Thuốc trị ho cho phụ nữ mang thai an toàn cho cả mẹ và bé

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thuốc trị ho cho phụ nữ mang thai an toàn cho cả mẹ và bé

19/04/2015 11:14 AM
14,616

Thuốc trị ho cho phụ nữ mang thai an toàn cho cả mẹ và bé. Cảm cúm không dễ chịu chút nào, đặc biệt là khi bạn đang mang thai. Bác sĩ thường không muốn cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào dài ngày, bao gồm cả thuốc kháng sinh, trong thời kỳ mang thai mà đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ.





THUỐC TRỊ HO CHO PHỤ NỮ MANG THAI AN TOÀN CHO MẸ VÀ BÉ


Phụ nữ có thai lưu ý khi dùng thuốc

Đối với phụ nữ có thai, cần lưu ý rằng thuốc được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu của thai kỳ.

Thời gian từ khi thụ thai đến khi đứa trẻ được sinh ra được gọi là thời kỳ bào thai. Thời kỳ này chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn phát triển phôi thai: gồm 3 tháng đầu của kỳ thai, dành cho sự tượng hình và biệt hóa các bộ phận của bào thai, bào thai chưa có hình dạng đầy đủ.

Giai đoạn phát triển nhau thai: bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi cho đến khi sinh, trong giai đoạn sau này bào thai đã hình thành và chỉ còn việc phát triển, tăng trưởng.

Do đó, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu dùng thuốc có tác dụng cản trở sự tượng hình và biệt hóa (thí dụ như một số thuốc an thần, một số thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc chống ung thư...) có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh. Về dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào: tim, mạch, đầu mặt, bộ phận tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, xương cơ, các chi... Vào năm 1962, hàng ngàn phụ nữ châu Âu sinh ra quái thai cụt chi giống như hải báo (phocomelia) do đã uống thuốc an thần thalidomide trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Từ tháng thứ tư trở đi tức là bào thai đã tượng hình, một số thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến các chức năng của các cơ quan sau này của trẻ do có độc tính đối với các mô đang phát triển của bào thai. Thí dụ như thuốc kháng sinh tetracylin gây ảnh hưởng xấu đến mô xương và răng, thuốc kháng sinh thuộc họ aminosid như streptomycin gây độc tính với cơ quan thính giác và thận.

Ngay trước khi trở dạ, một số thuốc vẫn có thể tác động đến thai nhi như: morphin, reserpin...

Như vậy, ta thấy tốt nhất là không nên dùng thuốc đối với PNCT. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp phải dùng thuốc, nếu không dùng thuốc chữa bệnh cho thai phụ thì sẽ nguy hiểm cho thai nhi. Đó là trường hợp thai phụ bị các bệnh như: đái tháo đường, động kinh, một số bệnh nhiễm khuẩn. Trường hợp này bắt buộc phải dùng thuốc chữa bệnh, thậm chí nếu không chữa bệnh có sinh quái thai. Trường hợp phụ nữ có thai bị cao huyết áp, bị suyễn cũng thế, sự ngưng điều trị là sai lầm lớn.

Về độ an toàn của thuốc dùng cho PNCT, ở Mỹ có đưa ra hệ thống phân loại thuốc có 5 mức A, B, C, D và X. A là thuốc thuộc loại an toàn cho PNCT, nếu thuốc được ghi loại A có nghĩa thuốc dùng được cho PNCT (thí dụ như acid folic hoặc vitamin B6). X là thuốc có hại, tuyệt đối không dùng (tức chống chỉ định) cho PNCT (thí dụ như thuốc trị ung thư). Giữa A và X có 3 loại B, C, D là các thuốc có thể chỉ định cho PNCT trong trường hợp cần thiết và phải cân nhắc giữa lợi ích điều trị và nguy cơ gây hại. Thuốc loại B an toàn hơn C, D nghĩa là thuốc loại C bắt buộc dùng phải cân nhắc kỹ hơn thuốc loại B và nếu là thuốc loại D thì tốt nhất là không nên dùng (bởi vì kế cận với mức X). Để dễ hình dung, xin đơn cử thuốc trị tăng huyết áp (THA) cho PNCT. Đối với PNCT, thuốc trị THA từ lâu thường được dùng là methyldopa. Theo hệ thống phân loại 5 mức kể trên, methyldopa thuộc loại B. Nghĩa là, methyldopa thuộc loại tương đối an toàn cho PNCT, dùng thuốc loại này đương nhiên cũng có sự cân nhắc của nhà điều trị nhưng không phải đòi hỏi mức độ cảnh giác như thuộc loại C, D. Các thuốc sau đây có thể dùng cho PNCT thay thế cho methyldopa trong trường hợp không dùng được methyldopa và nhà điều trị phải cân nhắc kỹ giữa lợi ích điều trị và nguy cơ gây hại: hydralazin (tùy theo tài liệu, được phân loại B hoặc loại C), nifedipin (được phân loại C, nhà sản xuất Adalat - biệt dược của nifedipin có ghi “chống chỉ định với PNCT” nhưng khi thật cần thiết bác sĩ vẫn có thể cho dùng).

Đối với phụ nữ có thai, xin đặc biệt lưu ý mấy điều sau:

Nếu có thể, tuyệt đối tránh dùng mọi thứ thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Có nhà y học cẩn thận hơn, khuyên thêm rằng: nếu có thể, trong phân nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt (tức là từ lúc rụng trứng cho đến khi có kinh) tránh dùng mọi thứ thuốc ở bất kỳ phụ nữ nào còn trong tuổi hoạt động sinh dục có khả năng thụ thai. Bởi vì có nhiều thứ thuốc có tính tích lũy, đào thải rất chậm ra khỏi cơ thể, khi uống lúc chưa thụ thai nhưng đến khi thụ thai thì thuốc còn giữ lại trong cơ thể người mẹ gây ảnh hưởng xấu cho thai.

Nếu cần thiết phải dùng thuốc để chữa bệnh, đặc biệt có những bệnh như trình bày ở trên cần phải dùng thuốc để chữa trị kịp thời, thì tốt nhất là đến khám ở bác sĩ để bác sĩ chỉ định thuốc. Khi đó, bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích sức khỏe của bà mẹ và mức ảnh hưởng đến bào thai để chọn những thuốc hiện diện trên thương trường nhiều năm được công nhận là an toàn đối với thai phụ và cho dùng liều thấp nhất có hiệu lực.

Phụ nữ có thai không được tự ý dùng thuốc, mà chỉ nên dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Đối với bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ trong lựa chọn thuốc và chỉ định thuốc dựa trên y học có chứng cứ (evidence-based medicine) tức là đã được chứng minh an toàn hoặc vì lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ có hại đối với phụ nữ có thai.

Chữa cảm cúm không cần thuốc - dành cho mẹ mang thai


Dù cảm cúm khi mang thai làm mẹ rất mệt,
nhưng dùng thuốc trong giai đoạn này nên
rất cẩn trọng. Ảnh: Inmagine.


Hầu hết các loại dược chất sẽ thẩm thấu qua nhau thai đến em bé của bạn, vài thành phần có thể độc hại hoặc gây quái thai (gây ra các bất thường trong cấu trúc cơ thể đứa bé), vì vậy, lẽ tự nhiên là bác sĩ không muốn cho bà bầu dùng thuốc. Cách tốt nhất để khống chế các loại bệnh mùa lạnh trong khi mang thai là phòng ngừa nó. Điều này có nghĩa là bạn phải làm tất cả những gì có thể để đảm bảo rằng hệ thống miễn dịch của mình luôn ở tình trạng tốt nhất.Sau đây là phương pháp phòng ngừa và đối phó với bệnh mùa lạnh cho
bà bầu mà không cần đến thuốc men:

Giảm căng thẳng

Bước đầu tiên để tăng cường hệ thống miễn dịch là giảm thiểu mức độ căng thẳng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress và lo âu có thể tác động xấu hệ thống miễn dịch và làm cho bạn ngã bệnh. Khi bạn căng thẳng, vỏ thượng thận giải phóng cortisol và lactate, làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Có nhiều cách hiệu quả bạn có thể làm để giảm mức độ stress và cải thiện tình trạng sức khỏe. Đó là:

- Tập thiền.
Đây có lẽ là cách dễ dàng nhất để thư giãn, bạn chỉ cần tìm một góc yên tĩnh và một tư thế thoải mái, sau đó gạt bỏ mọi suy nghĩ ra khỏi đầu óc mình. Người mới bắt đầu thường thấy khó duy trì trạng thái này hơn năm phút, vì vậy hãy bắt đầu bằng cách chia nhỏ thời gian ra. Về sau, bạn sẽ thấy mình có thể ngồi yên trong khoảng thời gian dài hơn. Khoa học chứng minh những người thiền định thường xuyên sẽ tiết ra nhiều endorphin và melatonin, một hormone đóng vai trò như chất chống oxy hóa.

- Tập trung hít thở. Cũng như thiền định, hãy tìm một chỗ yên tĩnh để không bị gián đoạn, nhắm mắt lại và làm sạch tâm trí. Sau đó, hãy kiểm soát hơi thở của mình. Thử hít thở chậm và đều đặn. Làm như vậy, bạn có thể thu hẹp sự chú ý và loại bỏ những suy nghĩ lộn xộn, tạo ra một cảm giác an bình nội tại. Những người luyện tập thường xuyên hay sử dụng kỹ thuật hít vào qua lỗ mũi và thở ra đường miệng. Hãy sử dụng bất cứ cách nào khiến bạn cảm thấy thoải mái.

- Sử dụng tâm trí. Một lần nữa, bạn sẽ cần vài phút yên tĩnh. Như đối với phương pháp tập trung hít thở, hãy nhận thức mỗi nhịp thở, thư giãn tâm trí và cơ thể, sau đó hình dung ra nguồn năng lượng chữa bệnh đang đi vào cơ thể khi bạn hít vào, và chất độc rời khỏi cơ thể khi bạn thở ra.

- Yoga.
Bài tập 5 000 năm tuổi này kết hợp giữa thiền định với tập trung hít thở và tập thể dục, bao gồm kéo căng cơ thể và thực hiện nhiều tư thế trong khi vẫn giữ hơi thở chậm và trong tầm kiểm soát. Nó có tác dụng cùng lúc thư giãn và tăng cường sinh lực cho cơ thể của bạn. Có nhiều trường phái yoga khác nhau: một số giáo viên dạy qua nhiều tư thế với tốc độ nhanh gần giống như tập luyện aerobic, trong khi những người khác sẽ khuyến khích học viên thư giãn nhiều hơn trong từng động tác.


Yoga đặc biệt cho bà bầu cũng giúp mẹ làm chủ hơi thở, thư giãn,
đồng thời tăng cường sinh lực và đề kháng cho cơ thể. Ảnh: Corbis.

- Thái cực quyền (Taichi). Môn võ thuật Trung Quốc nhẹ nhàng này có mục tiêu tạo ra những thay đổi cảm xúc thông qua trải nghiệm của cơ thể. Thái cực quyền nhấn mạnh đến sự thư giãn hoàn toàn, về bản chất thực ra là một hình thức thiền định trong chuyển động; đặc trưng của nó là những động tác mềm mại, chậm rãi, nhấn mạnh đến việc dùng lực, chứ không phải sức mạnh vũ lực. Mặc dù mềm mại, chậm rãi và uyển chuyển, các động tác được thực hiện rất chính xác. Hãy nhớ tham khảo ý kiến người chăm sóc thai sản của bạn trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào.

Tập thể dục

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên kết giữa tập thể dục thường xuyên và một hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh. Lợi ích chia làm hai cấp độ: hoạt động thể chất phù hợp không chỉ giúp loại bỏ một số loại virus và vi khuẩn gây cảm cúm trong không khí ra khỏi phổi của bạn, nó còn bảo vệ cơ thể chống lại một số loại tế bào gây ung thư và các dư chất độc hại bằng cách đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng bài tiết nước tiểu và mồ hôi.Sự trao đổi chất kéo dài cũng sẽ làm tăng lưu lượng máu, giúp tăng tốc độ lưu thông của các kháng thể và tế bào bạch cầu cần thiết để chống lại việc nhiễm trùng, mang đến cho cơ thể của bạn một hệ thống cảnh báo sớm để chống lại vi trùng. Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể do hoạt động thể chất cũng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp cơ thể tránh nhiễm trùng hiệu quả hơn. Một điều quan trọng nữa, tập thể dục vừa phải cũng đã được chứng minh sẽ làm giảm đáng kể sự sản sinh các hormone stress như cortisol và lactate - hai loại khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp trênTuy nhiên, thứ gì tốt nhưng quá đà cũng có thể gây hại, bạn không nên cố gắng quá sức mình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục cường độ cao quá mức có thể ức chế hệ miễn dịch trong thời gian ngắn, làm tăng nguy cơ nhiễm virus và các bệnh liên quan đến vi khuẩn.Những phụ nữ được lợi nhiều nhất khi tham gia vào chương trình tập thể dục là những người trước đó ít vận động, cơ thể dường như ít bệnh tật hơn hẳn ngay sau khi bắt đầu tập thể dục thường xuyên. Nhắc lại, bạn nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu.

Liệu pháp thiên nhiên


6-8 ly nước mỗi ngày sẽ giúp bà bầu duy tr sức khỏe
và bù nước khi bị sốt. Ảnh: Corbis.

Một trong những cách dễ nhất và hiệu quả nhất để không nhiễm cúm là để tránh tiếp xúc gần với người bệnh và rửa tay thường xuyên. Phụ nữ mang thai cũng được khuyên nên uống nhiều chất lỏng. Bằng cách uống 6-8 ly nước mỗi ngày, bạn sẽ giúp cơ thể duy trì sức khỏe tốt. Nếu bạn bị sốt, uống nhiều nước có thể ngăn ngừa mất nước. Ăn uống lành mạnh và đủ dinh dưỡng. Dinh dưỡng tốt là nền tảng của hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh và sức khỏe tốt nói chung, vì vậy hãy ăn nhiều loại trái cây tươi và rau quả. Ngoài ra, những cách chữa trị sau đây khá an toàn cho phụ nữ mang thai bị cúm.

- Tinh dầu. Có thể hít dầu khuynh diệp bằng cách nhỏ một hoặc hai giọt vào khăn giấy, máy tạo độ ẩm hoặc trên gối của bạn để làm giảm nghẹt mũi. Đối với ho, cho một hoặc hai giọt tinh dầu vào một chậu nước nóng. Phủ khăn xung quanh vai và đầu, nhắm mắt cúi mặt phía trên chậu nước. Hít vào thật sâu để giảm bớt tắc nghẽn trong lồng ngực và các xoang. Chỉ sử dụng một lượng nhỏ dầu vì nó rất mạnh, sử dụng hơn bốn giọt mỗi ngày có thể có hại.

- Cây cúc dại (Echinacea).
Đây là một loại thảo dược có thể sử dụng để ngăn chặn và chống cảm lạnh hoặc virus cúm, cũng như giảm viêm một cách an toàn trong thời kỳ mang thai. Một dạng rất an toàn để sử dụng là Echinaforce, có thể uống trong suốt mùa lạnh hoặc lúc bắt đầu nhiễm bệnh.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Chúng chứa tất cả những gì bạn và em bé cần cho sức khỏe tối ưu, vì vậy hãy kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và chương trình tập thể dục với các vitamin tiền sản để có một thai kỳ khoẻ mạnh.

- Vitamin tổng hợp. Hãy uống một loại vitamin tổng hợp trong thời kỳ mang thai, nhưng nhớ phải chắc chắn rằng nó được bào chế đặc biệt cho phụ nữ mang thai và được bác sĩ cho phép, do các loại thuốc bán ngoài nhà thuốc thường chứa quá nhiều Vitamin A đối với phụ nữ có thai.

- Men tiêu hoá.
Phần lớn hệ thống miễn dịch nằm trong đường tiêu hóa, vì vậy giữ cho hệ thống tiêu hóa của bạn khỏe mạnh bằng cách sử dụng một loại men tiêu hoá tốt sẽ giúp cải thiện chức năng miễn dịch và giữ cho đường tiêu hóa của bạn hoạt động tốt.

- Vitamin C.
Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại các bệnh do vi khuẩn và virus. Vitamin C cũng có tính kháng viêm rất hữu hiệu.

Các liệu pháp an toàn

Nếu bạn bị nhiễm bệnh mùa lạnh, có một số cách an toàn giúp giảm bớt những triệu chứng khó chịu. Hãy tự làm thuốc trị bệnh "cây nhà lá vườn" để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và làm dịu các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm. Uống ít nhất hai tách mỗi ngày nếu bạn cảm thấy khó ở.


Trà gừng và mật ong giúp mẹ làm dịu các triệu chứng cảm cúm. Ảnh: Corbis.


Khi có các dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh hoặc đau họng, trộn một thìa cà phê dấm táo cùng một muỗng cà phê mật ong vào một ít nước sôi và uống khi còn nóng. Thuốc này giúp bạn không bị cảm nặng hơn.Nếu bị cúm hoặc sốt, hãy uống một tách trà gừng tươi - cách này cũng giúp cải thiện tình trạng
ốm nghén. Bạn lột vỏ khoảng 2cm củ gừng tươi, giã ra cho vào một cốc nước nóng, thêm mật ong hoặc chanh để uống khi vẫn còn nóng.Ngoài ra, còn có một số thuốc không cần toa khá an toàn cho thai phụ. Paracetemol được xem là an toàn, vì vậy bạn có thể dùng chúng trong thai kỳ. Bạn cũng có thể giữ cho đường mũi thông thoáng, không bị nghẹt bằng cách sử dụng thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ nước muối.

Khi nào nên đi khám?

Thông thường, các triệu chứng bình thường khi mang thai cộng thêm bệnh cúm làm cho các loại thuốc cây nhà lá vườn không mấy tác dụng. Hãy đi khám để được giúp đỡ nếu bị sốt cao hơn 38oC, bị ho / khó thở, đau ở ngực, thở hổn hển, ho nhiều đàm, hoặc đàm có màu vàng, xanh hoặc có máu. Đi khám bác sĩ ngay khi các triệu chứng cảm lạnh hay cảm cúm của bạn trở nên nghiêm trọng. Hãy gặp chuyên gia để được tư vấn và giữ an toàn cho bản thân!

Ngoài ra, sau khi ăn xong quýt, phần vỏ chị em cho vào một chén nhỏ cùng với cam thảo, rễ cỏ tranh, mỗi thứ 8g và đổ khoảng 3 thìa mật ong lên trên. Đem hấp cách thủy và uống trong ngày, không để qua đêm. Khi uống có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt.

Với chanh, có rất nhiều cách chế biến thành những thức uống vừa ngon vừa giúp bà bầu trị ho. Cho một muỗng canh mật ong trộn đều với hai muỗng nước cốt chanh, pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát canh, hay trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ, một chút quế vào cốc trà, hoặc dùng quả chanh khô hấp chín với 6g cam thảo và 3 thìa mật ong v.v… đều có tác dụng chữa ho an toàn và hiệu quả.

Quả mâm xôi

Pha trà kết hợp với quả mâm xôi hoặc mứt từ quả mâm xôi là loại thức uống hoàn hảo cho mẹ bầu chống viêm họng gây ho và giúp toát mồ hôi, từ đó mau hết cảm khi bầu bí.

Quả việt quất

Do có tính kháng khuẩn cao nên quả việt quất cũng là lựa chọn đáng cân nhắc cho mẹ bầu bị ho. Chỉ cần ép lấy nước, thêm chút đường và nước ấm là các mẹ đã có ngay một cốc nước việt quất vừa thơm ngon vừa chữa ho hiệu quả.

Trái cây trị ho hiệu quả cho mẹ bầu - 3

Quả lê hấp với đường phèn cũng được xem là loại thức ăn có công dụng trị dứt
các cơn ho triền miên cho mẹ bầu
. (ảnh minh họa)

Quả lê

Lê sau khi gọt vỏ cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn trộn với đường phèn và bỏ vào đun cách thủy, sau đó ăn dần giúp giảm bớt các cơn ho triền miên ở bà bầu.

Quả ổi

Nếu bị ho do dị ứng gây viêm tấy họng, mẹ bầu chỉ cần lấy 1 quả ổi đem nướng và ăn ngay sau đó, mỗi ngày ăn 1 quả và ăn liền trong vòng từ 3 - 4 ngày sẽ rất công hiệu với những mẹ bầu hay bị ho do viêm họng dị ứng.

Các loại quả khô

Nước nấu từ các loại quả khô rất bổ dưỡng, có thể làm giảm bớt các triệu chứng ho và cảm lạnh. Đầu tiên đun sôi lê và táo trong vòng 30 phút, sau đó cho thêm mận khô. Trước khi tắt lửa khoảng 5 phút bỏ thêm mơ, nho khô vào là mẹ bầu đã có ngay một nồi nước hoa quả vừa ngon, bổ vừa có công dụng trị bệnh.

Củ cải trắng

Cắt củ cải trắng thành miếng nhỏ vừa ăn, bỏ vào một chiếc bình sạch, khô, đổ chút mật ong, đậy kín khoảng 3 ngày sau đó thêm chút đường phèn. Mỗi lần ăn, mẹ bầu chỉ cần lấy một ít pha cùng với nước ấm để uống có tác dụng trị ho khá hiệu quả.

Hết ho nhờ các loại hoa trong vườn nhà

Không chỉ có rau quả mới trị được bệnh ho cho bà bầu, trong dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc trị ho được bào chế từ những loại hoa rất gần gũi với chị em chúng mình. Hãy cùng tham khảo danh mục các loại hoa có thể chữa được bệnh ho an toàn cho bà bầu và cách chế biến khá đơn giản như sau:

Hoa mướp

Dùng 12g hoa mướp rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín chừng 15 phút sau đó thêm chút mật ong, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng khoảng 2 lần giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa ho có đờm do cảm.

Trái cây trị ho hiệu quả cho mẹ bầu - 4

Trà chế biến từ hoa cúc vàng không chỉ giúp mẹ bầu chữa được ho mà còn
có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tốt.
(ảnh minh họa)

Hoa cúc vàng

Dùng khoảng 30g hoa cúc vàng và rễ cỏ tranh hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút là có thể pha thêm đường vào để dùng thay trà mỗi ngày. Trà hoa cúc không chỉ giúp mẹ bầu chữa được ho mà còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tốt.

Hoa bách hợp

Trộn đều 30g hoa bách hợp và 50g mật ong, sau đó đem hấp cách thủy và chia ăn 2 lần trong ngày, dùng trong khoảng 7 ngày có tác dụng chữa chứng ho đờm, giúp mẹ bầu thanh nhiệt cơ thể.

Hoa cúc bách nhật

Loại hoa màu tím này thường được trồng làm cảnh hoặc mọc hoang, có tác dụng chữa ho kèm khó thở do co thắt phế quản khá hiệu quả. Để dùng loài hoa này trị ho, các mẹ có thể lấy khoảng 100 – 150 g sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần dùng 6g hòa với nước đun sôi để nguội.

Hoa đu đủ đực

Khác với các hoa đu đủ cái vốn nhỏ và hầu như chỉ có một bông hoa, hoa đu đủ đực thường buông từng chùm dài. Đem 20g hoa này hấp với đường phèn cũng có thể trị được ho cho mẹ bầu, và có thể kết hợp thêm với 10g lá hẹ, 10g hạt chanh trong mỗi lần hấp để tăng công dụng trị bệnh.

Mặc dù các loại hoa hay quả có công dụng chữa ho hiệu quả, ít gây kích ứng và khá an toàn, nhưng không phải loại hoa hay quả nào cũng phù hợp với tất cả mẹ bầu. Vì vậy trước khi thử một phương pháp chữa trị theo kinh nghiệm dân gian, các mẹ cần phải tham khảo ý kiến và kinh nghiệm của nhiều người, hay của bác sĩ Đông y để tránh gây hại cho mẹ và bé. Ngoài ra, trong thời gian bị ho, nếu ho liên tục kèm sốt, có thêm đờm vàng hoặc xanh … cần đến bác sĩ khám và chữa trị vì ho nặng, ho quá nhiều có thể ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng.


Mẹo trị ho hiệu quả cho mẹ bầu

Trong thời gian bầu bí, sức đề kháng của mẹ bầu giảm nên rất dễ mắc bệnh đặc biệt là ho, cảm cúm. Mặc dù thời gian này không phải là mùa cảm cúm, ho nhưng do ngồi nhiều trong phòng điều hòa hoặc bất chợt ‘dính’ nước mưa, mẹ bầu sẽ bị ốm. Cảm cúm thì chữa nhanh khỏi nhưng chứng ho thì các mẹ sẽ phải kiên trì một chút đấy.

Theo các chuyên gia, hiện tượng ho, cảm cúm cũng là một dấu hiệu của bệnh ốm nghén và những người mang thai 3 tháng đầu rất dễ mắc phải. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể bị ho mọc tóc trong tháng thứ 4,5 thai kỳ. Hiện tượng này tuy chưa được khoa học khẳng định nhưng có thể do khi mang thai, sức đề kháng suy giảm vì vậy mẹ bầu rất dễ nhiễm khuẩn hoặc vi rút từ môi trường sống, hoặc do thời tiết nắng nóng, thay đổi đột ngột khiến dẫn đến bị ho.

Mẹo trị ho hiệu quả cho mẹ bầu - 1

Sức đề kháng của mẹ bầu giảm nên rất dễ bị cảm, ho. (ảnh minh họa)

Khi bầu bí, chị em lại không được sử dụng thuốc bừa bãi nên việc chữa trị sẽ khó hơn nhiều. Nếu bị ho, cảm quá nặng, bà bầu nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong trường hợp mới bị, chị em có thể tham khảo những cách chữa ho đơn giản từ dân gian dưới đây. Dù những phương pháp này sẽ không nhanh khỏi bằng thuốc nhưng rất an toàn với mẹ bầu nhé.

Giá đỗ luộc

Các mẹ cần chuẩn bị một ít giá đỗ (khoảng 100g), rồi đem luộc lấy nước uống. Cách này không những giúp bạn giảm được đau họng, giảm ho mà còn có tác dụng làm mát, thanh lọc cơ thể.

Quất hấp mật ong

Bài thuốc này chắc chắn nhiều mẹ đã từng nghe nói. Bạn chỉ cần chuẩn bị 5-6 quả quất (còn nguyên vỏ xanh), cắt thành nhiều miếng nhỏ theo hình tròn rồi đổ mật ong ngập quất và hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm điện. Khi ăn, mẹ bầu không nên ăn quá nhanh mà cần nhâm nhi để nước quất ngấm vào cổ họng. Nên ăn cả nước lẫn cái sẽ nhanh khỏi hơn.

Mẹo trị ho hiệu quả cho mẹ bầu - 2

Quất hấp mật ong chữa ho hiệu quả. (ảnh minh họa)

Mật ong hấp lá hẹ

Chị em lấy 3-5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới khi lá hẹ nhừ.

Hỗn hợp này các mẹ để ấm rồi uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê. Khi uống, có thể thêm một vài hạt muối. Không nuốt ngay, ngậm 5 giây trong miệng, để nước trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng hiệu quả.

Bột nghệ + muối

Với phương pháp này, chị em lấy một nửa cốc nước nóng cho một ít muối vào sau đó cho nửa thìa bột nghệ. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm. Hoặc nếu bị đau họng do ho thì bạn có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Uống ít một sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và đau họng.

Vỏ cam nướng

Quả cam sau khi đã rửa sạch dùng đũa khoét một lỗ nhỏ ở chính giữa và bỏ vào đó chút muối. Sau đó các mẹ bỏ quả cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Khi lấy cam ra, lúc cam còn nóng, chị em bóc vỏ rồi ăn rất tốt. Cũng có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.

Thực hiện cách này 2-3 ngày, triệu chứng ho của chị em sẽ thuyên giảm.

Trái cây trị ho hiệu quả cho mẹ bầu

Chỉ bằng cách sử dụng những loại quả trong vườn nhà, các mẹ sẽ chữa được bệnh ho đấy.


Ho, cảm lạnh là một trong những chứng bệnh hay gặp ở bà bầu. Bên cạnh những khó chịu thông thường như gây rát cuống họng, mệt mỏi, khó ở, bà bầu còn có nguy cơ bị đau quặn bụng, nguy hiểm hơn là sinh non nếu cơn ho quá mạnh và kéo dài. Tuy nhiên, do thời gian bầu bí kiêng khem dùng thuốc, nên việc đẩy lùi cơn ho đôi khi lại rất gian nan. Đây cũng chính là lúc các mẹ bầu nên thử dùng các bí quyết trị ho an toàn từ thiên nhiên, như tận dụng dược tính của các loại hoa và trái cây để làm dịu cơn ho.

Lý do bà bầu hay ho

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu hay ho, trong đó sự thay đổi nội tiết trong cơ thể lúc mang thai làm suy giảm hệ miễn dịch là phổ biến nhất. Theo đó, bà bầu dễ bị lây vi khuẩn hoặc virus từ môi trường hay từ những người xung quanh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ mưa sang nắng, nhiệt độ thay đổi từ ngoài đường vào máy lạnh và ngược lại càng làm cho nguy cơ này tăng cao. Ngoài ra, ho khi bầu bí còn do việc tăng tiết màng nhầy khiến chị em bị nghẹt mũi, dẫn đến ho, kể cả ho khan và ho có đờm. Nếu không được chăm sóc đúng cách, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tái đi tái lại, bị viêm đường hô hấp trên, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, tử cung gây áp lực lên ổ bụng, khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, dẫn đến ho ở phụ nữ mang thai.

Trái cây trị ho hiệu quả cho mẹ bầu - 1

Bà bầu thường rất hay ho. Ho nhiều có thể dẫn đến các cơn đau thắt bụng
và dễ gây sinh non. (hình minh họa)

Trị ho an toàn từ các loại quả

Trong dân gian có nhiều bài thuốc trị ho hiệu quả và an toàn từ những loại cây trái có sẵn trong vườn nhà mà các mẹ có thể tham khảo như sau:

Quả cam

Sau khi đã rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò. Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.

Nho

Hòa một thìa canh mật ong vào một ly nước ép nho, uống 3 - 4 lần mỗi ngày sẽ giúp làm nhẹ bớt những cơn ho khan.

Trái cây trị ho hiệu quả cho mẹ bầu - 2

Chanh là loại trái cây rất giàu vitamin C và có công dụng
trị ho cực hiệu quả
. (ảnh minh họa)

Chanh, quýt và quất

Đây là những loại quả có công dụng trị ho rất hiệu quả dành cho các mẹ bầu. Để trị ho với quất, có thể chị em đã rất quen thuộc với bài thuốc quất chưng mật ong: thái lát mỏng từ 3 – 4 quả quất đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào bát, đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy từ 10 - 15 phút. Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 lần với 1- 2 thìa cà phê. Khi uống có thể thêm vài hạt muối, không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để quất trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng … Các mẹ cũng có thể hấp chín hỗn hợp khoảng 3 quả quất tươi, 6g cam thảo, 20 cánh hoa hồng bạch, 5 lá húng cahnh, 8g đường phèn dùng để uống hàng ngày cũng có thể trị được ho nhẹ.







Phụ nữ mang thai cần biết -
Tư thế ngủ khi mang thai
Quyền lợi cho phụ nữ mang thai
Bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai nên tránh dùng máy tính
Bệnh răng miệng ở phụ nữ mang thai

Tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai
Điều trị viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai -
Bệnh thường gặp ở phụ nữ mang tha




(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý