Cách sắp xếp hàng hóa trong siêu thị khoa học, bắt mắt

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách sắp xếp hàng hóa trong siêu thị khoa học, bắt mắt

19/04/2015 11:53 AM
4,743

Cách sắp xếp hàng hóa tron siêu thị khoa học, bắt mắt . Những năm gần đây, song song với kênh phân phối hàng hóa truyền thống là chợ và cửa hàng bán lẻ còn có hệ thống các siêu thị ngày càng phát triển và khẳng định vị trí của mình.




Hàng hóa trong siêu thị được sắp xếp như thế nào?

Vì sao người tiêu dùng (NTD) ngày càng có xu hướng lựa chọn siêu thị là nơi mua sắm? Có rất nhiều những yếu tố: tự do xem hàng, mát mẻ-rộng rãi-sạch sẽ, mức độ tập trung hàng hóa cao, giá cả rõ ràng…và không thể không kể đến 1 lý do là hình thức trưng bày khoa học, dễ tìm kiếm và bắt mắt.

Vậy có khi nào bạn thắc mắc: với 1 số lượng hàng hóa khổng lồ và đa dạng về chủng loại như vậy, làm sao có thể trưng bày hợp lý, đẹp, đồng thời hỗ trợ tối đa cho công việc kinh doanh?

Câu trả lời là “có thể”, và đó là 1 giải pháp tin học hóa.

Trong khoảng 4 năm trở lại đây, đa số các siêu thị hệ thống (Co-op, Metro, Cờ bự - Big C…) đều áp dụng 1 giải pháp tin học cho việc sắp xếp kệ hàng. Điều hơi lạ là đơn vị trực tiếp triển khai không phải là siêu thị mà chính do các nhà cung cấp hàng hóa (supplier), một trong số đó tập đoàn Unilever (U). Quy trình như sau:

(1) Dựng nên một cơ sở dữ liệu danh mục hàng hóa (bao gồm các thông số về hình ảnh, kích thước, màu sắc, bao bì, mã vạch, nhà cung cấp…). Để có được các thông tin này, Team sẽ cử người xuống kho hàng của siêu thị, tiến hành đo đạc và scan hình ảnh. Thế mới có chuyện những lúc sưu liệu cho các nhãn hàng như Pond, Hazeline, Lux, Clear…thì người ngợm thơm lừng, ít thơm hơn 1 chút là Omo, Comfort… còn khi làm cho nhãn nước mắm Knor thì cả team thúi từ trong siêu thị cho đến khi về lại office .

(2) Định kỳ hàng tháng, siêu thị sẽ cung cấp data bán hàng trong tháng trước (so với tháng hiện tại) dưới dạng file text hoặc excel, sau đó import vào phần mềm Access.

(3) Phần dữ liệu thô trên sẽ được thông qua các nghiệp vụ xử lý, để xuất ra 1 file dữ liệu sạch (chủ yếu tính ra được các giá trị volume và value của từng mã hàng). Volume là khối lượng hàng bán ra, Value là tổng giá trị bán ra tính bằng tiền.

(4) Từ phần dữ liệu sạch này sẽ có 2 công việc:
1 là dựng nên các report báo cáo về doanh số, khối lượng bán, từ đó làm cơ sở phân tích và dự đoán tình hình kinh doanh. Ngoài ra số liệu này cũng dung để support cho các phòng ban khác .
2 là import tiếp tục vào 1 phần mềm gọi là Spaceman. Spaceman sẽ đưa ra các chiến lược (strategy) trưng bày hàng hóa dựa trên các thứ tự ưu tiên về volume hoặc value, về kích thước, màu sắc sản phẩm, về khả năng tăng trưởng của sản phẩm theo thời gian bán, etc… Kết quả do Spaceman hiển thị sẽ là hình ảnh giả lập kệ hàng trong thực tế (các số liệu về kích thước kệ, số tầng, số khung do người sử dụng nhập vào). Vào lúc này, căn cứ vào khung nhìn do Spaceman cung cấp, bạn đã có thể tính toán, thậm chí dự đoán trước tình hình kinh doanh trong tháng của hàng hóa.

(5) Nếu chỉ dừng ở đây thì Unilever đã không tốn công sức build cả 1 team như vậy . Bắt đầu từ bước này mới bắt đầu hấp dẫn thể hiện trí óc và bản lĩnh cạnh tranh. Dựa trên các chiến lược do Spaceman hoạch định, người vẽ sẽ customize lại theo nhiều tiêu chí để tăng tính cạnh tranh so với sản phẩm của đối thủ. Chẳng hạn trên một kệ hàng gồm 5 tầng, sẽ có 2 tầng 3-4 được gọi là eye-level, đây là vị trí trưng bày đẹp nhất cho hàng hóa. Vì theo khảo sát, NTD theo thói quen sẽ tìm kiếm hàng trước tiên tại các vị trí ngang tầm mắt, ít khi để ý đến các tầng dưới hoặc trên cùng. Từ đó các sản phẩm của U sẽ được ưu tiên đặt tại các vị trí này. Một khía cạnh khác, giả sử trong tháng U tung ra đợt khuyến mãi mua 1 chai dầu gội Clear for man tặng thêm 1 dao cạo râu để mừng ngày thay đổi kiểu dáng chai mớià từ đó người vẽ sẽ đặt vị trí Clear kế dầu gội Head & Shoulder, đồng thời ưu tiên số space (là số không gian để trưng bày SP) nhằm tạo ấn tượng mạnh về kiểu dáng và khuyến mãi đối với NTD. Rõ ràng như vậy, khi dạo qua kệ hàng, NTD sẽ bị thu hút nhiều hơn bởi 1 sản phẩm của U với kiểu dáng mới, lạ mắt và khuyến mãi hấp dẫn .

(6) Các proposal sau khi ẩn chứa đầy đủ các chiến lược kinh doanh, sẽ được in thành tài liệu. Lúc này các manager nhảy vào cuộc: hội ý, chuẩn vị presentation để sang các siêu thị thuyết phục họ apply vào thực tế (Siêu thị sẽ tiến hành check lại kết quả của các proposal phải chính xác theo số liệu input vào phần mềm, số liệu này họ sẽ đối chiếu với kết quả kinh doanh bên họ để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng ). Đến đây, nếu mọi việc suôn sẽ thì team chỉ còn công việc theo dõi việc trưng bày thực tế cho khớp với bản vẽ.

Theo nhận định của WIM thì dù đã được gọi là tin học hóa, nhưng xuyên suốt quá trình trên đều đòi hỏi sự can thiệp sâu của con người ở mỗi giai đoạn, nhất là bước 3 thì yếu tố phân tích dữ liệu thủ công lên đến khoảng 80% và thực tế phát sinh những nghiệp vụ vô cùng phức tạp do hệ thống cung cấp mã code của các siêu thị đều khác nhau và khá rối rắm. Tóm lại thì mức độ tự động hóa của toàn bộ process trên chỉ khoảng 40% (không biết bây giờ có cải thiện thêm được chút nào ko?) – đọc đến đây có anh em ngành IT nào dự định sẽ viết 1 quy trình khép kín hơn để cung cấp giải pháp cho lĩnh vực này không? Theo WIM được biết thì trị giá của phần mềm này là hoàn toàn không nhỏ (nếu cần thì liên hệ, WIM cung cấp nghiệp vụ và chúng ta ăn chia nhé ) .

Tuy nhiên, dù ít hay nhiều cũng phải công nhận mức độ chuyên nghiệp cũng như khốc liệt trong việc cạnh tranh (dù chỉ là yếu tố trưng bày) của các đại gia trong lĩnh vực hàng gia dụng. Sau Unilever, P&G cũng đã nối bước và còn có 1 đại gia trong làng sữa bột và thức ăn dinh dưỡng cho trẻ em - cũng đầu tư phát triển hệ thống tương tự.

Nghệ thuật bài trí” ở siêu thị

Vì sao nhiều siêu thị đưa khu bán trái cây ra trước mà lại nhét khu bán sữa tuốt đằng sau; vì sao những mặt hàng bán chạy lại được trưng bày giữa kệ? Tờ Economist bật mí một số chiêu thức các siêu thị đang áp dụng... trong thời thắt lưng buộc bụng này.

Bài trí hàng hóa hợp lý sẽ tăng doanh thu cho các siêu thị.

Các nhà nghiên cứu đều thấy khách vào siêu thị đều phải ngưng một lát mới chuyển từ tâm lý bình thường sang tâm lý mua sắm.

Vì thế khu vực ngay sau cửa vào siêu thị được gọi là khu “định thần” - không tạo ra doanh thu nên thường được dùng làm khu trưng bày khuyến mãi.

Không lạ gì khu này có cả những két bia, thùng nước ngọt hạ giá nhằm kích thích khách hàng về những món hời bên trong chứ không phải để họ vác ngay thùng bia ở lối vào.

Trưng bày quyết định doanh số

Ngay sau đó thường là khu bán trái cây, rau quả. Với người mua hàng, trưng bày như thế là phi lý vì rau quả dễ hỏng, thường người ta mua sau cùng khi gần về.

Thế nhưng theo kết quả khảo sát tâm lý mua sắm, mua trái cây ngay từ đầu giúp chuyến mua sắm có vẻ có ý nghĩa, làm nhẹ đi cái mặc cảm tiêu xài cho những món chưa cần thiết hay không mang tính dinh dưỡng cho lắm sau đó.

Những món người ta cần dùng hàng ngày như sữa lại thường được đặt ở cuối siêu thị để khách phải đi suốt các dãy kệ, biết đâu kích thích được họ mua món khác.

Tương tự, những món hàng bán chạy, có doanh số cao thường được sắp ở giữa kệ để khách khi đi kiếm nó phải đảo mắt qua các món hàng khác, xếp từ đầu kệ.

Cách sắp xếp như thế có mục đích sau cùng là nâng thời gian khách mua sắm trong siêu thị lên. Một nghiên cứu cho thấy nếu thời gian nấn ná này tăng 1% thì doanh thu của siêu thị tăng 1,3%!

Các siêu thị lớn thường có quầy bán bánh, trong đó có cả lò đang nướng bánh, mùi thơm toả ra quyến rũ, hấp dẫn. Phần đông bánh được làm ở nơi khác nhưng siêu thị nào cũng muốn tạo cái cảnh làm bánh êm đềm, thơm ngon ngay trong quầy để hút khách…

Vị trí trưng bày hàng trong siêu thị rất quan trọng, quyết định đến doanh số của món hàng. Vị trí nào là tốt nhất cũng tuỳ từng siêu thị; có người cho là ngang tầm mắt, có người cho là vị trí cao hơn tầm mắt một chút.

Cũng có siêu thị tính thêm tiền cho nhà sản xuất nào muốn bày hàng ở cuối dãy vì họ cho vị trí này là dễ thấy nhất. Có chuỗi siêu thị còn tính toán hướng đi của khách mua sắm nữa để xác định vị trí tốt nhất.

Thông thường vùng kệ ngang tầm mắt nằm ở bên phải được cho là “đất vàng” vì đa số người mua sắm thuận tay phải và phần lớn hướng nhìn của con người là về phía tay phải.

Camera không chỉ canh kẻ cắp

Camera quan sát trong siêu thị không chỉ nhằm canh chừng kẻ cắp vì nó còn được dùng để theo dõi, phân tích thói quen mua sắm của khách hàng.

Ví dụ, khi quan sát cách người ta mua bia, các nhà phân tích nhận thấy đa số tiến ngay đến nhãn bia quen thuộc chứ không lưỡng lự lựa chọn như các món đồ khác. Kết luận rút ra: các hãng bia nên dùng tiền quảng cáo cho các chiến dịch bên ngoài siêu thị chứ không cần tốn tiền quảng cáo hay tiếp thị bên trong siêu thị.

Nghiên cứu khác cho thấy khoảng 12% khách hàng lưỡng lự chừng 90 giây nhìn vào các nhãn hàng nước trái cây đóng hộp mà cuối cùng không mua.

Điều này chứng tỏ người tiêu dùng rất quan tâm muốn mua loại nước uống thay thế nước ngọt có ga nhưng không biết nên mua loại gì để có lợi cho sức khoẻ hơn. Quảng cáo nước trái cây, vì vậy, phải nhắm đến cung cấp thông tin bổ dưỡng cho người tiêu dùng.

Một yếu tố tâm lý khác, người nào lưỡng lự giữa hai món đồ, không biết nên mua món nào rốt cuộc thường không mua gì cả. Các nhà phân tích khuyên, nên có một món thứ ba “dẫn dụ”, làm cho khách dễ quyết định hơn mặc dù món thứ ba này về thực chất không khác gì hai món kia...

Nghệ thuật trưng bày hàng hóa

Thế giới bán lẻ


Đối với một nhà phân phối bán lẻ, gian trưng bày hàng hoá chính là bộ mặt và là ấn tượng ban đầu của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Đây cũng là cách thức cạnh tranh đơn giản và dễ ứng dụng nhất mà bạn có thể thực hiện ngay. Điều này là dễ hiểu khi so sánh với việc bạn thường cảm nhận về quyển sách bởi bìa ngoài của nó, thì khách hàng cũng hoàn toàn có thể cảm nhận cửa hàng của bạn bởi những hình ảnh và cách thức trưng bày ngay từ ngoài cửa.

Có thể bạn đang có rất nhiều ý tưởng cho việc trưng bày và trang trí cửa hàng của mình theo các chủ đề vào các dịp lễ khác nhau như ngày Valentine, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 hay ngày Nhà Giáo 20/11,… Hoặc bạn đang nung nấu ý tưởng trưng bày theo cá tính, đặc điểm của từng đối tượng khách hàng bạn nhắm đến. Tuy nhiên, trước khi bạn thực hiện tất cả các sáng tạo của mình, hãy tham khảo một vài lời khuyên dưới đây:

Tránh loè loẹt, nhiều chi tiết

Ít chi tiết trang trí hơn hoàn toàn có thể có nhiều tác dụng hơn khi tạo được ấn tượng đối với khách hàng. Một gian trưng bày lộn xộn với nhiều chi tiết thừa khiến khách hàng khó nhận ra chủ đề chính và mặt hàng bạn đang cần giới thiệu.

Tập trung vào sản phẩm

Cũng giống như quảng cáo truyền hình, trưng bày tại cửa hàng cũng dễ khiến khách hàng nhớ đến hình ảnh trưng bày nhiều hơn những ấn tượng về sản phẩm, nên sản phẩm cần được làm nổi bật nhất mới thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Làm nổi sản phẩm nhờ ánh sáng

Ngay cả khi gian trưng bày của bạn chỉ ở trong một góc nhỏ của cửa hàng, sản phẩm càng nên được rọi nhiều ánh sáng nhất. Nếu gian trưng bày chú trọng vào hình ảnh/ nhãn hiệu hơn sản phẩm thì ánh sáng cần được bố trí hài hoà.

Xếp các sản phẩm thành các dãy hoặc khối

Gây sự chú ý của người mua hàng bằng cách sắp xếp hài hoà các sản phẩm trong gian trưng bày theo độ cao hoặc chiều sâu khác nhau để tạo được một tổng thể bắt mắt.

Hình nộm vui nhộn

Nếu bạn sử dụng các hình nộm/ manơcanh, hãy tạo dáng sao cho ấn tượng nhất ngay cả đối với người đi đường.

Sáng tạo

Hãy phát huy hết mức sức tưởng tượng của bạn, nhưng nhớ là không được vượt khỏi mục tiêu chính của việc trưng bày. Hãy thu hút khách hàng nhờ những gian trưng bày thật mới mẻ, sáng tạo và phá cách.

Kiên định chủ đề

Nên trưng bày theo một chủ đề nhất định. Các chi tiết trưng bày phải luôn được chú ý xoay quanh chủ đề đó.

Nhắm vào những người đi xe

Nếu khách hàng tiềm năng của bạn thường ngồi trên xe thì gian trưng bày của bạn cần lớn hơn và mang nhiều màu sắc hơn.

Dự trữ hàng trưng bày

Không bao giờ nhắm đến việc trưng bày các sản phẩm mà bạn không có đủ số lượng đáp ứng cho khách hàng.

Thêm một điều không kém phần quan trọng nữa nếu bạn không thể tự trang trí gian trưng bày, hãy chắc chắn bạn thuê được một người thực sự có kỹ năng làm việc này và người đó sẽ không “chia sẻ” một ý tưởng với nhiều đối tác khác nhau. Thay đổi hình thức trưng bày thường xuyên để khiến cửa hàng của bạn luôn mới mẻ.

Mô hình chung cho chuỗi hệ thống các cửa hàng

Điều quan trọng của sự khác biệt đó là khi bạn ở một cửa hàng của hệ thống cũng giống như bạn đang đứng ở một trong số các cửa hàng còn lại. Một tập đoàn bán lẻ cần tìm kiếm một mô hình riêng biệt để nguời mua tự cảm nhận sự riêng biệt đó, mà không thể đánh đồng vào bất cứ một hệ thống nào đang có mặt trên thị trường. Siêu thị đã và đang là thói quen tiêu dùng văn minh của người Việt, và đang dần biến thói quen trở thành một nét văn hoá mới.

VD: Big C, Co.op Mart…

Nghệ thuật trưng bày hàng hóa: NGƯỜI BÁN HÀNG THÂM LẶNG

Trưng bày tại điểm bán là sử dụng các vật liệu trong cửa hàng hoặc các điểm bán lẻ để quảng bá cho sản phẩm hoặc thương hiệu. Hoạt động này giúp củng cố quyết định của người mua theo hướng có lợi cho nhà bán lẻ và đóng vai trò rất lớn trong thành công chung của thương hiệu và nhà bán lẻ.

Hiệu quả hơn cả giảm giá

Nghiên cứu của Ogilvy Action trên 6.000 người tiêu dùng tại Mỹ được công bố vào tháng 11.2008 cho thấy, việc trưng bày bên trong cửa hàng có hiệu quả hơn cả giảm giá. Trong 29% người mua hàng một cách ngẫu nhiên, có đến 18% cho biết họ bị ảnh hưởng bởi sự trưng bày trong cửa hàng, 24% bị ảnh hưởng bởi việc trưng bày bên ngoài các dãy kệ trưng bày hàng hóa thông thường và chỉ 17% là bị ảnh hưởng bởi khuyến mãi, giảm giá. Trong 39% người mua hàng có ý định từ trước nhưng quyết định chọn thương hiệu tại cửa hiệu, có 31% bị ảnh hưởng bởi việc trưng bày trong cửa hàng, chỉ 28% bị ảnh hưởng bởi khuyến mãi và giảm giá và 27% bởi những hình thức khuyến mãi khác.

Trưng bày tại cửa hàng có ba dạng cơ bản: bên cạnh quầy thu tiền, trong các quầy kệ và trưng bày trên sàn. Dạng nào cũng phải đảm bảo hai yếu tố vừa lôi cuốn người mua vừa cung cấp đủ thông tin để đảm bảo việc mua hàng.

Thu hút từ cái nhìn đầu tiên

Ở bên trong siêu thị, một sản phẩm chỉ có vài giây để thu hút sự chú ý của người mua. Do đó, yếu tố quan trọng hàng đầu trong trưng bày là sản phẩm phải được nhìn thấy dễ dàng. Muốn vậy thì trước tiên phải chọn đúng vị trí. Cho dù bao bì có bắt mắt đi chăng nữa nhưng nếu để sai vị trí, sản phẩm cũng không có khả năng được nhìn thấy. Vị trí lý tưởng là ngang tầm mắt của người tiêu dùng, trong khoảng 15o – 30o theo hướng nhìn xuống hoặc kệ thứ ba tính từ dưới lên. Chiều cao của người Việt Nam hiện tại nói chung thấp hơn 1m80, để đảm bảo quan sát không bị che khuất, có thể quan sát tối ưu, giá kệ dùng trong siêu thị cao 1m80 đến 2m. Ngoại trừ sản phẩm của một thương hiệu thuộc dạng best selling, người mua hàng sẽ không tự nhiên tìm kiếm những sản phẩm ở tận trên đỉnh hoặc dưới đáy của một quầy hàng.

Nhưng giữa một rừng nhãn hiệu chen chúc nhau trong vị trí “đắc địa” ấy thì để có được cơ hội được nằm trong giỏ hàng, sản phẩm còn phải gây được ấn tượng với người mua. Kiểu dáng và màu sắc là hai yếu tố chủ đạo để đánh vào thị giác để lôi cuốn người tiêu dùng, trong đó các màu đậm như xanh, đỏ, vàng là những màu dễ được nhận thấy nhất.

Để tạo được hiệu quả trong việc tác động tới hành vi mua hàng, việc trưng bày còn phải phù hợp với hành vi mua sắm, tạo ra sự tượng tác cao độ giữa người mua với sản phẩm. Ví dụ như người tiêu dùng có khuynh hướng tìm kiếm thông tin trên bao bì sản phẩm nên phải làm nổi bật thông tin khi trưng bày để lôi cuốn người mua hàng. Hay người ta thường chú ý đến những hàng hóa chủ yếu nên có thể sử dụng bao bì như một tấm biển chỉ đường… Chọn vị trí cho phù hợp với ngành hàng cũng là một yếu tố. Ví dụ, sản phẩm ngành thực phẩm nên để cạnh ngành hàng nước giải khát, sản phẩm chăm sóc tóc để gần hàng mỹ phẩm hoặc chăm sóc cá nhân… vì người ta thường có khuynh hướng mua kèm những sản phẩm có liên quan dù không có ý định trước.

Nếu có thể “ngự trị” tại một vị trí đẹp trên sàn, doanh nghiệp cần phải xem xét những yếu tố sau khi thiết kế và trưng bày hàng hóa trên chiếc kệ riêng của mình: sự chắc chắn và kinh tế về chất liệu, giới hạn về kích cỡ và thời gian sản xuất hợp lý để đạt hiệu quả nhất về chi phí. Tạo ra những chủ đề hấp dẫn hay kể một câu chuyện là một trong những cách tạo ra hình dạng trưng bày bắt mắt và thu hút sự chú ý của người mua hàng. Luôn lưu ý là kệ trưng bày phải phù hợp với kênh bán lẻ và cũng như với từng địa điểm bán và thích hợp với sản phẩm, linh hoạt trong sử dụng và có thể trụ vững trên sàn.

Công cụ để xây dựng hình ảnh

Đối với ngành hàng thời trang, trưng bày là một trong những kênh quảng cáo quan trọng nhất, xác định vị trí của nhãn hiệu và cửa hàng trên thị trường, cũng như xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và thể hiện tầm kiểm soát đối với công việc kinh doanh. Những cô mannequin trưng diện các mẫu mới nhất, trang bị rất nhiều phụ kiện bên cạnh hoa, lá… không chỉ để bán những thứ trên kệ mà còn đánh vào tâm trạng và trí tưởng tượng của người mua. Đó là sự tập hợp tất cả những yếu tố có ảnh hưởng đến thị giác và như thiết kế cửa hàng, trưng bày ngoài cửa sổ, trưng bày bên trong, vật dụng hỗ trợ việc trưng bày, cách sắp xếp hàng hóa… để tạo thêm 1 hình ảnh và các tính cho quầy hàng.

Tạo thương hiệu riêng biệt gắn liền với cửa hàng và tâm trí người tiêu dùng: Ví dụ như Big C Việt Nam, toàn bộ hệ thống các cửa hàng đều có sản phẩm mang thương hiệu Big C, các doanh nghiệp chấp thuận việc sản xuất hàng để được lấy thương hiệu Big C -  giá rẻ cho mọi nhà : WoW! Tôi chọn Big C!




Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
Lợi ích của hệ thống thực phẩm siêu hạng dành cho trẻ
Những kĩ năng cần có của nhân viên thu ngân
Những chuyến đi mua sắm cùng trẻ
Làm thế nào để thúc đẩy doanh số bán hàng
Tiếp cận khách hàng mới như thế nào



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý