Triệu chứng khi bị đau bao tử

seminoon seminoon @seminoon

Triệu chứng khi bị đau bao tử

19/04/2015 11:53 AM
271

Triệu chứng khi bị đau bao tử gồm: Đau thượng vị, kém ăn, ợ, nôn và buồn nôn, chảy máu tiêu hóa.



TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ĐAU DẠ DÀY


1.Đau thượng vị: Đây là dấu hiệu quan trọng và thường có ở tất cả các bệnh nhân mắc bệnh lý dạ dày tá tràng.

Bệnh nhân thường cảm giác đau ngay ở thượng vị, ngay dưới mũi ức hoặc cách xa mũi ức lệch về bên phải hoặc bên trái. Cảm giác đau tùy thuộc vào người bệnh, có người cảm giác đau tức, có người cảm giác đau rát bỏng hay nóng, hay đau âm ỉ, tuy nhiên người bệnh không có cảm giác đau quặn. Cơn đau có thể lên ngực hay lan ra sau lưng hoặc không lan. Thời gian đau tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh của người bệnh, trong giai đoạn đầu người bệnh thường có cơn đau kéo dài một đến hai tuần, đau thường tái đi tái lại và bệnh nhân thường dự báo được đợt đau tiếp theo (khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa..). Lâu hơn bệnh nhân trở nên đau liên miên..

Một điều cần chú ý đối với bệnh nhân mắc bệnh dạ dày tá tràng là cơn đau thượng vị thường có tính chất chu kỳ và có liên quan đến bữa ăn. Đau thượng vị có tính chất chu kỳ thường gặp ở bệnh loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên đối với các bệnh lý như viêm dạ dày hay ung thư dạ dày, bệnh nhân thường đau bụng không có tính chất chu kỳ nữa mà đau liên miên suốt cả ngày. Bữa ăn có ảnh hưởng rõ rết đến cơn đau thượng vị, bữa đau có thể làm tăng cơn đau hoặc khi ăn vào bệnh nhân lại cảm giác cơn đau đỡ đi, ví dụ như bệnh nhân bị loét hành tá tràng: cơn đau thường xảy ra lúc đói, ăn một chút thức ăn (bánh quy, hay một ít cơm) bệnh nhân cảm giác hết đau. Ngược lại với bệnh nhân bị loét dạ dày, lúc đói bệnh nhân không cảm giác đau thượng vị, nhưng khi ăn vào cơn đau thượng vị lại tăng lên.

 2.Kém ăn

Kém ăn là một dấu hiệu mang tính chất chủ quan của người bệnh,  không đặc hiệu cho một bệnh lý ở một cơ quan  nào. Khi bệnh nhân có dấu hiệu kém ăn có thể biểu hiện bởi ăn kém ngon hay giảm khối lượng thức ăn

Người ta chia ra 2 loại kém ăn:

+Kém ăn giảm lực- người bệnh có cảm giác tiêu hoá chậm, sau khi ăn, bụng chướng căn, cảm giác nặng nề ấm ách sau khi ăn.

+Kém ăn tăng lực: người bệnh sau khi ăn có cảm giác đau thượng vị, rát bỏng vùng thượng vị lan lên xương ức, nôn.

  Nguyên nhân của kém ăn trước tiên phải nghĩ đến là bệnh lý dạ dày ngoài ra các bệnh lý ngoài bộ máy tiêu hoá như bệnh nhân, bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần. Một trường hợp đặc biệt của kém ăn nữa chứng kém ăn vô căn và lâu dài bệnh nhân có thể chết do suy mòn.

 3. Ợ

Ợ không phải là một dấu hiệu bệnh lý quan trọng nhưng lại gây nhiều khó chịu và phiền phức cho người bệnh. Người bệnh có các biểu hiện của ợ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường này có thể do: rối loạn vận động dạ dày (lỗ tâm vị đóng không kín) hay do thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu bị lên men và sinh hơi. Bệnh nhân có thể ợ hơi hoặc ợ chua hay ợ ra chất đắng như mật. Thức ăn hoặc hơi có thể lên tân trên họng làm cho người bệnh cảm thấy được vị đắng hay chua, nhưng cũng có khi không lên tận trên mà chỉ lên nửa chừng, người bệnh chỉ cảm thấy đau sau mũi ức hay đau sau xương ức

Nguyên nhân của hiện tượng ợ bao gồm: bệnh lý dạ dày: viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày rối loạn chức năng cơ vòng tâm vị; các bệnh lý ngoai dạ dày như các bệnh lý về gan gây chức nang gan kém hay các tổn thương gây tắc ruột.

 4. Nôn và buồn nôn

Nôn là hiện tượng người bệnh tống các chất chứa trong dạ dày ra ngoài đường mồm. Buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn ra được. Buồn nôn và nôn có thể đi đôi với nhau, nhưng cũng có khi chỉ có một dấu hiệu xảy ra đơn độc.

 Nôn nhiều sẽ dẫn đến hậu quả

-Rách thực quản

-Rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (Hội chứng Mallory Weiss)

-Tình trạng mất nước và điện giải do trong dịch dạ dày có chứa các điện giải Na, K và Ca, ngoài điện giải còn có các ion H+, Cl+ do đó còn dẫn đến tính tràng kiềm hoá máu.

 Hậu quả nặng hơn của tình trạng này là hạ huyết áp và truỵ tim mạch

-Tình trạng toàn thân gầy và sút cân nhanh chóng dần dần dẫn đến suy mòn, thiếu máu, phù nề

Các bệnh ở dạ dày góp phần quan trọng nhất trong nguyên nhân gây ra nôn: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.

 5. Chảy máu tiêu hoá:

Bình thường trong ống tiêu hoá không có máu, khi máu thoát ra khỏi thành mạch, chảy vào trong lòng ống tiêu hoá, lúc đó gọi là chảy máu tiêu hoá. Đây là một dấu hiệu rất quan trọng do nhiều nguyên nhân gây ra, nó có thể đe doạ tính mạng người bệnh trong một thời gian rất ngắn một vài giờ thậm chí vài phút do đó người bệnh phải được đưa ngay đến cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời và tìm nguyên nhân gây ra chảy máu tiêu hoá.

Những dấu hiệu của chảy máu tiêu hoá:

-Nôn ra máu đỏ tươi, máu đen

-Iả ra máu đỏ tươi hay máu đen

-Các dấu hiệu cho thấy người bệnh đang trong tình trạng mất máu cấp: choáng váng, hoa mắt chóng mặt, mạch nhanh huyết áp tụt.

 Khi bệnh nhân bị chảy máu tiêu hoá, một trong những nguyên nhân phải nghĩ đến là bệnh lý ở dạ dày: viêm dạ dày cấp do thuốc, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hội chứng Malory Weiss, vỡ tĩnh mạch thưc quản do bị bệnh gan.

 Một số bệnh lý ngoài ống tiêu hoá có thể gây nên chảy máu tiêu hoá: bệnh lý về máu, xơ gan hay viêm gan, do dùng một số thuốc: thuốc chống đông, thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc chữa huyết áp cao.

NHỮNG QUY TẮC ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH DẠ DÀY

Bệnh đau dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng quan trọng như việc chữ trị bệnh của các bác sỹ.

Vậy, rốt cuộc nên ăn đồ gì và không nên ăn đồ gì? Dưới đây là 11 quy tắc ăn uống cho người bị bệnh dạ dày.
Ăn ít các thực phẩm chiên rán
Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.
Ăn ít các thực phẩm ngâm muối
Trong các thực phẩm này chứa muối nên cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư nên bạn càng không nên ăn.
Hạn chế đồ sống, lạnh và thực phẩm kích thích
Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
Ăn uống điều độ
Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.

Quy tắc ăn uống cho người bị bệnh dạ dày
Đúng giờ, định lượng
Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
Ăn chậm rãi để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày
Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
 Chọn giờ uống nước
Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.
Chú ý phòng lạnh
Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, những người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.
Tránh các chất kích thích
Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu ở bụng bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày hoạt động tốt nhất có thể.
Bổ sung vitamin C
Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.


THỰC PHẨM GIÚP GIẢM CƠN ĐAU DẠ DÀY


Rối loạn dạ dày khiến bạn đau đớn thường xuyên, bị chuột rút, buồn nôn hoặc tiêu chảy và thực sự khó chịu trong cả ngày dài hoạt động.

Một số thực phẩm gần gũi dưới đây có thể xoa dịu tình trạng dạ dày và chứng khó tiêu của bạn, cùng các chất dinh dưỡng sẽ điều chỉnh hoạt động cơ thể tốt nhất nếu bạn bổ sung chúng thường xuyên trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Chuối

Chuối là loại quả giúp tăng cường năng lượng cho các vận động viên marathon vì chúng dễ tiêu hóa và thường không gây khó chịu trong dạ dày. Được biết đến với chức năng cải thiện các vấn đề về dạ dày, vì trong chuối chứa pectin – một hoạt chất giúp hệ tiêu hóa cân bằng và ổn định.

7 thực phẩm giúp giảm cơn đau dạ dày, Sức khỏe đời sống, Thuc pham giam dau da day, benh da day, con dau da day, roi loan tieu hoa, tieu chay, tao bon, chuoi, du du, com trang, sua chua, suc khoe, bao.

Chuối giúp cân bằng hệ tiêu hóa

Cơm trắng

Nếu dạ dày của bạn lộn xộn, các thực phẩm giàu chất xơ như gạo, bánh mì nướng, hoặc khoai tây luộc sẽ giúp cải thiện tình hình. Bên cạnh việc không làm căng thẳng thêm hệ thống tiêu hóa đang nhạy cảm, các thực phẩm này còn giúp giảm bớt hiện tượng tiêu chảy vì chúng hấp thụ chất lỏng trong dạ dày và tiêu thụ lượng chất xơ cần thiết đào thải ra ngoài.

Gừng

Gừng như một phương thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa và cải thiện sức khỏe toàn cơ thể. Nếu bạn yêu thích hương vị và tính năng đa dạng của gừng, cũng nên lưu ý sử dụng 4 gram gừng/ ngày, sử dụng gừng dạng bột hoặc các sản phẩm tinh chế khác cách nhau bốn giờ đồng hồ. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng miếng gừng tươi hoặc kẹo gừng hay thêm gừng trong các tách trà nóng cũng đem lại hiệu quả tương đương.

Soup hoặc hỗn hợp táo

Giống như chuối, táo là nguồn dồi dào chứa pectin, giúp giảm các triệu chứng bệnh tiêu chảy. Nếu bạn đang bị rối loạn dạ dày, táo nấu hoặc chế biến trong các hỗn hợp sẽ dễ dàng cho hệ thống tiêu hóa của bạn hơn.

Đu đủ

Thêm một loại trái cây nhiệt đới khác được liệt kê vào danh sách thân thiện với dạ dày là đu đủ. Ăn đu đủ thường xuyên kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp tiêu thụ nhanh protein, xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh. Nếu bạn không thích ăn đủ đủ hoặc mùi vị của chúng trực tiếp, sử dụng thêm các viên thuốc chiết xuất từ đu đủ để bổ sung cũng là ý tưởng tốt cho cơ thể.

Trà thảo mộc

Một tách trà ấm, bạc hà và hoa cúc được chứng minh có những đặc tính giúp chữa bệnh liên quan đến dạ dày. Bạc hà kích thích kênh sản xuất antipain tại đại tràng, chống lại buồn nôn và hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng liên quan đau dạ dày. Hoa cúc giúp giảm đau bụng và khó chịu trong dạ dày.

Sữa chua

Bạn nên lựa chọn sản phẩm sữa chua thích hơp vì trong thành phần sữa chua giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột của bạn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác.


Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Món ăn cho người bị đau dạ dày
Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Đau dạ dày nên ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe
Lời khuyên cho người bị đau dạ dày


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý