Hướng dẫn trồng cây dâu tây năng suất cao

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Hướng dẫn trồng cây dâu tây năng suất cao

19/04/2015 11:23 AM
1,087
 Cùng tham khảo những hướng dẫn trồng cây dâu tây năng suất cao nhé. Dâu tây chứa một lượng vitamin C phong phú. Đây là một loại cây đặc sản có giá trị dinh dưỡng rất cao, có thể dùng để ăn tươi hay chế biến công nghiệp như rượu, mứt… Dâu tây thích hợp ở khí hậu ôn đới và á nhiệt đới. Nếu thâm canh đúng hướng sẽ cho năng suất cao và có hiệu quả kinh tế.



QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY DÂU TÂY


A.ĐIỀU KIỆN CANH TÁC

I.ĐẤT TRỒNG

Dâu tây thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất ấm, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Nếu đất giàu chất hữu cơ cây dâu tây sẽ phát triển tốt, năng suất cao và kéo dài thời gian thu hoạch quả. Độ ẩm cần thiết trên 4%, độ pH thích hợp từ 6-7.

II.KHÍ HẬU:

Dâu tây thích hợp với khí hậu mát lạnh. Nhiệt độ phù hợp cho cây dâu từ 18-220C. Đặc biệt là nhiệt độ ngày đêm cao sẽ tạo điều kiện để tăng năng suất và chất lượng trái.

Thời kỳ sinh trưởng phát dục

Nhiệt độ thích hợp (0C)

-Phân hóa chồi non và trổ hoa

-Kết trái

-Quả chin

-15-24

-Ngày 20-24, đêm 6-10

-15-20

Cây dâu đòi hỏi ánh sáng dồi dào thì mới sinh trưởng mạnh, thiếu ánh sáng thường ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả. Am độkhông khí cao và mưa kéo dài thường xuất hiện bệnh cây.

B.KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT:

I.GIỐNG:

1.Các yếu tố về tiêu chuẩn giống tốt:

·Kháng bệnh tốt.

·Màu sắc đẹp.

·Mùi thơm.

·Chất lượng ngọt.

·Độ cứng của quả.

·Độ ngọt của quả.

Hiện nay ở Đà Lạt nông dân trồng nhiều giống nhưng thông dụng là giống Mỹ đá. Có mang nhiều đặc điểm tốt của giống và phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương.

2.Phương pháp nhân giống:

Về nhân giống vô tính có 2 phương pháp thông dụng hiện nay là:

·Cấy mô: Cây con sẽ đạt được tiêu chuẩn tốt, độ đồng điều cao, phát huy ưu điểm của giống, sức sống khỏe, năng suất cao, sạch bệnh.

·Tách cây con từ ngó cây mẹ: Phương pháp này dễ làm, chủ động nhưng ảnh  hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cây mẹ. Cây con không đạt tiêu chuẩn và sức sống như cây cấy mô. Chỉ nên lấy cây con từ tách ngó cây mẹ dưới 01 năm tuổi thì mới đảm bảo chất lượng giống.

II.KỸ THUẬT LÀM ĐẤT, LÊN LUỐNG:

Chọn đất thịt nhẹ, vùng cao ráo, thoát nước tốt. Cây dâu tây là đối tượng của sâu bệnh khá phong phú. Anh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái khi thu hoạch, do đó biện pháp chọn đất, làm đất, xử lý đat cần phải chú trọng đúng mức để hạn chế nguồn bệnh ban đầu lây lan từ đất.

·Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tất cả tàn dư cây trồng, cỏ dại.

·Làm đất và xử lý vôi 100 kg/1.000m2 và các loại thuốc sâu, thuốc bệnh.

·Bón lót các loại phân.

Luống trồng:

·Luống cao 20 – 25 cm ở vùng đất thấp.

·Luống cao 15 – 20 cm ở vùng đất cao.

Trồng trong nhà nilông: Trồng hàng 3, rò rãnh 1,2m – 1,3m; cây x cây: 35 – 40 cm.

Trồng ngoài trời: Trồng hàng 3 (kiểu nanh sấu), rò rảnh 1,2m – 1,3m, cây x cây: 40 – 45 cm (tùy thuộc vào giống, đất và điều kiện thâm canh). Với điều kiện khí hậu Đà Lạt nếu trồng mật độ dày sẽ dễ phát triển bệnh cây.

III.PHÂN BÓN:

Cây dâu đòi hỏi dinh dưỡng nay đủ và cân đối. Ngoài NPK, cần quan tâm đến nhóm trung lượng, vi lượng vì nó quyết định quan trọng đến chất lượng và khả năng kháng bệnh của cây dâu. Thâm canh cây dâu đòi hỏi phải bón phân đầy đủ phân hữu cơ để bảo đảm lượng mùn trong đất cao ( 8% - 10%) trong điều kiện thuộc đất Đà Lạt thuộc diện nghèo mùn.

Phân hữ cơ sử dụng cho cây dâu cần phải ủ nóng và xử lý thuốc nấm bệnh và đạt yêu cầu hoai mục trứớc khi sử dụng để tránh lây lan nguồn sâu bệnh và cỏ dại.

Bón phân đạm cho cây dâu cần chú ý đến màu sắc của lá thời kỳ, tốc độ sinhtrưởng phát dục để điiều chỉnh liều lượng tăng hay giảm thích hợp.

Phân lân ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu trái, phát triển hệ rễ và ra ngó(mạ) của cây dâu.

Phân Kali quyết định về năng suất, trọng lượng độ cứng, chất lượng trái. Khả năng kháng bệnh của cây dâu và tăng cường quang hợp trong điều kiện thiếu ánh sáng trong vụ hè thu, nhất là canh tác trong nhà nilông (cây dâu yêu cầu ánh sáng dồi dào).

Canxi, Bo, Magiê  ảnh hưởng quang trọng đếnchất lượng trái. Canxi còn tạo điều kiện cho sự hấp thụ dinh dưỡng được điều hòa vả hạn che một số bệnh sinh lý trên trái.

Bo ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa, đậu hoa, chất lượng vàkể cà độ cứng của trái.

Lượng phân đề nghị bón cho cây dâu 1.000m2 (bìnhquân) trong năm thứ nhất (kiến thiết cơ bản và định hình).

DANH MỤC

TỔNG SỐ

BÓN LÓT

BÓN THÚC

20 ngày sau trồng

Định kỳ 1tháng/1lần

-Phân chuồng

-Vôi

-Supper lân

-Nitrophoska perfekt 15-5-20

-Ure

-6-7 m3

-150 kg

-100 kg

-…………………

- ………………….

-6-7 m3

-150 kg

-100 kg

-……………………

- …………………….

-…………………………………

-…………………………………

-…………………………………

-40 kg

- ……………………………………

-………………………………………

-………………………………………

-………………………………………

-40 kg

- 2 kg

Ghi chú:

·Bón vôi 2 đợt/năm:

-Đợt 1: Bón lót 100 kg.

-Đợt 2: 06 tháng sau khi trồng bón bổ sung 50 kg.

·Lượng phân định kỳ bón năm thứ nhất là 10 lần/năm, nếu 02 tháng bón 01 lần thì sử dụng lượng gấp đôi. Nếu sử dụng phân đơn thì mỗi đợt bón phân định kỳ có thể bón 10 kg ure, 08 kg kali sunphat và 06 kg supper lân, thay phân hỗn hợp. Sử dụng Acid Boric và MgSO4 phun xịt định kỳ qua lá.

·Chu kỳ kinh doanh của cây dâu thu hoạch trái kéo dài đến 02 năm hay hơn. Nếu dâu tây trên 01 năm tuổi chức năng sinh lý của rễ kém ảnh hưởng đến hấp thụ dưỡng liệu, do đó nên bổ sung phân qua lá. Đa dạng: đa vi lượng, đa trung lượng định kỳ 10-15 ngày xịt 01 lần.

·Bón phân cho dâu theo nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần trong năm. Lượng phân theo khuyến cáo như trên đối với bón định kỳ có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sức sinh trưởng, phát dục, giai đoạn bội thu, chu kỳ ra trái của cây dâu.

IV.CHĂM SÓC:

1.Ngắt chùm hoa, cắt tỉa ngó:

·Để cây dâu sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục.

·Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều nên cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa bout những nụ, hoa,, trái dị dạng và sâu bệnh.

·Nếu không tận dụng ngó để nhân giống thì nên cắt bỏ toàn bộ ngó.

·Trong giai đoạn đầu khi thân lá cây dâu chưa phủ luống có thể để ngó với khoảng cách 15 cm (5-6 ngó/cây). Để tăng cường sinh trưởng cây ban đầu. Hạn chế ngó đâm rễ phụ trên luống.

2.Tỉa thân lá:

Đảm bảo mật độ phân tán cây dâu cân đối nên để từ 3-4 thân/gốc. Do đặc điểm của giống, chế độ phân bón, thời tiết, chăm sóc khả năng phân tán, ra lá sẽ khác nhau. Cần tỉa bớt các lá già, sâu bệnh, lá bị che khuất tần dưới. Chú ý không nên tỉa quá nhiều sẽ mất khả năng quang hợp của cây. Các bộ phận của cây sau khi cắt tỉa cần phải tiêu huỷ ở xa ruộng.

3.Che phủ đất:

Dùng các chất liệu hóa học hay hữu cơ để che phủ mặt luống trồng dâu. Phương pháp này có các ưu điểm như sau:

·Giữ ẩm cho luống trồng.

·Gia tăng nhiệt độ cho luống trồng (phủ nhựa đen) phù hợp cho sinh trưởng cây dâu đồng thời hạn chế một số nấm bệnh.

·Cách ly trái tiếp xúc với đất hạn chế bệnh thối trái.

·Hạn chế cỏ dại và rửa trôi phân bón.

Hiện nay có nhiều phương pháp che phủ luống đang được áp dụng:

·Dùng nhựa PE (thích hợp cho trồng dâu trong nhà nilông).

·Dùng cỏ khô, tro trấu.

·Dùng cỏ khô kết hợp với lưới nilông trắng.

Tuy nhiên việc che phủ đất tại vùng đất thấp thường phát sinh sên nhớt.

4.Tưới nước:

·Đối với cây dâu nếu ẩm độ đất và không khí cao đều bất lợi đến sinh trưởng cũng như sâu bệnh phát triển, tối ưu nhất với cây dâu là thiết kế hệ thống tưới ngầm, nhỏ giọt.

·Khi tưới cho cây dâu nên cần tuyệt đối sử dụng nguồn nước sạch, không nên sử dụng nguồn nước mương suối vì dễ gay nguồn bệnh.

5.Dàn che:

Hiện nay có 2 phương pháp canh tác cây dâu tây: Canh tác trong nhà che nilông và canh tác ngoài đồng. Phương pháp sản xuất cây dâu trong dàn che có các ưu điểm như:

·Hạn chế bệnh cây trong vụ mưa, tuy nhiên nếu thiết kế dàn che không đảm bảo chiều cao, chế độ thông gió không tốt thì độ ẩm sẽ tăng và bệnh sẽ phát triển mạnh đồng thời nhiệt độ sẽ gia tăng đột ngột tại mot số thời điểm trong ngày ảnh hưởng đến sinh lý của cây.

·Hạn chế ngập úng đất, ẩm độ gia tăng và rửa trôi phân bón khi mưa kéo dài hay mưa lớn trong vụ hè thu.

6.Phòng ngừa dị dạng trái:

·Quy hoạch vùng trồng dâu tập trung, 1ha dâu nên nuôi 2 thùng ong mật để nâng cao tỷ lệ thụ phấn của hoa, đồng thời giảm bớt tỷ lệ trái dị dạng.

·Thời kỳ kết trái đầu tiên nếu phát hiện quả dị dạng lập tức hải bỏ và giảm bón lượng đạm.

·Giai đoạn hoa nở rộ tránh phun xịt thuốc sâu bệnh với nồng độ cao.

V.SÂU BỆNH THÔNG THƯỜNG CỦA CÂY DÂU:

1.Bệnh hại:

a.Bệnh đốm lá: Thường do 2 loại nấm bệnh gây ra.

·Bệnh đốm lá trắng (Mycosphaerella fragariae):

Đốm bệnh màu trắng ở phần trung tâm và viền đậm bao quanh. Bệnh gay tổn thong ở thân, lá, cuốn hoa, cuốn quả gay chết hoa và trái non, bệnh làm giảm năng suất và sức sống của cây.

·Bệnh đốm lá đỏ (Phomopsis obsscuans): Đốm bệnh có hình quả trứng hay hình tam giác có màu nâu sáng chuyển sang màu đỏ ơ các mô bào giửa các gân lá.

·Biện pháp phòng trị:

-Bón phân cân đối NPK.

-Tỉa các lá bệnh và tiêu hủy ở xa ruộng.

-Sử dụng các loại thuốc hóa học xịt định kỳ (Rovral 50 WP, Score 250 ND, Toppsin  70 WP, Kasuran 47 WP).

b.Bệnh mốc sương:

·Xuất hiện trong điều kiện ẩm độ, nhiệt độ cao lây lan nhanh gây that thu lớn đến sản lượng và chất lượng trái. Bênh xuất hiện cả ở trên thân, lá, trái.

·Biện pháp phòng trị:

-Thực hiện chế độ luân canh.

-Ap dụng chế độ vệ sinh đồng ruộng, ngắt tỉa thường xuyên lá bị bệnh và dem tiêu hủy ở xa nơi canh tác.

-Dàn che trồng dâu phải cao ráo, thông gió.

-Lên luống cao tránh úng vào mùa mưa.

-Không trồng mật độ dày.

-Tăng cường phân Kali cho cây.

-Sử dụng các loại hóa chất phun xịt định kỳ (Toppsin  70 WP, Dithane M45-80WP Antracol 70WP).

c.Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca macularis):

·Xuất hiện trong điều kiện ẩm độ cao, chế độ lưu thông khí kém thường phát sinh ở cuốn lá , trái. Vết bệnh có màu mốc nâu xám hay xám.

·Biện pháp phòng trị:

-Áp dụng tốt các biện pháp canh tác như trên.

-Sử dụng cac loại hóa chất phun xịt (Score 250ND. Anvil 5SC, Daconil 75WP, Derosal 50SC).

d.Bệnh thối trái:

·Bệnh thối trái do nấm Botrtis Cinerea: Biểu hiện đầu tiên là những đốm nâu sáng sau đó lan rộng cả trái có phủ một lớp mốc xám, sau đó trái khô đi. Bệnh này xâm nhiễm từ giai đoạn quả xanh đến chin.

·Bệnh thối trái do nấm Rhizoctonia: Vết bệnh ban đầu có màu nâu đậm, sau đó chuyển sang thối đen trái. Bệnh lây nhiễm khi trái chin tiếp xúc với đất trồng. Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn quả chin.

·Biện pháp phòng trị:

-Chọn đất trồng cao ráo, thoát nước tốt, lên luống cao.

-Sử dụng chất liệu phủ luống.

-Bón cân đối NPK, tăng cường Kali trong vụ mưa.

-Luân canh và sử lý đất trước khi trồng.

-Xịt định kỳ các loại thuốc bệnh.

-Ngắc bỏ các trái bệnh đem tiêu hủy xa nơi canh tác.

2.Sâu hại:

a.Nhện đỏ:

·Chích hút nhựa làm cây phát triển kém, giảm năng suất. Nhện thường ký sinh sau mặt lá.

·Biện pháp phòng trị:

-Vệ sinh đồng ruộng (tàn dư cây trong và cỏ dại).

-Xịt các loại thuốc đặc hiệu (Nissorun 5EC, Comite 73EC).

b.Bọ trĩ, rệp:

·Phá hoại búp lá, lá non, thân non, chích hút nhựa làm cây suy kiệt, giảm năng suất trong thu hoạch.

·Biện pháp phòng trị:

-Vệ sinh môi trường.

-Kiểm tra sớm và phòng trị dức điểmkhi có triệu chứng bị hại,

-Phun xịt các loại hóa chất trừ sâu (Trebon 10EC – 20WP, Applaud 10WP, Sherpa 25EC).

c.Sâu ăn tạp, sâu cuốn lá:

·Sâu ăn tạp ký sinh trong phần gốc phá hoại chủ yếu vào ban đêm, ăn lá và phần thân non của cây.

·Sâu cuốn lá làm tổ gay cuốn lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

·Biện pháp phòng trị:

-Ap dụng tốt các biện pháp canh tác, vệ sinh đồng ruộng.

-Xử lý đất trồng.

-Xịt các loại thuốc sâu (Oncol, Mimic 20F, Sumicidin 10EC).

Chú ý:Khi phun xịt không nên sử dụng nồng độ cao và tránh các giai đoạn ra hoa rộ



Trồng thử nghiệm thành công cây dâu tây

Xã Quảng Long (Quảng Trạch) có trên 266ha đất nông nghiệp với 1.050/1.300 hộ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, hoa và rau màu. Cùng với trồng rau, trồng hoa, thời gian qua, một số người dân ở xã Quảng Long đã mạnh dạn đưa vào trồng thử nghiệm cây dâu tây, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế và mở ra hướng đi mới trong việc trồng cây đặc sản trên vùng đất này.

Hiện tại, ở xã Quảng Long có 3 hộ gia đình trồng cây dâu tây với diện tích khoảng 300m2/hộ (2.000 gốc) với thu nhập đạt 100-120 triệu đồng/hộ/năm.

Bắt đầu từ năm 2008, các anh Phạm Công Giáp, Ngô Văn Thiết và Ngô Xuân Thư cùng trú ở thôn Trường Sơn đã cất công lên Đà Lạt tìm mua giống cây dâu tây đem về trồng thử nghiệm trong vườn nhà. Sau bốn năm, đến nay, cây dâu tây đã bước đầu thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương, đồng thời khẳng định được những giá trị kinh tế, mở ra hướng đi mới cho những hộ dân trồng rau, trồng hoa nơi đây.

Anh Phạm Công Giáp cho biết, cây dâu tây thích hợp với khí hậu mát mẻ, nhiệt độ từ 18-220C nên chủ yếu được trồng ở Đà Lạt, Sa Pa. Vì thế, lúc mới đưa về trồng thử nghiệm, phải trồng đi trồng lại nhiều lần để cho cây dâu tây thích nghi với khí hậu và chất đất địa phương.

Anh Phạm Công Giáp đang chăm sóc vườn dâu tây của gia đình. Ảnh: N.L

Anh Phạm Công Giáp đang chăm sóc vườn dâu tây của gia đình.

Ảnh: N.L

Hiện tại, ở Quảng Long, cây dâu tây được trồng từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau; khi thời tiết bắt đầu nắng nóng thì không chăm sóc để thu quả nữa mà chọn những gốc khoẻ, không có sâu bệnh để tiếp tục ươm giữ giống lại cho mùa sau.

Quá trình ươm giữ giống cần chú ý tưới nước, chăm sóc để giữ cho cây sống bình thường; đến tháng 8 thì tiến hành tỉa chồi, ươm giống cây; đến tháng 10 thì đưa giống ra trồng đồng loạt. Sau khi trồng khoảng 3 tháng, cây dâu tây sẽ cho thu hoạch lứa quả đầu tiên, và liên tục đến tháng 4 năm sau, cứ khoảng 15 ngày lại thu hái một đợt quả. Nếu được chăm sóc tốt, một gốc dâu tây có thể cho thu hoạch 500gam quả/mùa với số lượng từ 5-6 quả/100gam.

Mặc dù chỉ mới đưa vào trồng thử nghiệm, nhưng thành công của gia đình các anh Phạm Công Giáp, Ngô Văn Thiết, Ngô Xuân Thư trong việc trồng cây dâu tây đã mở ra hướng đi mới cho không ít người dân nơi đây.

Anh Phạm Công Giáp cho biết thêm, hiện tại, gia đình anh và các anh Ngô Văn Thiết, Ngô Xuân Thư đã có thể tự ươm được cây giống để trồng mùa sau. Khâu ươm trồng, chăm sóc cho cây dâu tây tương đối đơn giản so với chăm sóc hoa nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn rất nhiều. Nhờ chăm sóc tốt, với diện tích khoảng 300m2, gia đình anh Giáp trồng 2.000 gốc, năm 2011 thu hái được 1.000kg quả, với giá bán ổn định từ 100-120.000 đồng/kg, gia đình anh thu nhập khoảng 100-120 triệu đồng/mùa. Gia đình các anh Ngô Văn Thiết, Ngô Xuân Tư cũng có thu nhập khá cao từ trồng cây dâu tây.

Với hiệu quả kinh tế mà cây dâu tây mang lại, các hộ gia đình trên đang có ý định mở rộng diện tích ươm trồng và sẵn lòng chia sẻ cây giống cũng như kinh nghiệm trồng cây dâu tây cho bà con trong vùng để từng bước nhân rộng mô hình.


Tự tạo việc làm - tại sao không ? - Trồng dâu tây không cần đất

Từ một đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, Nguyễn Lâm Thanh (27 tuổi) ở Đa Phú, P.7, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng đã tự tạo ra việc làm mang lại hiệu quả kinh tế.

Mô hình trồng dâu thủy canh theo hướng sạch của chàng “thạc sĩ nông dân” Nguyễn Lâm Thanh nằm trên đường đi vào khu du lịch Thung lũng Vàng và hồ Suối Vàng (Đà Lạt). Vườn dâu thủy canh có diện tích 1.000 m2 của anh đang trở thành điểm đến của nhiều du khách gần xa. Họ đến không phải chỉ để tự tay chọn hái và mua dâu tươi tận vườn mà còn đến để tham quan, tìm hiểu mô hình trồng dâu tây thủy canh (không dùng đất) này như thế nào, hiệu quả ra sao. Chính vì vậy chàng thạc sĩ sinh học trẻ này phải suốt ngày tất bật với công việc của mình, bởi không chỉ tốn công chăm sóc vườn dâu, hái đóng hộp để bán mà anh còn phải kiêm luôn việc hướng dẫn viên để giải thích, giới thiệu cho du khách.

Tận tay hái những trái dâu trên giàn, bà Nguyễn Thị Hồng (Hà Nội) vui vẻ: “Tôi rất thích khi lần đầu tiên đến, nhìn thấy và biết được cách trồng dâu như thế này. Dù giá dâu có cao hơn ở ngoài nhưng tôi vẫn thích mua, bởi đây đúng là dâu sạch và qua đây tôi cũng tìm hiểu được nhiều thông tin bổ ích…”.         

Nguyễn Lâm Thanh cho hay, mô hình trồng dâu thủy canh này bắt nguồn từ công trình thực nghiệm làm luận văn tốt nghiệp cao học của anh trước đó. Thanh kể: “Năm 2008, khi chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã trăn trở rất nhiều và cuối cùng chọn đề tài về cây dâu thủy canh này. Khi ấy tôi nghĩ: dâu tây là cây đặc sản của Đà Lạt, nhưng người nông dân trồng dâu lại bấp bênh bởi có quá nhiều dịch bệnh. Làm sao khống chế dịch bệnh, cây đạt năng suất, đưa vườn dâu vào phục vụ du lịch để nâng cao đời sống người trồng dâu và quảng bá thương hiệu dâu tây Đà Lạt? Vì vậy mà tôi chọn đề tài này”.


Nguyễn Lâm Thanh đang chăm sóc vườn dâu của mình - Ảnh: G.B

Thanh mượn 10 m2 đất của bố mẹ để làm vườn thực nghiệm cho phương pháp của mình và mô hình đã thành công. Sau đó, Thanh quyết định ứng dụng vào sản xuất để tìm hướng đi mới cho cây dâu tây. Thanh thuyết phục và được bố mẹ cho mượn 100 rồi 1.000 m2 đất để sản xuất. Trên diện tích này, Thanh vay mượn thêm tiền để đầu tư nhà kính, làm giàn 3 tầng, cách ly mặt đất rồi trồng dâu. Anh dùng túi ni lông (dài chừng 1 m) có khoét sẵn 7 - 8 lỗ, nhồi giá thể xơ dừa (đã được xử lý) vào túi và đặt lên giàn rồi tiến hành trồng dâu vào các lỗ này. “Giá thể xơ dừa để cố định, giúp dâu bám rễ và hút dinh dưỡng dưới dạng dung dịch thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt trong vườn. Còn làm túi ni lông từng đoạn ngắn như vậy để dễ dàng cách ly nếu cây có dịch bệnh”, Thanh giải thích. Trong vườn dâu, Thanh đặt đầy đủ các thiết bị đo nhiệt độ, bẫy bắt côn trùng gây hại và sử dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp, dùng thiên địch để đối phó với sâu bệnh…

Thanh cho biết thêm: “Trồng theo phương pháp thủy canh này không tốn nhiều công như trồng ngoài đất, nhưng đòi hỏi sự chịu khó, chăm sóc tỉ mỉ. Ban đầu tôi cũng gặp nhiều gian truân, có khi cây chết cả 2/3 vườn, nhưng nhờ kiên trì, vừa làm vừa tự mày mò học hỏi nên bây giờ mới cơ bản thành công”.

Đây là phương pháp trồng dâu theo hướng sạch, có lợi cho môi trường, người tiêu dùng và cũng mang lại hiệu quả kinh tế. Hiện trung bình vườn dâu của Thanh cho thu hoạch đều đặn hơn 5 kg quả/ngày, với giá bán khoảng 150.000 đồng/kg (cung không đủ cầu) cũng giúp Thanh ổn định cuộc sống và đầu tư mở rộng vườn dâu.

Để khẳng định độ sạch của quả dâu, Thanh đã ký hợp đồng với Trung tâm phân tích, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt để định kỳ họ đến lấy mẫu (lấy ngẫu nhiên, không báo trước) phân tích về vi sinh vật gây bệnh; dư lượng kim loại nặng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… và kết quả đều đạt tiêu chuẩn cho phép. “Hướng đến, mình sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình sản xuất, đồng thời lai tạo tìm kiếm giống mới để thay thế dần nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho vườn dâu thủy canh này”, Thanh cho hay. 





Hướng dẫn trồng cây xương rồng
Hướng dẫn trồng hoa cúc đúng cách
Hướng dẫn trồng cây khổ qua
Hướng dẫn trồng cây đu đủ cho hiệu quả kinh tế cao
Hướng dẫn trồng cây xoài đúng kĩ thuật cho quả to
Hướng dẫn trồng quất cảnh chơi Tết
Cách chăm sóc cây trồng trong nước
Kỹ thuật trồng cây cảnh trong nước


(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý