Triệu chứng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Triệu chứng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

19/04/2015 11:53 AM
169


Các triệu chứng thường thấy của rối loạn tiêu hóa: đau bụng, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn…Chúng ta cùng điểm lại một số triệu chứng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhé!

TRIỆU CHỨNG KHI TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA


Các triệu chứng chính

- Thay đổi thói quen đại tiện: tiến triển chậm nhưng nặng dần. Người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy, đi đại tiện không đều đặn như trước. Người bệnh có thể bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.

-  Đau bụng: Có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội. Đau thường ở vùng bụng dưới bên trái, nhưng cũng có thể ở nhiều chỗ khác nhau. Trong một vài trường hợp, cơn đau có thể lan ra sau lưng.

Đầy hơi: Đầy hơi là một trong những triệu chứng tiêu biểu của RLTH. Bụng căng to, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều.

Một số triệu chứng khác

Ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn, v.v...

NGUYÊN TẮC PHÒNG CHỐNG RỐI LOẠN TIÊU HÓA CHO CON

Suốt cả tuần nay, chị Liên lao đao vì cu Bim liên tục bị táo bón, mặt mày ủ rũ, ăn uống thì bỏ bê… Mang con tới bác sĩ, chị mới biết con bị rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa - một trong những bệnh phổ biến nhất gây rắc rối, cản trở quá trình sinh trưởng và phát triển đến con yêu của bạn. Những triệu chứng của trẻ bị rối loạn tiêu hóa: đau bụng, táo bón, buồn bã, phát hiện có ký sinh trùng đường ruột, biểu hiện buồn nôn, ngộ độc, dị ứng thức ăn…

Dưới đây là các quy tắc phòng chống rối loạn tiêu hóa đơn giản cho con mà các mẹ có thể áp dụng:

- Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn và kéo dài sẽ giúp tránh các vấn đề về rối loạn tiêu hóa do trẻ được tăng cường hệ thống miễn dịch của mình thông qua các dưỡng chất có trong sữa mẹ.

- Cho con sử dụng những loại thực phẩm bổ sung không được sớm hơn khi con chưa được 6 tháng tuổi, vì sau thời thời gian này cơ thể của con mới bắt tiếp nhận được sản phẩm mới

- Dinh dưỡng hợp lí - một trong những yếu tố quan trọng nhất để con phát triển hài hòa mà không gặp phải trở ngại sức khỏe nào. Để tránh con gặp phải rắc rối với vấn đề với đường tiêu hóa, trước tiên các mẹ phải tạo ra một thực đơn đa dạng, lành mạnh và an toàn đáp ứng các nhu cầu của trẻ theo độ tuổi, cân nặng, và các đặc điểm cá nhân.

- Chế độ ăn uống. Các mẹ hãy lựa chọn các loại thực phẩm hữu ích và giàu vitamin để có thể chế biến cho con mình trong các bữa ăn nhằm mang lại cảm giác ngon miệng cho trẻ. Tránh lựa chọn những thực phẩm trẻ cần nhiều thời gian để ăn bởi hầu hết trẻ nhỏ đều rất ngại phải nhai nhiều.

Nếu con còn nhỏ các mẹ hãy cố gắng cho con bú trong suốt thời gian đó, đừng vội cho con ăn thực phẩm bổ sung bởi có thể đó sẽ là nguyên nhận khiến con bị rối loạn tiêu hóa.

Các mẹ cũng nên cân đối thời gian nghỉ giữa các bữa ăn, cũng như tránh để con ăn vặt thường xuyên vì có thể những điều này sẽ dẫn đến việc con bị rối loạn đường tiêu hóa.

- Theo dõi chặt chẽ phân của trẻ. Đây là việc mà các mẹ phải thường xuyên lưu ý vì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, triệu chứng đầu tiên để phát hiện ra đó là dựa vào phân của trẻ. Khi các mẹ có sự nghi ngờ con bị rối loạn tiêu hóa, hãy mang mẫu phân của con tới gặp các bác sĩ nhi khoa để xác định mức độ rối loạn tiêu hóa của con bạn.

- Tôn trọng các quy tắc cơ bản về vệ sinh. Các mẹ hãy luôn luôn rửa tay, vệ sinh cá nhân cho con yêu của mình thường xuyên trong ngày, để ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm và đồ dùng của trẻ.

Ngoài ra mẹ hãy sử dụng các sản phẩm sữa lên men có chứa nhiều loại vi sinh vật có tác dụng có lợi cho hệ tiêu hóa của con. Vì đây là những vi sinh vật giúp hình thành vi khuẩn có lợi cho đường ruột, có trách nhiệm bảo vệ cơ thể khỏi các rối loạn đường ruột, tránh bị táo bón...

Các mẹ cũng có thể cho trẻ ăn sữa chua vì trong sữa chua có tiền tố bifidobacteria góp phần vào sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa của trẻ. Từ đó làm tăng tiết acid dạ dày, cải thiện sự ngon miệng cho trẻ.

Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý là các sản phẩm sữa phải đặc biệt phù hợp cho trẻ nhỏ.

CHẾ ĐỘ ĂN CHO MẸ VÀ BÉ KHI CON BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Khi con bị rối loạn tiêu hóa, mẹ cần chú ý hơn trong thực đơn cho bé và cả mẹ nếu còn cho con bú.

Chào bác sĩ, bé nhà em 8 tháng 10 ngày rồi mà giờ cháu vẫn đi ngoài ngày 3-4 lần, phân vàng. Đi phân cũng sánh nhưng cuối bãi lại có bọt vàng và phân không thành khuôn.

Em đưa bé đi khám thì bác sĩ cho uống Cotrimoxazol với Ybio mà vẫn chưa đỡ. Bé mới được 8kg thôi ạ.

Em chỉ sợ rằng do bé ăn cua, cá sớm quá (từ lúc 7 tháng) nên giờ bé mới đi ngoài như vậy. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. (Lan Anh Bui - builananh300...@gmail.com)

Chế độ ăn cho mẹ và bé khi con bị rối loạn tiêu hóa 1
Ảnh minh họa.

Trả lời:

Chào bạn!

Với thông tin bạn cho biết chúng tôi chỉ có thể trả lời như sau:

Do không trực tiếp thăm khám cho bé cũng như không rõ diễn biến bệnh của bé ra sao, nên chúng tôi cũng không đưa ra được chẩn đoán xác định. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này, hơn nữa mặc dù được dùng thuốc theo đơn nhưng bệnh chưa thuyên giảm, vậy lựa chọn hiện nay là bạn sớm đưa bé gặp lại bác sĩ để thăm khám tìm nguyên nhân sâu hơn và chỉ định hướng điều trị tiếp theo.

Hiện bé có cân nặng ở trong giới hạn bình thường so với chuẩn (trung bình 8 tháng 10 ngày bé trai nặng 8,7kg, cao 71,0cm; bé gái nặng 8,0kg, cao 69,2cm), nếu là bé trai thì hơi nhẹ cân, có thể nói tình trạng rối loạn tiêu hóa chưa làm ảnh hưởng nhiều tới tăng trưởng cân nặng của bé. Như vậy nguyên nhân có thể là do cho bé ăn chưa cân đối và phù hợp với lứa tuổi.

Song song với việc điều trị theo đơn bạn nên điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp với lứa tuổi theo khuyến cáo sau:

Cho đến tròn 10 tháng tuổi trong ngày (24 giờ) bé cần khoảng 500ml sữa (
sữa mẹ là tốt nhất, sữa mẹ đủ không cần ăn thêm sữa công thức) và 3 bữa bột/cháo xay (tổng 600ml/ngày) đặc dần, tổng tăng dần từ khoảng 45-60g gạo tẻ trắng, 45-60g thịt (tôm, cá…), 15g dầu (mỡ), rau xanh, quả chín…

Bạn lưu ý cho bé ăn bổ sung theo nguyên tắc: “ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc, làm quen từng loại thực phẩm…”nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, chỉ ăn gạo tẻ trắng, không ăn nước xương hầm, ăn nhạt… tròn 7 tháng sang tháng thứ 8 mới nên cho bé tập ăn tôm (cua, cá…).

Bạn lưu ý: Để duy trì đủ sữa cho con mẹ nên ăn uống đầy đủ,
uống nhiều nước, ăn thêm bữa hoặc 200ml sữa công thức trước khi ngủ, tăng cường cho bé bú, vắt sữa khi không gần con (bạn nên uống lại nếu không có điều kiện mang về cho con).

Trong thời gian bé có tình trạng
rối loạn tiêu hóa chế độ ăn của cả 2 mẹ con cần tạm dừng các loại thức ăn giàu chất đường ngọt, thức ăn của con nên ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa (gạo tẻ trắng, thịt lườn gà, thịt thăn lợn, thêm cà rốt, khoai tây…), thức ăn cần được hầm nhừ xay nhuyễn, có thể nấu loãng hơn và tăng bữa cho bé, vẫn đảm bảo cho dầu (mỡ) và cháo xay cho bé.  

Chúc bạn và bé luôn được mạnh khỏe, hạnh phúc!   


Rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Có nên cho trẻ uống men tiêu hóa?
Các món cháo ngon tốt cho hệ tiêu hóa của bạn
Các thực phẩm giàu chất xơ tốt
Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý