Cách điểu trị bệnh đau dạ dày hết đau cực nhanh

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách điểu trị bệnh đau dạ dày hết đau cực nhanh

19/04/2015 11:26 AM
675

Cách điểu trị bệnh đau dạ dày hết đau cực nhanh. Người bị đau dạ dày thường bị đau từng cơn tại vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức). Cơn đau nặng hơn nếu bệnh nhân ăn uống không điều độ (triệu chứng xuất hiện ngay sau khi bỏ một bữa) và căng thẳng do áp lực hoặc thức khuya; ăn các thức ăn cay, dùng chất kích thích (rượu, trà đặc, thuốc lá) hoặc dùng thuốc kháng sinh.






CÁCH CHỮA BỆNH ĐAU DẠ DÀY HẾT ĐAU CỰC NHANH

Đau dạ dày ăn gì và không ăn gì?

triệu chứng đau dạ dày

Khi cơ thể có những dấu hiệu sau đây thì bạn đã có thể nghĩ đến đau dạ dày và nên đến bác sĩ để xác định:

  • Đau bụng vùng trên rốn xảy ra sau khi ăn 2 đến 3 tiếng, đôi khi xảy ra ban đêm làm bạn phải thức giấc.

  • Đau bụng vùng trên rốn trầm trọng hơn khi đói bụng và giảm sau khi uống sữa, ăn thức ăn hoặc uống thuốc trung hoà axit.

  • Nôn hoặc buồn nôn.

  • Ăn không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hay sau khi ăn 3 đến 4 tiếng.

  • Sụt cân, mệt mỏi.

2.Nguyên nhân bệnh đau dạ dày:

Thức ăn sau khi ăn, được nhai nát ở miệng, đưa xuống dạ dày. Dạ dày tiết ra nhiều axit và men tiêu hoá để phân huỷ thức ăn. Dạ dày cũng tiết ra chất nhầy, có tác dụng giúp dạ dày tránh được tác hại do các axit và men. Bình thường có sự cân bằng giữa 2 quá trình này nên dạ dày không bị tổn hại. Nếu vì nguyên nhân nào làm mất cân bằng sẽ dẫn đến việc đau dạ dày.

  • Nhiễm Helicobacter Pylori do Loét dạ dày: Trong số những người bị loét dạ dày, có đến 80% là do vi khuẩn Helicobacter Pylori và có khoảng 25% người đã bịnhiễm Helicobacter Pylori nhưng chưa bị loét dạ dày. Cho đến khi có những yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, uống cafe nhiều thì vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể tăng độc tính và gây viêm loét dạ dày.

  • Thường xuyên dùng thuốc giảm đau. Các loại thuốc chống viêm phi steroid như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, …), naproxen (Aleve) và ketoprofen (Orudis) – có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

  • Uống quá nhiều rượu. Rượu có thể kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày. Nghiện rượu có thể làm tăng viêm dạ dày.

  • Sử dụng cocain: Cocain có thể gây tổn thương dạ dày, dẫn tới xuất huyết dạ dày và viêm dạ dày.

  • Stress: Stress nặng do đại phẫu, tổn thương do chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây viêm dạ dày, cùng với loét và xuất huyết dạ dày.

  • Rối loạn tự miễn: khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày làm cho niêm mạc dạ dày từ từ mỏng đi (teo), dạ dày sản sinh acid ít hơn.

  • Bệnh Crohn: Bệnh đường ruột này gây viêm mạn tính niêm mạc đường tiêu hóa – hiếm khi gặp ở dạ dày (viêm dạ dày). Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn, thường là đau và tình trạng suy nhược, bao gồm đau bụng và tiêu chảy toàn nước.

  • Xạ trị liệu và hóa trị liệu: Các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu và xạ trị liệu có thể gây viêm niêm mạc dạ dày, dẫn tới loét và viêm dạ dày.

3.Ăn uống không khoa học dễ mắc bệnh

Đau dạ dày là khái niệm chung để chỉ các bệnh viêm, loét dạ dày cấp và mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân ăn uống không khoa học, ăn quá mặn hay nhiều dầu mỡ, hoặc dùng nhiều đồ cay nóng gây rối loạn tiêu hóa rồi dẫn đến viêm loét dạ dày.

Dạ dày và ruột khi tiếp nhận thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều dễ dẫn đến bị viêm, nhất là khi ăn những món quá cay hoặc quá mặn, bụng sẽ có cảm giác rất khó chịu. Nếu biết chọn ăn các loại rau xanh điều trị bệnh viêm dạ dày, ruột thì có thể giúp khắc phục. Cà tím, rau hẹ, củ cải trắng… là những loại rau  củ có thể lựa chọn.

Đau dạ dày do nguyên nhân sức ép tâm lý tinh thần là chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống công nghiệp hiện đại. Nếu đau dạ dày mà chỉ dựa vào thuốc để chữa thì đó không phải là cách chữa bệnh lâu dài. Nếu biết sử dụng các món ăn hằng ngày có tác dụng chữa bệnh để cải thiện tình hình bệnh tật thì đó mới chính là biện pháp chạy chữa tận gốc lành mạnh và hiệu quả.

Có rất nhiều loại rau có tác dụng chữa đau dạ dày, trong đó những loại rau có màu vàng hầu hết đều chứa nhiều carotein và vitamin mang tính kháng a-xít.

4.Thực phẩm hạn chế khi bị viêm loét đại tràng

. Thịt mỡ

Khi nói đến các triệu chứng viêm loét đại tràng, thịt quá nhiều mỡ có thể là “tin xấu”. Hãy chọn những miếng nhiều nạc, khi ăn cố gắng nhai kỹ. Thịt ở dạng nghiền, chẳng hạn như thịt viên, nước xốt thịt… nói chung dễ dung nạp hơn một miếng cắt thô, như bít tết chẳng hạn.

  • Cà phê và trà

Cà phê có thể khiến bạn đi tiểu nhiều ngay cả khi bạn không bị bệnh đường ruột gây viêm như viêm loét đại tràng, và có thể khiến việc kiểm soát triệu chứng trở nên đặc biệt khó khăn đối với người bị bệnh này. Tác động cũng như vậy đối với trà và các thức uống có caffeine khác, cũng như những sản phẩm chứa guarana, một chất kích thích thường được tìm thấy trong các loại nước uống tăng lực.

  • Thực phẩm nhiều chất béo

Đồ gia vị và nước xốt nhiều chất béo đôi khi có thể kích hoạt những triệu chứng viêm loét đại tràng. Một số người thậm chí gặp rắc rối với bơ đậu phộng, vốn cũng chứa nhiều chất béo lành mạnh.

  • Chocolate

Đường và caffeine, 2 thành phần nổi trội nhất của chocolate, có thể góp phần gây co thắt bụng và làm tăng số lần đi tiêu ở người bị viêm loét đại tràng, đặc biệt trong lúc bệnh đang bùng phát.

  • Rượu bia

Nhiều loại rượu khác nhau tác động tới cơ thể bạn theo nhiều cách khác nhau, nhưng nói chung, chúng có thể kích thích ruột và gây tiêu chảy. Có những bệnh nhân thường bị đầy hơi và chướng bụng nếu uống bia hoặc nước giải khát có ga.

  • Hạt

Có thể gây khó chịu trong tiêu hóa cũng như trong cử động ruột nếu không được nghiền hoặc phân hủy thích hợp. Nhưng trừ phi bạn bị dị ứng, bạn không nên từ bỏ hoàn toàn những loại hạt có lợi cho sức khỏe.

Bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng các sản phẩm sữa. Nếu cơ thể bạn không dung nạp lactose, ăn các sản phẩm sữa có thể gây ra những triệu chứng như bệnh viêm đường ruột. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa những ai mắc bệnh về ruột đều phải kiêng sữa. Theo các chuyên gia, tình trạng không dung nạp lactose có liên quan đến một enzyme cụ thể. “Cách duy nhất để biết là thử uống một ly sữa hay dùng một ít sản phẩm từ sữa và để ý xem bạn có cảm thấy tệ hơn sau đó hay không”, Giáo sư chuyên ngành dạ dày – ruột Sunanda Kane thuộc Bệnh viện Mayo (Mỹ) tư vấn.

5.Các món chữa bệnh đau dạ dày

Sinh tố sâm cao ly: Sâm cao ly (lấy thân lá) vừa đủ dùng rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn thành nước sinh tố. Trước khi uống đem đun ấm, ngày dùng 2 lần, có tác dụng giúp giảm đau, lành sẹo vết loét dạ dày, ruột.

Nộm cà, tỏi: Cà tím 1 quả, tỏi, xì dầu, giấm vừa đủ. Cà rửa sạch, bỏ cuống, thái nhỏ, chần qua nước sôi. Tỏi đập dập băm nhỏ, cho vào bát cà, tra xì dầu, giấm trộn đều. Cà có giá trị chữa bệnh rất cao, có thể làm cho dạ dày và ruột bớt nhiệt, chữa viêm dạ dày, ruột có hiệu quả.

Canh rau hẹ: Rau hẹ rửa sạch, thái nhỏ, chần qua nước sôi, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó lấy ra hòa cùng nước sôi uống.

Canh ngô, đậu que: Ngô 50g, đậu que trắng 50g, đu đủ 20g. Rửa sạch các nguyên liệu trên cho vào nồi, đổ nước ninh kỹ lấy nước uống, ngày uống 3 lần với người bị viêm dạ dày cấp tính và mạn tính.

Sinh tố khoai tây: Khoai tây 2 củ gọt vỏ rửa sạch, thái miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối sẽ cải thiện có hiệu quả viêm loét dạ dày, ruột, loét hành tá tràng.

Nước sinh tố cải thìa: Cải thìa một nắm nhỏ, đường trắng vừa đủ dùng. Rau cải thìa rửa sạch, cắt đoạn. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, tra đường thành nước sinh tố để dùng chữa viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày.

Rượu nho, rau mùi: Rau mùi một nắm to, rượu nho 2 chai. Rau mùi rửa sạch. Cho rau mùi vào bình rượu ngâm, nút kín, 6 ngày sau có thể đem ra uống được, ngày dùng 3 lần, một lần một chén nhỏ, dùng liền trong 3 tháng. Chữa đau dạ dày hoặc yếu dạ.

Bột táo, khoai tây: Táo 100g, khoai tây 100g. Táo và khoai tây đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã nhuyễn. Ngày ăn một lần vào lúc 2 – 3 giờ chiều. Ăn liên tục trong vài tháng có thể khống chế viêm dạ dày và các loại viêm loét đường ruột.

Viêm dạ dày có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến là do phản ứng của dạ dày với thức ăn bị ô nhiễm, với thuốc men, hóa chất… gây viêm nhiễm niêm mạc dạ dày. Người bệnh thường có biểu hiện bỏng rát như nóng ruột, đau quặn thắt giống như khi quá đói, buồn nôn, thậm chí nôn ra máu… Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn một số thực phẩm sau đây sẽ có tác dụng làm giảm bớt hoặc phòng ngừa được bệnh

Chữa bệnh dạ dày đúng cách


Chữa bệnh dạ dày đúng cách
Chuối xanh là vị thuốc chữa bệnh dạ dày hữu hiệu
Bệnh đau dạ dày, từ những triệu chứng thông thường tới loét, đều được xem là khó chữa. Hiện người Việt Nam mắc bệnh này khá đông, chiếm khoảng 10% dân số. Thật ra, đây không phải là bệnh mãn tính nếu được điều trị đúng cách.

Bệnh do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây ra. Hai nhà bác học Úc Marshall và Warren đã được trao tặng giải Nobel nhờ đã có công khám phá ra loại vi khuẩn này.

Bệnh dạ dày thường bị nhầm với đau hang vị vì có cùng triệu chứng nhưng đau hang vị nhẹ hơn. Bên cạnh cơn đau, thường có các triệu chứng đi kèm như đầy bụng, ợ chua, rối loạn tiêu hóa…

Tự chữa

Theo kinh nghiệm dân gian, chuối xanh là vị thuốc chữa bệnh dạ dày hữu hiệu, đặc biệt là chuối hột (chuối chát). Chuối hột xanh vị chát, pha ngọt, tính mát, ngoài tác dụng chữa bệnh dạ dày còn có tác dụng bổ tỳ, nhuận trường, lợi tiểu, phá sỏi đường tiết niệu, tăng cường sức khỏe. Chuối xanh xắt lát trộn với rau sống ăn thường xuyên hằng ngày có tác dụng chữa bệnh dạ dày rất tốt. Nếu điều trị một cách bài bản, có thể áp dụng các bài thuốc sau đây do lương y Dương Tấn Hưng giới thiệu:

Thang 1: Chuối hột xanh 12 quả xắt lát mỏng, sao vàng khử thổ trong 60 phút; 50gr kim tiền thảo, 100gr rễ cỏ tranh, 50gr bông mã đề. Tất cả sắc chung với 0,5 lít nước còn 200ml. Chia 4 phần. Uống trong ngày. Liên tục 7 ngày.

Thang 2: 10 quả chuối hột xanh, cắt cuống, tước vỏ, rửa sạch, xắt mỏng, sao khử thổ. 20gr rau má. 15gr rau diếp cá sao khử thổ. 50gr đu đủ vừa chín tới. 10gr lá sen phơi khô, 20gr củ mài, 20gr gạo lức. Nấu trong 800ml nước còn lại 300ml nước. Chia làm 3 phần, ăn trong ngày. Liên tục 5 ngày.

Thang 3: 5 quả chuối hột xanh, tước vỏ, xắt lát mỏng, sao khử thổ. 30gr đu đủ chín tới, 50gr mía lau, 1 quả táo tây từ 20 – 25gr không bỏ vỏ. Tất cả nấu trong nửa lít nước. Uống mỗi khi khát. Liên tục 4 ngày.

Điều trị Tây y

Tại các phòng khám, bệnh viện đa khoa đều có khoa tiêu hóa chuyên điều trị những bệnh liên quan đến dạ dày: BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y dược, BV Hoàn Mỹ, phòng khám đa khoa Úc Châu…

Sau khi khám lâm sàng, bệnh nhân được chụp X-quang hoặc nội soi dạ dày để tìm ra bệnh viêm, loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày…

Phương pháp xét nghiệm hiện đại nhất hiện nay là Pytest (xét nghiệm dạ dày bằng hơi thở) khắc phục được nhược điểm gây nôn ói của nội soi. Bệnh nhân được thở vào chiếc túi để phát hiện vi khuẩn HP ở đường tiêu hóa gây loét dạ dày và tá tràng. Phương pháp này được ứng dụng tại TP.HCM từ đầu những năm 2000, tại Hà Nội (bệnh viện đại học Y) muộn hơn (từ năm 2008).

Nếu chỉ viêm dạ dày thông thường, bệnh nhân không cần phải nằm viện mà được kê toa thuốc cùng với chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý như: tuyệt đối kiêng các chất cay nóng, chất kích thích, không thức khuya, bỏ bữa, giờ ngủ và giờ ăn phải điều độ, tránh căng thẳng, áp lực.

Đau dạ dày (bao tử) là một bệnh khá phổ biến trong cộng đồng và bao đời nay. Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc hay chữa dứt điểm được căn bệnh thường gặp và dễ tái phát này.

Tuy nhiên, những bài thuốc dân dã không phải “thang thuốc” nào cũng trị đúng bệnh mà có những bài thuốc bị… lạc đường, thậm chí nguy hiểm khi đau bệnh này mà uống thuốc kia!



THAM KHẢO THÊM:
 Cách chữa đau dạ dày bằng thuốc Nam


1. Người ta thường nói nghệ đen (tán thành bột) trộn với mật ong chữa bệnh viêm, loét dạ dày hay hơn cả nghệ vàng, có đúng không? Bột nghệ đen và nghệ vàng chữa dạ dày vị nào hay hơn?

+ Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu tránh kích ứng ở dạ dày.

- Nghệ đen có tác dụng phá ứ tiêu tích mạnh nên không được dùng cho phụ nữ có thai, dùng nghệ đen chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa.



Những thực phẩm “khó tiêu hóa” đối với dạ dày. Ảnh minh họa NM

2. Cây nha đam có chữa được bệnh dạ dày? Nếu có thì nên sử dụng ra sao ?

+ Nhựa từ lô hội (nha đam) có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không cho tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày. Mỗi ngày dùng khoảng 10 g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.



3. Nước ép bắp cải có chữa dạ dày ? Người ta bảo uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt, đúng không ?

+ Đúng, vì trong bắp cải có chứa vitamin U (ulcer) có tác dụng chống loét dạ dày.



4. Cây mía có trợ giúp tiêu hóa ? Dùng nước mía, rượu nho mỗi thứ một ly, trộn đều, uống ngày hai lần vào buổi sáng và tối để chữa đau dạ dày, có đúng không ?

+ Không, vì rượu không thích hợp cho người đau dạ dày, uống chung với nước mía nhiều đường càng dễ gây hiện tượng lên men gây no hơi sình bụng và không tốt cho dạ dày.

5. Lấy quả chuối hột già xắt mỏng, phơi khô trong bóng râm rồi tán bột. Ngày uống ba lần trước mỗi bữa ăn, mỗi lần hai muỗng cà phê bột chuối uống với nước nóng. Dùng nhiều ngày liên tục bệnh đau dạ dày sẽ khỏi ?

+ Ở Ấn Độ, người ta dùng quả chuối xanh để chữa loét dạ dày. Chỉ cần dùng quả chuối sứ xanh, không cần chuối hột, phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi đem tán thành bột, dùng chuối chín chấm vào bột rồi ăn hoặc pha nước uống, chuối có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của màng nhày lót bên trong dạ dày, làm cho màng nhày dày lên và lành các vết loét. Mỗi ngày cho vào khẩu phần ăn một ít bột chuối sẽ tránh viêm loét dạ dày.

6. Làm sạch dạ dày rồi cho hạt sen vào khâu kín, đem hầm nhừ, sau đó tháo chỉ, pha chế thêm gia vị rồi ăn để chữa dạ dày ?

+ Bao tử heo chữa tiêu chảy kiết lỵ cam tích. Chữa người thận hư di tinh, người yếu dạ dày dẫn đến tiêu lỏng thì hầm chung hạt sen ăn (liều khoảng 10 g là được).

7. Người ta bảo: Dùng dạ dày nhím (còn chứa thức ăn bên trong) đem phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn, uống với nước cơm, mỗi ngày uống 10 g vào lúc đói để chữa bệnh đau dạ dày ? Có đúng không ?

+ Bao tử nhím ( không cần phải còn thức ăn bên trong ) dùng chữa đầy hơi sình bụng ăn không tiêu.

8. Ăn chuối nhất là chuối tiêu xanh, lúc bụng đói có thể gây cồn cào đầy bụng, khó tiêu, nhất là ở người đã có bệnh viêm dạ dày tá tràng nhưng ăn các loại chuối khác như chuối già, chuối cau… chọn chuối chín khi no thì nó có tác dụng bảo vệ dạ dày do trung hòa acid dạ dày? Có đúng không ?

+ Rất sai lầm nếu đang đói bụng bạn ăn một quả chuối tiêu và uống một cốc nước. Trong chuối tiêu có chứa nhiều Mg, khi đó sẽ làm lượng Mg tăng cao, làm mất sự cân bằng giữa Ca và Mg trong máu, gây nguy cơ các bệnh về tim mạch. Nên ăn theo cách đã trình bày trên để chống đau dạ dày.

9. Dùng quả sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 muỗng cà phê hoặc ăn 3-5 quả sung chín mỗi ngày để chữa dạ dày, đúng hay sai ?

+ Sai. Chỉ dùng nhựa sung chữa các bệnh ngoài da như đinh nhọt, ghẻ lở, nhức đầu, liệt mặt, đắp dán, phụ nữ bị tắt tia sữa…

10. Dùng chè dây chữa các bệnh liên quan đến dạ dày như ợ chua, ợ hơi, đau rát thượng vị… Chè dây còn làm sạch xoắn khuẩn Helicobarter Pylori (HP) sống trong niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng ? Có đúng không ?

+ Chè dây có chứa một hoạt chất là flavonoid có tác dụng chống viêm nên có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ dày - hành tá tràng là làm sạch vi khuẩn HP (Helicobarter Pylori), đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Chế phẩm Ampelop của Traphaco có tác dụng diệt HP này.

11. Lá mơ giã nhuyễn lấy nước cốt uống chữa bệnh dạ dày ?

+ Dân gian hay dùng lá mơ làm thuốc chữa lỵ nhờ tinh dầu có tác dụng kháng sinh đường ruột. Họ còn lấy lá mơ phơi khô tán mịn nhồi chung bột gạo gói bánh ăn cho bổ dạ dày và giúp tiêu hóa dễ dàng. Uống nước cốt thì sẽ gây kích ứng thêm không có lợi.




Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong cực hiệu quả
Viêm hang vị dạ dày triệu chứng và cách điều trị
Ung thư dạ dày
Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày
Sa dạ dày triệu chứng và cách điều trị
Món ăn cho người bị đau dạ dày




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý