Triệu chứng của bệnh đau lưng

seminoon seminoon @seminoon

Triệu chứng của bệnh đau lưng

19/04/2015 11:54 AM
171

Đau lưng kéo dài từ vài ngày đến vài tuần được coi là cấp tính. Chúng ta cùng tìm hiểu về các triệu
chứng khi bị đau lưng để có hướng điều trị sớm nhất nhé!



CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ĐAU LƯNG


Các triệu chứng của bệnh đau lưng có thể bao gồm

  • Đau cơ bắp.
  • Đau mà tỏa xuống chân.
  • Hạn chế tính linh hoạt hoặc các chuyển động.
  • Không có khả năng đứng thẳng.

Đau lưng kéo dài từ vài ngày đến vài tuần được coi là cấp tính. Đau kéo dài trong ba tháng hoặc lâu hơn được coi là mãn tính.

Hầu hết đau lưng từng bước cải thiện với điều trị tại nhà và tự chăm sóc. Mặc dù cơn đau có thể mất vài tuần để biến mất hoàn toàn, nên thông báo một số tiến triển trong vòng 72 giờ đầu tiên của tự chăm sóc. Nếu không, gặp bác sĩ.

Trong trường hợp hiếm hoi, đau lưng có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng y tế.

Liên lạc với bác sĩ nếu bệnh đau lưng

Là hằng số hoặc cường độ cao, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi nằm xuống.

Lan xuống một hoặc cả hai chân, đặc biệt là nếu cơn đau kéo dài dưới đầu gối.

Nguyên nhân suy yếu, tê hoặc ngứa ran ở chân một hoặc cả hai.

Nguyên nhân mới, vấn đề về ruột hoặc bàng quang.

Được liên kết với đau hoặc nhói ở bụng, hoặc sốt.

Sau một chấn thương lưng hay nơi khác.

Kèm theo đó là giảm cân không giải thích được.

Ngoài ra, gặp bác sĩ nếu bắt đầu có đau lưng lần đầu tiên sau tuổi 50, hoặc nếu có một lịch sử của bệnh ung thư, loãng xương, sử dụng steroid, ma túy hoặc lạm dụng rượu.



CÁC CHỨNG ĐAU LƯNG THƯỜNG GẶP


Hiện tượng đau cột sống do chấn thương hoặc thoái hóa khớp thường trở nên trầm trọng hơn nếu cột sống vẫn tiếp tục phải làm việc. Trái lại, sự nghỉ ngơi sẽ giúp cơn đau dịu đi.

Có rất nhiều yếu tố khiến ta đau lưng, trong đó có một nguyên nhân phổ biến là "chất liệu" của cột sống không giữ được độ bền qua năm tháng, chẳng hạn như thoái hóa sụn và đĩa đệm, xuất hiện từ tuổi 30-40. Phần trong đĩa đệm thì khô, phần ngoài bị nứt nên không còn tác dụng đệm tốt cho đốt sống. Chính trong giai đoạn này, người bệnh cảm thấy đau lưng nhưng không nặng nề. Có hai trường hợp gây đau lưng nặng:

- Đĩa đệm không nằm trong hai mặt khớp đốt sống trên và dưới mà thoát ra ngoài, chèn ép rễ thần kinh, gọi là thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân thường gặp nhất là lao động nặng.

- Do quá trình lao động, các mặt khớp tiếp xúc với nhau làm tổn thương xương, khiến xương dễ bị giòn, nứt sinh ra các gai xương. Khi các gai này chạm vào dây thần kinh thì sẽ gây đau.

Chứng đau lưng mạn tính xuất hiện ở tuổi trên 40. Bệnh nhân đau ngang thắt lưng và vùng hông khiến người còng xuống. Khi đứng lâu, ngồi lâu đều đau, ngủ dậy thấy đau, sau đó cảm giác đau giảm dần trong ngày. Đau tăng khi vận động nhiều hoặc nằm lâu bất động, thay đổi thời tiết. Nguyên nhân là đĩa đệm bị thoái hóa và lồi ra ngoài.

Đau lưng cấp thường xảy ra sau những động tác quá mạnh (mang, vác, đẩy, ngã...). Cảm giác đau xuất hiện đột ngột ở vùng thắt lưng, đau với cường độ cao một bên đốt sống, cơ cạnh cột sống bị co làm bệnh nhân không đi lại được. Mọi cử động, hắt hơi, thay đổi tư thế đều gây đau. Nguyên nhân là đĩa đệm bị rạn nứt rồi căng phồng, kích thích vào các dây thần kinh ở dọc cột sống.

Đau dây thần kinh tọa thường bắt đầu từ vùng lưng xuống mông, qua phía sau đùi, xuống cẳng chân tới cổ chân và có thể lan đến các ngón chân. Cảm giác đau như dao đâm, kiến bò, đau nhừ. Nguyên nhân thường là đĩa đệm cuối cùng hay gần cuối cùng thoát ra ngoài.

NHỮNG BỆNH PHỤ KHOA CÓ THỂ ẨN SAU CÁC CƠN ĐAU THẮT LƯNG

Đau thắt lưng ở chị em là hiện tượng thường gặp. Thế nhưng, chị em không nên coi thường triệu chứng này bởi rất nhiều bệnh phụ khoa cũng có thể gây ra đau thắt lưng.

Những bệnh phụ khoa nào có thể gây ra đau lưng? Đặc điểm của những cơn đau lưng ấy cụ thể như thế nào? 

Các bệnh phụ khoa có thể gây ra đau nhức phần thắt lưng, kèm theo đau bụng, kinh nguyệt không đều, nhiều khí hư, bụng dưới sệ xuống. Các cơn đau thắt lưng có thể bất chợt hoặc kéo dài, đau nhói hoặc đau âm ỉ... nhưng với tần suất thường xuyên.

Bác sỹ Huang Kaiqing, Phó Giám đốc Đại học Y Quảng Châu hướng dẫn chị em cách nhận định một số đặc điểm của các bệnh phụ khoa có liên quan đến đau thắt lưng như sau: 

Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Triệu chứng: Khi bị mắc bệnh viêm vùng chậu, bên cạnh những biểu hiện điển hình của bệnh viêm là sốt, đau phần hạ vị, nhiều khí hư, kinh nguyệt không đều thì bệnh nhân còn thấy kèm theo triệu chứng đau thắt lưng. Nguyên nhân là do sự tổn thương của các cơ quan bên trong khiến cho vùng lưng cùng bị đau.

Nếu không được điều trị kịp thời và chính xác, bệnh sẽ gây ra một loạt các biến chứng, chẳng hạn như vô sinh, thai ngoài tử cung, đau vùng chậu và bệnh viêm vùng chậu mãn tính... Vì vậy, điều trị kịp thời bệnh PID là rất quan trọng.", bác sỹ Huang Kaiqing cảnh báo.

Hình thức kiểm tra: Khám phụ khoa

Ung thư phụ khoa

Nếu phần phụ có khối u, chẳng hạn như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung và các bệnh khác thì các khối u thần kinh hoặc tế bào ung thư này sẽ xâm nhập vào mô liên kết xương chậu có thể dẫn đến đau lưng vùng thấp. Khi khối u lớn hơn thì cảm giác đau lưng cũng trầm trọng hơn. Vì vậy, chị em cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để ngăn ngừa các tổn thương xảy ra, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe.

Những bệnh phụ khoa ẩn sau các cơn đau thắt lưng 1

Đừng chủ quan khi có triệu chứng đau lưng! (Ảnh minh họa)

- U xơ tử cung 

Triệu chứng: U xơ tử cung (UXTC) là khối u lành tính thường gặp nhất ở phụ nữ từ 30-50 tuổi. Những triệu chứng đầu tiên của UXTC là chảy máu kinh bất thường - nặng hơn hoặc kéo dài hơn, giao hợp đau, triệu chứng thiếu máu (do mất nhiều máu kinh); tiểu khó hoặc tiểu lắt nhắt do khối u xơ chèn ép lên bàng quang; tăng áp lực vùng chậu; táo bón. Ngoài những triệu chứng chính, UXTC có thể gây ra đau lưng, nếu không được điều trị sớm hoặc điều trị thường xuyên, bệnh có thể chuyển sang đau vùng chậu mãn tính, cũng có thể gây ra đau thắt lưng.

Hình thức kiểm tra: Khám phụ khoa

- Ung thư cổ tử cung

Triệu chứng: Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa ác tính phổ biến nhất. Nguy hiểm hơn là triệu chứng đau lưng chỉ thường xuất hiện trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư cổ tử cung. Sở dĩ bệnh nhân bị đau lưng là do các tế bào ung thư xâm lấn có thể gây ra tắc nghẽn niệu quản, ứ nước, nhiễm độc và gây đau lưng.

Ngoài ra, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, khối u vùng chậu cũng có liên quan đến các dây thần kinh, đè nén vùng bụng và gây đau thắt lưng.

Hình thức kiểm tra: Xét nghiệm Pap (xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung).

Sa tử cung

Triệu chứng: Khi tử cung bị rời khỏi vị trí ban đầu, xuống dọc theo âm đạo thì nó có thể gây ra các triệu chứng đau lưng, hoặc thậm chí dẫn đến các bệnh về hệ tiết niệu. Chị em có thể bị mắc bệnh này do hậu quả của quá trình sinh nở, sự suy giảm chức năng buồng trứng hay giảm độ đàn hồi của dây chằng tử cung... dẫn đến sa tử cung, làm đau lưng tái phát.

Hình thức kiểm tra: Khám phụ khoa

Viêm cổ tử cung

Triệu chứng: Cổ tử cung có tác dụng chống lại vi khuẩn, virus, bảo vệ cho tử cung. Nó là cánh cửa của tử cung và chỉ mở ra trong quá trình sinh nở. Nhưng các bệnh lý về âm đạo có thể ăn sâu vào trong cổ tử cung, gây xói mòn cổ tử cung, polyp cổ tử cung. Phụ nữ bị bệnh viêm cổ tử cung ngoài triệu chứng tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng thì còn kèm với đau lưng.

Khi bạn gặp phải những cơn đau lưng thì việc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp bạn giảm những cơn đau. Một số thực phẩm có đặc tính tự nhiên chống đau và chống viêm có thể giúp giảm các triệu chứng đau lưng của bạn nếu bạn thêm chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên khi bạn đang dùng thuốc đau lưng, nếu muốn thay đổi chế độ ăn thì cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc.


CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN BỊ ĐAU LƯNG


Ăn nhiều cá: cá có chứa hàm lượng cao các axit béo omega-3, có thể giúp giảm viêm. Đau lưng là một hình thức viêm nội bộ, thêm cá trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm mức độ đau đớn do những cơn đau lưng gây nên. Mỗi tuần nên ăn ít nhất từ 2 đến 4 bữa cá như cá bơn, cá hồi, cá thu hoặc cá ngừ ánh sáng để giữ cho omega-3 cung cấp cho cơ thể luôn ở mức độ cao. Omega-3 ở mức độ cao giúp giảm đáng kể tình trạng viêm gây ra cơn đau lưng. Nếu bạn không thể ăn nhiều cá thì cần bổ sung omega-3 từ các loại dầu cá. Tuy nhiên bổ sung dầu cá cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Vitamin B1: ăn nhiều các loại thực phẩm chứa vitamin B1 như các loại sữa, gạo, có thể rút ngắn thời gian đau lưng từ tổn thương thần kinh .

Trái cây và Rau quả: Hầu hết các loại trái cây và rau quả là ít calo và nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ giúp duy trì trọng lượng của cơ thể một cách dễ dàng hơn, giúp giảm cân ở những người béo phì. Việc duy trì một trọng lượng vừa phải sẽ giảm áp lực tác dụng lên các vùng xương khớp, xương cột sống. Do đó nó sẽ có tác dụng giảm bớt các cơn đau. Bên cạnh đó một số loại trái cây và rau có thêm đặc tính chống đau rất tốt như: anh đào, nam việt quất, nho đỏ, trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C. Những loại trái cây này giúp trì hoãn sự tiến triển của viêm khớp, giảm các cơn đau lưng.

Gia vị có tác dụng giảm đau lưng: Một số loại gia vị mà thành phần của nó giúp giảm đau như: củ nghệ, củ gừng có tác dụng giảm sức, bảo vệ các khớp sương. Thường xuyên ăn nghệ giúp giảm cơn đau lưng vì lý do xương khớp.

Tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường. Thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo như đồ ăn nhanh, các món ăn chiên, rán, xào sẽ làm cho bệnh đau lưng thêm trầm trọng.

Như vậy thay đổi chế độ ăn uống cũng là một cách điều trị bệnh hiểu quả. Việc ăn những thực phẩm nhất định có thể giúp kiểm soát cơn đau và viêm nhiễm, chế độ ăn uống khỏe mạnh kết hợp với các hình thức điều trị khác như tập thể dục nhẹ nhàng và kéo dài, thư giãn, và dùng thuốc sẽ giúp điều trị hiệu quả bệnh đau lưng.


Đau lưng khi quan hệ
Đau lưng khi ngồi lâu
Trị đau lưng khi có kinh nguyệt
Đau lưng sau khi sinh nguyên nhân và cách điều trị
Giảm đau lưng cho bà bầu
Món ăn chữa đau lưng nhức mỏi


(ST)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý