Triệu chứng khi bị nhiễm trùng uốn ván

seminoon seminoon @seminoon

Triệu chứng khi bị nhiễm trùng uốn ván

19/04/2015 11:53 AM
29,513

Bệnh uốn ván là một nhiễm khuẩn nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Chúng ta cùng xem những triệu chứng khi bị nhiễm trùng uốn ván để đề phòng nhé!

 

1. Uốn ván là gì?

Bệnh uốn ván là một nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, đặc trưng bởi tăng trương lực cơ và các cơn co cứng, gây ra bởi một độc tố protein mạnh là tetanospasmin do Clostridium tetani tiết ra.

Kết quả hình ảnh cho uốn ván

Bệnh uốn ván xuất hiện rải rác ở các vùng nông thôn; ở các nước không có Chương trình tiêm chủng mở rộng thì bệnh ở trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao. Bệnh uốn ván thường xảy ra sau một tổn thương cấp tính như vết chích da, vết rách da, vết trầy da, bỏng, viêm tai giữa, phẫu thuật, sảy thai, sinh đẻ…

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván ( Clostridium tetani ) gây ra.  Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao 25 – 90% . Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.

Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4 – 21 ngày. Tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.

2. Triệu chứng bệnh uốn ván

Bệnh khởi phát sau chấn thương, trung bình là 7 ngày; 15% số trường hợp khởi phát bệnh trong vòng 3 ngày và 10% khởi phát bệnh sau 14 ngày. Uốn ván toàn thân là thể bệnh hay gặp nhất. Dấu hiệu điển hình là tăng trương lực cơ và co cứng toàn thân. Lúc đầu tăng trương lực cơ ở các cơ nhai, nuốt khó và cứng hay đau các cơ cổ, vai, lưng. Kế tiếp các cơ khác cũng bị tăng trương lực gây ra cứng bụng và cứng các cơ ở gốc chi; do co cứng liên tục các cơ mặt, tạo ra một vẻ mặt nhăn nhó hay kiểu cười khẩy, cười nhăn, co cứng cơ lưng tạo ra một tư thế lưng cong ưỡn lưng.

Kết quả hình ảnh cho uốn ván

Ở một số bệnh nhân xuất hiện các cơn co cứng toàn thân kịch phát, với cường độ mạnh, những cơn đau làm cho bệnh nhân xanh tím và đe dọa ngừng thở. Các cơn này có thể lặp đi lặp lại, có thể là tự phát hoặc do kích thích dù là rất nhẹ. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ bị tình trạng cứng cơ và có một vài cơn co cứng hoặc không có cơn co cứng nào. Thể vừa có dấu hiệu cứng hàm, khó nuốt, cứng cơ và các cơn co cứng. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt (phần lớn không sốt). Các phản xạ gân sâu tăng. Nuốt khó hoặc chướng bụng làm cho bệnh nhân ăn uống khó khăn.

 

Rối loạn hệ thần kinh thực vật như huyết áp tăng thất thường, hay thường xuyên; nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim; sốt cao, vã mồ hôi. Một số biến chứng về tim mạch có thể gặp là hạ huyết áp và chậm nhịp tim, đôi khi xuất hiện ngừng tim đột ngột. Những biến chứng khác là viêm phổi, gãy xương, vỡ cơ, loét do nằm và ly giải cơ vân.

Uốn ván ở trẻ sơ sinh, thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh với các dấu hiệu: trẻ bỏ bú, cứng cơ và các cơn co cứng; thường là uốn ván toàn thân và dễ dẫn đến tử vong nếu không điều trị.

Uốn ván cục bộ ít gặp, biểu hiện chỉ giới hạn ở các cơ gần vết thương, đây là thể nhẹ, tiên lượng tốt. Uốn ván đầu là một hình thái hiếm gặp của uốn ván cục bộ, diễn ra sau chấn thương đầu hay nhiễm khuẩn tai. Các triệu chứng gồm cứng hàm, rối loạn chức năng một hoặc nhiều dây thần kinh sọ, thường gặp là dây số 7, tỷ lệ tử vong cao.

3. Nguyên nhân gây bệnh uốn ván

Do bị trầy xát và viết thương tiếp xúc trực tiếp với trực  khuẩn uốn ván Clostridium tetani có trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ …, xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng  gây bệnh uốn ván.

Kết quả hình ảnh cho uốn ván

Những người có nguy cơ mắc cao:

- Người làm vườn

- Người làm việc ở các trang trại, các nông trường chăn nuôi gia súc và gia cầm

- Người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại.

- Công nhân xây dựng các công trình.

- Bộ đội và thanh niên xung phong.

Đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh:

Vi khuẩn C.tetani là trực khuẩn gram dương, di động, kỵ khí, có hình bầu dục, không có màu, nha bào có mặt ở khắp nơi trên thế giới: trong đất, môi trường kỵ khí, phân súc vật, phân người. Nha bào có thể tồn tại nhiều năm trong một số môi trường và kháng với nhiều loại thuốc khử khuẩn, không bị tiêu diệt khi bị đun sôi 20 phút. Nhưng khi ở dạng các tế bào thực vật, chúng dễ dàng bị khử hoạt tính và nhạy cảm với nhiều kháng sinh như: metronidazol, penicillin…

4. Điều trị bệnh uốn ván

Nguyên tắc điều trị là diệt trừ vi khuẩn, trung hòa độc tố, ngăn ngừa các cơn co cứng cơ, theo dõi và xử trí hỗ trợ hô hấp. Bệnh nhân phải được chăm sóc trong một căn phòng yên tĩnh để giám sát và theo dõi tim, phổi thường xuyên, hạn chế mọi sự kích thích. Duy trì và bảo vệ đường thở. Xử lý vết thương sạch sẽ, loại bỏ triệt để các dị vật.

- Dùng kháng sinh: tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật là nguồn sản sinh ra độc tố. Có thể dùng một trong các thuốc như sau: penicillin 10 – 12 triệu đơn vị tiêm mỗi ngày x 10 ngày; metronidazol 500mg mỗi 6 giờ hay 1g mỗi 12 giờ; dùng clindamycin, erythromycin. Đồng thời phải điều trị đặc hiệu với nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác gây ra.

Kết quả hình ảnh cho điều trị uốn ván

- Dùng kháng độc tố uốn ván: để vô hiệu hóa độc tố lưu hành trong máu và độc tố ở vết thương nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong; kịp thời dùng globulin miễn dịch uốn ván của người. Tốt nhất là nên tiêm kháng độc tố trước khi điều trị vết thương.

- Kiểm soát các cơn co cứng: Dùng một hay phối hợp các thuốc sau đây: diazepam được sử dụng phổ biến: lorazepam, barbiturat, chlorpromazin. Thuốc phong bế thần kinh cơ kết hợp với thở máy để điều trị các cơn co cứng không đáp ứng với thuốc hoặc các cơn co cứng đe dọa ngừng thở.

- Điều trị hỗ trợ: Mở khí quản có thể kết hợp hoặc không kết hợp với thở máy; bù nước và điện giải; tăng cường dinh dưỡng bằng truyền dịch hoặc cho ăn qua ống thông vào dạ dày; vật lý trị liệu để đề phòng cứng cơ; dùng heparin và các chất kháng đông khác để đề phòng tắc mạch phổi; theo dõi chức năng của thận, bàng quang và ruột; phòng chống chảy máu và loét đường tiêu hóa.

- Dùng vaccin gây miễn dịch chủ động: Tất cả bệnh nhân phải được tiêm vaccin sau khi bệnh đã phục hồi.


CÁCH XỬ LÝ TỐI VẾT THƯƠNG ĐỂ PHÒNG BỆNH UỐN VÁN


Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 40 trường hợp bị uốn ván. Ðáng nói, hầu hết các ca nhập viện đều nặng, bị hôn mê và co giật toàn thân...

Cấp cứu vì những vết thương nhỏ

Theo hồ sơ bệnh án của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chị N.N.L (Bình Lục - Hà Nam) bị tổn thương rách da, bầm tím ở cằm do trượt ngã, chủ quan cho rằng vết thương sau vài ngày sẽ khỏi và liền da nên không đi  khâu và tiêm huyết thanh kháng uốn ván mà chỉ băng vết thương lại. Tuy nhiên, sau 7 ngày chị có dấu hiệu co cứng toàn thân, co giật...  Người nhà vội đưa chị đến bệnh viện, tại đây các bác sĩ kết luận chị bị uốn ván do nhiễm trùng vết thương.

Kết quả hình ảnh cho uốn ván

Hãy cảnh giác từ những vết thương nhỏ nhất


Không giống như trường hợp chị L., anh T.D.H (Từ Sơn - Bắc Ninh) bị gạch rơi vào ngón chân cái gây bầm tím, xây xước da. Sau 10 ngày sau, anh xuất hiện triệu chứng cứng hàm, khó nuốt, khó há miệng,… Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng hôn mê sâu, người căng cứng và giật liên hồi. Các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị uốn ván.
 Điều trị tích cực cho bệnh nhân mắc uốn ván tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Ngọc Dương

Vì sao đã tiêm huyết thanh kháng uốn ván vẫn mắc bệnh?

Các chuyên gia y tế cho rằng, nguyên nhân đã tiêm huyết thanh kháng uốn ván nhưng vẫn mắc bệnh vì huyết thanh kháng uốn ván là kháng thể từ bên ngoài đưa vào nên chỉ có tác dụng bảo vệ trong khoảng một tuần, nếu người bệnh chưa tiêm vaccin phòng uốn ván lần nào, sức đề kháng kém khi huyết thanh kháng uốn ván hết tác dụng thì người bệnh vẫn bị mắc. Hơn nữa, nha bào uốn ván tồn tại rất nhiều trong môi trường đất, cát, phân súc vật và sống rất dai dẳng. Khi xâm nhập được vào vết thương, vết bầm dập trên cơ thể người, nha bào sẽ phát triển thành vi khuẩn uốn ván và các vi khuẩn này sẽ tiết ra độc tố gây bệnh uốn ván. Vi khuẩn uốn ván sinh sôi nảy nở và tiết ra độc tố bên trong vết thương mà không gây sưng nề ngay cả khi vết thương khô miệng. Chính điều này nhiều trường hợp chủ quan, chỉ sát trùng vết thương mà không đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Bệnh khởi phát sau chấn thương

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra.  Nha bào uốn ván có khắp nơi trong đất cát, bụi, phân trâu, bò, ngựa và gia cầm, cống rãnh… Bệnh thường xảy ra sau một tổn thương cấp tính như vết chích da, vết rách da, vết trầy da, bỏng,  phẫu thuật, sinh đẻ... Khi mắc bệnh uốn ván gây nhiễm độc hệ thần kinh vận động làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và co giật liên tục.

Bệnh khởi phát sau chấn thương, thường là 7-10 ngày. Dấu hiệu điển hình là tăng trương lực cơ và co cứng toàn thân. Lúc đầu tăng trương lực cơ ở các cơ nhai, nuốt khó và cứng hay đau các cơ cổ, vai, lưng. Kế tiếp các cơ khác cũng bị tăng trương lực gây ra cứng bụng và cứng các cơ ở gốc chi; do co cứng liên tục các cơ mặt, tạo ra một vẻ mặt nhăn nhó, co cứng cơ lưng tạo ra một tư thế lưng cong ưỡn lưng. Nếu xuất hiện các cơn co cứng toàn thân kịch phát, với cường độ mạnh, những cơn đau làm cho bệnh nhân xanh tím và đe dọa ngừng thở. Các cơn này có thể lặp đi lặp lại, có thể là tự phát hoặc do kích thích dù là rất nhẹ. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ bị tình trạng cứng cơ và có một vài cơn co cứng. Thể vừa có dấu hiệu cứng hàm, khó nuốt, cứng cơ và các cơn co cứng. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát. Nuốt khó hoặc chướng bụng làm cho bệnh nhân ăn uống khó khăn. Bệnh có thể gây tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.

Kết quả hình ảnh cho uốn ván

Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh uốn ván nhất là trẻ sơ sinh (hay bị uốn ván rốn), đặc biệt là những trẻ sinh tại nhà, không được chăm sóc y tế, những người chưa tiêm vaccin phòng bệnh uốn ván. Ngoài ra, những người làm vườn, làm việc ở các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, người dọn vệ sinh cống rãnh, công nhân xây dựng... đều có nguy cơ mắc cao.

Cần xử lý tốt vết thương

Do vi khuẩn uốn ván chỉ gây bệnh khi vết thương bị dập nát, vết thương do dụng cụ lao động và những vật gỉ, bẩn gây ra, vết thương nhiễm trùng, vết thương hở, vết thương bị băng kín lâu gây thiếu ôxy... Bởi vậy, việc cần làm khi bị tổn thương là xử lý ngay vết thương bằng cách giải phóng hết dị vật trong vết thương (như bùn, đất, cát, mảnh sành, đinh, gai...), rửa vết thương bằng xà phòng nhiều lần, sát khuẩn bằng dung dịch như cồn 70 độ, ôxy già hoặc dung dịch bêtadin..., sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được tiêm kháng huyết thanh chống vi khuẩn uốn ván và điều trị theo phác đồ. Lưu ý, không nên băng kín vết thương lâu ngày, thường xuyên vệ sinh và sát khuẩn vết thương.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Để phòng bệnh uốn ván, tốt nhất nên tiêm đầy đủ các mũi vaccin phòng bệnh. Hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng đã có vaccin 5 trong 1 (phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm não Hib) cho trẻ từ 2 - 4 tháng tuổi, trẻ sẽ được tiêm 3 mũi, mũi đầu tiên từ tháng thứ 2, mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Sau đó,  từ 5 - 10 năm tiêm nhắc lại một liều; Trong lao động phải hết sức tránh không để bị tổn thương nhất là các loại tổn thương sâu, kín, bẩn như giẫm phải đinh, gai, chấn thương phần mềm ở nơi bùn lầy của chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhà vệ sinh,...; Vệ sinh môi trường sạch sẽ như  nạo vét các chất thải, chất bùn, khơi thông cống rãnh để tránh ứ đọng không cho vi khuẩn và nha bào uốn ván phát triển...         


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
T giẫm dinh đươc 1 thang, vết thuong chay it mau va mau lành nhưng sao bây giờ chân giẫm dinh nó cư gồng lên hoai
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
toi giam dinh duoc mot ngay nhung vet thuong nho vay co sao khong
chị nên đi khám ngay nhé
B liên hệ mình facebook đông y gia truyền dân tôc 01234631982.nhà mình chuyên chữa đông đặc trị nhiễm trùng các loại nhé.cam kết khỏi 100% kể cả nhiễm trùng uốn ván đã co giật
Thưa bac sĩ! E bị giẫm đinh đúng 1 thang, it mau và mau lành nhưng sao bây giờ chân giẫm đinh của e nó cư gồng lên hoai, cho e hỏi co nghiem trong khong, e co bi uốn ván toàn thân khong
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Với những biểu hiện trên không khẳng định được đâu bạn à. Bạn đi khám sớm xem thế nào nhé!
Mình bị chó cắn ở ngón chân, vết thương khá nhỏ hiện đang chích ngừa dại nhưng bác sĩ bảo không chích ngừa uốn ván năm nay mình 19 tuổi cũng chưa biết đã tiêm phòng vắc xin uốn ván chưa và tiểu chứng ở chân của mình là thấy hơi khác khác so với chân còn lại xuất hiện vết bầm tím nhạt hơi đau, tê vậy giờ mình nên làm gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Vì vết thương nhỏ nên bác sĩ không chỉ định tiêm uốn ván. Bạn chú ý giữ vệ sinh thật tốt, sát trùng vết thương để mau lành nhé. Chúc bạn sức khỏe!
Con mình 5 tuổi,bị cây đinh gỉ làm xước da(có chảy ít máu )bị 2 hôm rồi. Lúc nhỏ cũng đã chích đay đủ vacxin :bạch hầu,ho gà, uốn ván.vậy bây giờ mình có nên đưa con mình đi chích vacxin ngừa uốn ván nữa ko? Xin tư vấn giúp, mình cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
em bị dẫm đinh rỉ đc gần 1 năm rồi. k còn có vết thương hở .chích ngừa uốn ván luông rồi. nhưng dạo này chân e lại đau lại. và sưng ...xin tư vấn giúp e. em cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Nhà mình chữa đông y chuyên chữa tất cả các loại nhiễm trùng vết thương hở và uốn ván.b có thể vào facebook đông y gia truyền dân tộc 01234631982.để tham khảo các bài mình đăng nhé
Hôm qua mình bị dẫm phải đinh rỉ. Lúc đầu chân sưng và tấy lên rất đau mình đã uống thuốc kháng sinh liều cao. Hôm nay thấy chân vẫn sưng nhưng không đau nên nữa nên mình không đi tiêm. Cho mình hỏi mình không đi tiêm thì liệu sau này có bị uốn ván không?
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Tim ngừa vẩn tốt hơn
Hôm qua mình dẫm phải đinh rỉ khiến chân đau và sưng tấy rất to mình đã uống thuốc kháng sinh liều cao. Đến hôm nay thì chỉ sưng tấy và không đau nữa nên mình không đi tiếm uốn ván. Cho mình hỏi mình không đi tiêm thì liệu có bận gì không ?
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để tư vấn vì đinh gỉ có khả năng gây uốn ván
2 hôm trước mình dẫm phải đinh rỉ chỉ bị xước da nhưng minh k có triệu chứng xưng tấy,đau có phải tiêm phòng không?
hơn 1 tháng trước - Thích (24) - Trả lời
e đi đá bóng bị ngã gần mương thoát nước thải và bị trầy da chỗ khuỷu tay thì có bị nhiễm trùng k ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
mình bị dao đâm có hơi sưng nhưng ko thấy đau và sốt như thế có bị uốn ván khôg
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Minh bi nhiem trung uon van dieu tri lanh rui co tai phat lai nua khong
Hôm qua nhẫm phải miếng tôn rỉ bị chọc vào chân vết thương sâu khoảng 1cm có rỉ máu. Không biết có bị sao không?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
minh bi mun o ngon tay cai ,sau khi lan mu ra thi bi sung ca mu ban tay va bay gio lai dau hach . co phai bi nhiẻm trung uon van k?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Dieu tri sau uon van hoi phuc bao lau.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Chân em đâm vào đinh hôm nay nó xứng lên không biết có sao không ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Minh dam fai dinh gi ngoai vuon luc chieu bi chay it mau thoi,minh da dung oxy gia de rua vet thuong va bang gac roi.luc do minh van di lai bthuong nhung toi minh thay hoi xung va dau it,di lai thay dau.nhu va y minh co fai di tiem uon van k? Tiem o dau a.xin chan than h cam on.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
hôm qua mình bị đinh rỉ dâm 1 vệt nhỏ ở ngón chân thứ 3 , ngày hôm sau có triệu chứng đau đầu ,tiêu chảy , mất sức lâu lâu còn hoa mắt thế có s k ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Em bị bạn giỡn.lay đinh gỉ đâm trúng nhưng vết thương đã đóng vẩy khoảng 9 ngày.nhuw vậy yhif có bị uốn ván không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Thưa bác sĩ tôi bị va vào cái đinh ở đầu chỉ hơi bị sất ra và dí máu đến nay đã dc 5 ngày rồi nay tôi có hiện tượng mệt mỏi và tối nay có nôn ra một ít mùi chua như bị đâu dạ dày.vây bs tư vấn giúp tôi.xem có phải bị nhiễm chùng uấn ván không. Và nên đi khám ở đâu ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Thưa bác sĩ!nhà em có cái đệm lò xo lâu ngày không dùng,bị lòi lò xo.Em để ngoài trời bị mưa vô nhiều.hôm nọ em nhảy lên đó và bị lò so đâm vào chân.em lo sợ mình sẽ bị nhiễm trùng uấn ván.vậy em có bị không thưa bác sĩ,Em xin cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (50) - Trả lời
e bị cái mái tôn chém vết nhỏ khi đang dọn nhà ---> chảy máu ( em có vệ sinh , Oxi già , băng keo cá nhân )em có bi sao k ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
tiem phong uon van bao nhieu tien vay ban
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Thưa bác sĩ năm 2011 tôi co bị té xe 1 lần, lúc đó tôi đã đi tiêm phòng uốn ván lúc đó được 2 đợt sau đó thì ngưng. Bây giớ tôi lại tiếp tục bị chân chống xe quẹt phải có chảy máu, ngay sau tôi đã rửa vết thương với xà phòng nhiều lần, nhưng không biết có cần phải đi phải tiêm uốn ván bổ sung không, vì nghe nói tiêm uốn ván phải 3 đợt mới bảo vệ được 5-10 năm. Xin cám ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Em bị đinh đâm vào tay gần chỗ gân, vết thương đã liền, nhưng khi gập tay vào em vẫn thấy đau chỗ thương, em bị đến này là 1 tuần rồi, em chưa tiêm uốn ván và uống thuốc gì cả, em chỉ tiêm uốn ván khi mang thai năm 2011. Liệu em có bị bệnh uốn ván không ah, xin bác sỹ cho em vài lời khuyên. Em xin cám ơn
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý