Viêm họng cấp tính khi mang thai điều trị như thế nào?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Viêm họng cấp tính khi mang thai điều trị như thế nào?

19/04/2015 11:13 AM
369


Bệnh viêm họng ở phụ nữ có thai lại thường xuất hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ. Viêm họng cấp khi mang thai nên điều trị như thế nào cho hiệu quả, chúng ta cùng tham khảo nhé!



VIÊM HỌNG KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM
 

Phụ nữ có thai nhất là trong 3 tháng đầu rất hay bị viêm họng, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do thay đổi nội tiết trong lúc mang thai làm cho sức đề kháng của niêm mạc mũi họng giảm, mặt khác niêm mạc họng của phụ nữ có thai rất dễ bị viêm với bản thân vi khuẩn hoặc virut sẵn có tại chỗ hoặc rất dễ bị lây từ người khác. Đặc biệt thời tiết nắng nóng khắc nghiệt làm gia tăng và nặng bệnh hơn.

Căn nguyên gây viêm họng ở phụ nữ mang thai có đặc điểm gì?

Cũng giống với nguyên nhân gây viêm họng nói chung: viêm họng do virut (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh); viêm họng do vi khuẩn: thường gặp là phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu, liên cầu...; viêm họng do nấm vì có tới 70% các trường hợp nấm tồn tại thường xuyên trong niêm mạc mũi họng do bụi hít phải từ môi trường bên ngoài; viêm họng do viêm dị ứng. Ngoài ra, viêm họng do trào ngược dịch dạ dày thực quản lên vùng mũi họng, rất hay gặp ở phụ nữ có thai do lúc này áp lực ổ bụng thay đổi làm cho hiện tượng trào ngược ngày một nặng, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho 70% số phụ nữ có thai bị viêm họng.

Một số yếu tố thuận lợi dễ làm cho phụ nữ có thai dễ bị viêm họng hơn nếu họ làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố vật lý hoá học độc hại, bụi bẩn (xưởng dệt may...).

Trường hợp phụ nữ có thai bị viêm mũi họng, đặc biệt lưu ý với một số loại virut có khả năng ảnh hưởng tới thai nhi như virut cúm, Rubella - virut... những virut này có thể gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non, điếc câm bẩm sinh. Trẻ sinh ra dễ bị viêm phổi. Tuy nhiên, tỷ lệ viêm họng thực sự do các virut này là rất hiếm chỉ có 0,0001% số bà mẹ mang thai.

       Rất nhiều phụ nữ có thai sử dụng thuốc ngậm tại chỗ cho rằng thuốc chỉ tác dụng lên vùng họng để giảm viêm mà không có tác dụng phụ mà không biết bất cứ loại thuốc nào cũng không có lợi cho phụ nữ có thai và cho con bú bởi dù là thuốc dùng tại chỗ song một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn được hấp thụ vào máu và thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ.

Phụ nữ có thai thường mắc viêm mũi họng cấp thông thường

Biểu hiện bệnh rất rầm rộ. Người bệnh có cảm giác ớn lạnh, gai rét kèm theo đau mỏi người (virut). Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt, môi khô, lưỡi bẩn (vi khuẩn). Kèm theo là cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau nhói lên tai. Ho khan trong giai đoạn đầu sau đó ho có đờm. Có thể kèm theo khàn tiếng (nếu quá trình viêm lan xuống họng thanh quản).

Khám họng niêm mạc họng đỏ, tăng xuất tiết. Nếu do vi khuẩn trên niêm mạc họng và amidan sẽ có giả mạc màu trắng hoặc vàng xám bao phủ.

Xét nghiệm dịch tiết tại họng: quệt dịch họng soi tươi, nuôi cấy vi khuẩn, tìm nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị viêm họng ở phụ nữ mang thai cần chú ý:

Điều trị tốt nhất là lấy dịch họng đem nuôi cấy xác định loại vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Nếu viêm họng do vi khuẩn phải điều trị bằng kháng sinh. Nhóm thuốc an toàn nhất cho phụ nữ có thai là b lactam. Việc điều trị này phải tuyệt đối tuân thủ theo bác sĩ. Đối với các trường hợp viêm họng do virut thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: sốt, ho, đau họng... 

Thuốc hạ sốt giảm đau thông dụng là nhóm thuốc chống viêm không steroid. Tuy nhiên với phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu có thể gây quái thai và trong 3 tháng cuối lại dễ gây các rối loạn ở phổi, liên quan đến việc đóng ống động mạch của bào thai trong tử cung, có thể kéo dài thời gian mang thai và làm chậm quá trình chuyển dạ. Có thể sử dụng được thuốc hạ sốt, giảm đau dẫn xuất anilin như paracetamol. Thuốc ho chỉ sử dụng khi triệu chứng ho làm ảnh hưởng tới thai như sảy thai...

Với phụ nữ có thai, bên cạnh việc điều trị kháng sinh thường kết hợp với sát khuẩn vùng họng bằng nước muối sinh lý ngậm, súc họng với dung dịch kiềm loãng. Khí dung mũi họng theo chỉ định bằng tinh dầu bạc hà, thuốc kháng sinh, chống viêm dạng hoà tan. Đắp khăn nóng vào hai bên cổ. Điều trị bằng những vị thuốc nam như cây xạ can (rẻ quạt). Xạ can được dùng theo cách ngậm lá tươi hoặc ngậm viên nén làm từ củ xạ can.

ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG KHI MANG THAI

Hiện tôi đang có thai 30 tuần, tôi bị ho 4 ngày nay, ho rất nhiều, đau cuống họng nữa, đặc biệt là buổi tối ho nhiều mất ngủ Sáng nay tôi uống 2 viên Amoxicillin Vay thuốc này có ảnh hưởng đến thai nhi và bé không Hoặc tôi phải uống thuốc gì, làm gì cho hết ho . Tôi xin chân thành cảm ơn

(Nguyễn Thị Hợi Hoàng)

Trả lời:

Viêm họng ở phụ nữ có thai là loại bệnh lý tương đối phổ biến, chiếm tới khoảng 70% số phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.

Các nhà khoa học giải thích rằng đây là giai đoạn thay đổi nội tiết làm sức đề kháng của niêm mạc họng kém, chính vì thế phụ nữ mang thai rất hay nhiễm các loại vi khuẩn, virut. Trong giai đoạn này, thai nhi đang ở quá trình hình thành các bộ phận của cơ thể, vì vậy việc sử dụng thuốc phải an toàn và hợp lý, tránh những nguy cơ gây biến dị cho thai.

Viêm họng có hai loại là viêm họng cấp và viêm họng mạn tính.

Viêm họng cấp biểu hiện bằng sốt, đau họng, ho, có thể kèm theo ngạt tắc mũi.

Nếu viêm họng do vi khuẩn, phải điều trị bằng kháng sinh. Nhóm thuốc an toàn nhất cho phụ nữ có thai là beta lactam. Việc điều trị phải tuyệt đối tuân thủ theo bác sĩ. Đối với các trường hợp viêm họng do virut thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: sốt, ho, đau họng...

Thuốc hạ sốt giảm đau thông dụng là nhóm thuốc chống viêm không steroid. Tuy nhiên với phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu có thể gây quái thai và trong 3 tháng cuối lại dễ gây các rối loạn ở phổi, liên quan đến việc đóng ống động mạch của bào thai trong tử cung, có thể kéo dài thời gian mang thai và làm chậm quá trình chuyển dạ. Có thể sử dụng được thuốc hạ sốt, giảm đau dẫn xuất anilin như paracetamol.

Thuốc ho chỉ sử dụng khi triệu chứng ho làm ảnh hưởng tới thai như sảy thai...

Rất nhiều phụ nữ có thai sử dụng thuốc ngậm tại chỗ cho rằng thuốc chỉ tác dụng lên vùng họng để giảm viêm mà không có tác dụng phụ gì. Nhưng thực ra bất cứ loại thuốc nào cũng không có lợi cho phụ nữ có thai và cho con bú, bởi dù là thuốc dùng tại chỗ song một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn được hấp thụ vào máu và thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ.

Thuốc ngậm tại chỗ: Các loại thuốc sát khuẩn họng dạng ngậm đang có bán trên thị trường hiện nay có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm có chứa kháng sinh, nhóm không chứa kháng sinh và nhóm có chứa thêm chất giảm đau. Nhóm có chứa kháng sinh bao gồm: mybacin, lysopain; nhóm không chứa kháng sinh gồm có: strepsin; mekothrocin; nhóm có chứa kháng sinh cũng thường có chứa thêm chất giảm đau (benzoncain, papain).

Kháng sinh có mặt trong thành phần của thuốc sát khuẩn họng dạng ngậm thường là bacitracin. Sobitol (có tác dụng kháng khuẩn) cũng là một chất thường có trong thành phần của thuốc. Ngoài ra, trong thuốc còn có chất lysozym có tác dụng chống viêm, giảm phù nề. Một số loại có thêm tinh dầu bạc hà cho thơm.

Tuy nhiên khi viêm họng, phụ nữ có thai và đang cho con bú, đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu, chỉ nên súc họng bằng nước muối pha loãng hoặc điều trị bằng thuốc chấm họng không ảnh hưởng tới thai nhi.

Viêm họng mạn biểu hiện bằng triệu chứng khô họng, ngứa họng, ho húng hắng, họng tăng tiết dịch nhày, hơi thở hôi...

Trong trường hợp đang có thai có thể sử dụng một số bài thuốc đông y như chế phẩm viên ngậm từ xạ can, cao cồn xạ can, cát cánh, trần bì, la hán, kha tử... cũng có tác dụng tốt trong điều trị viêm họng, giảm đau, chống viêm tấy, làm mềm và ẩm niêm mạc họng, kích thích xuất tiết, giảm phản xạ ho...

Amoxicillin thường được dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiết niệu, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn nha khoa… Nghiên cứu thực nghiệm trên quá trình sinh sản của chuột đã chứng minh khi dùng chế phẩm theo đường uống và tiêm đều không gây dị dạng. Tuy nhiên, nên cần tránh sử dụng thuốc ở người mang thai nhất là trong 3 tháng đầu, trừ trường hợp cần thiết do thầy thuốc chỉ định.

Amoxicillin là thuốc dùng theo kê đơn của bác sĩ, bạn không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định. Theo chúng tôi, bạn nên đi khám để có sự tư vấn điều trị phù hợp nhất!

Chúc bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh!

THUỐC CHỮA VIÊM HỌNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI

Bệnh viêm họng ở phụ nữ có thai lại thường xuất hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng để tránh tác dụng phụ của thuốc.

Theo điều tra, số phụ nữ có thai xuất hiện viêm họng chiếm tới trên 70%. Một trong những yếu tố thuận lợi gây viêm họng là do thay đổi nội tiết. Bệnh viêm họng ở phụ nữ có thai lại thường xuất hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng để tránh tác dụng phụ của thuốc đối với thai nhi...

Phụ nữ có thai tuyệt đối không được tự điều trị viêm họng. Việc điều trị phải được sự theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng cũng như sản khoa và người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị.

Viêm họng do vi khuẩn

Nếu viêm họng do vi khuẩn, phải điều trị bằng kháng sinh. Nhóm thuốc an toàn nhất cho phụ nữ có thai là beta-lactam. Các thuốc nhóm beta-lactam an toàn cho phụ nữ có thai kể cả trong ba tháng đầu. Tuy nhiên cũng giống như các thuốc khác, kháng sinh này cũng không được sử dụng trong trường hợp dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc những phụ nữ nhiễm độc thai nghén phải xác định liều an toàn cho bệnh nhân. Một nhóm thuốc khác cũng có thể sử dụng cho phụ nữ có thai trong trường hợp dị ứng nhóm beta-lactam là macrolid.

Viêm họng do virut

Đối với các trường hợp viêm họng do virut thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho, giảm đau họng...

Thuốc hạ sốt giảm đau thông dụng an toàn cho phụ nữ có thai là nhóm anilin như paracetamol. Với liều điều trị thông thường, hầu như không có tác dụng phụ,  không gây tổn thương đường tiêu hóa, không gây mất thăng bằng kiềm toan, không gây rối loạn đông máu.

Với thuốc hạ sốt, giảm đau có thêm tác dụng chống viêm (aspirin) không nên sử dụng với phụ nữ có thai vì dễ gây quái thai trong 3 tháng đầu, còn 3 tháng cuối gây các rối loạn ở phổi, liên quan đến việc đóng ống động mạch của bào thai, mặt khác có thể kéo dài thời gian mang thai và chậm chuyển dạ. 

Những lưu ý khi điều trị

Thuốc ngậm tại chỗ: các loại thuốc sát khuẩn họng dạng ngậm đang có bán trên thị trường hiện nay có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm có chứa kháng sinh, nhóm không chứa kháng sinh và nhóm có chứa thêm chất giảm đau. Rất nhiều phụ nữ có thai sử dụng thuốc ngậm tại chỗ vì cho rằng thuốc chỉ tác dụng lên vùng họng để giảm viêm mà không có tác dụng phụ gì, cần lưu ý bất cứ loại thuốc nào cũng không có lợi cho phụ nữ có thai và cho con bú bởi dù là thuốc dùng tại chỗ, song một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn được hấp thụ vào máu và thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ.  Vì thế, khi viêm họng, phụ nữ có thai và đang cho con bú, đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu, chỉ nên súc họng bằng nước muối pha loãng hoặc điều trị bằng thuốc chấm họng không ảnh hưởng tới thai nhi.

Thuốc ho chỉ sử dụng khi triệu chứng ho làm ảnh hưởng tới thai phụ như ho liên tục làm họ không ăn uống gì được, ngủ kém, ho có thể ảnh hưởng đến thai như đau bụng, dọa sảy thai...

Những phụ nữ có thai bị viêm họng mạn làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của thai phụ như triệu chứng khô họng, ngứa họng, ho húng hắng, họng tăng tiết dịch nhày, hơi thở hôi... Trong trường hợp này có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y như chế phẩm viên ngậm từ xạ can, cao cồn xạ can, cát cánh, trần bì, la hán, kha tư... cũng có tác dụng tốt trong điều trị viêm họng, giảm đau, chống viêm tấy, làm mềm và ẩm niêm mạc họng, giảm kích thích xuất tiết, giảm phản xạ ho...

CHỮA VIÊM HỌNG KHÔNG DÙNG KHÁNG SINH CHO BÀ BẦU

Theo các chuyên gia y tế, không nhất thiết phải dùng ngay kháng sinh khi chớm viêm họng mà có thể dùng cây nhà, lá vườn trị bệnh.

Thời tiết thất thường như hiện nay khiến bệnh nhân viêm đường hô hấp tăng cao. Theo các chuyên gia y tế, không nhất thiết phải dùng ngay kháng sinh khi chớm viêm họng mà có thể dùng cây nhà, lá vườn trị bệnh.

Nhiều nguyên nhân gây bệnh   

Bác sĩ Lê Thanh Mai (Phòng khám 466 Trần Khát Chân, Hà Nội) cho biết, đau họng do nhiều nguyên nhân: Có người cứ cảm là ho, đau họng. Có người do nói, la hét quá độ, hoặc không khí quá khô... mà viêm. Có người đêm ngạt mũi vô tình thở bằng miệng là sáng ra đã đau họng. Có khi đau họng là giọng khản đặc, thậm chí mất tiếng, luôn phải hắng giọng, khạc đờm hàng tháng dù không ho, không sốt...
 
Viêm họng gia tăng còn do ô nhiễm môi trường, khói xăng, bụi đường, rác thải công nghiệp... làm đau rát vùng họng, nuốt đau, vướng, chảy nước mũi, ngạt tắc mũi (một bên hoặc cả hai bên), đau đầu, ù tai, ho...  có khi kèm viêm họng hạt, gây sốt.

Người hay bị cảm lạnh, cổ họng rất hay bị viêm và có đờm khi trở trời, đổi mùa, nóng lạnh bất thường. Khi bệnh mới mắc mà không kịp thời chữa trị sẽ biến chứng thành viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa cấp...

Tuy nhiên, theo BS Lê Thanh Mai, không phải trong trường hợp nào cũng uống kháng sinh. Thực tế, kháng sinh chỉ cần khi tiêu diệt các vi trùng đã xâm nhập sâu vào cơ thể, còn vi khuẩn gây đau họng chỉ khu trú ở thành cổ họng, chỉ cần điều trị một số loại thuốc ngậm thông dụng hoặc một số bài thuốc đông y cũng có thể dứt bệnh.

Chanh thái lát trộn với muối hạt ngậm khi mới viêm họng rất hiệu quả.

Tự chữa viêm vọng

Theo dược sĩ Nguyễn Hoàng Yến (Tổng Công ty Dược Việt Nam), buổi sáng, hoặc tối nhiều người - nhất là trẻ em, người già hay bị lạnh, bật ho. Những lúc ấy chỉ cần ngậm một viên kẹo thuốc như: Bổ phế, Viên ngậm trị viêm họng, Adsine – new, Zecuf... là thuốc thảo dược do Việt Nam sản xuất là hết ho và sát khuẩn họng rất tốt.

Một số viên kẹo ngậm ho của nước ngoài như Mekotricin, Zecuf... cũng thích hợp. Còn nếu bị khô mũi, khó thở, đau họng, hoặc ngủ dậy thấy đau họng chỉ cần hít nhiều hơi nước nóng ấm, hoặc cho thêm 1 giọt dầu xanh vào chậu nước sôi bốc hơi rồi hít thở bằng cả miệng, mũi hơi nóng đó khoảng 5 phút sẽ sát trùng vùng họng, xoa dịu cơn đau cổ họng.

Bác sĩ Lê Thanh (Phòng khám - Bệnh viện Xanh Pôn) khuyến cáo phòng bệnh là tốt nhất. Cách đơn giản, dễ thực hiện là pha một muỗng cà phê muối ăn vào nửa lít nước ấm, dùng súc họng, rửa mũi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ để cổ họng luôn sạch, không bị viêm nhiễm.

Nước biển (nước muối nồng độ nhẹ chứa trong chai có áp suất bán ở các hiệu thuốc) xịt vào cổ họng cũng làm dịu cơn đau họng. Hoặc có thể dùng các dung dịch kiềm nhẹ nước muối sinh lý 0,9% súc họng hàng ngày.

Nếu đau họng khàn tiếng là do vi trùng khu trú sâu dưới cổ họng, nước muối không vào tới. Kẹo thuốc lúc này phát huy tác dụng diệt khuẩn, tiêu đờm rất công hiệu. Nếu bị cảm gây ho, viêm họng thì dùng loại kẹo có chứa chất kẽm (zinc) để xoa dịu chứng đau cổ họng và trị cả triệu chứng khác của bệnh cảm.

Theo bác sĩ đông y Nguyễn Ngọc Phái, phố Giảng Võ, Hà Nội: Kha tử là vị thuốc đông y trị viêm họng, họng có đờm, tiêu đờm, ho rất hữu hiệu, hoặc cho 1 nắm hạt tam tử với 1 bát nước, đun sôi còn nửa bát uống sẽ rất tốt cho các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Ngoài ra, có thể ngâm lá xạ can tươi hoặc chè mạn ủ nóng 15 phút rồi ngậm họng cũng có tác dụng tương tự.

Cũng theo BS Phái, nếu không quan tâm trị viêm họng ngay từ lúc mới khởi phát, ho nhiều sẽ làm cổ họng thêm viêm tấy, phù nề nặng. Viêm mũi họng cấp hay gây sốt, rất dễ nhầm với cảm cúm và lây lan thành dịch. Tốt nhất là đừng để bị cảm lạnh vì làm viêm họng tái phát, dai dẳng.

Nếu làm nghề nói nhiều, ở môi trường bụi... nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Năng tập thể dục thể thao, ăn nhiều rau, hoa quả tươi, giàu sinh tố C, B1, B6, B12, E và các khoáng chất để nâng cao sức đề kháng.
 
Thời điểm giao mùa cần giữ ấm mũi họng, đeo khẩu trang khi đi đường để tránh khói bụi, ô nhiễm... Ngoài ra, nên uống nhiều nước lọc, tránh rượu bia, thuốc lá, tránh nơi bụi bậm, gió lớn, không tắm đêm, không uống nước đá, ăn đồ lạnh vì sẽ làm nhiệt độ ở họng thay đổi, vi khuẩn sẽ phát triển gây đau họng.

Những người có thói quen hắng giọng, khạc nhổ cần phải từ bỏ vì hành vi này dễ làm vỡ mạch máu nhỏ ở cổ họng, gây ra máu, sưng và nhiễm trùng rất khó chữa.

Cây nhà lá vườn phòng viêm họng

Cắt chanh thành lát, trộn với muối hạt ngậm khi mới viêm họng.


- Những ngày lạnh nên ăn cháo nóng nhiều hành, tía tô, hạt tiêu sẽ tiêu diệt được vi khuẩn vùng họng.

- Để trị ho, viêm họng, nên lấy lá tía tô tươi nghiền lấy nước uống. Hoặc nấu lá tía tô với rễ cây cát cánh. Ngoài ra có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quít để trị ho, viêm họng.

- Nếu khản tiếng, mất tiếng dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước uống (cho thêm nước giá đậu xanh càng tốt). Nếu không sợ mùi tỏi thì phối hợp với tỏi cũng tốt. Ngoài ra ăn nho ta cả vỏ, uống nước quả lê sẽ hết khản giọng.




Chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu an toàn nhất
Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng
Món ăn trị bệnh viêm họng
Tìm hiểu về bệnh viêm họng
Mẹo chữa viêm họng cho bà bầu
Viêm họng khi mang thai có nguy hiểm?



(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý