Cách dạy con 2 tuổi thông minh, nhanh nhẹn

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách dạy con 2 tuổi thông minh, nhanh nhẹn

19/04/2015 11:50 AM
8,482

Cách dạy cọn 2 tuổi thông minh,  nhanh nhẹn. Lên 2 tuổi, bé có rất nhiều hành vi khiến cha mẹ khó giải thích như chỉ thích chơi cùng bố, thường bám chặt mẹ lúc nhà có khách hay đòi bạn kể đi kể lại một câu chuyện…





CÁCH DẠY CON 2 TUỔI THÔNG MINH NHANH NHẸN

Bí mật tuổi lên 2

Bé thích nghe đi nghe lại một cuốn sách

Dù bạn đã mua rất nhiều truyện cổ tích hay truyện tranh để đọc cho con mỗi ngày nhưng bé chỉ đặc biệt thích thú với một cuốn. Trước giờ đi ngủ hôm nào, bé cũng đòi bạn đọc cho nghe truyện ấy.

Giống người lớn, bé cũng có niềm yêu thích riêng với sách chuyện hoặc âm nhạc, phim ảnh. Khoảng hai tuổi, bé bắt đầu phản ứng với những thứ mình thích hay ghét. Bé sẽ yêu cầu nhiều lần để cha mẹ thực hiện theo những điều mình thích. Vì thế, con bạn muốn nghe đi nghe lại câu chuyện để khám phá thêm những chi tiết hoặc nhân vật mình quan tâm.

Sự nhắc đi nhắc lại này giúp bé ghi nhớ các từ mới, tên nhân vật, các mốc thời gian… Khi cảm thấy đã tiếp thu được những điều mình thích thú trong cuốn sách này, bé sẽ tự chuyển sự chú ý sang một quyển sách khác.

Bạn cũng dễ dàng nhận ra sự chú ý đặc biệt của bé với một số chương trình quảng cáo trên truyền hình. Ví dụ, bé sẵn sàng bỏ dở cuộc chơi khi nghe thấy nhạc hiệu quảng cáo sữa.

Bé chỉ thích chơi với bố

Mặc cho bạn mất công bày nhiều trò chơi để dỗ dành nhưng bé chẳng mấy bận tâm. Bé chỉ thực sự thích thú tham gia khi có sự góp mặt của bố.

Khoảng 1 tuổi, bé bắt đầu nhận ra có sự khác biệt giữa bố và mẹ. Trong khi mẹ thường thích nội trợ, chăm sóc bé thì bố lại có nhiều trò chơi vui vẻ hơn. Vì vậy, bé dần hình thành nhận thức cá nhân: chơi với bố chắc chắn thú vị.

Dù bận rộn đến mấy, bạn cũng nên thường xuyên tham gia các trò chơi vui cùng cả nhà. Khi ấy, bé sẽ dễ dàng nhận ra sự góp mặt của bạn. Dần dần bé sẽ không ngại chơi cùng người khác ngoài bố.

Bé "nghiện" máy vi tính

Ngày nào bé cũng đòi nghịch máy tính và đặc biệt thích gõ tay lách cách vào bàn phím kể cả khi bạn đã tắt máy.

Việc cha mẹ làm việc bên máy tính luôn kích thích trí tò mò của bé. Khi bé phát hiện máy tính cũng có phim hoạt hình và nghe được ca nhạc như TV, bé càng thích thú khám phá.

Bám chặt bạn khi có người lạ

Bé có thói quen bám chặt mẹ khi nhà có khách. Đây là một trong số những biểu hiện lo lắng ở trẻ. Bạn nên tìm cách giúp đỡ con bởi khi đó bé cảm thấy không an toàn khi xuất hiện một người lạ trong nhà. Bạn hãy ở bên cạnh và giúp bé làm quen với mọi người xung quanh. Mẹ cũng có thể nhanh chóng đánh lạc hướng bé sang một hoạt động khác để giúp con trấn an tâm lý.


Phương pháp giáo dục trẻ từ 2-3 tuổi


  2 tuổi là bước vào thời kì tự lập. Cái gì cũng không khiến bố mẹ làm hộ, mà tự làm lấy, rất muốn học cách tự làm lấy.
  2 tuổi trẻ không có giờ phút nào ngồi yên, lúc nào cũng phải hoạt động, như những vận động viên chuyên nghiệp. Kể cả lúc ăn cơm cũng vậy, không thể ngồi yên một chỗ ăn ngoan ngoãn được. Luôn luôn vận động, làm cái này, làm cái nọ, không biết mệt, cho đến lúc đi ngủ đêm.
  Đây là ý muốn học tập của trẻ 2 tuổi. Vì vậy không được bỏ phí mà phải phát triển ý muốn ấy 1 cách hiệu quả nhất.
  3 điểm cơ bản để phát huy ý muốn ở trẻ 2 tuổi. Nếu đón nhận và phát huy đúng lúc, sẽ khiến trẻ trở thành người ưu tú thực sự, 3 điểm đó là Vận động- Ngôn ngữ- Kỹ năng cơ bản.

1) Cho trẻ vận động nhiều, đi bộ nhiều
  Hãy cho trẻ vận động hết mình bằng cách đi bộ hằng ngày. Trí lực của trẻ được phát triển hoàn hảo khi được kích hoạt các giác quan, vận động, ngôn ngữ ngay sau khi sinh.
  Ví dụ đối với vận động, nếu không để kĩ năng vận động của tay chân được phát huy hết mức thì trẻ không phát triển theo chiều hướng tích cực. Đứa trẻ sẽ không có chiều sâu nội tâm.
  Trẻ được khoảng 1 tuổi rưỡi cần phải cho đi bộ với khoảng cách dài nhất có thể được. Nếu cứ cõng, bế, ngồi xe đẩy, xe hơi thì sẽ đánh mất khả năng đi bộ. Phải nên nhớ rằng rèn luyện đi bộ hằng ngày là bước đầu tiên để có được em bé thong minh. Đi bộ cũng làm dáng dấp bé đẹp hơn.
  Gần đây cha mẹ trẻ thường không cho con đi bộ, mà đi đâu cũng đi ô tô luôn. Vì vậy sức đi bộ trở nên cực kì ít, khoảng cách đi được cũng ngắn, đứa trẻ phát triển bất hoàn hảo.
  Trẻ 2 tuổi muốn hoạt động, luôn luôn có nhu cầu vận động chân tay, cơ thể. Nếu đè nén ý muốn này nó sẽ bị ức chế. Còn nếu biết phát huy ý muốn này, trẻ sẽ trở thành người có khả năng vận động rất tốt.
Vì vậy hãy để trẻ đi bộ thật tốt khi được 2 tuổi. Đi bộ coi như bài rèn luyện hằng ngày, cũng là cách để trẻ có đầu óc thông minh hơn.
  Tuy nhiên, nếu chỉ đi bộ trên đường bằng phẳng thì chưa hoàn hảo. Phải cho trẻ đi cả đường dốc, gập ghềnh, cầu một thanh, treo bậc thang lên xuống, trẻo bậc, nhảy bậc…
  Mẹ ở xa ném quả bóng cho lăn và bảo con chạy lấy quả bóng. Mới đầu trẻ sẽ chạy theo đường quả bong lăn, sau đó sẽ quan sát hướng đến của quả bóng và chạy đến nhặt quả bóng bằng đường ngắn nhất.
  Hàng ngày qui định khoảng cách là bao nhiêu để cho con chạy. Mới đầu là 3 mét, dần lên 5m, 10m, 15m. Bắt đầu luyện cho trẻ dung lực toàn thân để vận động từ lúc 2 tuổi này đến khi vào lớp 1, trẻ sẽ có sức chạy rất tốt.
  Sau 2 tuổi rưỡi cho trẻ nhảy trên tấm đệm đàn hồi, tập lấy thăng bằng. Cả đi, cả nhảy, nhào lộn trên đệm đàn hơi cũng rất tốt.

2) Thời kì nhạy cảm với ngôn ngữ nhất trong cả cuộc đời.
  Khi được 2 tuổi, trẻ có nhu cầu vận động toàn thân, và nhu cầu đối với ngôn ngữ cũng y như vậy. Đặc biệt là khi được 2 tuổi, ngôn ngữ phát triển một cách đột phá, nhưng chỉ đến 2 tuổi rưỡi là hiện tượng đột phá này tự nhiên biến mất.
  Theo đó, có thể nói thời kì từ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi là thời kì quan trọng nhất. Các bậc cha mẹ nên biết trước điều này, đây là thời kì mẫn cảm với ngôn ngữ nhất trong suốt cả cuộc đời.
  Đến tuổi này ngôn ngữ em bé không còn phù hợp với trẻ nữa. Ngôn ngữ em bé sẽ trở thành nguyên nhân gây ra khuyết tật trong ngôn từ của trẻ.
  Cha mẹ thấy kiểu nói em bé đáng yêu, ví dụ như “Souyo” thì nói thành “Chouyo” sẽ khiến trẻ không có khả năng nói đúng âm “Sa, shi, su, se, so” được, tức là thành “nói ngọng”. Tật nói ngọng “suzume” thành “tsutsume” hay “sensei” thành “chenchei” là do khoảng 2 tuổi trẻ không được uốn nắn đúng mực.
  Vì vậy, phải nói với trẻ bằng giọng chuẩn, như nói với người lớn.
  Khi đi tắm, dạy bé càng nhiều càng tốt những danh từ chỉ các bộ phận trên cơ thể, lặp đi lặp lại. Như tay, chân, đầu gối, khuỷu tay, ngực… càng tỉ mỉ càng tốt. Hoặc là hỏi con “bây giờ con muốn mẹ tắm, rửa cái gì trước nào?” chẳng hạn. Khi thay quần áo, hãy dạy con tên các loại quần áo. Ví dụ như: cái váy xanh, cái quần vàng, cái áo len đỏ… Rồi cả những danh từ chỉ các bộ phận của quần áo ví dụ như: ống tay, ống quần, cổ áo…
  Ở độ tuổi này trò chơi ngôn ngữ là thích hợp nhất. Có rất nhiều kiểu cách chơi. Ví dụ như: hỏi con “cái gì màu đỏ ở trong buồng tắm?”, hoặc bảo con nói tên những cái màu đỏ trong nhà mà con nhìn thấy. Hay là, “những từ nào bắt đầu bằng chữ “a” nhỉ?” rồi hướng dẫn con trả lời, như ari, ashi, asahi, asagao, ahiru…. Kiểu chơi này khi đi chợ, đi dạo, ngồi trên xe ô tô, dọn dẹp nhà cửa đều có thể thực hiện được. Cứ chơi kiểu như vậy, cũng là cách để dạy con từ về màu sắc, hình dáng, to nhỏ.
Khi con 2 tuổi, cố gắng mua nhiều sách cho con. Không chỉ cho con xem tranh, mà mẹ đọc cho con nghe. Nếu con muốn, mỗi ngày cứ đọc 5 quyển hay 10 quyển cũng đọc cho con nghe. Khi đó, mẹ sẽ xem được quyển nào hay để đọc lại, quyển nào chỉ đọc qua. Hãy đọc nhiều lần cuốn nào mà con thích.
  Mua nhiều sách sẽ tốn kém, thì có thể mượn thư viện, hoặc là xin sách cũ của những anh chị lớp trên ở gần nhà.
  Những điều mà trẻ 2 tuổi muốn biết là những việc liên quan đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Seri 4 quyển sách “kotobano benkyo” của nhà xuất bản ukuonkanshoten rất thích hợp.
  Thêm nữa, là quan hệ nhân quả thực vật. Viện nghiên cứu ngôn ngữ quốc gia công bố rằng trẻ 2 tuổi rất thích những từ ngữ chỉ quan hệ nhân quả.
  Nói là quan hệ nhân quả thì tưởng như rất khó, nhưng thực ra lại đơn giản. Ví dụ như trẻ sờ vào lò sưởi nóng, bị bỏng tay. Thì nói với trẻ “Không được sờ vào lò sưởi đang bật. Vì sẽ bị bỏng mà”. Có nhiều bà mẹ hay nói với con “ Lò sưởi hư quá. Làm bỏng tay con của mẹ”. Hay một ví dụ khác là trẻ bị kẹp ngón tay vào cửa. Thì các mẹ hay nói “ Cửa hư quá. Để mẹ mắng cửa nhé”. Nói như vậy khiến trẻ không thấy được quan hệ nhân quả đâu cả. Dẫn đến không nhập tâm được cách suy nghĩ sự việc một cách đúng đắn. Thêm một ví dụ nữa. Đứa trẻ khóc. Vì quả bóng nó đang chơi bị lăn vào gậm giường không lấy ra được. Nhưng bà mẹ đang bận thì hỏi “Sao lại khóc? Nín đi” và dúi cho con một cái vào đầu. Đứa trẻ càng khóc to hơn. Rất nhiều trường hợp tương tự như vậy xảy ra, chính điều đó gây tổn thương cho trẻ, kìm hãm sự phát triển tính cách, tài năng của trẻ. Trong trường hợp này nên ân cần hỏi con tại sao khóc, nói với con như mình đang ở tâm trạng của con “quả bong lăn vào gậm giường không lấy ra được chứ gì? Nên con muốn mẹ lấy ra cho chứ gì?”. Đó mới là điều quan trọng.
Như vậy trẻ nhớ được cách bày tỏ tâm trạng, và học được 1 điều “không khóc mà nói như thế thì mẹ sẽ làm cho như ý mình” chẳng hạn. Lần sau có như vậy thì trẻ sẽ nói được “ Tại vì quả bóng lăn vào gầm giường”. Những từ chỉ quan hệ nhân quả như vậy càng phải dạy cho trẻ 2 tuổi càng nhiều càng tốt. Nó rất cần thiết cho việc phát triển năng lực tư duy sau này.
    Như trên đã nói, 2 tuổi có khả năng nhạy cảm với ngôn ngữ nhất. Đọc sách tranh đã đành, nhưng các bậc cha mẹ nên biết rằng đọc thơ là phần thưởng quí giá hơn nhiều. Thơ là tài liệu dạy con người ta về cái hay, cái quan trọng của ngôn ngữ tốt nhất. Ở độ tuổi này không nhất thiết phải phân tích tỉ mỉ từng câu từng đoạn thơ, cũng không cần giải thích ý nghĩa của bài thơ, chỉ cần đọc đi đọc lại nhiều lần để trẻ thuộc và nhớ được là được.
    Ví dụ như mẹ chọn một bài trong tập thơ “Kitaharashiroaki- douyushu” rồi đọc cho con nghe. Không cần hiểu ý nghĩa, chỉ cần nhớ vần điệu của bài thơ cũng khiến trẻ thích thú. Với trẻ 2 tuổi nên đọc những câu chuyện dân gian nhiều lần. Trước khi đi ngủ không nên quên việc đọc sách cho con nghe.
    Giai đoạn này để cho trẻ làm quen với mặt chữ, gọi là thời kì khơi dậy sự quan tâm đến chữ nghĩa của trẻ. 2 tuổi mà trẻ đọc được chữ là một điều cực kì tuyệt vời. Trẻ con thì 1 tuổi cũng nhớ được chữ. Trẻ mới lọt lòng cũng nhớ được chữ. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng trẻ sơ sinh thích thú vớI việc nhớ chữ hơn cả việc nhớ cách nói. Mọi người sẽ thắc mắc tại sao trẻ chưa biết nói lại có thể đọc được chữ cơ chứ, thì xin cứ thử đọc 1 chữ cho trẻ nghe, rồi bảo con nhặt lấy tấm card có ghi chữ vừa đọc sẽ biết ngay. Trẻ sẽ nhặt tấm các có ghi chữ mà nó biết một cách chính xác, tức là nó đã biết đọc.
    Nhớ được chữ, thì cấu tạo đầu cũng thay thổi, đặc biệt là thay đổi lớn ở đại não, các bậc cha mẹ phải nên biết trước điều này. Đến cả con trẻ bị bệnh não, giai đoạn này dạy cách đọc chữ cũng rất hiệu quả, trẻ có thể nhớ được, khi nhớ được thì sắc mặt trở nên trí thức hơn, mắt sáng hơn. Cũng có trường hợp trẻ bị bệnh não mà cũng đọc được sách trôi chảy, đứng đầu lớp khi vào tiểu học. Điều này không thể có nếu chỉ dạy trẻ bị bệnh não đọc khi đã qua 6 tuổi. Nếu không tận dụng thời kì nhạy cảm với ngôn ngữ của trẻ thì sẽ khó làm thay đổi được tố chất của đại não, kể cả với trẻ thường và trẻ bị bệnh não.
Để trẻ gần gũi với chữ, ghi tên của trẻ vào tờ giấy rồi dán lên tường, đọc nhiều lần cho trẻ nghe. Hướng trẻ chú ý vào chữ tên sách, tên thương hiệu hàng hoá, đọc và dạy những chữ ấy cho trẻ. Mở rộng phạm vi chữ đã nhìn trong sách ra báo chí… sẽ làm tăng sự quan tâm của trẻ đến chữ. Đi trên đường, hay đi bộ cũng hướng cho trẻ nhìn thấy biển hiệu ghi chữ gì, biển số ô tô có chữ hán gì, chữ số gì chẳng hạn. Trong khi chờ ở phòng khám, cho trẻ mở rộng phạm vi từ chữ “o-shi-ra-se” chẳng hạn. Với cách dạy cho trẻ những từ ngữ gần gũi nhất, dễ thấy nhất xung quanh như vậy, là bạn đã thực hiện xuất sắc thuật dạy đọc chữ cho con rồi đấy.

3) Làm thoả mãn ý muốn muốn làm những việc xung quanh mình một cách thành thạo
  Xin chuyển sang điểm cơ bản cuối cùng trong 3 điểm cơ bản phát triển ý muốn của trẻ 2 tuổi. Đó là để trẻ nhớ được những kĩ năng cơ bản.
  Trẻ 2 tuổi luôn có ý muốn làm giỏi những việc của mình. Điều này đạt đến đỉnh cao ở giai đoạn 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi, hơn nữa là khi được 3 tuổi rưỡi. Nắm bắt kịp thời và phát huy được ý muốn này chính là bí quyết dạy con thành người ưu tú.
  Rửa tay, buộc dây giầy, cài cúc áo. Những việc này dù có mất thời gian cũng phải để trẻ tự làm lấy. Cha mẹ giành nhiều thời gian, chịu khó dạy con cách làm thì bây giờ có thể bận bịu nhưng sau này sẽ là những ngày vui. Trẻ con ham học hỏi, mà làm giỏi thì ý muốn được thoả mãn, sẽ có được lòng tự tin vào việc mình làm. Cứ như vậy trẻ lớn lên từng bước một. Ngược lại lúc nào bố mẹ cũng ra tay làm hộ, thành thói quen thì trẻ tiến bộ rất chậm và buồn tẻ. Nếu mẹ cứ rửa tay cho con, trẻ mất đi tính nhẫn nại. Có lúc sẽ không cho mẹ rửa tay cho mình, có lúc sẽ không chịu đi rửa tay.
  Trẻ được 2 tuổi nên để trẻ tham gia giúp việc nhà hết mức có thể. Lau bàn, lấy cái này, cất cái nọ, lau đĩa… tìm nhiều việc vừa sức để trẻ làm giúp. Trẻ làm xong phải được khen thật nhiều. Quan trọng hơn là phải củng cố lòng tự tin cho trẻ. Cho dù trẻ làm chưa giỏi cũng phải khen. Có vậy trẻ mới có tự tin, để lần sau làm giỏi hơn.
  Để trẻ nhớ được kĩ năng cơ bản là vậy. Mẹ làm lại, sửa sai cái con đã làm trước mặt chúng là kiểu dạy con tồi tệ nhất. Tuyệt đối không được chê bai trẻ trong bất cứ chuyện gì. Những bà mẹ dốt thường đối xử với con như vậy. Áp đảo sự phản kháng của trẻ. Dập tắt ý muốn tự làm lấy của trẻ bằng những câu đại loại như “việc đấy ai chẳng làm được” hay “ai them làm cái việc dở hơi ấy”. Dù việc nhỏ nhặt trẻ làm được cũng phải khen nhiều. Phải nên biết rằng việc chấp nhận ý muốn làm của trẻ là tạo cho trẻ ý muốn làm, tạo cho trẻ tính tự tin, trẻ phát triển tích cực hơn. Bí quyết dạy trẻ giỏi là “khen”, ngược lại dạy tồi sẽ là “chê”.

Khi trẻ 2 tuổi hãy dạy trẻ biết sắp xếp gọn gàng.
  Kê giá kệ để đồ vừa tầm tay trẻ. Đồ chơi để chỗ dễ cất dễ lấy.
  Qui định chỗ để đồ chơi. Dán băng xanh đỏ vàng vào chỗ cất.
  Đồ chơi cũng dán màu tương ứng để khi cất màu nào vào màu nấy.
  Làm vậy thì trẻ 2 tuổi cũng biết xếp đồ chơi sau khi chơi. Việc dọn đồ chơi xong không phải là việc của mẹ.
  Chỉ cho lấy đồ chơi từng ít một ra. Cất 1 cái rồi mới lấy cái khác. Như vậy việc dọn sau khi chơi là điều thích thú của trẻ. Hãy bắt đầu việc này bằng trò chơi mệnh lệnh. “Cất quả bóng này vào giá, rồi lấy búp bê để trên bàn ra đây cho mẹ” chẳng hạn. Chơi như vậy bé quen với việc dọn dẹp. Ở thời kì ý muốn tự làm lấy việc của mình này mà không dạy phép tắc dọn dẹp sắp xếp thì sau này không thể làm cho trẻ nhập tâm việc này được.

Thời kì này phải dạy trẻ điều khiển đôi tay thật giỏi.
  Ở trẻ dùng tay không thạo hay có xu hướng năng lực phát triển chậm.
Dùng đũa cũng phải dạy từ khi trẻ 2 tuổi.
  Cho trẻ chơi đất nặn. Không phảI chỉ đưa hộp đất nặn cho con, muốn chơi gì thì chơi là xong. Mà phải đưa hình mẫu táo, dâu, chuối… cho con xem rồi hướng dẫn con nặn cho giống hình mẫu.. Chỗ lồi, chỗ lõm, chỗ tù, chỗ nhọn… phảI làm cho giống, mới là quan trọng. Như vậy tạo cho trẻ tính quan sát tỉ mì và điều khiển đôi tay một cách khéo léo.
  Với trẻ 2 tuổi, chơi trò xếp hình gỗ tsumiki rất bổ ích. Hãy để trẻ xếp chồng lên cao, xếp chuỗi dài, bắt chước hình mẹ đã xếp, tự xếp theo trí tưởng tượng của trẻ… Thi xem 2 mẹ con ai xếp được cao hơn chẳng hạn. Đồ chơi tốt là đồ chơi phát triển kĩ năng của trẻ. Có thể thấy các loại đồ chơi phù hợp mục đích đó là: nhà xếp, xe tải ghép, pazuru… Các loại đồ chơi máy móc chạy pin không chỉ có tác dụng thoả mãn ý thích nhất thời của trẻ, mà cũng không có tác dụng phát triển kĩ năng và tư duy của trẻ. Thay vì bỏ món tiền lớn để mua đồ chơi loại ấy ra, hãy trộn lẫn 4 loại đỗ đen, đỗ trắng, đỗ đỏ, đỗ xanh mỗi loại 10 viên vớI nhau, rồi bảo con nhặt riêng từng loại vào 4 cái cốc riêng biệt còn hơn.
  Như đã nói ở phần trước, là trong các loại động vật chỉ có con người là có khả năng cầm nắm vật bằng 2 ngón tay cái và ngón trỏ. Hãy rèn luyện cho trẻ 2 tuổi - thời kì mẫn cảm này - khả năng đó. Hãy cho trẻ dùng 2 ngón tay (cái - trỏ) nhón những vật nhỏ xíu như hạt đậu, cái ghim cài tài liệu… có màu sắc, kích cỡ khác nhau chia theo màu sắc, kích cỡ vào những cái cốc khác nhau.

4) Thời kì phản kháng đầu tiên khi trẻ 2 tuổi - làm sao vượt qua?
Người ta có câu “trẻ 2 tuổi đáng sợ”. Thấy hiện tượng này ở trẻ vừa đầy 2 tuổi, kéo dài trong khoảng thờI gian từ 4 đến 6 tháng. Thời kì này gọi là thời kì phản kháng đầu tiên của trẻ.
Được 2 tuổi, bước vào thời kì tự lập, trẻ muốn tách khỏi bố mẹ, tự làm việc này việc nọ. Việc gì cũng muốn tự làm lấy. Vì vậy khị bị người lớn nói “không được” là trẻ phản kháng liền. Rồi khi trẻ định tự mình làm gì đấy mà không làm được cũng phát cáu lên. Cũng có trẻ giậm chân, giãy nảy, lăn đùng ra đất ăn vạ. Đó là biểu hiện bất mãn khi trẻ định làm gì mà không làm được. Để vượt qua tình cảnh này, hãy cho trẻ xem đọc sách dạy cách làm 1 cách dễ hiểu, từng chút tạo cho trẻ tính tự tin rằng mình cũng có thể làm được. Và một điều nữa là dạy ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ được rèn luyện kĩ năng nói tốt, biết dùng từ phong phú thường không có kiểu nói ích kỉ, cũng như không nghịch ngợm làm phiền bố mẹ. Vì trẻ tự làm được những việc của mình, biết dùng đồ vật, biết truyền đạt ý muốn của mình thì không có cảm giác bất mãn như trên.
Khi trẻ khóc, hãy đặt mình vào địa vị của trẻ, dạy cho trẻ cách nói diễn tả tâm trạng khó chịu lúc đó. Nếu chỉ có quát mắng “sao lại khóc” thôi thì không dễ dàng gì vượt qua thờI kì 2 tuổi đáng sợ này. Nếu con muốn gì, cảm thấy gì mà diễn đạt được hết bằng lời thì cuộc sống hằng ngày thật suôn sẻ. Với trẻ chậm nói, thì không thể có những tháng ngày vui vẻ như vậy được. Nói là thông cảm với tâm trạng của trẻ, nhưng cũng như tay gãi đúng chỗ ngứa vậy, gãi quá sẽ bị xước, thành ra nói hết phần của trẻ. Trẻ không nói được điều mình muốn nói, vốn từ ít, sẽ sinh ra bất mãn. Việc quan trọng là nghe thấu tâm trạng trẻ, chứ không phải nói hộ hết tâm trang của trẻ.
Nếu trẻ hiểu lời nói thì sẽ hiểu những gì mẹ nói, mẹ có thể dạy lễ nghĩa, phép tắc một cách dễ dạng hơn. Không cần ra tay can thiệp làm hộ con, mà chỉ cần trông con thôi, để con dần lớn lên vớI tính tự tin.
Thời kì này trẻ có khả năng ngôn ngữ cao, kĩ năng sử dụng hay làm việc gì đó thành thạo sẽ không có biểu hiện bất mãn, phản kháng như đã nêu ở trên. Bí quyết nuôi dưỡng ý chí của trẻ là không bao giờ nói từ “không được” với trẻ. Luôn dõi theo hành động của trẻ, củng cố lòng tự tin, động viên khích lệ kịp thời, khơi gợi ý muốn của trẻ mới là cách nuôi dạy con hay.

5) Trẻ 2 tuổi là người có trí nhớ thiên tài
2 tuổi là thời kì thiên tài của trẻ nhỏ. Cũng có nhiều bậc phụ huynh ngạc nhiên khi xem chương trình “Những em bé thiên tài nhất Nhật bản” (Chibikkotensai nipponichi), chứ thực ra hầu hết trẻ em đều có khả năng biểu lộ trí nhớ tuyệt vời như những trường hợp được nêu trong chương trình đó. Nếu không biết điều đó, sẽ vô tình làm mất đi khả năng tuyệt vời của trẻ. Chính vì vậy chúng ta cần phải cực kì chú ý đến trẻ. Trẻ phát triển rất nhanh trong độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi. Và những gì trẻ học được trong thời gian này sẽ phản ánh thái độ học tập của chúng sau này, thái độ đó không thể nào sửa đổi được nữa.
Tôi muốn các bậc cha mẹ phảI coi độ tuổi này là giai đoạn thiết lập năng lực cơ sở cho trẻ. Giai đoạn này, nếu dạy trẻ những điều cơ bản suôn sẻ thì trẻ sẽ thành những con người rất sáng dạ. Còn không dạy dỗ gì, cứ để trẻ tự nhiên chơi không thôi sẽ để khả năng ưu việt vốn có của mọi em bé biến mất lúc nào không hay. Xin nhắc lại một lần nữa, đó là trẻ 2 tuổi có trí nhớ thiên tài.
Khi trẻ 2 tuổi mà được rèn luyện trí nhớ thì sẽ có trí nhớ tốt duy trì liên tục và dễ dàng. Với trẻ không được rèn luyện trí nhớ lúc này thì đến năm lớp 6 thôi đã không thể nhớ nổi những công thức tính toán phân số, số thập phân… Vì vậy, khi được 2 tuổi cần phải cho trẻ được rèn luyện trí nhớ càng nhiều càng tốt. Nhớ quốc kì của các nước. Nhớ chủng loại xe ô tô. Nhớ tên các ga tàu điện theo đúng thứ tự. Những việc mà ta thấy đó hoàn toàn có ích, không hề quá sức đối với trẻ.
Có bà mẹ đã dạy con 2 tuổi nhớ hết tên 100 thi sĩ nổi tiếng. Đứa trẻ ấy đã trở thành người cực kì xuất sắc. Cũng có bà mẹ dạy con 2 tuổI cả kinh thư Trung quốc. Đây không phảI là việc nhồi nhét kiến thức. Tôi muốn các bậc cha mẹ hiểu rằng vào thời kì năng lực trí nhớ lên đến đỉnh cao như lúc này, mà làm những việc như vậy thì một mặt khả năng ghi nhớ cao được gắn liền với trẻ, mặt khác những kiến thức thu nạp được này sẽ còn đọng lại trong kho ý thức tiềm tài của cả cuộc đời, sau này làm nền tảng để có được năng lực xuất sắc, và khả năng tư duy cao.
Đặt trước mặt trẻ 2 tuổi 10 cái hộp. Trong 3 hộp có để đồ gì đó. Hãy cho trẻ đoán xem hộp nào có đồ. Không có trẻ 2 tuổi nào ngay từ đầu đã đoán đúng cả 3 cái hộp có đồ. Hãy làm thử từ 1 hộp trước. Đặt lên bàn 10 món đồ, cho trẻ nhìn kĩ trong khoảng 1 phút, rồi giấu đi 1 món, đố trẻ biết đó là món đồ gì. Hãy thử làm bài rèn luyện trí nhớ này cho trẻ.
Cũng liên quan đến trí nhớ, ta phải dạy trẻ khả năng quan sát. “ Cửa hàng vừa xem có bày bán cái gì”, chẳng hạn thế, để rèn cho trẻ khả năng nhớ được nhiều món đồ bày trong cửa hàng. Mẹ với con thi với nhau xem ai nhớ được nhiều hơn.
Điều quan trọng là với trẻ 2 tuổi càng cho trẻ quan sát được càng nhiều càng tốt. Dẫn trẻ đến công viên, cho xem kiến, cho xem lá. Dẫn trẻ đến cửa hàng bán chim, thú cảnh, cho trẻ quan sát. Và bảo trẻ nói về cái vừa xem, vừa nhìn thấy đó.
Cho trẻ đi vườn bách thú, vườn thú biển, khu vui chơi, nông trường, sở phòng cháy chữa cháy… càng nhiều càng tốt, và rèn cho trẻ kể lại những nơi vừa đi.
Cũng có thể cho trẻ đi bus, tàu điện đến bờ biển, vườn táo… để được nhiều dịp quan sát thế giới xung quanh hơn.
Tư tưởng “Mới có 2 tuổi có nhớ được gì mấy đâu, thôi thì chờ đến khoảng 6 tuổi, lúc ấy biết nhớ rồI cho đi đây đó cũng được” là tư tưởng sai lầm, khiến năng lực vốn có của trẻ bị thui chột. Mọi thể nghiệm khi trẻ đã hơn 6 tuổi - lúc này năng lực đã phát triển ở mức ổn định rồi - không tạo nên khả năng cơ bản quan trọng nào nữa. Các bậc cha mẹ nên biết rằng những thể nghiệm được thực hiện trong thời kì khả năng nhận thức đạt đỉnh cao nhất (2 tuổi) sẽ là những khả năng to lớn của trẻ sau này.
Cũng với ý nghĩa đó, trẻ 2 tuổi rất thích hợp để học ngoại ngữ. Bởi vì kí ức về âm thanh của trẻ lúc này cực kì phong phú. Người lớn nghe tiếng nước ngoài không thể nghe toàn bộ âm tiếng nhỏ của từ đó. Hơn nữa cũng không thể thành thạo một ngoạI ngữ nào. Vì người lớn có một rào chắn lớn về âm thanh, mà có những âm không tài nào nghe thấy, hay có bắt chước cũng không nhập tâm được. Nhưng trẻ 2 tuổi lại là thiên tài ngôn ngữ. Vì trẻ dưới 3 tuổi có khả năng phân biệt được sự khác nhau rất nhỏ giữa các âm tiết, và hiểu được sự liên quan giữa các từ ngữ phức tạp. Với năng lực tiềm tài phong phú, trẻ thể nhớ ngoại ngữ một cách tự nhiên như một bản năng sinh lí vậy.
Vì vậy, khoảng 2,3 tuổi việc cho trẻ nghe nhiều bài hát của trẻ em các nước, để trẻ được tiếp xúc, nhận biết được sự khác nhau về âm thanh giữa tiếng các nước đó điều quan trọng.
Những âm thanh trẻ không nghe vào giai đoạn này khi lớn lên sẽ không còn nhập tâm chính xác được nữa.
Khi trẻ đang chơi, thử để máy quay đĩa chạy bản nhạc vui tươi tự nhiên nào đó. Ví dụ như “những bài hát ru con trên thế giớI” chẳng hạn.
Điều quan trọng nhất là việc dạy trẻ, rèn luyện cho trẻ phải được thực hiện thường xuyên, hàng ngày, dù mỗi ngày chỉ một chút thời gian. Tôi muốn các bậc cha mẹ hiểu rõ một điều là việc dạy con hay rèn luyện cho con càng được lặp đi lặp lại càng tạo cho trẻ khả năng thiên tài.
Tuy nhiên cũng phải vừa xem tình hình, sự phản ứng của trẻ để dạy cho phù hợp. Nếu trẻ có vẻ không thích kiểu rèn luyện này thì phải chuyển sang kiểu thích hợp hơn, để trẻ vui vẻ thực hành hơn. Bí quyết để thành công là rèn luyện cho con hay dạy con dưới hình thức chơi với con một cách vui v


Dạy cho bé từ 2-5 tuổi cách ứng xử thông minh


Cuộc sống phong phú có vô vàn những điều mới lạ để bé tìm hiểu. Bố mẹ cũng có vô vàn những kiến thức và kỹ năng phải chuẩn bị cho các bé để từ đó, các thiên thần nhỏ tự tin bước những bước chập chững tìm hiểu thế giới xung quanh. Sau đây là một số kỹ năng cần thiết mà Webtretho muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh:


Dạy cho bé từ 2-5 tuổi cách ứng xử thông minh

Giúp bé tự điều chỉnh cảm xúc

Trẻ con có những lúc tỏ ra vô cùng ngang bướng

Trẻ con có những lúc tỏ ra vô cùng ngang bướng và sẵn sàng “nổi loạn” với nhiều biểu hiện khác nhau; và khi đó, các bậc phụ huynh thường có xu hướng chiều theo ý bé cho qua chuyện. Nhưng điều này là hoàn toàn không nên. Đặc biệt, các bé sẽ lợi dụng điểm yếu này của bố mẹ mà tha hồ “ăn vạ” ở nơi công cộng.

Trong những tình huống ấy, bạn nóng giận, xuống nước hay giả vờ không để ý đến đều không phải là cách xử lý thông minh. Thay vào đó, hãy giữ giọng điệu bình thản, từ tốn và tỏ cho bé thấy rằng bạn không hề bị ảnh hưởng tí nào từ việc “ăn vạ” ấy đâu. Có thể cách này không cho thấy hiệu quả ngay trong lần đầu tiên, nhưng bạn sẽ thấy bé không tái diễn cảnh "làm mình làm mẩy" kia đến lần thứ năm.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thoả hiệp một cách nghiêm túc với bé từ trước khi đưa bé ra ngoài để đề phòng “nổi loạn”.

Mở rộng vốn từ ngữ
Đây là độ tuổi trẻ em tiếp thu ngôn ngữ rất nhanh, thậm chí nhiều bé còn khiến bố mẹ ngạc nhiên về cách nói thông minh và mới lạ của mình. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyên bạn không nên bó hẹp vốn từ ngữ khi nói chuyện với con. Thế không có nghĩa bạn sử dụng từ ngữ cao siêu với bé, nhưng đừng ngại dùng những từ mới – bé có thể hiểu được nhiều từ người lớn sử dụng hơn bạn nghĩ. Bên cạnh trò chuyện, bạn có thể cùng bé tham gia các trò chơi giúp phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách tốt nhất.

Kết quả của một nghiên cứu gần đây ở Mỹ có thể khiến bạn ngạc nhiên: những em bé từ 2 -3 tuổi lớn lên trong gia đình mà cả bố lẫn mẹ đều đi làm thì bố mới là người có ảnh hưởng lớn hơn đối với sự phát triển ngôn ngữ của bé. Còn chờ gì nữa, các bố hãy phát huy vai trò "người thầy đầu tiên’ cho con mình nhé!

Học cách giới thiệu bản thân

Các bé nên được học cách ứng xử, mà cụ thể là cách chào hỏi, xã giao theo đúng độ tuổi của mình để tránh rơi vào trạng thái thụ động hay lúng túng khi gặp người lạ; đây cũng là một trong những cách giúp xây dựng sự tự tin cho bé về sau. Hãy bắt đầu bằng cách giúp bé thấy muốn tự giới thiệu bản thân. Bằng cách nào? Bằng cách người lớn hãy tỏ ra nghiêm túc với bé.

Bé nên được trang bị những kiến thức xã giao cơ bản.

Ngay từ bây giờ, bố mẹ có thể trang bị cho bé những kiến thức xã giao cơ bản nhất thông qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ. Hãy dạy bé đứng thẳng người, mỉm cười và nói to, rõ ràng để người khác nghe được. Các bé ở độ tuổi này có thể học cách giới thiệu tên mình, nhớ tên người đối diện, cúi chào, đón nhận đồ vật bằng cả hai tay, biết nói cảm ơn, xin lỗi, tạm biệt và cả biết cách bắt tay lịch sự.

Biết xử trí khi bị lạc

Các bé ba tuổi phải biết được họ tên, tuổi của mình, tên bố mẹ, địa chỉ nhà. Ngoài ra, bạn cũng cần phải dạy cho bé cách ứng phó khi bị lạc, chẳng hạn như bé phải làm gì, phải tìm sự giúp đỡ từ những ai, phải cung cấp cho họ những thông tin gì…

Bạn có thể dặn bé trong những tình huống như thế hãy tìm đến chỗ chú công an, cô thu ngân (nếu bị lạc trong siêu thị) hay những bà mẹ có con nhỏ. Đừng chủ quan rằng bạn có thể luôn giữ chặt bé trong vòng tay mình, vì những tình huống không may có thể xảy ra bất cứ lúc nào, trang bị cho con mình những kiến thức này không bao giờ là thừa cả.

Các bé ở tuổi này cũng rất hiếu động và ham tìm hiểu, do vậy, trước khi dắt bé đi đâu, đừng quên căn dặn và nhắc nhở bé chú ý kẻo bị lạc bố mẹ


6 cách để dạy bé dưới 2 tuổi biết nghe lời

Nếu bạn nghĩ rằng những đứa bé dưới 2 tuổi không hiểu những lời răn dạy của bố mẹ thì bạn đã hoàn toàn nhầm về khả năng của bé rồi đấy!

Thật khó để bạn có thể “bắt” một đứa trẻ mới chập chững biết đi vâng lời bạn vì ở độ tuổi này, các bé chưa phân biệt được điều đúng sai, chưa thể hiểu rõ những cái được và không được. Nhưng các mẹ có biết rằng, chỉ bằng các biểu hiện thái độ, giọng nói, ánh mắt... mẹ hoàn toàn có thể truyền tải được thông điệp mình muốn nói và bé sẽ ngoan hơn mà mẹ không cần phải quát mắng.

Tiến sĩ Martin J. Drell (Hàn Lâm Viện Mỹ về Tâm Lý Trẻ Nhỏ và Vị Thành Niên - AACAP) sẽ mách nhỏ các mẹ một vài phương pháp để răn dạy những bé dưới 2 tuổi nghe lời.

1. Hãy nghiêm giọng thay vì
la mắng

Tiến sĩ Martin J. Drell cho biết, khi bạn để cho con thấy mình giận dữ, tức là bạn đã thất bại. Vì khi bạn giận dữ, hoặc là trẻ sẽ thấy sợ, hoặc là sẽ trở nên bướng và lì hơn.

Thay vì giận dữ và la mắng, bạn hãy nghiêm giọng lại và nói với con về việc bé vừa làm là không tốt và đừng quên chỉ ra cho con những hậu quả mà bé đã gây ra.

"Tất nhiên là bé sẽ không hiểu được vấn đề như bố mẹ mong đợi, nhưng đừng vì thế mà không giải thích và nói chuyện với con về những việc bé vừa làm. Cách bạn nói, ngữ điệu, thái độ nghiêm nghị của bạn sẽ làm bé phần nào nhận ra vấn đề. Bé sẽ ít nhiều cảm thấy áy náy, hối lỗi", Martin J. Drell cho biết.

6 cách để dạy bé dưới 2 tuổi biết nghe lời 1
Thể hiện thái độ giận dữ tức là bạn đã thất bại trước con. (Ảnh minh họa)


2. Sử dụng ánh mắt

Bạn đừng quên sử dụng "vũ khí" cực hiệu quả đó là ánh mắt nghiêm nghị. Khi nói với bé về những lỗi lầm mà trẻ vừa gây ra, hãy nhìn thẳng vào mắt con và bắt đầu câu chuyện. Ánh mắt của bạn sẽ giúp bé tập trung, thấy vấn đề là nghiêm trọng và cần phải lắng nghe.

Tuy nhiên, Martin J. Drell cũng dặn dò cha mẹ một điều, đó là "cũng như giọng điệu, bạn đừng nhìn bé với ánh mắt giận dữ mà hãy thể hiện sự nghiêm khắc đúng mực, vì bé đang “đọc” vấn đề từ ánh mắt của bạn".

3. Nói đi đôi với làm

Đôi khi bạn hãy truyền tải cho bé những thông điệp có "trọng lượng". Thông điệp này đòi hỏi sự mạnh mẽ trong lời nói, ngữ điệu và có hành động kèm theo. Ví dụ khi bạn nói: “Đã đến lúc đi ngủ rồi con yêu” thì hãy kèm theo hành động bế bé hoặc dắt bé đi vào phòng ngủ, đồng thời tắt đèn.

Bé sẽ hiểu rằng, đã đến giờ phải lên giường
đi ngủ, không có gì có thể thay đổi được điều đó và sẽ làm theo ý của bạn.

4. Hãy hướng dẫn trẻ thật cụ thể

Khi bạn muốn bé thu dọn đồ chơi của mình sau khi chơi thì hãy hướng dẫn con thật cụ thể. Đừng bao giờ nói với trẻ dưới 2 tuổi một câu mơ hồ như: "Con hãy cất đồ chơi đi", mà phải nói: "Con hãy cất con ốc sên màu xanh vào hộp đi", và kèm theo đó là bạn làm cho bé thấy để ghi nhớ và tự làm lần sau.

"Bé sẽ chẳng hiểu cất cái gì và cất vào đâu vì như đã nói, ở lứa tuổi này ngôn ngữ của bé chưa hoàn chỉnh, bé đang học hỏi rất nhiều, kể cả lời nói. Vì vậy nếu muốn một đứa trẻ dưới 2 tuổi hiểu và biết nghe lời thì cha mẹ phải có hướng dẫn cụ thể", Tiến sĩ Martin J. Drell cho biết thêm.

6 cách để dạy bé dưới 2 tuổi biết nghe lời 2
Việc bé hối lỗi bằng ánh mắt và đôi môi này đã khiến không ít cha mẹ mềm lòng. (Ảnh minh họa)


5. Không yêu cầu quá nhiều

Nếu như bạn đã yêu cầu con làm việc gì đó, nhưng bé vẫn chưa thực hiện thì bạn chỉ nhắc nhở lại 1 lần. Nếu bạn nói đi nói lại, bé dễ lầm tưởng bạn đang cáu giận và sẽ có tâm lý tránh xa bạn đấy.

Và khi bạn càng nói, bé càng không nghe thì khả năng bạn sẽ tức giận là rất cao. Mà khi
tức giận thì tức là bạn đã thất bại.

6. Đừng mềm lòng trước ánh mắt của bé

Nhìn vào đôi mắt ngân ngấn nước của con, nhiều bà mẹ đã không thể kiềm chế được lòng mình nên đã vội vã ôm con vào lòng khi vừa mắng bé xong. Hành động đó của bạn đã vô tình xóa bỏ hết “công cuộc” dạy dỗ vừa rồi.

Tiến sĩ Martin J. Drell  khuyên các mẹ sau khi răn dạy con xong, bạn hãy để bé “tự ngẫm” trong 5 phút, sau đó mới lại nựng nịu bé.

Cách cực hay dạy trẻ 1- 2 tuổi học chữ

Không cần sách vở, không tạo áp lực cho con, các mẹ vẫn có thể dạy cho bé biết đọc mà không cần đưa con đến các lò luyện chữ vào lớp 1.

GS Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tâm lý trẻ em ở ĐH Quốc gia Hà Nội, từng có nhiều năm nghiên cứu ở Australia, cho rằng: “Từ trước đến nay, trẻ 1-2 tuổi chỉ được dạy nói thuần túy, vậy có thể kết hợp với dạy đọc. Lứa tuổi này cũng là lứa tuổi thiên tài về trí nhớ, trẻ có khả năng ghi nhớ rất tốt. Việc tiếp nhận thông tin cũng khác với khi trẻ đã lớn, chúng học bằng mọi giác quan, vì vậy có cơ sở để cha mẹ vừa dạy con nói và vừa dạy con biết đọc”.

Cha mẹ hoàn toàn có thể dạy trẻ học chữ khi bé mới được 1 - 2 tuổi. (Ảnh minh họa).

Bé Chíp nhà chị Ngân được mẹ tập cho làm quen với chữ từ khi 1,5 tuổi. Bây giờ Chíp 4 tuổi nhưng đã có thể đọc truyện vanh vách. Mà cách dạy của chị Ngân rất đơn giản, không sách vở, không gây áp lực cho con, tất cả chỉ đơn giản là vừa chơi vừa học.

Khi bé Chíp được hơn 1,5 tuổi, chị Ngân mua về cho con một bảng chữ cái to, đầy màu sắc, mỗi chữ cái to bằng quân bài tú-lơ-khơ cho con chơi. Để con dần dần thuộc mặt chữ, chị nghĩ ra cách chơi đồ hàng với con. Hàng tối, cả nhà chơi đồ hàng, bố mẹ đóng vai là khách, cho bé Chíp là chủ quán, oai lắm nhé! “Bác ơi bán cho tôi chữ A, chữ B,...” và với sự giúp đỡ của bố hoặc mẹ bé sẽ lần tìm ra đúng chữ “khách hàng” cần mua. Ban đầu bé cần sự giúp đỡ của bố mẹ, sau này nếu bé tự tìm ra đúng chữ, cha mẹ hãy vỗ tay cổ vũ, khen và động viên để bé có hứng thú hơn trong việc ghi nhớ mặt chữ.

Để dạy Chíp ghép chữ, chị lấy mấy chữ liền để ghép được tên con, tên bố mẹ, tên ông bà hay những từ đơn giản như: bố, mẹ, gà, mèo, chim... Sau đó, để con ghi nhớ, chị lại đặt hàng sẵn để mua, tức là để con tự xếp thành các chữ đúng thì mẹ mới mua, xếp sai là Chíp sẽ... ế hàng. Vì sợ ế hàng và có hứng thú với trò chơi này nên Chíp nhớ nhanh lắm.

Khi con tự thuộc mặt chữ rồi, chị Ngân dạy con đánh vần bằng cách hay nói vần với con, ví dụ: “Hôm nay nhà mình ăn rau: A-I-AI..., tráng miệng bằng quả A-M-AM..., đố con hai món đó là gì?”. Chíp sẽ ngẫm nghĩ một lúc, loại trừ dần sẽ ra rau cải và quả cam.

Khi Chíp 2 tuổi, chị Ngân dạy con ghép dấu bằng cách thỉnh thoảng lại đố con ví dụ B ghép với E thành BE thêm dấu sắc thành BÉ, và làm tương tự với các dấu huyền, ngã, hỏi... Chíp cứ hiểu thế nào là ghép thế ấy, mẹ không cần cầu kì phải ghép thành từ có nghĩa hay không.

Dạy bé học chữ sớm giúp kích thích khả năng tư duy và giúp bé nhạy bén hơn. (Ảnh minh họa).

Thành quả sau những buổi chơi mà học của cả nhà là bây giờ dù mới hơn 3 tuổi, nhưng Chíp đã thuộc hết các mặt chữ cái, ghép chữ rất giỏi và đánh vần cũng khá siêu.

Khi chơi đồ hàng với con, khi tắm cho bé, hoặc khi mẹ nấu ăn, Chíp ngồi loay hoay với bảng chữ cái, mẹ Chíp vẫn ngân nga dạy con: B ghép với A thành BA, M ghép với E thành MẸ, chữ K ghép với chữ H thành chữ KH.... Cứ thế với tất cả các chữ và với trí nhớ của trẻ con, Chíp học rất nhanh mà không cần bất cứ nguyên tắc nào về nguyên âm hay phụ âm. Sau một thời gian kiên trì vừa chơi vừa học, bé Chíp đã học xong chữ một cách thoải mái mà không cần đau đầu nhớ nguyên tắc, không phải bị ba mẹ ép ngồi vào bàn học hay đến các lớp dạy chữ trước khi vào lớp 1.

Khi được 4 tuổi, Chíp dã có thể đọc truyện tranh có các câu ngắn và khi 4 tuổi rưỡi đã đọc tốt các truyện dài.

Theo chị Ngân, với lứa tuổi này, các bé cần rèn luyện trí nhớ và tự tìm ra nguyên tắc chứ không bắt con học theo nguyên tắc sẵn có nào. Dạy con bằng cách vừa chơi kết hợp với học và buôn chuyện như vậy thì vô tình các câu chuyện đó sẽ khiến con thích thú và phải ghi nhớ. Có lẽ mỗi lần như thế lại vạch vào não bé một rãnh nhỏ để ghi nhớ những điều đã được trải qua.

Các mẹ nên nhớ, chỉ đố bằng lời đấy nhé, mẹ nói con trả lời chứ không bắt con động đến sách vở gì đâu! Và trẻ con thường rất hay quên, vì vậy thỉnh thoảng phải lặp lại trò chơi hoặc dưới hình thức khác để con ghi nhớ.

Bây giờ chị Ngân cũng đang dạy con gái thứ 2 như vậy nhưng vì bận rộn hơn nên con gái sau ít được mẹ đố hơn và đố muộn hơn, 3 tuổi bây giờ mới bắt đầu đố ghép dấu.

Đối với tập viết cũng vậy, chị không cho con gái tập viết trước (trừ việc các cô cho tập viết ở trường mẫu giáo). Khi mới đi học, Chíp cũng chỉ được điểm 7 tập viết thôi, nhưng không vì thế mà chị Ngân buồn vì không cho con đến các lò luyện viết chữ đẹp từ trước. Chị dạy cho bé dần dần, Chíp cũng tiến bộ và được điểm 9, điểm 10. Và một điều rất đặc biệt là Chíp vẫn thích đi học lắm vì vẫn còn nhiều điều mới mẻ cần học dù có rất nhiều thứ bé đã biết.



Thực đơn trong tuần cho trẻ 2 tuổi
Tăng chiều cao cho bé 2 tuổi, 3 tuổi
Cách chăm sóc em bé 2 tháng tuổi phát triển tốt nhất
Tập cho bé ăn cơm như thế nào
Thức ăn cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi
Khi nào cho trẻ ăn cơm thì thích hợp
Món ngon bổ dưỡng cho bé 2 tuổi phát triển toàn diện


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý