Cách trả lời thư mời nhận việc khôn ngoan nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách trả lời thư mời nhận việc khôn ngoan nhất

19/04/2015 11:53 AM
25,701

Cách trả lời thư mời nhận việc khôn ngoan nhất. Cuối cùng, bạn đã được mời làm công việc mà bạn xin dự tuyển. Nhưng cho dù vui mừng như thế nào thì việc bạn quyết định nhận lời nhanh chóng là một điều không hay. Hầu hết các công ty sẽ không mong muốn bạn có một quyết định tức thời. Hãy dành thời gian này để suy nghĩ liệu lời mời có phù hợp với mình không. Những hướng dẫn sau sẽ giúp bạn có được một lời mời làm việc.




CÁCH TRẢ LỜI THƯ MỜI NHẬN VIỆC KHÔN NGOAN

Đừng vội vàng nhận lời sau khi được tuyển dụng!


Lấy Thư mời làm việc (Offer Letter)

Thư mời làm việc cần bao gồm tất cả những điều khoản quan trọng của công việc và những nghĩa vụ của bạn đối với công ty. Thậm chí nếu như bạn đã có chút ít thời gian để suy nghĩ về lời mời và bạn bảo đảm với công ty rằng bạn sẽ nhận lời mời đó, bạn vẫn nên yêu cầu một lá thư mời làm việc. Hãy chắc rằng chức danh, công việc, lương, và những lợi ích thích hợp đã có trong đầu khi bạn nói rằng bạn sẽ nhận nó. Nếu như bạn vẫn chưa nhận được thư mời, hãy lập tức liên lạc với công ty và cho họ biết là bạn thiếu thứ gì.

Biết những gì bạn sẽ làm

Hãy chắc rằng bạn hiểu rõ trách nhiệm công việc của mình. Hãy hỏi một bản mô tả công việc bao gồm tất cả những trách nhiệm của bạn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được vị trí và những mong đợi – tiếp theo đó, nếu bạn vượt quá những yêu cầu cho vị trí công việc, nó sẽ cho bạn đòn bẩy nào đó để thương lượng.

Bạn cũng nên cố gắng hiểu xem công việc của bạn sẽ phù hợp với công ty một cách toàn diện như thế nào. Bạn có làm việc với những người ở các phòng ban khác không? Ở đó có cơ hội để thăng tiến không? Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn bắt đầu trong lĩnh vực quan hệ cộng đồng nhưng sau đó lại thích thú làm một việc gì đó liên quan đến kinh doanh? Điều đó có vẻ linh động nhiều lắm không?

Nếu như bạn được mời làm việc để thay thế ai đó, có lẽ bạn sẽ muốn hỏi chuyện gì đã xảy ra với người làm trước. Nếu giám đốc tuyển dụng không trả lời bạn hoặc tỏ vẻ không thoải mái, đây có thể là động cơ để bạn quan tâm.

Hiểu bản chất của công việc

Hãy chắc rằng bạn biết mình muốn gì. Hãy nhớ rằng một công việc không phải là một cuộc hẹn. Bạn không nên đồng ý lời mời và xem điều gì sẽ xảy ra. Cho dù bạn xem đó là một cách để trả tiền thuê nhà hoặc xem nó như một bước nền tảng của con đường sự nghiệp, chấp nhận một công việc mà bạn không chắc chắn tức là bạn yêu cầu gặp được rắc rối đấy.

Hãy chắc rằng bản mô tả công việc lôi cuốn bạn và phục vụ cho những mục tiêu của bạn, chứ không phải chỉ của công ty mà thôi. Từ chối một việc gì đó dẫu sao vẫn tốt hơn kết thúc một tình huống mà bạn dần dần cảm thấy hối tiếc.

Hãy gặp gỡ đồng nghiệp

Bạn cũng nên cố gắng gặp gỡ những người mà bạn sẽ cùng làm việc từ ngày này sang ngày khác. Có thể bạn sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với giám đốc tương lai của bạn, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như những người có vị trí ngang với bạn rất hay ganh đua, đáng chán và không thân thiện? Hãy nói chuyện với đồng nghiệp tương lai trước khi quyết định.

Hãy tìm ra giờ làm việc

Nhiều người chấp nhận làm việc mà không biết rằng thời gian nào mình sẽ cần phải tận tuỵ với công việc. Hãy hỏi những nhân viên mà bạn gặp xem theo tiêu chuẩn làm việc là bao nhiêu tiếng đồng hồ trong tuần. Ở nhiều vị trí, người ta sẽ muốn bạn làm việc 50 giờ mỗi tuần và bạn nên biết trước điều đó. Nếu không, cả bạn lẫn công ty sẽ bị thiệt thòi khi bạn nghỉ việc sau một tháng đào tạo.

Đối với các kỳ nghỉ, thỉnh thoảng hai tuần có nghĩa là mười ngày chứ không phải là mười bốn ngày. Hãy chắc rằng bạn rõ ràng mọi chuyện. Nếu như bạn phải dự một buổi tiệc cưới nào đó vào tháng tới, hãy thương lượng trước khi bạn được chấp nhận. Một lần nữa, hãy lấy chấp thuận của công ty bằng văn bản.


Hãy tưởng tượng bạn sẽ như thế nào nếu chấp nhận công việc

Khi đánh giá những lời mời làm việc, hãy dành thời gian để bảo đảm rằng bạn ra quyết định vì những lý do phù hợp và chấp nhận công việc mà bạn muốn làm. Hãy nhớ rằng bằng cách đi trước bản thân và công ty tương lai, bạn sẽ tiết kiệm được cả thời gian và tiền bạc cho mình đấy. Bạn càng biết rõ về tình huống mà mình sẽ gặp thì bạn sẽ cảm thấy yêu thích những gì mình đang làm và gắn bó với vị trí mà bạn đã chọn.

 Cách nhận lời mời làm việc

nhanloidenghicongviec


Sau bao nhiêu hy vọng và chờ đợi, cuối cùng bạn cũng đã được mời làm công việc mà bạn xin dự tuyển. Nhưng cho dù vui mừng như thế nào thì việc bạn quyết định nhận lời nhanh chóng là một điều không hay. Bạn nên dành thời gian để cân nhắc thật kỹ trước khi nhận lời mời làm việc của nhà tuyển dụng.

Nhận được thư mời làm việc

Thư mời làm việc cần bao gồm tất cả những điều khoản quan trọng của công việc và những nghĩa vụ của bạn đối với công ty. Thậm chí nếu như bạn đã có chút ít thời gian để suy nghĩ về lời mời và bạn bảo đảm với công ty rằng bạn sẽ nhận lời mời đó, bạn vẫn nên yêu cầu một lá thư mời làm việc. Hãy chắc rằng chức danh công việc, lương, và những lợi ích thích hợp hoặc hoàn thiện những gì bạn đã có trong đầu khi bạn nói rằng bạn sẽ nhận nó. Nếu như bạn vẫn chưa nhận được thư mời, hãy lập tức liên lạc với công ty và cho họ biết là bạn thiếu thứ gì.

Biết những gì bạn sẽ làm

Hãy chắc rằng bạn hiểu rõ trách nhiệm công việc của mình. Hãy hỏi một bản mô tả công việc bao gồm tất cả những trách nhiệm của bạn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được vị trí và những mong đợi – và tiếp theo đó, nếu bạn vượt quá những yêu cầu cho vị trí công việc, nó sẽ cho bạn đòn bẩy nào đó để thương lượng.

Bạn cũng nên cố gắng hiểu xem công việc của bạn sẽ phù hợp với công ty một cách toàn diện như thế nào. Bạn có làm việc với những người ở các phòng ban khác không? Ở đó có cơ hội để thăng tiến không? Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn bắt đầu trong lĩnh vực quan hệ cộng đồng nhưng sau đó lại thích thú làm một việc gì đó liên quan đến kinh doanh? Điều đó có vẻ linh động nhiều lắm không?

Nếu như bạn được mời làm việc để thay thế ai đó, có lẽ bạn sẽ muốn hỏi chuyện gì đã xảy ra với người làm trước. Nếu giám đốc tuyển dụng không trả lời bạn hoặc tỏ vẻ không thoải mái, đây có thể là động cơ để bạn quan tâm.

Hiểu bản chất của công việc

Hãy chắc rằng bạn biết mình muốn gì. Hãy nhớ rằng một công việc không phải là một cuộc hẹn, bạn không nên đồng ý lời mời và xem điều gì sẽ xảy ra. Cho dù bạn xem đó là một cách để trả tiền thuê nhà hoặc xem nó như một bước nền tảng của con đường sự nghiệp, chấp nhận một công việc mà bạn không chắc chắn tức là bạn yêu cầu gặp được rắc rối đấy.

Hãy chắc rằng bảng mô tả công việc lôi cuốn bạn và phục vụ cho những mục tiêu của bạn, chứ không phải của công ty mà thôi. Từ chối một việc gì đó dẫu sao vẫn tốt hơn kết thúc một tình huống mà bạn dần dần cảm thấy hối tiếc.

Hãy gặp gỡ đồng nghiệp

Bạn cũng nên cố gắng gặp gỡ những người mà bạn sẽ cùng làm việc từ ngày này sang ngày khác. Có thể bạn sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với giám đốc tương lai của bạn, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như những người có vị trí ngang với bạn rất hay ganh đua, đáng chán và không thân thiện? Hãy nói chuyện với đồng nghiệp tương lai trước khi quyết định.

Hãy tìm ra giờ làm việc

Nhiều người chấp nhận làm việc mà không biết rằng thời gian nào mình sẽ cần phải tận tuỵ với công việc. Hãy hỏi những nhân viên mà bạn gặp xem theo tiêu chuẩn là bao nhiêu tiếng đồng hồ trong tuần. Ở nhiều vị trí, người ta sẽ muốn bạn làm việc 50 giờ mỗi tuần và bạn nên biết trước điều đó. Nếu không, cả bạn lẫn công ty sẽ bị thiệt thòi khi bạn nghỉ việc sau một tháng đào tạo.

Đối với các kỳ nghỉ, thỉnh thoảng hai tuần có nghĩa là mười ngày chứ không phải là mười bốn ngày. Hãy chắc rằng bạn rõ ràng mọi chuyện. Nếu như bạn phải dự một buổi tiệc cưới nào đó vào tháng tới, hãy thương lượng trước khi bạn được chấp nhận. Một lần nữa, hãy lấy chấp thuận của công ty bằng văn bản.

Hãy tưởng tượng bạn sẽ như thế nào nếu chấp nhận công việc

Khi đánh giá những lời mời làm việc, hãy dành thời gian để bảo đảm rằng bạn ra quyết đình vì những lý do phù hợp và chấp nhận công việc mà bạn muốn làm. Hãy nhớ rằng bằng cách đi trước bản thân và công ty tương lai, bạn sẽ tiết kiệm được cả thời gian và tiền bạc cho mình đấy. Bạn càng biết rõ về tình huống mà mình sẽ gặp thì bạn sẽ cảm thấy yêu thích những gì mình đang làm và gắn bó với vị trí mà bạn đã chọn.

Làm Việc (Offer Letter)
Bạn hãy nhớ: chỉ khi nào bạn nắm chắc trong tay Thư Mời Làm Việc của nhà tuyển dụng bạn mới chắc chắn được tuyển vào làm việc với công ty đó. Sở dĩ như vậy vì sẽ có trường hợp nhà tuyển dụng quyết định chọn một ứng viên nào đó nhưng đến phút cuối có thể thay đổi quyết định. Vì vậy thậm chí khi bạn đã quyết định nhận lời mời làm việc, bạn vẫn cần yêu cầu nhà tuyển dụng gửi cho bạn Thư Mời Làm Việc.

Thư Mời Làm Việc cần trình bày đầy đủ trách nhiệm công việc của bạn và các thông tin quan trọng khác như chức danh công việc, lương, và những lợi ích khác.

Hiểu rõ bản chất công việc
Hãy chắc rằng bạn hiểu rõ trách nhiệm công việc của mình. Hãy yêu cầu nhà tuyển dụng gửi cho bạn bảng mô tả công việc nêu đầy đủ trách nhiệm công việc của bạn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ công việc của mình và mong đợi của nhà tuyển dụng đối với vị trí này.

Bạn cần tìm hiểu xem công việc của bạn sẽ phù hợp với yêu cầu của công ty như thế nào. Bạn có nhiều cơ hội để thăng tiến không? Bạn sẽ làm việc phối hợp với các phòng ban khác không? Công ty có linh động trong việc cho phép nhân viên chuyển đổi công việc để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm sau một thời gian làm việc không?…

Tìm hiểu kỹ thời gian biểu làm việc
Nhiều người nhận lời làmviệc mà không biết rõ thời gian biểu của công việc. Điều đó dẫn đến kết quả không hay chút nào là họ sẽ bị “ngập đầu” trong công việc từ sáng đến tối mịt, trong khi cuộc sống gia đình của họ không chấp nhận thời gian biểu làm việc như thế. Vì vậy, trước khi nhận lời mời làm việc, bạn hãy hỏi nhà tuyển dụng xem bạn sẽ làm việc chính thức bao nhiêu giờ trong tuần, có làm thêm (overtime) không. Một số công việc có thể yêu cầu bạn làm việc 50 giờ mỗi tuần. Thế nên bạn cần biết rõ điều đó để tránh nguy cơ bạn có thể phải nghỉ việc sau 2 tháng thử việc do thời gian biểu làm việc không phù hợp với bạn.

Không “sớm nắng chiều mưa”
Khá nhiều ứng viên không chắc là mình muốn gì trong công việc. Họ có thế nhận lời làm việc mà không suy nghĩ đắn đo. Hãy cẩn thận: nếu nhận lời làm một công việc mà bạn không chắc chắn là mình sẽ theo đuổi một cách nghiêm túc, bạn sẽ tạo ra rắc rối cho chính mình về sau đấy.

Hãy chắc rằng bảng mô tả công việc lôi cuốn bạn và đáp ứng được mục tiêu và mong muốn của bạn, chứ không chỉ của công ty tuyển dụng bạn.

Nếu bạn quyết định không làm công việc mà mình đã dày công đi phỏng vấn, hãy quyết định dứt khoát ngay từ đầu. Điều đó sẽ tốt hơn cho bạn. Nếu không, sau khi bạn đặt chân vào công ty và làm việc một thời gian ngắn, bạn sẽ phát hiện ra công việc không phù hợp với mình và quyết định nghỉ. Điều đó sẽ không hay chút nào đối với công ty tuyển bạn vào, và càng không hay chút nào đối với bản thân bạn nữa. Bạn nên nhớ mạng lưới nhân sự của các công ty có mối quan hệ rất sát sao với nhau. Vì vậy, tin “nóng” về một nhân viên “sớm nắng chiều mưa” như bạn sẽ rất dễ đến tai các nhà tuyển dụng khác. Điều đó dĩ nhiên chẳng tốt cho bạn về sau chút xíu nào cả.

Tìm hiểu đồng nghiệp tương lai
Có thể bạn sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với giám đốc tương lai của bạn, nhưng còn các đồng nghiệp khác của bạn thì sao? Không gì khó chịu cho bằng phải làm việc với những đồng nghiệp có những tính cách đáng ngán như hay ganh đua, chơi trội, nói xấu người khác hay không thân thiện. Vì vậy bạn nên tìm cơ hội để gặp gỡ các đồng nghiệp mới mà bạn sẽ làm việc chung suốt những ngày dài tháng rộng sắp tới.

Nhiều người nộp hồ sơ tìm việc khắp nơi mà không nhận được hồi âm. Ngược lại, không ít người tham gia dự tuyển vào một số công ty đã nhận được sự đồng ý ngay. Đứng trước nhiều lời mời làm việc khiến bạn thấy “đau đầu”. Dưới đây là vài gợi ý giúp bạn cân nhắc để có được quyết định đúng đắn:

Sự ổn định, phát triển của doanh nghiệp: Bạn hãy tìm hiểu điều này thông qua bức tranh tài chính của doanh nghiệp (DN). DN hiện đã có kế hoạch về sản phẩm mới, thị trường mới? Thành tích gần nhất của DN? Việc cơ cấu tổ chức lại, tinh giản biên chế trong DN ra sao?

Chế độ lương bổng và phúc lợi: Lương bổng và phúc lợi công ty trả có cân xứng với những đóng góp, năng lực của bạn, cũng như đảm bảo cuộc sống của bản thân và và gia đình bạn hay không.

Cơ hội phát triển nghề và môi trường làm việc: Bạn nên biết về những khoá đào tạo phát triển nghề sẽ có ở nơi làm việc mới, nếu bạn là người có tham vọng nghề nghiệp cao. Bạn cũng đừng quên tìm hiểu về môi trường làm việc trong DN có phù hợp với bạn không.

Phong cách làm việc của “sếp”: Phong cách quản trị của lãnh đạo cơ quan? Sự truyền thông, sự khác biệt về tư tưởng và quan điểm có dễ dàng chấp nhận? Có đủ sự tín nhiệm cần thiết không? Đó là những câu hỏi bạn cũng nên tìm lời giải đáp.

Tính uyển chuyển về giờ giấc và sự phù hợp với nhu cầu của bạn: Bạn hãy tìm hiểu về nội quy, các quy định về giờ làm việc trong DN xem có phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của bạn không?

Công việc đòi hỏi bạn phải thường xuyên đi công tác xa? Bạn có thể đảm nhận một công việc đòi hỏi thường xuyên phải đi công tác hay vì lý do gia đình hoặc bản thân mà bạn không thể đi công tác xa thường xuyên được? Bạn hãy tìm hiểu về điều này trước khi nhận lời mời làm việc của một DN nào đó.

Trụ sở của DN: Việc di chuyển hàng ngày đến nơi làm việc có thuận lợi với bạn và gia đình bạn? Bạn có phải dời chỗ ở đến nơi làm việc mới cho thuận tiện với công việc? Chi phí sinh hoạt ở nơi đó so với mức lương bạn nhận được ra sao?

THAM KHẢO THÊM:

Ứng viên chuyên nghiệp - Từ chối đúng cách

Sau một khoảng thời gian tìm việc, cuối cùng điều bạn mong đợi nhất đã đến: nhận được Thư mời làm việc chính thức. Tuy nhiên, khi mọi vui mừng tạm lắng xuống, bạn lại thấy đắn đo về sự lựa chọn của mình. Và nếu đến phút chót, bạn thay đổi quyết định, không muốn nhận công việc này nữa, bạn phải làm gì đây? Cách nào sẽ giúp bạn từ chối mà không làm phật lòng nhà tuyển dụng (NTD)? Bài viết cuối cùng trong loạt bài “Ứng viên chuyên nghiệp” kỳ này sẽ giúp bạn tìm được hướng giải quyết ổn thoả cho tình huống trên.

ỨNG VIÊN CHUYÊN NGHIỆP - TỪ CHỐI ĐÚNG CÁCH

Bạn không phải là ứng viên duy nhất trên đời rơi vào hoàn cảnh “từ chối một lời mời làm việc”. Vì vậy, vấn đề chỉ còn là cách từ chối như thế nào để NTD không có ấn tượng xấu về bạn và sau này họ không thẳng tay “loại” tên bạn ra khỏi danh sách ứng viên nếu lỡ bạn muốn ứng tuyển tiếp vào công ty đó. Và một khi bạn đã quyết định từ chối, hãy nhanh chóng báo ngay với NTD để họ còn kịp thời gian tìm một ứng viên khác.

Nhiều NTD than phiền một số ứng viên ngày nay không biết cách từ chối lịch sự. NTD đã tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí để tuyển được ứng viên, nhưng đến khi gởi thư mời làm việc thì không hề nhận được phúc đáp nào từ ứng viên này. Gọi điện thoại liên lạc nhiều lần cũng không gặp được. Hoặc khá hơn thì sau đó nhiều ngày ứng viên liên lạc lại và báo … đã tìm được việc khác! Lại có trường hợp, ứng viên chấp nhận về làm việc, nhưng được 1-2 ngày thì lại xin nghỉ phép và rồi “lặn” mất tăm. Những cách ứng xử như trên không khác gì tự ghi tên mình vào “sổ bìa đen” của NTD.

Các chuyên gia tư vấn khuyên rằng, một khi muốn từ chối một công việc, hãy sớm báo với NTD và giải thích (một cách lịch sự) tại sao bạn không nhận việc này. Giữ được mối quan hệ tốt với NTD sẽ giúp ích rất nhiều cho đường tìm việc của bạn sau này. Hơn nữa, những NTD thường quen biết lẫn nhau, do đó bạn cần giữ, tránh gây “tì vết” trên tên tuổi của mình.

Bạn nên từ chối qua thư, cho NTD biết bạn rất cảm kích vì họ đã dành thời gian và cơ hội việc làm này cho bạn và nêu rõ lý do tại sao mình không thể nhận công việc như thế vào lúc này. Bạn có thể nói rằng công việc đòi hỏi bạn phải thường xuyên đi công tác trong khi bạn phải quán xuyến nhiều việc gia đình. Dù bạn nêu lý do gì, cũng nên trình bày một cách nhẹ nhàng, lịch sự.

Tốt hơn nữa, nếu bạn có người quen hoặc bạn bè phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty, hãy giới thiệu họ. Thông tin bạn cung cấp sẽ giúp NTD thoát khỏi thế “bị động” và dễ tìm được người khác thay thế để không ảnh hưởng đến công việc.

Qua bài viết cuối cùng này, một lần nữa khẳng định thái độ, cung cách ứng xử của bạn là yếu tố giúp định hình thành công trong tương lai. Ngay cả khi bạn từ chối, nhưng với cách trả lời nhẹ nhàng, lịch thiệp, bạn sẽ luôn giữ được hình ảnh chuyên nghiệp của mình trong mắt NTD. Ngược lại, một thái độ im lặng, mập mờ sẽ khiến bạn có nguy cơ mất đi những cơ hội mới trong tương lai không xa.

Loạt bài tư vấn “Ứng viên chuyên nghiệp” tạm khép lại tại đây. Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ đúc kết được ít nhiều những thông tin hữu ích cho bản thân và áp dụng chúng vào quá trình tìm việc của mình để tên bạn luôn nằm trong “bảng vàng” của NTD!

Làm gì khi nhận được lời mời phỏng vấn?

Chúc mừng các bạn nhận được lời mời phỏng vấn. Sau đây là những chỉ dẫn để các bạn có thể hành xử một cách rất chuyên nghiệp khi nhận lời mời phỏng vấn. Đầu tiên khi nhận email mời phỏng vấn hoặc phone, các bạn hãy cám ơn ngay lập tức. Các bạn nên biểu cảm thái độ tích cực khi lắng nghe lời mời từ phía công ty.


Sau khi trả lời tích cực cho công ty, điều đầu tiên các bạn cần thực hiện là tìm hiểu lại thật kỹ các thông tin liên quan tới vị trí tuyển dụng. Khi các bạn nộp CV, các bạn đã tìm hiểu thông tin. Trong giai đoạn này các bạn sẽ phải tìm hiểu thông tin kỹ hơn nữa về vị trí tuyển dụng. Sau khi tìm hiểu thông tin đầy đủ các bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau:

1. Các bạn có còn cần ứng tuyển vào công ty này không. Từ lúc nộp hồ sơ tới lúc công ty gọi, có thể hoàn cảnh các bạn thay đổi rất nhiều.

2. Các bạn có bao nhiêu % thắng lợi khi ứng tuyển vào công ty này. Nếu như các bạn muốn nhưng khả năng thấp, các bạn cũng không nên ứng tuyển.

3. Các bạn có khả năng chuẩn bị thật kỹ lưỡng khi phỏng vấn tại công ty hay không. Chuẩn bị phỏng vấn tại công ty đòi hỏi các bạn mất rất nhiều thời gian

Sau khi trả lời có thì các bạn đã sẵn sàng ứng tuyển vào công ty sau đây là những bước các bạn cần phải chuẩn bị cho buổi phỏng vấn:

1. Tìm hiểu thật kỹ về vị trí tuyển dụng và công ty mà các bạn ứng tuyển. Các bạn có thể hỏi thăm người thân và bạn bè các thông tin về vị trí dự tuyển.

2. Kiểm tra lại CV xem có các vấn đề nào không, Nếu phát hiện những sai sót bất cập trong CV hãy chuẩn bị tâm lý xin lỗi và chân thực nhận khi các chuyên viên tuyển dụng đề cập tới.

3. Chuẩn bị các tài liệu là bằng chứng cho thành công của mình như bảng điểm, hình chụp hoạt động vv. Các bạn cũng liên lạc với người tham chiếu để báo rằng mình đi phỏng vấn tại các công ty để khi công ty tuyển dụng gọi điện, người tham chiếu không bỡ ngỡ.

4. Chuẩn bị các câu hỏi và các câu trả lời mà người tuyển dụng có thể hỏi mình. Đặt mình vào vai trò người tuyển dụng để khoanh vùng các câu hỏi có thể hỏi. Tốt nhất các bạn nên chuyển cho một người bạn hoặc tư vấn về nhân sự. Họ sẽ tư vấn những câu hỏi phù hợp cho hoàn cảnh của bạn.

5. Kiểm tra lại ngoại hình, có thể các bạn sẽ phải cắt tóc hoặc trang điểm lại để tạo bề ngoài hoàn chỉnh.

6. Kiểm tra kỹ vị trí phỏng vấn. Có nhiều công ty văn phòng phỏng vấn và nhà máy ở hai địa điểm khác nhau. Nếu được tốt nhất, các bạn nên ghé qua vị trí phỏng vấn hôm trước để chắc chắn rằng các bạn tới đó mà không có vấn đề gì xẩy ra.

7. Buổi tối trước khi phỏng vấn hoặc buổi sáng nếu các bạn phỏng vấn buổi chiều, các bạn tránh các hoạt động quá sức hoặc cãi nhau ảnh hưởng tới tâm lý phỏng vấn. Hãy giữ gìn tình trạng sức khỏe và trạng thái tâm lý tốt.

8. Nên chuẩn bị thêm một số bản CV vì có thể khi phỏng vấn sẽ có thêm chuyên viên tuyển dụng.

9. Các bạn nên tập kết toàn bộ tài liệu giấy tờ hỗ trợ phỏng vấn và bỏ sẵn trong cặp làm việc để tránh quên mang tài liệu.

10. Nên mang theo quyển sổ tay để ghi chép trong phỏng vấn. Việc ghi chép thông tin mà chuyên viên tuyển dụng trao đổi với các bạn sẽ tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp đầu tiên.

11. Chuẩn bị quần áo ủi thẳng, giày đánh chỉnh chu. Hình dáng bên ngoài quyết định rất nhiều tới thành công của bạn.

12. Viết email cám ơn và thông báo với chuyên viên tuyển dụng rằng các bạn sẽ có mặt đúng giờ. Các bạn luôn nhớ mộ bí quyết. Các bạn tiếp xúc nhiều với chuyên viên tuyển dụng thì họ sẽ nhớ bạn nhiều hơn. Đây cũng là một điểm cộng cho các bạn khi phỏng vấn.

13. Đi thật sớm và đảm bảo tới sớm chỗ phỏng vấn khoảng 15 phút . Các bạn cần có thời gian bình tĩnh và ổn định sau khi đi một đoạn đường dài tới nơi phỏng vấn.

14. Cuối cùng, luôn luôn nhớ tắt điện thoại hoặc để điện thoại ở chế độ rung. Có rất nhiều ứng viên bị mất điểm bởi chú dế điện thoại kêu không đúng lúc.

Các bạn đã chuẩn bị hoàn hảo cho cuộc phỏng vấn. Show diễn quan trọng nhất – phỏng vấn sẽ là mục tiêu kế tiếp của các bạn. Chúc các bạn thành công.



Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc
Cách viết Email xin việc ấn tượng
Phong thủy cho bàn làm việc
Dấu hiệu nhận biết nàng ngoại tình
Làm sao để biết khi có thai
Những điều nên tránh khi viết đơn xin việc
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý