Hướng dẫn trồng cây cao su đúng kĩ thuật

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Hướng dẫn trồng cây cao su đúng kĩ thuật

19/04/2015 11:29 AM
282

Cùng tham khảo những hướng dẫn trồng cây cao su đúng kĩ thuật nhé. Năm  1877 cao su lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam và cho đến bây giờ đang ngày càng khẳng định vị thế là một trong những cây công nghiệp hàng đầu ở nước ta.


Kỹ thuật trồng cây cao su

I/-ĐẶC TÍNH:


1- Điều kiện sinh thái:

Đất đai: do rể trụ ăn sâu nên đòi hỏi đất phải sâu,mực nước ngầm sâu>1m.Thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ. Hàm lượng hữu cơ>2,5% rất thích hợp cho cao su. + Vùng đất đỏ:hàm lượng hửu cơ cao khoảng 2,6%. + Vùng đất xám;nghèo hữu cơ (khoảng 1%),do đó trồng cao su trên đất xám phải bón nhiều hữu cơ. – Cao su ưa đất hơi chua, pH thích hợp là 4,5-5,5. Nếu pH>6,5 thì đất quá nhiều bazờ ,có thể độc hại cho cây cao su.

2- Yêu cầu chất dinh dưỡng:

- Cao su cần N,P,K S,B,Cu,Zn,Fe,Mn…Tuy nhiên nhiều Cu và Mn sẽ làm giảm chất lượng mủ.

- Phần lớn đất trồng cao su là đất xám,qua nhiều năm bị rửa trôi,nên chất hửu cơ thấp và thường thiếu vi lượng.

- Đất phải có nhiều sinh vật (như giun đất),nhiều VSV( như vi khuẩn Nitrat hóa, mùn hóa)

II/-KỸ THUẬT TRỒNG CAO SU:


1-Mật độ khoảng cách:

-Mật độ: 450 cây/ha   . Khoảng cách: 6 x 3 m     . Đào hố: 70 x70 x 70 cm

-Bón phân hố: – 10 kg phân chuồng ( hoặc 1kg phân Hữu cơ sinh học HVP-ORGANIC)-  0,2 kg Super Lân / hố.

 2-Cách trồng:

- Trồng tum ghép:tức là bằng gốc rể trần. Cắt rể đuôi chuột,chỉ để dài 60cm; cắt rể bàng sát nách rể trụ. Xử lý bằng chất kích thích ra rể NAA sẽ giúp rể mọc nhanh và nhiều. Dùng tum trần 18 tháng, hoặc tum cắt cao trên 30 tháng(là biện pháp rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản vài năm)

- Trồng bầu trong túi polyetylen: dùng túi 30x 60 cm,đất trong túi đủ sét để bầu khỏi vở khi cắt bỏ túi.

III/-CHĂM SÓC VƯỜN CAO SU THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN:


1-Trồng cây họ đậu che phủ đất: trồng sục sạc,đậu ma,cốt khí…nên trồng giữa 2 hàng cây,cách xa gốc 1,5 m.

2-Diệt cỏ dại:mỗi năm 3 lần,dung cơ giới diệt cỏ giữa 2 hàng cây vào đầu và cuối mưa. Hoặc dùng thuốc diệt cỏ :P araquat , Glyphosate , Dalapon…

3- Cắt chồi, tỉa cành: cắt bỏ chồi mọc từ gốc ghép và các chồi mọc dọc than trong phạm vi 3m để tạo than nhẳn nhụi. Khi cây cao quá 3 m,nếu mọc cành nhiều thì tỉa bớt,chừa lại 3-4 cành khoẻ. Khi cây 3 năm tuổi, nếu cành lá quá um tùm,tán quá lớn thì tỉa bớt.

4- Xới xáo, tủ gốc: dùng cỏ khô, lá cây tủ gốc dày 1 lớp 10cm , cách gốc 10cm,phía trên phủ lớp đất mõng 5cm. Chú ý phát hiện mối phá hại.

5- Bón phân:

 - Trong kiến thiết cơ bản,cao su phát triển thân lá mạnh để bước vào giai đoạn khai thác mủ. Vì vậy nhu cầu phân khá lớn,nhiều chất,đăc biệt là NPK,Ca,Mg,và các vi lượng.

 - Nên chia lượng phân thành nhiều đợt bón / năm: 2-3 đợt vào đầu mưa và cuối mưa.

- Cách bón:

+Từ năm thứ1-năm 4;cuốc rảnh hình vành khăn theo hình chiếu tán,bón vào.

+Từ năm thứ 5 trở đi:cao su đã giao tán,làm sạch cỏ,rải phân thành băng rộng 1m giữa 2 hàng cây,xới nhẹ lấp phân,tránh đứt rể.

 -  Lượng phân:cho cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản (g/cây)

Tuổi cây

N

P2O5

K2O

MgO

H.cơ HVP-ORGANIC chuyên cao su

Dưới 1năm

8 (7gUrê/cây)

14(45gApatid)

8(13gK2SO4)

2

200g/cây

Từ 1-3 năm

9(19gUrê/cây)

16(53gApatid)

8(13gK2SO4)

2

300g/cây

Từ 4-6 năm

10(22gUrê/c)

10(34gApatid)

7(12gK2SO4)

500g/cây



Chú ý:-Cao su non rất cần Lân, nhất là đất xám Đông Nam Bộ.

-Ca , Mg nên tập trung bón vào đầu mưa(tháng 5) giúp cây sinh sản mủ.

IV/-CHĂM SÓC CAO SU THỜI KỲ KINH DOANH:


1-     Làm cỏ:công việcthường xuyên đối với cao su thời kỳ kinh doanh là làm cỏ.Dùng thuốc trừ cỏ rất hiệu quả(Paraquat,Glyphosate, 2,4D…) Không được cày sâu giửa 2 hàng cây cao su.

2-     Bón phân: (dựa theo qui trình kỹ thuật của Tổng Công ty Cao su). Đơn vị tính:kg/ha

Năm cạo

Mật độ cây/ha

Hạng đất

Urê

Lân Apatid

Clorua Kali

H.cơ HVP- ORGANIC

Chuyên dung cao su

1-10

450

I

II

III

147

166

186

180

204

228

112

128

143

270 kg/ha

280 kg/ha

300 kg/ha

11-20

350

Các hạng

152

163

70

350 kg/ha



3-Cách bón:

Trộn đều NPK và Hữu cơ rải thành băng rộng 1-1,5m giữa 2 hàng cao su.     

Nên bón 2/3 lượng phân vào đầu mưa(tháng 5-6) , phần còn lại bón vào cuối mưa (tháng 9-10)

Kính chúc quý bà con nông dân thành công.       


Một số giải pháp kỹ thuật chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản


Một số giải pháp kỹ thuật chăm sóc cao su kiến thiết cơ bảnTổng diện tích chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản (KTCB) năm 2011 của VRG là 119.605 ha, trong đó diện tích KTCB của các công ty miền Đông Nam bộ là 33.996 ha, Tây Nguyên: 7.572 ha, Duyên hải miền Trung: 13.764 ha, miền núi phía Bắc: 15.826 ha, Campuchia: 25.981 ha và tại Lào: 22.466 ha. Diện tích cao su KTCB kéo dài còn 212 ha, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (197 ha). Diện tích cao su KTCB bị chết rét dự kiến trồng dặm và trồng lại qui đông đặc khoảng 3.849 ha, trong đó khu vực Bắc Trung bộ: 1.169 ha, miền núi phía Bắc: 2.680 ha. Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2011, VRG đã đưa ra một số giải pháp kỹ thuật để các đơn vị thực hiện tốt công tác trồng mới và chăm sóc vườn cây KTCB.

Thanh lọc giống trước khi trồng


Các công ty phải thực hiện tốt chỉ đạo của VRG về cơ cấu giống giai đoạn 2011 – 2015 và quy chế về quản lý giống cao su, triển khai sớm và đưa nhanh các giống mới, thực hiện tốt việc nhập 1 triệu cây giống VNg 77 – 4 từ Trung Quốc để tái canh vườn cây bị thiệt hại do rét đậm đầu năm. Đối với những khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng của rét hại phải thanh lọc giống trước khi trồng để tránh trồng sai giống, kiên quyết không trồng giống RRIV4, PB260 và những giống chịu lạnh kém. VRG đã giao Viện Nghiên cứu Cao su sản xuất và cung cấp 2 triệu cây giống 77 – 4 cho các công ty cao su miền Bắc.

Trồng mới và trồng dặm đúng thời vụ

Khảo sát chi tiết chiều sâu tầng đất khi khai hoang và khi đào hố trồng mới để chọn đất trồng cao su thích hợp ở những vùng mới, trồng liền vùng, liền khoảnh, tránh trồng trên diện tích nhỏ phân tán, manh mún. Khai hoang làm đất phải bảo vệ lớp đất màu, chống úng ngập trong mùa mưa, giữ ẩm chống hạn trong mùa khô, thiết kế hàng trồng cao su theo đường đồng mức trên đất dốc, kiểm soát và duy trì thảm thực vật hợp lý giữa hai hàng cao su.

Khi trồng bằng cây bầu có tầng lá cần lựa chọn giống có cùng mức độ sinh trưởng để trồng liền nhau trên cùng một khu vực để vườn cây đồng đều, chuẩn bị đủ cây bầu có tầng lá để dặm kịp thời cho diện tích trồng bằng tum trần ngay trong năm trồng mới, chăm sóc đặc biệt cho cây trồng dặm và cây sinh trưởng yếu để đảm bảo độ đồng đều của vườn cây. Bón phân đúng chủng loại, đủ liều lượng, đúng phương pháp và đúng thời vụ, đảm bảo bón đủ định lượng NPK vô cơ theo qui trình kĩ thuật cho cây cao su trong thời kỳ KTCB.

Đối với diện tích cao su KTCB có cây bị chết do rét hại đầu năm 2011 thì tiến hành trồng dặm để định hình vườn cây trồng năm 2010, những lô cao su trồng năm 2009 thì chỉ trồng dặm ở những khu vực có cây chết liên tục có khoảng trống lớn nếu xét thấy việc trồng dặm còn hiệu quả, không trồng dặm vườn cây KTCB từ năm thứ tư trở đi (vườn cây trồng năm 2008 trở về trước).

Duy trì tốt thảm phủ cho cây

Trồng xen canh thảm phủ họ đậu như Kudzu trong vườn cao su, kiểm soát cây thảm phủ trồng xen và cây cỏ dại để hạn chế cạnh tranh nước, dinh dưỡng với cây cao su, nhất là vào mùa khô, sử dụng thân lá cây thảm phủ và cây có trong lô để tủ gốc, ép xanh kết hợp với việc sử dụng hiệu quả hố tích mùn đa năng. Duy trì, kiểm soát tốt thảm phủ hiện có, tìm cách nhân giống và xây dựng qui trình kỹ thuật trồng Mucuna Bracteata. Phát cỏ luồng đợt cuối trước khi mùa mưa chấm dứt, phúp bồn tủ gốc sớm vào cuối mùa mưa để tăng cường chất hữu cơ và giữ ẩm cho cây cao su trong mùa khô, chống rét cho cây trong mùa đông. Theo dõi và phòng trị kịp thời bệnh hại cây cao su đặc biệt là bệnh Corynespora, bệnh Botryodiploidia và các bệnh hại khác, không để bệnh hại lây lan thành dịch.

Áp dụng tỉa chồi có kiểm soát

Cần tạo tán ở độ cao khoảng 2,2 – 2,5m trong những vùng có thời tiết khắc nghiệt, kết hợp bón phân hợp lý để khắc phục hiện tượng cây cao su bị nghiêng từ năm thứ ba do nặng tán và lệch tán. Xây dựng và nhân rộng mô hình thâm canh vườn cây có thời gian KTCB dưới 5 năm bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp. Kiểm kê phân loại chất lượng vườn cây cao su hàng năm, tìm nguyên nhân và có giải pháp chăm sóc tích cực để không còn diện tích vườn cây cao su kéo dài thời gian KTCB.

Ông Trần Ngọc Thuận – TGĐ VRG nhấn mạnh: “Các công ty cần tiến hành trồng chậm – chắc – hiệu quả, kiên quyết làm đúng qui trình, chú trọng biện pháp quản lý kỹ thuật từ khâu giống, khai hoang, trồng mới và trồng dặm vá”. Bên cạnh đó, các công ty cần chuẩn bị sớm kế hoạch trồng mới năm 2012, xác định diện tích trồng mới để chuẩn bị đủ cây giống đạt tiêu chuẩn chất lượng bằng cách tự sản xuất cây giống tại chỗ hoặc đặt hàng Viện Nghiên cứu Cao su và các đơn vị thành viên VRG cung cấp giống.



Cách phòng và trị bệnh nấm hồng trên cây cao su


Cùng với bệnh phấn trắng, bệnh rụng lá mùa mưa, bệnh vàng rụng lá… bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) cũng thường xuất hiện và gây hại khá phổ biến trên cây cao su ở nước ta. Bệnh thường gây hại mạnh trong mùa mưa.

b_565_423_15856113_10___images_stories_tuvan_thitruongcaosu_2911.jpg

Bệnh thường gây hại cho cây cao su từ 3 - 12 năm tuổi (nặng nhất là giai đoạn 4 - 8 năm tuổi). Do tại vị trí phân cành thường hứng và giữ lại nhiều bào tử nấm bệnh, đồng thời tại đây lại có độ ẩm cao giúp cho bào tử dễ nẩy mầm, nên bệnh thường tấn công ở vị trí này (nếu vị trí này có vỏ đã hóa nâu và đường kính khoảng 1 cm trở lên).

Nếu nặng, bệnh sẽ làm cho toàn bộ lá phía trên chỗ bị bệnh chuyển dần sang màu vàng, héo rũ và chết khô kéo theo phần cành phía trên chỗ bị bệnh bị chết (phía dưới chỗ bị bệnh sẽ mọc ra chồi mới) gây hiện tượng cây cụt ngọn.

Vết bệnh thường kéo dài lên phía trên khoảng 1 m và lây lan qua các cành khác ở trên cao. Nếu nhiều cành bị hại có thể làm chết cả cây. Gây khuyết cây hoặc làm mất độ đồng đều của vườn cây. Ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây và làm giảm sản lượng mủ ở những vườn đang cho khai thác.

Để hạn chế tác hại của bệnh, bà con có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:

- Trong vườn phải có hệ thống thoát nước cho mùa mưa, để giảm bớt ẩm ướt trong vườn cây, hạn chế bệnh phát sinh, phát triển.

- Thường xuyên vệ sinh cắt tỉa bỏ những cành ngang không cần thiết phía dưới tán, đặc biệt là những cành đã bị bệnh chết đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để vườn thông thoáng, hạn chế bệnh lây lan.

- Phải kiểm tra vườn cây thường xuyên (nhất là các tháng trong mùa mưa và các tháng cao điểm của bệnh) để phát hiện sớm và phun thuốc phòng trị bệnh kịp thời.

Hiện nay có khá nhiều loại thuốc để phòng trị bệnh hại cây trồng. Tuy nhiên, đối với bệnh nấm hồng hại cây cao su, theo kinh nghiệm của bà con trồng cao su ở Bù Gia Mập (Bình Phước) thì hai loại thuốc Saizole 5SC và Vanicide 5SL đã cho kết quả phòng trị bệnh rất cao.

1- Saizole 5SC là thuốc đặc trị bệnh nấm hồng, thuốc có khả năng nội hấp mạnh, hiệu lực diệt nấm vừa nhanh vừa kéo dài, nên hiệu quả phòng trừ bệnh rất cao.

Thuốc có phổ tác dụng rộng, ngoài bệnh nấm hồng hại cây cao su thuốc còn phòng trị được nhiều loại nấm bệnh gây hại cho nhiều loại cây trồng khác, đặc biệt đây cũng là thuốc đặc trị bệnh vàng rụng lá hại cây cao su, vì thế khi sử dụng thuốc để phòng trị bệnh nấm hồng cũng đồng thời cũng hạn chế được bệnh vàng rụng lá cho cây cao su.

Về liều lượng bà con có thể pha nồng độ 0,5% (tức pha 80 ml thuốc/bình 16 lít). Nếu dùng số lượng nhiều thì cứ 100 lít nước pha 500 ml thuốc. Pha xong, phun khoảng 600 - 700 lít nước thuốc đã pha/ha. Cần phun ướt đẫm chỗ bị bệnh và các vùng xung quanh.

2- Vanicide 5SL là loại thuốc trừ nấm có nguồn gốc sinh học, có tác động kháng sinh. Thuốc có tác dụng đặc hiệu với các loài nấm như Corticium, Rhizoctonia, Sclerotium… nên ngoài nấm hồng hại cây cao su, thuốc Vanicide 5SL còn có tác dụng phòng trị nhiều loại bệnh cho những cây trồng khác.

Về liều lượng, bà con cũng pha ở nồng độ 0,5% (tức pha 80 ml thuốc/bình 16 lít). Nếu dùng số lượng nhiều thì cứ 100 lít nước pha 500 ml thuốc, rồi xịt 600 - 700 lít thuốc đã pha/ha.

Để tăng thêm độ bám dính và loang trải của thuốc, bà con nên pha thêm cho mỗi bình xịt loại 16 lít khoảng 30 - 35 ml dầu khoáng SK Enspray 99EC.



Hướng dẫn trồng cây sanh cảnh
Hướng dẫn trồng cây xương rồng
Hướng dẫn trồng cây khổ qua
Hướng dẫn trồng cây ăn trái trong chậu
Hướng dẫn trồng cây si cảnh
Hướng dẫn trồng cây tắc (quất )
Hướng dẫn trồng cây thủy sinh đúng kĩ thuật
Hướng dẫn trồng cây sung cảnh


(St)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý