Hướng dẫn điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Hướng dẫn điều trị bệnh trĩ hiệu quả

19/04/2015 11:13 AM
143

Cùng tham khảo những hướng dẫn điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhé. Bệnh trĩ tuy là căn bệnh gây nhiều khó chịu, phiền toái cho người bệnh nhưng lại là bệnh ở chỗ kín nên chỉ khi những biến chứng của bệnh xảy ra quá nặng ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe và cuộc sống thì bệnh nhân mới đi khám và điều trị.



Bệnh trĩ - Đừng trị khi quá muộn!


Các cấp độ của bệnh trĩ  

Các cấp độ của bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường trải qua các cấp độ từ thấp đến cao:

Bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2, người bệnh có các triệu chứng sau: đau và chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.

Bệnh trĩ ở cấp độ 3 và 4, búi trĩ bên trong (trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt, tắc mạch, gây nứt, áp xe hậu môn, hoặc búi trĩ bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ,…gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Người bệnh có thể vừa mắc trĩ nội vừa mắc trĩ ngoại.

Bệnh trĩ đừng trị khi quá muộn

Bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2 có thể chỉ mới gây sự đau đớn, khó chịu, mệt mỏi cho bệnh nhân nhưng khi chuyển sang cấp độ 3 và 4 thì thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Mặt khác, trĩ độ 1 và 2 có thể chữa khỏi nhanh chóng, hoàn toàn bằng thuốc nhưng sang cấp độ 3 và 4 thì hầu như người bệnh phải đến bệnh viện thực hiện các thủ thuật hay phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Cách này thường gây đau đớn, lâu hồi phục và có thể xảy ra một số biến chứng như: nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn,…

Vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu ở độ 1 và độ 2, bệnh nhân nên đi khám để phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm. Lúc này, việc điều trị không cần tới phẫu thuật mà có thể điều trị bằng thuốc khỏi hoàn toàn.

Trong điều trị bệnh trĩ cần phối hợp nhiều thuốc, phải phối hợp các thuốc trị cả nguyên nhân và triệu chứng. Bởi nếu không trị nguyên nhân gây bệnh thì bệnh trĩ sau điều trị sẽ tái đi tái lại nhiều lần và mỗi lần tái lại bệnh lại càng nặng hơn.

Việc trị triệu chứng đóng vai trò quan trọng trong việc cứu bệnh nhân khỏi sự đau đớn, khó chịu, mệt mỏi do bệnh gây ra.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị cả triệu chứng lẫn nguyên nhân và tính an toàn cho bệnh nhân thì các thuốc Đông y có nhiều ưu điểm nổi trội hơn Tây y.

Trị bệnh trĩ – trị tận gốc để ngừa bệnh tái phát

Bệnh trĩ là bệnh do sự căng giãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng - hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Vì vậy, trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh chính là giảm sự căng giãn tại tĩnh mạch trực tràng - hậu môn. Với tác dụng này thì vị thuốc Hòe giác (quả Hòe) là có hiệu quả tốt. Hòe giác có tác dụng tăng trương lực của mạch máu, làm bền thành mạch từ đó làm giảm sự căng giãn tính mạch trực tràng - hậu môn, trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Để trị các triệu chứng: chảy máu hậu môn, sa búi trĩ, đau và ngứa vùng hậu môn thì các vị thuốc sau có hiệu quả: Địa Du có tác dụng cầm máu, chuyên trị kiết lỵ ra máu, trĩ ra máu; Phòng Phong giúp giảm đau nhanh; Chỉ Xác có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón giúp việc đại tiện của người bị trĩ dễ dàng hơn, thông qua đó giúp hạn chế chảy máu khi đi đại tiện, đồng thời còn giúp co búi trĩ hiệu quả. Hoàng Cầm ức chế nhiều loại vi khuẩn, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn tại hậu môn gây viêm. Đương Quy giúp bổ huyết, rất cần thiết cho những người mắc trĩ bị chảy máu, phục hồi thể trạng, nâng cao sức khỏe cho bệnh.



Bệnh trĩ và những bài thuốc điều trị 

Để phòng bệnh, cần tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm áp lực trong khoang bụng tăng đột ngột.

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM phân tích các triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và một số bài thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả.

Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do sự phình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém, máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch bị dãn, phình ra.

Có hai loại trĩ là trĩ nộitrĩ ngoại.

Trĩ nội là khi các búi trĩ chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa.

Trĩ ngoại là khi các búi trĩ sa hẳn ra ngoài, mạch bị tắc gây phù nề và nghẹt không tụt trở lại trong lòng hậu môn được nữa, kèm theo triệu chứng nứt hậu môn và rất đau mỗi khi đại tiện.

Trĩ ngoại gây trở ngại nhiều tới cuôc sống của người bệnh, họ không dám ăn uống vì sợ phải đại tiện nhiều lần. Một số trường trường hợp do chảy máu nhiều sẽ dẫn tới thiếu máu nặng.

Ngồi làm việc quá nhiều cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Ảnh: congso
Ngồi làm việc quá nhiều cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Ảnh: congso

Có 2 triệu chứng chính 

- Chảy máu: Là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn.

Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy, có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu.

Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.

- Sa búi trĩ: Thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Lúc đầu, mỗi khi đại tiện thì thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được.

Càng lâu ngày, khối đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng, khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.

Cần phân biệt bệnh trĩ với một số trường hợp có chảy máu hậu môn khác

- Bệnh ung thư hậu môn, trực tràng, cũng có triệu chứng chảy máu giống như bệnh trĩ, nếu bệnh nhân cứ cho là mình bị bệnh trĩ, không chịu đi khám và điều trị, đến khi ung thư phát triển to thì không còn khả năng điều trị được.

- Trường hợp polype trực tràng cũng cho dấu hiệu chảy máu, đây là bệnh cần can thiệp cắt bỏ thì mới hết bệnh chứ không thể điều trị bằng thuốc.

- Khi bị trĩ ngoại, búi trĩ sa ra ngoài, thường lầm với sa trực tràng (loài dom), cách điều trị của hai loại bệnh này lại hoàn toàn khác nhau.

Nguyên nhân

Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do táo bón lâu ngày, bệnh lỵ, nóng trong người do ăn uống các chất cay nóng (tiêu, ớt, cà ri, cà phê, rượu bia...), tăng áp lực ổ bụng do lao động, tư thế, sinh hoạt…

- Táo bón lâu ngày: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.

- Bệnh lỵ: Khi bị bệnh lỵ, bệnh nhân đại tiện nhiều lần trong ngày, và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.

- Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.

- Tư thế: Bệnh trĩ thường gặp ở những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại, như thư ký bàn giấy, lái xe, nhân viên bán hàng, thợ may …

Ngoài ra, khi bị u bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh có thể chèn ép và cản trở đường về  tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ.

Phòng ngừa bệnh trĩ

- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng lên đột ngột. Sử dụng giấy vệ sinh mềm, sạch, hoặc dùng các loại xà phòng ít tính acid để làm sạch vùng hậu môn. Vận động thể lực vừa sức, nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp…

- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà đậm, thuốc lá... Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu, cà ri, gừng, riềng...

Tránh ăn các gia vị, thức ăn cay, nóng.
Tránh ăn các gia vị, thức ăn cay, nóng. Ảnh: delta

Ăn nhiều chất xơ từ các loại rau quả để chống táo bón. Nên ăn thức ăn dạng luộc chín, nấu canh, hấp, tránh dạng chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu, hoặc dạng nướng…

Hạn chế ăn muối, vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ.

Một số bài thuốc nam trị bệnh

- Chỉ huyết thang: Lá huyết dụ tươi 40 g, lá cây sống đời tươi 20 g, lá cây cỏ mực tươi (hoặc lá cây xích đồng nam tươi) 20g. Ba thứ rửa sạch, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn.

- Ngẫu tiết thang: Ngẫu tiết 20 g, cỏ mực 20 g, trắc bá diệp 16 g, bồ hoàng 16 g. Tất cả sao đen, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn hoặc lúc bị chảy máu.

- Hòe hoa tán: Hoa hòe sao đen, hoa kinh giới sao đen, lá trắc bá sao đen, chỉ xác sao. Tất cả lượng bằng nhau, rửa sạch, phơi sấy khô, tán và rây lấy bột mịn, cho vào lọ sạch để bảo quản (có thể chia thành từng gói nhỏ, mỗi gói 10 g). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g, với nước sôi để nguội hoặc nước cơm, trước bữa ăn 30 phút hoặc khi đang chảy máu. Tùy tình hình bệnh, có thể gia thêm cỏ mực, địa du, bồ hoàng…

- Tứ sinh thang (Bốn loại thuốc tươi): Lá sen tươi, lá ngãi cứu tươi, lá trắc bá tươi, sinh địa hoàng tươi. Tất cả lượng bằng nhau 30-40g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước để uống hoặc làm thang sắc uống, trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ.

Tác dụng: Điều trị các bệnh mãn tính có thể là nguyên nhân gây ra trĩ như viêm phế quản, dãn phế quản, táo bón, bệnh lỵ, mập phì…

- Chữa trĩ ra máu: Vỏ quả ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột mịn, trộn đều với dầu mè để bôi hoặc đắp, ngày 3-4 lần.

- Chữa đại tiện ra máu: Trĩ ra máu: Vỏ quả ấu 60g, cỏ mực 8g, trắc bá diệp (sao đen) 8g, hoa hoè (sao) 8g, gương sen (sao) 8g. Sắc với 750ml nước, còn 300ml chia 2 lần uống trước bữa ăn.                                          




8 thực phẩm vàng trị trĩ

Hãy bổ sung 8 thực phẩm dưới đây vào thực đơn của mình để ngăn ngừa bệnh trĩ.

1. Việt quất

Việt quất luôn là một trong những thức ăn tốt, đặc biệt là những người mắc trĩ. Vì giàu chất sắc, việt quất có thể giúp phục hồi những tổn hại trong thành mạch máu và tăng cường sức khoẻ tổng thể của hệ thống mạch.

2. Quả sung

Sung vốn là liệu pháp chống táo bón hữu hiệu. Sung giúp nhuận tràng tốt hơn nếu bạn ăn sung cả vỏ. Khi chọn sung, hãy chọn quả sẫm màu, có mùi thơm. Sung là một trong những loài quả dễ thối nên chỉ nên trữ khoảng 1,2 ngày. Nếu không có sung tươi, bạn có thể thay thế bằng sung khô.

8 thực phẩm vàng trị trĩ - 1
Sung vốn là liệu pháp chống táo bón hữu hiệu.

3. Rau chân vịt

Loài rau giàu dưỡng chất này là một thức ăn quý hoá cho những ai phập phồng vì mắc trĩ. Rau chân vịt tốt cho toàn bộ máy tiêu hóa, và được xem là hiệu quả trong việc làm sạch và  phục hồi ruột. Thành phần magie trong rau rất hữu ích cho hoạt động của ruột.

4. Mướp

Xơ mướp thấm hút nước giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Chất nhầy trong mướp cũng làm mềm đường ruột, trơn nhu động ruột, tránh đau đớn.

8 thực phẩm vàng trị trĩ - 2
Xơ mướp thấm hút nước giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

5. Củ cải đỏ

Củ cải đỏ là loài chống táo bón và trĩ cực tốt. Lượng chất xơ giàu có trong củ cải giúp cho các chất thải tống ra khỏi ruột dễ dàng hơn. Ngoài việc giúp cho chuyển động của ruột tốt, củ cải còn chứa một số dưỡng chất rất tốt cho ruột kết. Betacyanin, thành phần làm nên màu đỏ tía của củ cải được chứng minh là có khả năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết.

6. Đu đủ

Nếu bạn đang có nguy cơ mắc trĩ hay đã mắc trĩ thì hãy bổ sung ngay loài quả này vào thực đơn hàng ngày vì đu đủ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đu đủ chứa papain, một enzyme tiêu hóa chất đạm, cũng như một số các thành phần có khả năng chống táo bón. Đu đủ xanh tốt hơn đu đủ chín.

8 thực phẩm vàng trị trĩ - 3
Đu đủ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

7. Mận khô

Rất giàu chất xơ, mận khô có thể giúp làm mềm chất thải bởi vậy sẽ ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, mận khô còn chứa các chất kích thích giúp ruột hoạt động dễ dàng hơn, có lợi cho người mắc trĩ.

8. Gừng, tỏi, củ hành

Cả ba loại củ này đều giúp khắc phục thương tổn ở mô, nội tạng và động mạch. Tuy nhiên, cần lưu ý là dư thừa chất này có thể gây viêm ở động và tĩnh mạch.




Bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ hiệu quả
Thức ăn cho người bị bệnh trĩ
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản hiệu quả
Bệnh trĩ khi mang thai
Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất bằng những bài thuốc đơn giản
Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá rất đơn giản mà hiệu nghiệm ...
Cách chữa bệnh trĩ sau khi sinh hiệu quả nhanh


(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý