Hướng dẫn trồng hoa hải đường

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Hướng dẫn trồng hoa hải đường

19/04/2015 11:14 AM
831
Cây hải đường thuộc loại chè (Theaceae), có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, được trồng làm hoa cây cảnh. Cùng tham khảo những hướng dẫn trồng hoa hải đường nhé.


Trồng và chăm sóc cây hoa hải đường


Vì hải đường ra hoa rộ vào dịp Tết Nguyên đán cổ truyền, lại có nhiều hoa to màu đỏ thẫm, nhị vàng, lá xanh, trông thật lộng lẫy, thuộc nhóm cây hoa đón xuân tượng trưng cho sự làm ăn may mắn, tấn tới. Vì thế nhiều gia đình mong ước tìm mua cho được chậu Hải đường để cùng với đào, quất, mai đón xuân mới. Một chậu hải đường cao từ 1,5cm đến 2m, tán cây có đường kính 0,7 đến 1m vào ngày Tết có giá trị từ 1,5 đến 2 triệu đồng.
Cây hải đường thuộc loại chè (Theaceae), có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, được trồng làm hoa cây cảnh. Hải đường là một cây thân gỗ sống lâu năm, hoa quý ngang với trà và đỗ quyên. Vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, Hải đường thường ra hoa rộ từ đầu tháng chạp đến hết tháng Giêng Âm lịch. Qua quá trình ươm trồng, chăm sóc cây hải đường, chúng tôi mạnh dạn trao đổi một vài kinh nghiệm cùng các bạn đam mê cây hoa quý hiếm này.
     1. Thu lượm quả là ủ hạt kích thích mọc mầm
    Quả hải đường thường thu từ tháng 9 tháng 10 âm lịch. Thu hái quả già hạt mẩy (mỗi quả từ 2 đến 4 hạt). Sau khi tách lấy hạt, ta nên phơi vài nắng nhẹ để kích thích hạt dễ mọc mầm.
Dùng cát đen (hay còn gọi là cát xây) thật sạch, cứ 3 phần cát, trộn với 1 phần hạt hải đường. Trộn đều cát và hạt hải đường cho vào chậu (đáy chậu phải có lỗ thoát nước). Dàn đều, dày từ 10 đến 15cm. Để chậu vào nơi mát mẻ, tránh mưa nắng và sương muối. Hàng ngày dùng bơm tưới ẩm. Sau một tháng thì hạt bắt đầu mọc mầm. Hạt nảy mầm đến đâu, ta nhặt những hạt đó đem ươm tiếp.
    2. Cho hạt vào bầu đất hoặc túi P.E để ươm
    Làm bầu đất: Dùng bùn phù sa trộn với rơm sạch. Cứ 60% bùn phù sa trộn với 40% rơm. Trộn thật dẻo, dùng hỗn hợp này, khoanh lại bằng nắm tay. Ở giữa làm trũng một lỗ bằng quả trứng sau đó chọc lỗ cho hạt đã mọc mầm để bầu đất xếp xít nhau. Bên trên có lưới đen che mưa nắng và sương muối.
    Làm bầu bằng túi P.E: Dùng tui P.E có đường kính từ 7 – 10cm dài 15cm cắt góc đáy túi cho thoát nước. Dùng phân ủ, trấu mục và đất bột tỷ lệ 50:50 phủ một lớp đất mỏng, cũng xếp những bầu này vào góc sân hay góc vườn để ươm. Bên trên có lưới đen che mưa nắng, cứ 1 tháng 2 lần dùng nước ốc ngâm hoặc nước bể phốt hố xí tự hoại pha loãng hoà với 3 – 4 phần nước lã, tưới đủ ẩm.

    Sau 3 đến 6 tháng, cây cao từ 15 đến 20cm ta tiếp tục ra hàng hay còn gọi là ra ngôi
Đất trồng là đất phải được phơi khô nỏ, sào sới nhiều lần. Tốt nhất là đất ở ruộng lúa là lý tưởng nhất. Làm đất tơi nhỏ, lên luống theo hướng Nam Bắc, rộng 1m20. Khi ra ngôi, nếu cây trong bầu bằng túi P.E thì khi trồng phải xé, bỏ túi. Nếu bầu bằng đất rơm trộn bùn thì cứ nguyên bầu để trồng. Lúc đầu khoảng cách 30 × 30. Một luống trồng 3 hàng. Đất trồng nên dùng phân NPK 16 – 16 – 5 hoặc 10 – 10 – 3, mỗi mét vuông từ 300gr đến 0,5kg. Trộn thật đều trước khi trồng. Hải đường ưa ánh sáng tán xạ nên phải có mái che. Từ lúc trồng đến khi cây cao 0,8m đến 1m, cứ một tháng cho bón phân một lần. Dùng nước ốc ngâm hay nước bể phốt, pha loãng với 3 đến 4 phần nước lã tưới đều. 18 tháng sau thì có hoa, và sau 2 năm, Hải đường sẽ đem bán được. Cây to phải sau 3 – 4 năm mới có nhiều hoa đẹp.
    Hải đường thường có rệp làm phồng lá, từ tháng 4 đến tháng 7 hay có loài sau này. Dùng thuốc trừ sâu regan phun kép 2 lần (lần sau cách lần trước từ 4 đến 5 ngày) để diệt sâu.
Trên đây là một số kinh nghiệm và công việc đã làm. Xin cung cấp để các bạn tham khảo.

Để có chậu hoa hải đường đẹp




Hoa hải đường có hoa to, màu đỏ thẫm nhị vàng, lá xanh trông rất bắt mắt lại thường nở rộ vào mùa xuân nên thường được nhiều gia đình chọn làm cây chưng ngày Tết. Hoa hải đường tượng trưng cho sự mua may bán đắt, làm ăn tấn tới. Tuy cùng họ với cây trà, trà mi…nhưng hải đường lại có kích cỡ cây và lá lớn hơn nhiều, sống lâu năm. Hoa hải đường rất lâu tàn ngay cả khi ngắt cành cắm vào bình. Để có một chậu hoa hải đường đẹp các bạn cần chú ý những điểm sau :
để có chậu hoa hải đường đẹp

1. Điều kiện phát triển
Hải đường là cây ưa bóng, ưa ánh sáng tán xạ và khả năng chịu nắng, nhiệt độ cao kém. Cây hải đường có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 15 đến 25 độ C. Do bộ rễ của cây phát triển theo chiều sâu nên thích hợp với các loại đất thoáng khí, tơi xốp. Độ pH thích hợp từ 5 đến 6. Khi trồng các bạn cần lưu ý đến các đặc tính trên để tạo môi trường thích hợp trong chậu hoa cho cây phát triển. Với bộ rễ sâu các bạn nên chọn loại chậu hoa to có chiều sâu để cây thích hợp sinh trưởng. Với đặc tính ưa bóng các bạn nên đặt chậu cây ở nơi râm mát có thời gian chiếu sáng từ 6 đến 7 giờ một ngày.
để có chậu hoa hải đường đẹp

Chậu hoa hải đường thường không cần quá nhiều nước, các bạn có thể chỉ tưới nước 1 lần 1 tuần trên lá. Nếu tưới nhiều nước lá cây sẽ bị úng dẫn đến hỏng cây. Các bạn cũng có thể tưới nước vào chậu hoa buổi sáng để nắng sáng và gió làm bay hết nước đọng trên lá.
Chậu hoa hải đường cũng không cần quá nhiều phân bón vì cây rất kém phân nhất là phân đạm. Phân bón phải đảm bảo cân đối giữa các thành phần và pha với nồng độ thấp. Nếu bón phân với nồng độ cao cây sẽ dễ bị rụng lá và chết.
để có chậu hoa hải đường đẹp

2.Để chậu hoa hải đường ra hoa đúng dịp Tết
Đến cuối thu các bạn tỉa bỏ ngay những cành tăm. Cành khuất tán, cành bị sâu bệnh đồng thời quét nước vôi bão hòa vào gốc cây để phòng trừ bệnh (kị nhất là sâu đục thân) và tăng độ phản xạ ánh sáng để chậu hoa hải đường có khả năng quang hợp tốt hơn. Nên quét từ 2-3 lần và mỗi lần cách nhau 1 đến 2 ngày. Các bạn hòa nước vôi tôi vào nước cho đến khi không thể tan thêm là có dung dịch nước vôi bão hòa.
để có chậu hoa hải đường đẹp

Nên tỉa bỏ các nụ nhỏ sát cuống với các nụ khác, giữ lại tối đa 2-3 nụ mập hơn trên một cành để cây tập trung nuôi những hoa có khả năng phát triển cao. Bạn cũng có thể giúp hoa to và bền cuống hơn bằng cách dùng 2 ngón tay xoay đi xoay lại vài ba lần. Với cách này bạn sẽ có một chậu hoa đẹp mắt hơn và tươi tốt hơn.
để có chậu hoa hải đường đẹp

Chậu hoa hải đường khi nở thường cho hoa to, đỏ rất đẹp. Để có chậu hoa hải đường đẹp các bạn cần chú ý chăm sóc đến cây thường xuyên. Trồng cây cảnh trong nhà sẽ giúp bạn thư giãn sau những giờ lao động và học tập mệt mỏi và tạo môi trường sống trong lành hơn. Chúc bạn thành công



Hoa Hải Đường





miền Bắc và miền Trung có một loài hoa đẹp nở vào đầu Xuân ; thân và cành cây cứng cáp, cao vừa phải ; hoa năm cánh màu trắng, đỏ thắm hay hồng tươi ; nhuỵ hoa màu vàng đậm nhưng không có hương thơm. Dân gian quen gọi loài hoa này là hoa “ hải đường ”. Trong Từ điển tiếng Việt (1997) cây “ hải đường ” được định nghĩa là “ Cây nhỡ cùng họ với chè, lá dày có răng cưa, hoa màu đỏ trồng làm cảnh ”. Từ điển Việt-Anh và Việt-Pháp thường dịch “ hải đường ” là camellia/camélia.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nhắc đến hoa hải đường hai lần nhằm gợi đến nàng Kiều :

Hải đường lả ngọn đông lân,
Giọt sương gieo 1 nặng cành xuân la đà.

(hàng 175-178)

Hải đường mơn mởn cành tơ,
Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng.

(hàng 1283-1284)
ự cách biệt giữa một cây mang tên là “ hải đường ” có thân và cành cây cứng cáp mà tôi hằng thấy trong những khu vườn cổ ở Huế, với ấn tượng về một cây hải đường mảnh khảnh như đã được miêu tả qua những vần thơ trên đã khiến tôi thắc mắc trong một thời gian khá lâu. Không lẽ Tiên Điền tiên sinh lại miêu tả cây hải đường thiếu chính xác đến thế ? Niềm hoài nghi đó được giải toả khi chúng tôi tình cờ được thấy tận mắt cây hải đường đúng như tiên sinh đã miêu hoạ trong Kiều.

Một sáng mùa Xuân cách đây đã có hơn 30 năm (ngày đó tôi còn là một du học sinh ở Nhật), khi đang đi bách bộ quanh khu cư xá du học sinh ở một vùng khá yên tĩnh ở Đông Kinh, tôi chợt thấy một cây hoa mảnh khảnh, cành trĩu hoa màu hồng tươi. Loài hoa này tôi chưa bao giờ thấy ở Việt Nam. Nhân có người đi qua, tôi hỏi hoa ấy tên gì. Ông ta bảo : “ Kaidô desu yo ” (Hải đường đấy mà !). Không hiểu linh tính nào đó đã cho tôi biết kaidô đích thị là loài hoa hải đường “ lả ngọn đông lân ” mà Nguyễn Du đã nhắc đến trong Kiều ! Cho đến bây giờ khi ngồi viết những dòng này, tôi vẫn chưa quên được cảm giác khoan khoái nhẹ nhàng lúc đó khi vừa vỡ lẽ một điều thắc mắc đã ám ảnh tôi khá lâu.

Đại từ điển tiếng Nhật Nihongo daijiten định nghĩa cây hải đường ở Trung Quốc (haitang) và ở Nhật (kaidô) như sau :

Hoa hải đường (pommier sauvage)


“ Cây nhỡ rụng lá, thuộc họ tường vi (rose) trồng làm cây kiểng trong vườn. Hoa nở vào tháng 4 dương lịch, sắc hồng nhạt. Loại có trái giống như quả táo tây, có thể ăn được. Cao từ 2 đến 4 mét ”. Cuốn từ điển này còn chua thêm là hoa hải đường dùng để ví với người con gái đẹp, đặc biệt khi muốn nói lên nét gợi cảm hay vẻ xuân tình. Theo “ Dương Quý Phi truyện ” trong Đường thư, một hôm Đường Minh Hoàng ghé thăm Dương Quý Phi, nghe nàng còn chưa tỉnh giấc, nhà vua bảo : “ Hải đường thuỵ vị túc da ? ”, nghĩa là “ Hải đường ngủ chưa đủ sao ? ” Trong văn học cổ Trung Quốc, cảnh hoa hải đường trong cơn mưa thường dùng để ví với dáng vẻ người con gái đẹp mang tâm trạng u sầu. Tên khoa học của cây hải đường là Malus spectabilis; tiếng Anh gọi là flowering cherry-apple (hay Chinese flowering apple, Japanese flowering crab-apple và nhiều tên khác nữa), tiếng Pháp gọi là pommier sauvage.

Như vậy tên tiếng Việt của cây camellia/camélia mà từ trước đến nay ta thường gọi lầm là “ hải đường ” đúng ra phải gọi là gì ? Có người gọi camellia/camélia là hoa trà, hay trà hoa. Chẳng hạn, tiểu thuyết La Dame aux camélias của Alexandre Dumas (Dumas fils) trước đây có người dịch là “ Trà hoa nữ ” hay “ Trà hoa nữ sử ”, và từ điển Việt Anh của soạn giả Bùi Phụng cũng dịch “ trà hoa ” là camellia. Tuy dịch camellia là trà hoa (hay hoa trà) nghe có lý hơn là “ hải đường ”, nhưng theo thiển ý cũng chưa được ổn cho lắm vì hoa trà chỉ có màu trắng, trong khi đó camellia/camélia không chỉ có màu trắng mà còn có màu hồng và màu đỏ. Ta thử xem người Nhật và người Trung Quốc gọi camellia/camélia là gì. Tiếng Nhật gọi cây này là tsubaki, chữ Hán viết là “ xuân ”, gồm chữ bộ “ mộc ” bên trái và chữ “ xuân ” là mùa Xuân bên phải. Chữ “ xuân ” dùng trong nghĩa này nghe quá lạ tai đối với người Việt. Người Trung Quốc gọi camellia/camélia là shancha (sơn trà), sơn trà nghe cũng thuận tai và khá sát sao vì cây này cùng họ với cây chè (trà) và sơn trà nên hiểu là cây “ trà dại ” hay một biến thể của cây trà.



Hướng dẫn trồng hoa tulip
Cách trồng hoa tigon làm đẹp cho không gian nhà bạn
Kỹ thuật trồng hoa cánh bướm
Cách trồng hoa salem
Cách trồng hoa lài đơn giản
Hướng dẫn trồng hoa đào
Hướng dẫn trồng hoa hướng dương
Cách trồng hoa dạ yến thảo cho không gian nhà thêm sinh động


(St)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý