- Khảo sát kết hợp niệu - sinh dục để có chẩn đoán đầy đủ và chính xác, đồng thời điều trị toàn diện và hiệu quả.

- Lưu ý tìm tình trạng viêm nhiễm sinh dục trên (tình trạng viêm cổ tử cung, đau hạ vị, đau phần phụ).

Sử dụng thuốc: tùy theo nguyên nhân

Metronidazole hay clindamycin, tại chỗ hay đường uống là chọn lựa cho viêm âm đạo do tạp trùng (Clindamycin có ảnh hưởng đến Lactobacili trong khi metronidazole không có). Đối với trichomonas, liều dài hạn hay ngắn hạn của metronidazole đều có hiệu quả tương đương (RR 1,12 CI95% 0,58-2,16) (12).

Với nguyên nhân nấm men, nhóm azole tỏ ra có hiệu quả hơn nhóm nystatin, đường tại chỗ thường được sử dụng hơn. Các nhóm STDs khác tùy theo nguyên nhân sẽ có điều trị đặc hiệu. Trong thai kỳ, không khuyến cáo sử dụng nhóm azoles đường uống; nhóm Metronidazole tuy chưa có bằng chứng gây quái thai, vẫn khuyên nên sử dụng sau 20 tuần thai, có thể uống hay đặt âm đạo.

Vấn đề kháng thuốc

Tình trạng thuốc đặt âm đạo được xem như thuốc OTC, cho phép mua và sử dụng dễ dàng đã tạo thuận lợi cho bệnh nhân trong điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này cũng đưa đến tình trạng kháng thuốc, đặc biệt đối với nhóm nấm men gây bệnh. Mặt khác, cách thức điều trị ngắn hạn (một liều duy nhất hay liều ngắn ngày) cũng góp phần gia tăng nhóm kháng thuốc nếu điều trị không đúng nguyên nhân hay không đầy đủ. Điều trị với liều ngắn hạn không được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp viêm âm đạo do nấm có biến chứng.

Điều trị viêm đạo do thiểu dưỡng ở người mãn kinh:bổ sung estrogen bằng đường toàn thân hay tại chỗ có hiệu quả đáng kể. Nếu như đường tại chỗ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng thì đường toàn thân sau đó sẽ ngăn ngừa tái phát. Trong trường hợp chống chỉ định đường toàn thân, có thể sử dụng lâu dài estrogen tại chỗ.

Vai trò Lactobacili  trong điều trị viêm âm đạo: rõ ràng khi lactobacili sụt giảm, tình trạng viêm âm đạo sẽ dễ xảy ra; cũng như khi có viêm âm đạo, thường sẽ có thay đổi lactobacili bất kể nguyên nhân gây viêm âm đạo. Khuynh hướng điều trị viêm âm đạo thường cố gắng tạo môi trường thuận lợi cho lactobacili phát triển.

Kết luận 

Viêm âm đạo là bệnh gặp thường gặp trong thực hành phụ khoa. Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng hầu như được các bác sĩ phụ khoa nắm rất rõ. Với trang bị thông thường của một phòng khám, việc chẩn đoán những nhóm nguyên nhân chính gây viêm âm đạo không có gì là khó khăn.

Bệnh nhân viêm âm đạo đến với chúng ta không chỉ có lo ngại về bệnh trạng hiện tại mà còn có mối quan tâm về ảnh hưởng lâu dài của bệnh, cũng như khả năng bệnh lập lại nhiều lần trong cuộc đời. Công việc của chúng ta không chỉ là điều trị những triệu chứng hiện tại, mà còn là tìm và điều trị những nguyên nhân thuận lợi gây tái phát và tái nhiễm, dự phòng những khả năng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.


CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM ÂM ĐẠO

Gói gọn trong 3 chữ viêm-âm đạo nhưng thật ra bệnh này có đến 6 thể ứng với những nguyên nhân khác nhau và không dễ dàng nhận biết. Ngay cả những thầy thuốc có kinh nghiệm cũng có thể gặp khó khăn trong chẩn đoán nếu ở thể bệnh kết hợp.


Viêm âm đạo có tới 6 thể

Trong các thể bệnh nói trên, thường gặp nhất là VAĐ do nấm Candida. Lưu ý là nấm Candida thường trực ở âm đạo, miệng và ống tiêu hóa với số lượng ít, nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển nhiều và gây bệnh.

Thứ hai là viêm âm đạo do loạn khuẩn, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, do môi trường âm đạo bị mất cân bằng và có sự phát triển mạnh  của nhiều loại vi khuẩn.

Có 3 thể VAĐ mà chị em phụ nữ cần quan tâm nhiều là VAĐ do trùng doi, do chlamydia hoặc do virus vì các thể bệnh này thường lây nhiễm qua quan hệ tình dục và muốn điều trị hiệu quả, phải đồng thời chữa cho cả bạn tình.

Trong số này cần lưu ý VAĐ do Chlamydia, nhất là các chị em trong khoảng tuổi 18-35 có nhiều bạn tình, vì số ca mắc thể này khá nhiều nhưng thường không thể hiện triệu chứng nên khó phát hiện bệnh.

Ngoài ra, có một thể khá đặc biệt là VAĐ không do nhiễm khuẩn, mà do dị ứng hoặc suy giảm hormon ở phụ nữ mãn kinh, âm đạo bị khô hoặc "teo".

Khi cơ thể có sự mất cân bằng thì VAĐ dễ tái phát, ví dụ như phải dùng kháng sinh chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu và kháng sinh này đã diệt luôn cả những vi khuẩn có ích cho cơ thể mà trước nay vẫn chung sống hòa bình với nấm ở âm đạo. Những vi khuẩn có ích này bị tiêu diệt, giảm số lượng nên nấm có điều kiện phát triển và gây ra viêm.

Ngoài ra, cũng có những yếu tố khác có thể gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể như tình trạng thai nghén, mắc bệnh tiểu đường…

Mắt và âm đạo là 2 khu vực trong cơ thể phụ nữ có khả năng tự làm sạch. Số lượng vi khuẩn và vi nấm có ích trong cơ thể của từng phụ nữ khác nhau và biến đổi theo tuổi tác, theo các giai đoạn của cuộc đời và có thể bị tác động bởi các yếu tố có hại.

Trong môi trường âm đạo bình thường, vi khuẩn Lactobacillus Doderlein tạo ra axit lactic chiếm ưu thế. Đây được coi là đội quân bảo vệ tích cực, hàng rào sinh học tự nhiên, bằng cách làm cho môi trường âm đạo luôn có độ toan ổn định, vi khuẩn và vi nấm gây bệnh không thể xâm nhập và sinh sôi nẩy nở.

Điều đáng lo là cứ khoảng 3 phụ nữ thì có một người có rất ít Lactobacillus mà lúc đầu tình trạng thiếu hụt này thường không nhận biết được, nếu để kéo dài sẽ dẫn đến viêm âm đạo. Ngoài ra, thiếu hụt Lactobacillus còn có thể dẫn đến nhiễm khuẩn âm đạo kéo dài, tái diễn, nếu đang mang thai thì dễ làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc đẻ non.

Bệnh dễ phòng tránh

Tuy VAĐ dễ tái phát nhưng rất may là dễ phòng tránh. Trước hết là vệ sinh sạch sẽ thân thể và vùng sinh dục, nhưng lưu ý không bơm rửa vào âm đạo; thực hành tình dục an toàn để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Ngoài ra, nên tránh mặc đồ ẩm, may từ nguyên liệu có tính ít hút nước như đồ lót có nhiều chất ni-lông; đặc biệt là lưu ý giữ thông thoáng khi mặc quần bò... 

Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh hoặc đã bị cắt buồng trứng, có thể dùng hormon estrogen dạng viên hay kem theo hướng dẫn của thầy thuốc để giữ âm đạo không bị khô.




Viêm âm đạo sau khi quan hệ
Điều trị viêm âm đạo bằng thuốc lá trầu không
Thuốc trị bệnh viêm âm hộ
Viêm âm đạo khi mang thai
Điều trị viêm âm đạo bằng đông y
Nguyên nhân viêm âm đạo khi mang thai


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý