Triệu chứng của bệnh cận thị và cách điều trị hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Triệu chứng của bệnh cận thị và cách điều trị hiệu quả

19/04/2015 11:54 AM
306

Chứng cận thị chủ yếu xuất hiện và tiến triển ở lứa tuổi học sinh, và độ tuổi bị cận thị đang ngày càng thấp hơn. Chúng ta cùng tìm hiểu những triệu chứng của bệnh cận thị ở trẻ nhé!


TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CẬN THỊ


Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh cận thị: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh cận thị - Kiến thức y học - Sức khỏe trẻ em

Thiếu ánh sáng:

Thiếu ánh sáng trong khi học tập là yếu tố chính, có thể thiếu cả ánh sáng tự nhiên và nhân tạo. Do cấu trúc của phòng học không đúng quy cách, các phòng học không có nguồn chiếu sáng nhân tạo, hoặc là có nhưng treo quá cao, công suất quá thấp, số lượng bóng ít.

Bàn ghế không đúng kích thước

Cấu tạo bàn ghế không phù hợp với lứa tuổi của trẻ khi ngồi học. Cách sắp xếp bàn và ghế không đồng bộ như: bàn học quá cao so với ghế ngồi do đó khoảng cách giữa mặt trẻ với vở ghi quá gần. Hoặc bàn học quá thấp mà ghế ngồi học lại cao làm cho trẻ phải cúi đầu xuống viết, đọc, làm cho máu dồn vào hố mắt nhiều làm tăng áp lực trong hố mắt.

Do chất lượng của học phẩm kém, không phù hợp với yêu cầu vệ sinh như:

Sách giáo khoa in trên giấy xấu, chữ nhỏ, khoảng cách giữa các hàng quá gần làm cho học sinh khi đọc phải điều tiết nhiều, chóng mỏi mắt.

Do thể trạng của một số học sinh gầy yếu, hay ốm đau…

Những trẻ em này có nhiều khả năng bị cận thị hơn so với học sinh khỏe mạnh.. Do ý thức vệ sinh trong học tập của học sinh chưa tốt như nằm học, học ở những nơi tối, vừa đi vùa học…

Do di truyền

Ngoài các nguyên nhân đã kể ở trên, có một số trường hợp bị cận thị là do yếu tố di truyền quyết định.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM BỆNH CẬN THỊ


Bệnh cận thị: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh cận thị - Kiến thức y học - Sức khỏe trẻ em

Trẻ bị tật khúc xạ bạn có thể dễ dàng nhận biết bằng cách quan sát trẻ khi trẻ xem ti vi, học ở lớp hay ở nhà.

-  Khi xem tivi trẻ  thường phải chạy lại gần mới nhìn thấy. Ở lớp học, trẻ thường phải chép bài của bạn.

- Kết quả học tập của trẻ giảm sút đột ngột, hay chép đề bài sai hoặc viết sai chữ.

- Khi nhìn vật ở xa, hay xem tivi trẻ hay phải nheo mắt, nghiêng đầu.

- Sợ ánh sáng hoặc chói mắt, trẻ thường hay rụi mắt mặc dù không buồn ngủ. Trẻ hay than mỏi mắt nhức đầu, hay chảy nước mắt.

- Không thích các hoạt động liên quan tới thị giác như vẽ hình, tô màu hay tập đọc hoặc các hoạt động liên quan tới thị giác xa như chơi ném bóng.

Khi con của bạn có những biểu hiện trên cần đưa trẻ đi kiểm tra mắt phát hiện và có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Biện pháp đề phòng cận thị

- Có chế độ học tập hợp lý, tùy độ tuổi cấp học mà lập chương trình học tập phù hợp. Kết hợp giữa chế độ học tập, vui chơi, nghỉ ngơi, lao động để mắt được nghỉ ngơi.

- Giáo dục thường xuyên cho trẻ có một ý thức vệ sinh trong học tập.

- Tăng cường nâng cao sức khỏe qua chế độ dinh dưỡng đủ chất, uống một số thuốc có tác dụng tốt đối với mắt như Vitamin A, Vitamin AD, đặc biệt trong các kỳ thi.

- Khi đã bị cận thị thì phải đeo kính đúng số mà thầy thuốc đã chỉ định để tránh tăng số.

- Cải thiện điều kiện học tập cho bé bằng các biện pháp sau đây: tăng cường chiếu sáng tự nhiên trong phòng học, chọn hướng ngồi học cho trẻ nơi có nhiều nguồn sáng tự nhiên chiếu vào, hạn chế đến mức tối đa các vật ngăn cản nguồn sáng tự nhiên chiếu vào chỗ ngồi học của bé (như mái lợp, cây xanh…)

- Cấu trúc bàn ghế cho bé phải đúng tiêu chuẩn vệ sinh,  bàn ghế có chiều cao phù hợp với chiều cao của các bé.

MÓN ĂN PHÒNG CHỐNG BỆNH CẬN THỊ

Nguyên nhân dẫn tới cận thị thường là do dùng đèn thiếu sáng, tư thế ngồi không đúng, đọc sách liên tục trong thời gian dài, thể chất yếu, gien di truyền, dinh dưỡng kém...

Một nghiên cứu mới đây nhất cho thấy cận thị có liên quan với tình trạng thiếu sắt, kẽm, crom.

Dưới đây là một số phương pháp ẩm thực đơn giản phòng chống cận thị:

Caramen mật ong

 

Cách chế biến: Đập 1 quả trứng gà, đánh tan, cho vào cốc sữa đã làm nóng, đun nhỏ lửa đến khi trứng chín. Để nguội, sau đó cho mật ong vào.

Cách ăn: Ăn sau bữa sáng hoặc làm thực đơn cho bữa sáng. Ăn cùng bánh mỳ, bánh bao.

Nước nhãn mật ong

Nguyên liệu: Cẩu khởi 10g, trần bì 3g, cùi nhãn 10 cái, mật ong 1 thìa

Cách chế biến: Cho cẩu khởi và trần bì vào trong túi lọc riêng rẽ rồi thả vào nồi nước (lượng nước tùy ý)  nấu cùng với cùi nhãn. Nấu sôi khoảng 30 phút rồi lọc bỏ cùi nhãn, chắt nước ra cốc, thêm mật ong vào uống.

Cách ăn: Uống vào tầm 3 giờ chiều.

Nước táo đỏ mật ong

Nguyên liệu: Cẩu khởi 10g, trần bì 3g, táo đỏ 8 quả, mật ong 2 thìa

Cách chế biến: Cho cẩu khởi, trần bì và táo đỏ vào trong nồi, thêm nước vào, nấu ở lửa vừa trong vòng 20 phút, lọc lấy nước đầu, sau đó lại cho nước lạnh vào nấu thêm, lọc lấy nước thứ 2.

Cách ăn: Nước đầu và nước 2 trộn lẫn sau đó chia ra uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 - 4 tiếng, khi uống cho thêm 1 thìa mật ong.

Lưu ý: Những món ăn này cần được dùng “trường kỳ” thì mới có hiệu quả trong việc phòng ngừa cận thị hoặc không làm cho mắt cận tăng “độ”.


GÁCH GIẢM CẬN THỊ HIỆU QUẢ KHI TRẺ VUI CHƠI NGOÀI TRỜI


Các nhà nghiên cứu Anh phát hiện ra rằng chơi đùa ngoài trời giúp trẻ giảm đáng kể nguy cơ bị cận thị.

Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Đại học Bristol, Anh phát hiện ra rằng những trẻ thường xuyên chơi đùa ngoài trời khi lên 8 hoặc 9 tuổi giảm khoảng một nửa nguy cơ bị cận thị khi được 15 tuổi so với những trẻ không chơi đùa ngoài trời. 
Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới thiết lập mối liên quan trực tiếp giữa thị lực kém và không dành đủ thời gian hoạt động ngoài trời. 
TS Cathy Williams và các đồng nghiệp thuộc Đại học Bristol và Đại học Cardiff đã đưa ra kết luận này sau khi theo dõi 14.000 trẻ. 
Giảm 50% nguy cơ cận thị khi trẻ vui chơi
Nhóm nghiên cứu đã hỏi cha mẹ của những trẻ từ 8-9 tuổi về thời gian trẻ ở ngoài trời. Trẻ ở ngoài ít nhất 3 giờ/ngày vào mùa hè hoặc  ≥ 1 giờ vào mùa đông được phân loại là có thời gian hoạt động ngoài trời nhiều. 
Họ phát hiện ra rằng hoạt động ngoài trời giúp bảo vệ trẻ khỏi tật cận thị. Jeremy  Guggenheim, nhà nghiên cứu về thị lực thuộc Đại học Cardiff nói ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên là cần thiết để phát triển và duy trì thị lực tốt. 
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng tự nhiên kích thích nồng độ dopamin, một chất dẫn truyền thần kinh, trong võng mạc. 
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Investigative Opthalmology and Visual Science.


Thực phẩm chữa bệnh cận thị hiệu quả
Cách phòng tránh bệnh cận thị ở trẻ em
Hướng dẫn làm giảm cận thị hiệu quả
Nguyên nhân của bệnh cận thị
Triệu chứng khi bị cận thị

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý