Viêm âm đạo rửa nước muối được không?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Viêm âm đạo rửa nước muối được không?

19/04/2015 11:12 AM
12,756

Chị em được rỉ tai nhau nhiều cách vệ sinh vùng kín khá dễ thực hiện, ví dụ như dùng nước muối để vệ sinh. Nhưng việc viêm âm đạo rửa bằng nước muối có thực sự hiệu quả không, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!


VỆ SINH BẰNG NƯỚC MUỐI: "VÙNG KÍN" VIÊM NHIỄM NẶNG



Viêm nhiễm nặng hơn vì… thiếu hiểu biết

Mặc dù đã qua hai lần sinh nở, nhưng cứ hễ nói chuyện những chuyện liên quan đến “vùng kín” là chị Hòa vẫn cảm thấy ngại và xấu hổ. Chính vì thế nên chị Hòa rất ít khi tham gia những câu chuyện nhạy cảm của chị em trong phòng, mặc dù chị cũng có khá nhiều băn khoăn muốn hỏi mọi người. Từ sau khi sinh bé thứ hai, không hiểu sao chị Hòa rất hay bị ngứa vùng kín. Cơn ngứa có thể mất đi sau vài ngày nhưng cũng rất dễ tái phát lại. Vì ngại nên chị Hòa không dám nói với ai, cũng không dám đi khám. Chị cứ âm thầm chịu đựng. Nghe chị em trong phòng nói chuyện nước muối có tác dụng diệt khuẩn tốt, nghĩ rằng thế thì nước muối sẽ diệt hết các vi khuẩn gây ngứa, chị Hòa liền về nhà và thực hiện hàng ngày với hi vọng sẽ hết ngứa nhanh chóng. Nhưng không ngờ, bệnh ngứa của chị càng nặng hơn, thậm chí còn có cả mùi khó chịu.

Mặc dù không bị ngứa thường xuyên như chị Hòa, nhưng chị Thanh Lê lại gặp rắc rối với huyết trắng. Những ngày hành kinh thì không sao, những ngày còn lại chị Thanh lê đều phải dùng băng vệ sinh hàng ngày vì gần như không ngày nào là chị không ra huyết trắng, hôm nào chị ăn uống nhiều món lạ hoặc những món nặng mùi thì dịch tiết ra cũng có mùi không mấy dễ chịu. Phần vì bận rộn, phần vì ngại, nên chị Thanh Lê cứ chần chừ, không chịu đi khám bác sĩ. Chị thường dùng nước rửa vệ sinh phụ nữ để rửa, loại nào chị cũng thử dùng nhưng không thấy hợp vì tình trạng ra huyết không có biến chuyển.

Vệ sinh bằng nước muối: "Vùng kín" viêm nhiễm nặng? - 1
“Kinh nghiệm” vệ sinh vùng kín bằng nước muối bị các chuyên gia sức khỏe bác bỏ. (ảnh minh họa)

Cuối cùng, chị chọn cách mà mẹ đẻ chị khuyên, đó là dùng nước muối để vệ sinh, vì theo quan niệm của các cụ thì nước muối luôn có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Nhưng chỉ sau hơn 1 tuần áp dụng cách của mẹ, chị Thanh Lê phải nén xấu hổ mà đi khám vì ngoài huyết trắng không hết, giờ đây chị còn phải chịu thêm cả những cơn ngứa râm ran và ửng đỏ hết vùng kín, nhiều khi chạm vào còn thấy đau.

Vệ sinh vùng kín bằng nước muối: Kinh nghiệm hay hiểu lầm?


Ngay từ xa xưa, người ta đã biết dùng nước muối để rửa vết thương, súc miệng họng, rửa vùng kín để phòng viêm nhiễm, nhiều chị em phụ nữ vẫn tin rằng vệ sinh vùng kín bằng nước muối là một cách khá hiệu quả trong việc làm sạch vùng kín. Nhưng giờ đây, “kinh nghiệm” này bị các chuyên gia sức khỏe bác bỏ.

Vùng kín của người phụ nữ là một cơ quan có khả năng tự cân bằng, bởi trong âm đạo phụ nữ có cả những vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu nhưng chúng biết tự tạo ra môi trường âm đạo khỏe mạnh mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài. Trường hợp có rắc rối ở vùng kín, ví dụ như ngứa ngáy, có mùi hổi, mẩn đỏ, ra nhiều huyết… hầu như là do môi trường cân bằng trong âm đạo bị phá vỡ, lượng vi khuẩn xấu trong âm đạo nhiều lên và “tiêu diệt” các vi khuẩn tốt, hoặc cũng có thể là do tình trạng bệnh tật.

Tại sao vi khuẩn xấu lại có khả năng “tiêu diệt” các vi khuẩn tốt? Nguyên do chính ở đây là do chị em chưa biết vệ sinh đúng cách, trong đó bao gồm cả việc dùng nước muối để vệ sinh.

Theo những tư vấn của các chuyên gia sức khỏe giới tính và sinh sản thì, chị em phụ nữ nên tránh ngâm rửa vùng kín thường xuyên, chỉ nên rửa và bằng nước sạch là được. Ngâm vùng kín vào chậu nước muối có 1 vài nguy cơ như sau: thứ nhất là vi khuẩn từ hậu môn có thể lan qua âm hộ- âm đạo gây viêm nhiễm, thứ hai nước muối mang tính kiềm và làm thay đổi môi trường có tính axit của âm đạo, từ đó dễ gây viêm nhiễm. Càng tuyệt đối không nên dùng nước muối thụt rửa vào sâu trong âm đạo vì việc làm này có thể vô tình đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào sâu hơn và cũng làm mất cân bằng độ pH của âm đạo. Đặc biệt, nếu nước muối quá mặn mà được sử dụng vệ sinh thường xuyên thì có thể khiến cho vùng kín bị khô rát, nếu chị em đã có sẵn các rắc rối ở vùng kín thì các triệu chứng này sẽ ngày một trầm trọng hơn.

Vệ sinh bằng nước muối: "Vùng kín" viêm nhiễm nặng? - 2
Tránh dùng vòi hoa sen để thụt rửa (Ảnh minh họa)

Nói như vậy không có nghĩa là nước muối không có chút tác dụng nào trong việc vệ sinh vùng kín. Theo các bác sĩ sản khoa của Phòng khám sản Hà Nội thì việc dùng nước muối để vệ sinh vùng kín hàng ngày là rất tốt. Tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyên rằng không nên dùng nước muối tự pha vì không kiểm soát được nồng độ, chất lượng. Nên sử dụng sản phẩm pha sẵn của nhà sản xuất có uy tín, bởi vì khi sản xuất họ đã đo lường, giám sát và kiểm tra chất lượng, đảm bảo phù hợp với sinh lý vùng kín.

Ngoài ra, nếu vùng kín có dấu hiệu như ngứa hay có mùi thì nên sử dụng những sản phẩm chuyên dùng để vệ sinh “vùng nhạy cảm” này. Những sản phẩm chuyên dùng để vệ sinh vùng kín, ngoài thành phần muối còn bổ xung thêm các chất khác (như chất làm sạch, chất khử mùi, chất dưỡng da…) nên có thể vừa làm sạch, vừa khử mùi lại bảo vệ niêm mạc vùng kín. Tuy nhiên, trước khi dùng bất kì loại sản phẩm nào, tốt nhất chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ, và nếu dùng một thời gian không hiệu quả thì nên đi khám càng sớm càng tốt để phát hiện sớm những bệnh tật có thể gặp phải.

MÁCH BẠN CÁCH CHĂM SÓC VÙNG KÍN ĐÚNG CÁCH


Ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo là rất dễ dàng và bạn không cần phải chi tiêu tấn tiền cho việc này. Dưới đây là một số cách dễ dàng để ngăn chặn nấm âm đạo xảy ra.

Nhiễm nấm âm đạo là vấn đề thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, chị em cũng không phải quá lo lắng vì chị em có thể dễ dàng sử dụng các biện pháp khắc phục tình trạng này. Duy chỉ có điều, khi bị nấm âm đạo, chị em sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa và nóng rát, làm xáo trộn hoạt động hàng ngày

Ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo là rất dễ dàng và bạn không cần phải chi tiêu tấn tiền cho việc này. Dưới đây là một số cách dễ dàng để ngăn chặn nấm âm đạo xảy ra:

1. Vệ sinh âm đạo của bạn thường xuyên: Dùng nước để vệ sinh âm đạo giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm men. Nấm men thường phát triển bên trong các nếp gấp của âm đạo và do đó điều quan trọng là để làm sạch khu vực này. Giữ âm đạo sạch sẽ cũng sẽ giữ cho âm đạo của bạn có mùi dễ chịu.

2. Tránh sử dụng thụt rửa âm đạo: Thụt rửa âm đạo sẽ giết chết các vi khuẩn có lợi có thể cân bằng nấm men Candida trong âm đạo. Khi các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, bạn sẽ dễ bị nhiễm nấm.

3. Tránh dùng xà phòng có mùi thơm và thuốc xịt: Nước hoa có thể kích thích bên trong âm đạo của bạn và cuối cùng dẫn đến nhiễm trùng nấm men. Bạn cũng nên tránh miếng lót có mùi thơm, băng vệ sinh và giấy vệ sinh nhiều màu sắc.

4. Sau khi làm sạch âm đạo của bạn bằng cách sử dụng nước, lau thật khô: Khu vực âm đạo thường tối, ấm nóng và ẩm ướt, do đó tạo điều kiện rất tốt cho nấm men phát triển. Vì vậy, làm khô âm đạo đúng cách, bạn có thể loại bỏ sự ẩm ướt quá mức và tránh nấm men phát triển quá nhanh và nhiều.

5. Để ngăn ngừa nhiễm nấm, cần chú ý đến các loại chất liệu của quần áo lót: Vải bông và lụa là những chất liệu tốt nhất vì chúng có thể hấp thụ độ ẩm tốt. Trong khi đó, vải tổng hợp, nylon sẽ không thấm mồ hôi và có thể tạo cơ hội cho nấm men phát triển quá mức. Bạn cũng không nên mặc quần áo chật vì nó không thoáng khí.

6. Thay quần áo khô ngay lập tức sau khi tập thể dục: Ngay sau khi tập thể dục, mồ hôi ra nhiều, nhất là ở vùng kín, vì vậy bạn cần thay đồ lót luôn lúc đó để tránh ẩm ướt.

7. Tránh uống nước nóng, tắm nước nóng: Như đã đề cập trước đây, nấm men phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt và ấm áp. Uống và tắm nước nóng sẽ làm tăng độ ấm áp bên trong môi trường âm đạo.

8. Chú ý các loại thuốc bạn uống: Thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vì nó giết chết các vi khuẩn tốt và xấu. Nếu bạn bị nhiễm trùng nấm men sau khi dùng thuốc, hãy gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc khác thay thế.

Mọi người thường nói phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn không cần phải chi tiêu rất nhiều tiền vào các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị đắt tiền. Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo xảy ra với các bước đơn giản nhưa ở trên.

NHỮNG ĐIỀU ĐẶC BIỆT VỀ VÙNG KÍN CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Hàng ngày, bạn vẫn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ "vùng kín" của mình. Nhưng bạn có thực sự hiểu nhiều điều liên quan đến bộ phận nhạy cảm này không?

Hiểu đúng về cơ thể mình, đặc biệt là "vùng kín" là điều hết sức cần thiết vì nó không những giúp bạn kiểm soát sức khỏe của mình mà còn biết cách bảo vệ sức khỏe sinh sản một cách tốt nhất.

1. Xét nghiệm Pap smear (xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung) chỉ có tác dụng chẩn đoán nguy cơ ung thư cổ tử cung. Nó không có tác dụng chẩn đoán với buồng trứng, tử cung hoặc đại tràng của bạn.

2. Lượng dịch âm đạo tiết ra khác nhau ở mỗi người. Có người vốn dĩ đã ít dịch âm đạo nhưng lại có những người dịch âm đạo ra liên tục mỗi ngày. Điều này có thể do cơ địa và hoàn toàn bình thường. Chỉ cần bạn không có nguy cơ bị bệnh tình dục, "vùng kín" không có mùi hôi hay ngứa, rát thì bạn có thể yên tâm rằng mình khỏe mạnh. Nếu nghi ngờ hoặc lo lắng, bạn có thể đi khám phụ khoa.

3. Nếu bạn đang tìm kiếm điểm G, hãy kiên nhẫn. Điểm G không có một vị trí cố định, nó có thể khác nhau tùy người. Nó có thể nằm trên thành trước của âm đạo nhưng không phải ai sờ vào cũng thấy. Vì vậy, nếu bạn chưa thể tìm thấy nó ngay lập tức thì cũng đừng quá lo lắng, vì có rất nhiều chị em khác cũng giống như bạn.

4. Âm đạo giống như bắp tay, nếu không sử dụng thường xuyên thì các cơ sẽ bị teo đi. Nếu bạn không có "đối tác tình dục" hoặc không thường xuyên để cho các cơ ở "vùng kín" có cơ hội tập luyện, chúng sẽ bị "già" đi. "Già" đi ở đây có nghĩa là các cơ sẽ bị nhão, mỏng, teo đi và không làm tốt chức năng của nó. Tuy nhiên, hiện tượng này hiếm khi xảy ra trước khi bạn bước vào thời kì mãn kinh

12 điều đặc biệt về "vùng kín" có thể bạn chưa biết 1
Ảnh minh họa

5. Đàn ông đi tiểu qua lỗ xuất tinh thì phụ nữ lại không đi tiểu qua cửa âm đạo. Theo giải phẫu sinh lý thì người phụ nữ có lỗ tiểu, hậu môn và âm đạo khác nhau.

6. Âm đạo không kết nối với ruột hay dạ dày của bạn. Nếu có bất kì vật gì bị "chui" sâu vào trong âm đạo, bạn đừng quá lo lắng vì bạn có thể tự kéo ra hoặc nhờ bác sĩ can thiệp. Đừng nghĩ rằng cái gì ở trong âm đạo thì có thể trôi lên trên ruột hoặc dạ dày. Hãy nghĩ đơn giản là âm đạo của bạn giống như một chiếc tất, nếu có vật nào rơi vào thì nó vẫn ở trong chiếc tất đó.

7. Âm đạo có thể lộn ra ngoài, tình trạng này gọi là sa âm đạo hay thoát vị âm đạo. Sa âm đạo xảy ra khi ruột non tụt xuống trong khoang xương chậu, đẩy phần trên của âm đạo ra ngoài tạo thành một phần lồi ra. Đây là những thay đổi xảy ra trong quá trình mang thai và sau khi sinh con hoặc cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên, cũng có thể là một hệ quả tự nhiên là do lão hóa.

8. Không có chuyện màng trinh có thể tự liền lại. Một khi màng trinh đã bị rách thì chỉ có thể liền lại nhờ phẫu thuật chứ không có khả năng tự liền.

9. Bạn có thể lây bệnh tình dục ngay cả khi dùng bao cao su trong quan hệ tình dục. Mặc dù có đeo bao cao su nhưng nếu vùng da âm hộ chạm vào vùng da nhiễm trùng của bìu thì khả năng lây các bệnh như mụn cóc, herpes, u mềm lây... vẫn hoàn toàn có thể xảy ra.

10. Không cần thụt rửa âm đạo. Bởi nó có cơ chế tự làm sạch. Âm đạo có thể có mùi đặc trưng và chỉ nên được vệ sinh sạch sẽ với nước sạch. Không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh hoặc xịt nước hoa vào đó để khử mùi, vì nó có thể làm mất cân bằng môi trường axit và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Nếu âm đạo có dấu hiệu đặc biệt, bạn nên đi khám phụ khoa.

11. Máu kinh có thể vón cục, điều này là bình thường. Thông thường, những gì bạn nghĩ là cục máu đông lại chính là những mảnh nội mạc tử cung bong ra khi  bạn đến kì "đèn đỏ". Nếu các cục máu đông quá lớn hoặc xuất huyết quá lâu thì bạn mới cần chú ý và đi khám.

12. Âm đạo nở ra gấp nhiều lần khi bạn sinh em bé qua đường này. Điều này là tự nhiên và sâu đó âm đạo có thể co lại về trạng thái hay kích thước ban đầu. Trong trường hợp em bé quá to hoặc sinh thường nhiều lần, âm đạo có thể hơi rộng hơn bình thường một chút. Bạn có thể khắc phục bằng cách tập bài tập kegel để co thắt các cơ âm đạo.



Phương pháp điều trị ngứa âm đạo
Nấm âm đạo có bị vô sinh không
Ngứa âm đạo và đi tiểu buốt
Phòng ngừa viêm âm đạo
Điều trị viêm âm đạo phụ nữ
Ngứa âm đạo là bệnh gì?


(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Chào bác si cho e hỏi .vừa rồi e co di khám phụ khoa.thi bs bảo e bi viêm am đạo.va cho thuốc ve đặt nhung e lai thấy mun nổi o hai bên moi .cho e hỏi liệu e bi bênh gi ah
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý