Viêm họng điều trị như thế nào an toàn và hiệu quả tại nhà?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Viêm họng điều trị như thế nào an toàn và hiệu quả tại nhà?

19/04/2015 11:13 AM
247

Thời tiết thay đổi khiến không ít người bị viêm họng, và thường kéo dài lâu khỏi. Viêm họng điều trị như thế nào để nhanh khỏi và an toàn tại gia? Chúng ta cùng tham khảo nhé!



MẸO HAY ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG TẠI NHÀ


Đau họng thường xảy ra khi một người bị cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Nó cũng có thể là do nhiễm trùng cổ họng liên cầu khuẩn streptococcus gây ra. Streptococcus cũng có thể là một virus hoặc nhiễm trùng vi khuẩn. Một số yếu tố khác gây ra đau họng có thể là do viêm xoang, bệnh bạch hầu, bệnh sởi hoặc bệnh bạch cầu ở một số trường hợp hiếm. Bất cứ ai cũng có thể bị đau họng, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa và khí hậu se lạnh như thời điểm này.

Có một số triệu chứng thường thấy khi bị đau họng. Những người bị đau họng cấp tính thường bị kích ứng, đau và viêm họng. Những triệu chứng này có thể xuất hiện sau khi bị ớn lạnh, viêm thanh quản, sốt, khàn giọng. Các tuyến bạch huyết bị sưng và đau. Cổ họng được bao phủ bởi một lớp màng màu trắng xám và trở nên rất đỏ. Nuốt thức ăn và chất lỏng trở nên đau đớn. Trong một số trường hợp, viêm họng còn khiến người bệnh cảm thấy đau đầu, khó nuốt, và đau dạ dày.

Các biện pháp điều trị đau họng tự nhiên tại nhà

- Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối ấm giúp làm dịu cổ họng bị kích thích và làm giảm sưng trong các mô. Đây là cách điều trị an toàn nhất, ít tốn kém nhất và có lẽ hiệu quả nhất của viêm họng. Súc miệng nước muối ấm 3 - 4 giờ một lần.

- Nhấm nháp chất lỏng ấm áp như trà nóng hoặc nước canh súp gà nóng: Các loại nước này cũng có thể làm dịu cổ họng. Nhiệt độ sẽ làm tăng lưu thông đến cổ họng để thúc đẩy chữa bệnh. Độ mặn của món canh cũng giúp làm giảm sưng, giống như súc miệng nước muối.

- Ngậm kẹo: Kẹo cứng cũng có thể làm dịu và bôi trơn cổ họng của bạn.

- Hạn chế nói: Tránh nói nhiều trong thời gian dài, không la hét hoặc nói to để tránh không khí vào họng nhiều hơn.

- Ngưng hút thuốc lá hoặc ít nhất là cắt giảm: Hút thuốc lá có thể gây ra đau họng, hoặc có thể làm nặng thêm các triệu chứng đau, viêm họng vì nó gây kích thích cổ họng.

- Giữ ẩm cho họng bằng cách uống nước, xông họng: Độ ẩm sẽ giữ cho cổ họng bạn thoải mái hơn. Nó có thể làm giảm khô cổ họng, nguyên nhân gây đau họng. Không khí khô, nóng sẽ làm họng bạn càng khô và tình trạng viêm họng càng trầm trọng hơn.

Một số lưu ý về các chất cần bổ sung cho cơ thể khi bị đau họng:

- Vitamin: A, C (liều lượng lớn thường xuyên)

- Khoáng sản: Muối, kẽm, Kali Clorua Phosphate, sắt

- Thảo mộc: Cỏ cà ri, cây cải ngựa, tỏi...

Các chất dinh dưỡng đề cập ở trên giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể khi bị bệnh. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là các điều trị y tế. Nếu bệnh lâu khỏi, bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng bệnh của mình.

CHỮA VIÊM HỌNG HIỆU QUẢ BẰNG XOA BÓP


Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp đơn giản của Đông y giúp giảm bớt những triệu chứng của viêm họng mạn tính và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng của viêm họng.

Viêm họng là bệnh rất hay gặp trong mùa đông do thời tiết lạnh và hanh khô kéo dài. Bên cạnh đó, hút thuốc lá, nghiện rượu nặng, hoặc phải sống trong môi trường nhiều bụi, khí độc,… là những yếu tố thuận lợi làm mắc bệnh. Nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến viêm họng mạn tính hoặc gây viêm phế quản, phổi…

Người bệnh có cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên, nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy. Do ngứa họng nên người bệnh hay khạc nhổ, ho khan, đặng hắng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và công việc. Gặp điều kiện thuận lợi như những ngày trời rét đậm hoặc sức đề kháng của cơ thể giảm sút, bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (người bệnh có đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc…).

Theo đông y, viêm họng thuộc phạm vi chứng tý, gọi là hầu tý. Nguyên nhân là do phong hàn, phong nhiệt hoặc khí táo. Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp đơn giản của Đông y giúp giảm bớt những triệu chứng của viêm họng mạn tính và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng của viêm họng. Ngoài việc uống thuốc, nên kiên trì thực hiện xoa bóp hằng ngày sẽ có hiệu quả.


Vuốt hai bên họng: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt liêm tuyền khoảng 3 phút.

Dùng ngón tay cái và ngón trỏ vuốt hai bên cạnh họng từ trên xuống khoảng 3 phút.

Dùng ngón tay cái và ngón trỏ tay phải đặt nhẹ hai bên xương sụn họng (chỗ yết hầu) lắc chậm rãi sang phải, sang trái khoảng 30 lần.

Xoa day huyệt phong trì: Dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì và day khoảng 2 phút.

Xoa huyệt dũng tuyền: Để chân trái lên đầu gối chân phải, dùng tay phải xoa mạnh lòng bàn chân trái, nhanh và mạnh dần đến khi cảm giác nóng lên thì thôi. Sau đó đổi chân xoa bằng tay trái.

Để phòng bệnh, cần thực hiện những điều sau:

- Súc miệng hằng ngày bằng nước muối loãng và ngậm chanh muối, gừng muối, quất hấp đường phèn hoặc mật ong.

- Phòng ở và nơi làm việc phải đủ ấm, tránh làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất. Cần giữ ấm đặc biệt là cổ và ngực, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài trời.

- Kiêng hút thuốc lá và hạn chế rượu. Ăn đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng, tránh các thức ăn cay, mặn.

- Tránh bị cảm cúm và viêm mũi họng cấp. Khi bị viêm họng cấp hoặc đợt cấp của viêm họng mạn tính, cần dùng thuốc của y học hiện đại theo chỉ định của bác sĩ.

Vị trí huyệt:

- Liêm tuyền: Chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ cuống hầy, ở trên khe của xương móng và sụn giáp trạng.

- Phong trì: Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.

Dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ hai và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân.

MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY CHỮA VIÊM HỌNG

Vào mùa lạnh, sức đề kháng bị giảm sút, vùng hầu họng dễ bị ảnh hưởng của khí lạnh, gây ra viêm họng

Viêm họng do lạnh thường có những triệu chứng ban đầu như ngứa trong họng, khản tiếng, có khi sốt, nhức đầu, đau họng khi nuốt. Bệnh thường phát vào mùa đông, phát triển nhiều vào những lúc có gió lạnh bất ngờ.
 
Phân biệt 2 dạng
 
Theo đông y, viêm họng gồm 2 dạng là chứng thực và chứng hư. Chứng thực là khi cơ thể đang bình thường nhưng bị nhiễm ngoại tà (tác nhân gây bệnh) quá mạnh như khí lạnh, không khí bị ô nhiễm... gây ra viêm họng. Chứng hư là khi thể trạng đang suy yếu, sức đề kháng giảm sút nên dễ bị viêm họng khi thời tiết, môi trường có biến đổi nhẹ.

Nếu gặp chứng thực chỉ cần dùng một số cây thuốc có tác dụng làm ấm, bảo vệ vùng hầu họng, trục đuổi tà khí là đủ. Nếu gặp chứng hư, cần dùng thêm các vị thuốc bổ như bổ khí huyết, bổ phế, nhuận phế, thanh phế, kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.

 
Khi có các triệu chứng của viêm họng dạng chứng thực, chúng ta có thể sử dụng một số bài thuốc đơn giản sau đây:
 
- Dùng 300 ml nước sôi để ấm pha với 50 g muối và một muỗng cà phê nước cốt chanh. Ngậm nhiều lần trong ngày hoặc ngậm nuốt dần.
 
- Dùng 30 g quả sơn tra (hoặc quả táo mèo), 6 g lá trà, 30 g đường phèn, sắc với 500 ml nước cho đến khi còn lại 200 ml. Chia 2 lần uống ấm lúc đói bụng.
 
- Vỏ quả lê 10 g, vỏ cây mía (mía lau càng tốt) 15 g. Hai thứ rửa sạch, sắc với 650 ml nước cho đến khi còn lại 300 ml. Dùng uống ấm, thay nước trà trong ngày.
 
- Cây thanh hao (thanh cao, hương cao) 25 g, hương nhu 5 g, ké đầu ngựa 10 g. Sắc với 650 ml nước cho đến khi còn lại 300 ml. Chia 2-3 lần uống ấm trước bữa ăn.
 
- Thân và rễ cây rẻ quạt (xạ can) ngâm nước vo gạo 1-2 ngày, xắt mỏng, phơi khô để dùng dần. Khi dùng, lấy 3 g - 6 g tán bột mịn để ngậm và nuốt dần. Có thể sắc với 300 ml nước cho đến khi còn lại 100 ml, ngậm nuốt dần.
 
Với viêm họng dạng chứng hư, có thể sử dụng bài thuốc sau:  Khế chua 500 g, rửa sạch, giã nhuyễn vắt nước cốt, hòa với ít muối ngậm nuốt dần. Cũng có thể ăn 1-2 quả khế, chấm với ít muối.
 
Để ý môi trường bất lợi
 
Nếu sinh hoạt trong môi trường có nhiều yếu tố có thể gây viêm họng (nhiều khói, bụi, hóa chất...) nên sử dụng các thức uống sau để phòng ngừa:
 
- Nước nho, cà rốt: Nho tươi 25-30 quả, cà rốt 1 củ, lê 1 quả và 1 muỗng canh nước chanh vắt. Tất cả rửa sạch, xắt nhỏ, cho vào máy xay, xong cho nước cốt chanh vào, khuấy đều để uống. Một tuần uống 2-3 lần. Thức uống này có tác dụng làm tăng cường thể lực, phòng ngừa cảm mạo, viêm họng, ngoài ra còn giúp làm tươi sắc mặt.
 
- Nước củ sen: Củ sen tươi 150 g, táo tây 1 quả. Rửa củ sen thật sạch, xắt miếng nhỏ, xay chung với táo tây và một lượng nước vừa đủ. Sau khi xay nhuyễn, cho 1 muỗng canh nước cốt chanh vào khuấy đều để uống. Có thể thêm ít đường hoặc mật ong cho dễ uống. Một tuần uống 2-3 lần.

Hai bài thuốc từ quất

Với quả quất (có nơi gọi là tắc), chúng ta có thể tự chế biến thành bài thuốc để điều trị tốt cho 2 dạng viêm họng.Ướp muối 5-10 quả quất, nấu với 650 ml nước cho đến khi còn lại 300 ml, uống ấm, thay nước trà trong ngày. Có thể giã nát, chế nước sôi vào khuấy đều để uống lúc còn ấm.

Bài thuốc này dành để trị viêm họng dạng chứng thực. Cũng với bài thuốc trên nhưng khi dùng điều trị viêm họng dạng chứng hư, ta phối hợp với 1/2 muỗng cà phê nước cốt gừng, 20 g – 30 g mật ong để tăng cường hiệu lực của thuốc.

Chữa viêm họng hiệu quả theo cách dân gian


Dân gian có nhiều cách chữa viêm họng khá hiệu nghiệm như sử dụng nước ép khoai tây, hay nước ép cà rốt.

Viêm họng là bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Không phải trường hợp nào bị viêm họng cũng uống kháng sinh.

Thực tế, kháng sinh chỉ cần khi tiêu diệt các vi trùng đã xâm nhập sâu vào cơ thể, còn vi khuẩn gây viêm họng chỉ khu trú ở thành cổ họng, chỉ cần áp dụng một số mẹo chữa dân gian có thể dứt bệnh:

- Giã nhỏ 3 - 4 nhánh tỏi hoà với một cốc sữa nóng, hãm 10 - 15 phút, lọc lấy nước trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống 2 – 3 cốc.

- Đun nóng một cốc nước chanh vắt rồi uống nhâm nhi từng ngụm nhỏ. Cứ 30 phút thì súc họng một lần từ 3 - 5 phút, làm cho tới khi khỏi hẳn viêm họng.


- Vắt nước chanh vào chiếc ly bằng bạc để ở nơi râm mát chừng một ngày và cách một giờ uống một thìa nhỏ. Phương pháp này chống chỉ định đối với người bị bệnh thận.

- Cho 2 - 3 thìa to mật ong vào cốc nước cà rốt tươi ép rồi khuấy đều lên. Pha loãng hỗn hợp này theo tỷ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng 3 – 5 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 - 7 phút.

- Súc họng mỗi ngày một vài lần bằng nước khoai tây ép tươi cũng rất tốt khi bị viêm họng.

Nhiều người lầm tưởng viêm họng là bệnh không lây nhiễm. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với người đang bị bệnh vừa rửa tay thường xuyên.

Bài thuốc với viêm họng chứng thực:

- Nước sôi để ấm 300ml pha với 50g muối và một muỗng cà phê nước cốt chanh. Ngậm nhiều lần trong ngày hoặc ngậm nuốt dần.

- Quả sơn tra 30g, lá chè 6g, đường phèn 30g. Sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống lúc đói bụng.

- Vỏ quả lê 10g, vỏ cây mía (mía lau càng tốt) 15g. Hai thứ rửa sạch, sắc với 650ml nước, còn lại 300ml, dùng uống thay nước chè trong ngày.

- Cây thanh hao (thanh cao, hương cao) 25g, hương nhu 5g, ké đầu ngựa 10g. Sắc với 650ml nước, còn lại 300ml, chia 2-3 lần uống trước bữa ăn.

- Hoa kinh giới (kinh giới tuệ) 12g, cát cánh 12g, cam thảo 4g. Sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

- Quả quất (tắc) ướp muối 5-10 quả, nấu với 650ml nước, còn lại 300ml, uống thay nước chè trong ngày. Có thể đâm nát, chế nước sôi để nguội vào quậy đều để uống.

- Thân rễ cây rẽ quạt (xạ can, biển trúc) ngâm nước vo gạo 1-2 ngày, xắt mỏng, phơi khô để dùng dần. Khi dùng, lấy 3-6g tán bột mịn để ngậm nuốt nước dần. Có thể sắc với 300ml nước, còn lại 100ml, ngậm nuốt dần.

Bài thuốc với viêm họng chứng hư:

- Phối hợp vị thuốc rẽ quạt 3-6g với các vị thuốc khác: mạch môn 10g, húng chanh 8g, cam thảo đất 6g. Sắc với 650ml nước, còn lại 300ml, chia 2-3 lần uống trước bữa ăn.

- Dùng bài quả quất như ở trên, phối hợp với: nước cốt gừng ½ muỗng cà phê, mật ong 20-30g, để tăng cường hiệu lực của thuốc.

- Củ sắn dây khô 20g, rau má 20g, mạch môn 10g, cam thảo đất 8g. Sắc với 650ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

- Khế chua 500g, rửa sạch, giã nhuyễn vắt nước cốt, hoà với ít muối ngậm nuốt dần. Hoặc ăn 1-2 quả khế, chấm với ít muối.

Nếu sinh hoạt trong môi trường có nhiều yếu tố bất lợi, có thể gây viêm họng (có nhiều khói, bụi, hoá chất…), nên sử dụng các thức uống sau để phòng ngừa:

- Nước nho, cà rốt: Nho tưoi 25 - 30 quả, cà rốt 1 củ vừa, lê 1 quả, nước chanh vắt 1 muỗng canh.

Trước tiên, rửa nho, cà rốt, lê cho thật sạch, xắt nhỏ, cho vào máy xay. Xay xong cho nước cốt chanh vào khuấy đều để uống. Một tuần uống 2-3 lần.

Thức uống này có tác dụng làm tăng cường thể lực, phòng ngừa cảm mạo, viêm họng, ngoài ra còn giúp làm tươi sắc mặt.

- Nước củ sen: Củ sen tươi 150g, táo tây 1 quả, nước chanh vắt 1 muỗng canh.

Rửa củ sen thật sạch, xắt miếng nhỏ, xay chung với táo tây và một lương nước vừa đủ. Sau khi xay nhuyễn, cho nước cốt chanh vào khuấy đều để uống. Có thể thêm ít đường hoặc mật ong cho dễ uống. Một tuần uống 2-3 lần.

CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM HỌNG

Tuy không phải là một bệnh nguy hiểm, song viêm họng đem đến cho người bệnh cảm giác rất khó chịu. Bệnh điều trị khó dứt và có thể gây biến chứng, tốt nhất là nên biết cách phòng tránh.

Viêm họng là gì?

Viêm họng là tình trạng viêm cấp niêm mạc hầu.

Có 3 loại viêm họng: viêm họng trắng, viêm họng đỏ và viêmhọng loét (rất hiếm gặp). Trong tất cả các trường hợp, người bệnh đều cảm thấyđau rát họng, gặp khó khăn khi nuốt, sốt và thường xuyên nhức đầu. Ngoài ra,viêm họng còn đi kèm với một vài triệu chứng như cảm lạnh, buồn nôn, đau mìnhmẩy, sưng amiđan và nổi hạch ở cổ…

Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng nhưng phần lớn là do cácloại vi rút (80%), còn lại là do vi khuẩn (chủ yếu liên cầu khuẩn tán huyếtnhóm A Streptococcus - thủ phạm gây nên những biến chứng nghiêm trọng về tim,khớp và thận) và các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, khói bụi, rượu, hoáchất...

Điều trị viêm họngnhư thế nào?

Phần lớn viêm họng được điều trị bằng các loại kháng sinh,hạ sốt và giảm đau kết hợp với thuốc khử trùng họng.

Nếu bác sĩ kê kháng sinh thì người bệnh nhất thiết phải tuânthủ theo. Và ngay cả khi những triệu chứng của bệnh đã dứt bạn cũng không nêndừng thuốc mà hãy tiếp tục uống một thời gian nữa nhằm tạo ra kháng khuẩn chốngtái phát bệnh.

Có biện pháp phòngvà điều trị riêng cho trẻ em không?

Ông cha ta đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, cầnphải có giải pháp phòng bệnh, đặc biệt là đối với trẻ em:

- Vệ sinh họng, răng, miệng cho con em mình hàng ngày bằngcách đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.

- Cần đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi,tránh cho trẻ đến những nơi môi trường bị ô nhiễm.

- Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng hay có thóiquen ngậm kẹo hay ăn kem. Với phòng ngủ, cần thoáng mát nhưng không được có giólùa, nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, khoảng28oC.

- Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất,đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.

- Khi trẻ mắc bệnh về răng, miệng, xoang, mũi... cần điềutrị dứt điểm, tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan gây viêm họng.

- Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêmtúc, uống thuốc theo toa, đúng phác đồ kháng sinh được kê toa.

- Cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian,không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ đểlại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.

Phòng tránh lâynhiễm viêm họng như thế nào?

Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây.Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếuai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc vớihọ và rửa tay thường xuyên.

Nếu bị viêm họng, bạn cũng nên rửa tay thường xuyên nhằm hạnchế sự lây lan của vi khuẩn khi bạn dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắthơi.

 

Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng
Món ăn trị bệnh viêm họng
Tìm hiểu về bệnh viêm họng
Mẹo chữa viêm họng cho bà bầu
Viêm họng khi mang thai có nguy hiểm?
Chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu an toàn nhất


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý