Tư thế cho bú

seminoon seminoon @seminoon

Tư thế cho bú

18/04/2015 10:40 AM
144

  Tư thế cho bú

Tư thế cho bú tốt nhất là tư thế ngồi. Ngồi cho bú, dùng một tay ôm trẻ, dùng ngón tay giữa và ngón trỏ của tay kia giữ đầu vú, ngón tay trỏ ở phía trên ấn xuống dưới, ngón tay giữa ở phía dưới ấn vào trong, như thế có thể tránh việc bầu vú chạm vào lỗ mũi trẻ, cũng tránh được việc tiết ra sữa quá nhanh, khiến trẻ bị sặc. trẻ mới sinh dễ bị mệt, thường mới bú vài ngụm đã ngủ luôn, lúc này người mẹ có thể dùng ngón tay rung đầu vú mấy cái, kích thích môi của trẻ, cũng có thể động nhẹ vào cằm trẻ, miết miết vào tai, cho trẻ tỉnh rồi bú tiếp. khi bắt đầu cho trẻ bú thường rất khó khăn, người mẹ cần nhẫn lại cho trẻ bú một lần no luôn, khi cho bú cần đẻ đầu vú áp sát vào miệng trẻ, tránh đẻ không khí vào.Cho bú xong bế trẻ dựa vào vai mẹ, mặt nhìn ra bên ngoài, vỗ nhẹ vào lưng trẻ.Cũng có thể đẻ trẻ ngồi trên đùi mẹ thân của bé đứng thẳng, mẹ một tay giữ đầu trẻ tay kia vỗ nhẹ vào lưng trẻ, cho trẻ nấc đẻ loại trừ chất khí trong dạ dày tránh ợ sữa. Mỗi lần cho bú nên bú một bên trước, đợi bú hết mới cho bú bên kia, lần cho bú sau nên bú bên vú sau của lần trước, sau đó bú bên kia, đẻ hia đầu vú có cơ hội được bú hết để kích thích việc tiết sữa, làm tăng lượng sữa. Một lần cho bú nên để cho trẻ bú no rồi mới cho trẻ ngủ, không nên tạo cho trẻ thói quen hễ bú là ngủ hoặc bú vài ngụm rồi ngủ. Như vậy vừa ảnh hưởng tới việc hấp thụ và tiêu hóa của dạ dày và phát triển của trẻ, vừa ảnh hưởng tới thời gian nghỉ ngơi của mẹ và trẻ. Nếu sữa quá nhiều nên dùng dụng cụ hút sữa để hút hết phần sữa trẻ bú không hết hoặc dùng tay vắt sạch, nếu không trong vú tích tụ.

Trong tình huống nào thì sản phụ không nên cho bú

Trên đây chúng tôi đã từng nói, nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp nuôi dướng tốt nhất. Sữa mẹ là thức ăn mà trẻ dễ thích nghia nhất, các chất protein, chất béo , và dưỡng chất trong đó đều phù hợp với nhu cầu và khả năng hấp thụ tiêu hóa của trẻ. Trong sữa mẹ còn có chứa chất xúc tác và anbumin hình cầu miễn dịch, cung cấp cho trẻ khả năng miễn dịch tốt. Nuôi bằng sữa mẹ còn khiền giữa hai mẹ con có sự an ủi lẫn nhau và tình mẫu tử thân thiết, có lợi cho sự phát triển bình thường của trẻ.Tuy nuôi bằng sữa mẹ có nhiều điểm tốt nhưng cần chú ý, có một số trường hợp không thể cho trẻ bú sữa mẹ.

1/ Khi sản phụ bị mắc bệnh truyền nhiễm, như bệnh lao phổi trong thời kỳ phát triển, viêm gan virut thì không được cho con bú. Nếu lúc này sản phụ cho bú có thể khiến bệnh tật lây cho trẻ qua dòng sữa hoặc qua đường hô hấp, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của sản phụ, cơ thể bị tiêu hao sữa nhiều, không có lợi cho sự phục hồi sức khoẻ của người mẹ.

2/ Sản phụ mắc một số bệnh mạn tính tuơng đối nặng, nếu bị bệnh tim, thận hoặc tiểu đường tương đối nặng thì không nên cho bú. Lúc này cơ thể sản phụ rất yếu, chất và lượng sữa đều giảm sút. Nếu bệnh đang trong quá trình điều trị, một số loại thuốc còn có thể ảnh hưởng đến trẻ qua dòng sữa mẹ. Hơn nữa việc bú sữa còn ảnh hưởng đến nghỉ ngơi của người mẹ, không lợi cho việc điều trị bệnh và hồi phục sức khoẻ của người mẹ.

3/ Người mẹ bị ra máu quá nhiều trong và sau khi sinh, người có thể chất yếu, thì không nên cho bú. Khi sản phụ bị ra máu quá nhiều, xuất hiện tình trạng thiếu mausau khi sinh, nếu vẫn tự cho con bú sẽ tăng them gánh nặng cho sức khoẻ, khiên cho bệnh tình nặng hơn, có hại cho sức khoẻ của mẹ và bé.

4/ Nếu sản phụ thường xuyên tiếp xúc với chất độc hoá học, như lân hữu cơ, chì, benzene, sợi tổng hợp, nilông, cao su,… cũng không nên tự cho con bú. Vì tiếp xúc với chất hoá học trong một thời gian dài, trong sữa của họ có thể cũng mang những chất độc này, trẻ bú vào sẽ có hại cho sức khoẻ.

5/ Người mắc chứng cơ năng sinh lý tuyến giáp trạng quá mạnh ( cường giáp trạng – hyper – thyroidism ) và còn đang uống thuốc điều trị, thì không nên cho con bú.Vì thuốc điều trị này có thể vào cơ thể trẻ qua dòng sữa mẹ, gây nên hậu quả nghiêm trọng.

6/ Nếu sản phụ xảy ra tình trạng cảm sốt cao, đầu vú nứt nẻ, viêm tuyến vú có mủ, thì nên tạm thời ngưng cho bú. Trong thời gian tạm thời ngưng cho bú nên chú ý kịp thời vắt sữa ra theo đúng thời gian biểu cho bú để tránh tuyến sữa bị tắc nghẽn , phát sinh viêm nhiễm, đồng thời có thể phòng trừ tiết sữa ra quá ít hoặc lại sữa.


(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý