Triệu chứng của bệnh di tinh

seminoon seminoon @seminoon

Triệu chứng của bệnh di tinh

19/04/2015 11:54 AM
207
Di tính là nỗi lo lắng của không ít các bạn nam tuổi mới lớn. Triệu chứng của bệnh di tinh và cách chữa trị như thế nào, chúng ta cùng tham khảo bài viết sau nhé!


TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH DI TINH


Theo Từ điển y học Flammarion, di tinh là tình trạng tinh dịch chảy ra ngoài khi không có giao hợp, không có sự cương cứng hoặc kích thích tình dục; nó có thể xảy ra lúc đi tiểu, đại tiện hoặc trong lúc ngủ. Di tinh có thể là hiện tượng bình thường, cũng có thể là biểu hiện bệnh lý.

Nếu sau khi di tinh, cơ thể vẫn khỏe mạnh, không có bất kỳ triệu chứng bệnh lý gì thì đó là hiện tượng bình thường, thường thấy ở thanh niên khỏe mạnh chưa lập gia đình hoặc phải ở một mình. Hiện tượng di tinh có thể xảy ra 1-2 lần/tháng.

Nếu di tinh 3 lần/tuần, xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, đầu váng tai ù, thắt lưng ê ẩm, trong ngực bồn chồn, đó là trường hợp bệnh lý. Nguyên nhân gây bệnh là chức năng sinh sản nam bị rối loạn, tâm hỏa đốt ở trong, âm hư hỏa vượng, tinh quan bất cố (miệng túi tinh không chặt).

Đối với trường hợp di tinh bình thường, cần biết cách xử lý để tránh "chữa lợn lành thành lợn què". Có 2 cách:

- Coi đó là một hoạt động sinh lý, đến lúc cơ thể cần đưa tinh thoát ra ngoài thì cứ để tự ra, không phải lo lắng gì.

- Làm theo phương pháp của Tuệ Tĩnh: thỏa mãn tình dục (lấy vợ)bằng cách giao hợp hoặc thủ dâm. Thủ dâm không có hại nếu chỉ thực hiện 1-2 lần/tháng và động tác kích thích vừa phải.

Đối với trường hợp di tinh bệnh lý, phải có quyết tâm sửa đổi, tìm cách để khống chế thèm muốn tình dục bằng các hoạt động học tập, thể dục, thể thao, hoạt động xã hội hữu ích, tránh những kích thích gợi tình. Ngoài ra, bệnh nhân cần dùng thuốc hỗ trợ. Cách dùng thuốc tùy thuộc vào từng dạng bệnh:

- Nằm mộng thấy giao hợp, tỉnh dậy thấy tinh phóng ra, thần không yên, mạch đập mạnh và nhanh: Đó là biểu hiện có đòi hỏi tình dục mạnh (tâm hỏa đốt ở trong), cần làm mát tâm, an thần. Nên dùng bài thuốc sau: hoàng liên, sinh địa, đương quy, nhân sâm, cam thảo, hạt sen, toan táo nhân, phục thần, viễn chí lượng đều nhau, tán thô, mỗi ngày dùng 20 g sắc uống.

- Nằm mộng thấy giao hợp, dương vật dễ cương cứng, đầu váng, tim đập mạnh, ngủ không yên, người mệt mỏi: Đó là biểu hiện của âm hư hỏa bốc, gây di tinh; cần bổ âm, làm mát hỏa, làm chặt miệng túi tinh. Dùng thuốc sau: đậu đen 20 g, thục địa 20 g, chi tử 12 g, hạt hòe 16 g, liên tâm 8 g, liên nhục 16 g, khiếm thực 16 g. Sắc uống.

- Ngủ say tỉnh dậy thấy tinh xuất ra quần, thắt lưng đau mỏi, đầu váng tai ù, người uể oải hụt hơi: Đó là biểu hiện của thận hư, tinh quan bất cố gây nên; cần phải bổ thận, cố tinh. Dùng thuốc sau: nhục thung dung 80 g, cao lộc 100 g, phụ tử 16 g, nhục quế 16 g, phá cố chỉ 20 g, cao quy bản 100 g, kỷ tử 120 g, hoài sơn 120 g, mẫu lệ 40 g, khiếm thực 40 g, trộn với mật làm thành viên 2 g. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 5 viên. Nếu đi tiểu có rỉ tinh, thêm ích trí nhân 12 g.


MÓN ĂN TRỊ DI TINH - MỘNG TINH


 Chè hải sâm.

- Chè thỏ ty tử: Gạo nếp 20g, thỏ ty tử 10g, đường, nước đủ dùng. Thỏ ty tử rửa sạch, sắc lấy nước. Gạo nếp vo sạch, đổ gạo vào nước thỏ ty tử nấu thành chè. Khi chín nêm đường là dùng được. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn trong vòng 1 tuần. Món chè này có tác dụng bổ thận ích tinh. Những người hay bị chóng mặt, tiểu đêm nhiều, di tinh, mộng tinh dùng rất thích hợp.

- Chè hải sâm: Gạo lứt 20g, hải sâm 20g, đường, nước đủ dùng. Hải sâm thái miếng nhỏ, nấu chung với gạo đến khi gạo nhừ thì cho đường vào là dùng được. Ăn mỗi ngày một bát, ăn trong 5 ngày. Món chè có tác dụng bổ tinh tủy, ích huyết. Thích hợp với những người thận yếu, hay ra mồ hôi trộm, bị di, mộng tinh.

- Cháo kim anh tử: Gạo tẻ 30g, kim anh tử 15g, gia vị, nước đủ dùng. Kim anh tử cho vào cối giã, sau đó vắt lấy nước. Dùng nước đó nấu cùng với gạo đã vo sạch thành cháo, nêm gia vị là dùng được. Mỗi ngày ăn một bát con, ăn trong vòng một tuần. Món cháo có tác dụng cố tinh liễm khí. Những người bị chứng thận hư, di tinh, mộng tinh sử dụng là tốt nhất.

- Thịt gà xào câu kỷ tử và hồ đào: Thịt gà đã bỏ xương 500g, trứng gà một quả; câu kỷ tử, hồ đào 30g, gia vị đủ dùng. Thịt gà rửa sạch, thái miếng mỏng ướp với gia vị trong vòng 15 phút. Câu kỷ tử, hồ đào ngâm nước, bỏ vỏ. Phi thơm hành mỡ, cho thịt gà vào xào chín bắc ra. Rang hồ đào và câu kỷ tử chín sau đó trộn với thịt gà đã xào, bắc lên bếp rồi đập trứng vào, nêm gia vị là dùng được. Món ăn có tác dụng bổ khí huyết. Những người ăn kém, người mệt mỏi, người già, người mắc bệnh di tinh, mộng tinh sử dụng rất thích hợp.

ĐÔNG Y TRỊ CHỨNG DI TINH HIỆU QUẢ


Nhiều người khi mắc phải chứng di tinh thường rơi vào tình trạng xấu hổ, mặc cảm, lo lắng. Sự lo lắng càng làm cho chứng di tinh thêm trầm trọng hơn. Tuy nhiên các nhà chuyên môn cho rằng di tinh không hoàn toàn là bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.

Là hiện tượng xuất tinh ngoài ý thức kiểm soát của người đàn ông, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Di tinh xuất hiện lần đầu tiên ở thời kỳ thiếu niên khi cơ thể người con trai bước vào thời trưởng thành (đông y gọi hiện tượng này trong lần đầu tiên là thông tinh) và có thể kéo dài đến tận khi có tuổi, nếu là bệnh nặng.

Thời gian xuất hiện hiện tượng di tinh lần đầu nhiều nhất thường là vào mùa hè, mùa xuân, ít nhất là mùa đông, vì mùa hè, mùa xuân là lúc hoạt động tình dục, cũng như quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người diễn ra mạnh mẽ nhất.

Thời gian giữa các lần di tinh ở mỗi người một khác, nhưng thường là 2 lần/1 tháng, thậm chí mỗi tuần vài lần. Nếu 2 lần/1 tháng thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, không cần phải chữa trị. Nhưng nếu mỗi tuần vài lần thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân để chữa trị kịp thời vì lúc này di tinh đã chuyển sang bệnh lý không còn là hiện tượng sinh lý bình thường của lứa tuổi dậy thì.

 Nhậu nhẹt bia, rượu quá nhiều làm ảnh hưởng tì vị, có thể dẫn đến di tinh.

Đối với loại di tinh sinh lý thì nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển của dịch nội tiết, cũng như tinh dich. Sự phát triển này đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến hiện tượng xuất tinh khi gặp bất cứ sự kích thích nào. Đông y coi hiện tượng di tinh tự nhiên này là một việc đương nhiên "đầy quá ắt tràn", đồng thời coi đó là biểu hiện trưởng thành, thận khí đầy đủ của người con trai, hoàn toàn không phải là bệnh tật gì.

Đối với loại di tinh bệnh lý thì hiện tượng di tinh có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu xuất phát từ hai nguyên nhân sau:

+ Do các cơ quan sinh dục bị bệnh, ví dụ như: viêm quy đầu, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo... làm cho trung tâm kích thích tình dục rơi vào trạng thái hưng phấn.

Hoặc cũng có thể do da dương vật mỏng, da bọc quy đầu quá dài làm cho cáu bẩn trên da bao quy đầu khó được khử sạch cũng có thể kích thích quy đầu gây nên hiện tượng di tinh.

+ Do hưng phấn tình dục đại não quá mãnh liệt, tư tưởng quá tập trung vào vấn đề tình dục, chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi sách báo, phim ảnh gợi dục, cũng như sinh hoạt tình dục không điều độ dẫn đến di tinh bệnh lý.

Theo y học cổ truyền bệnh có liên quan tới chức năng của các tạng tâm, can, thận. Do tâm thận quá vượng thịnh, tình dục bị kích thích gây hoạt tinh, thận y không tàng tinh; hoặc ăn quá nhiều thức ăn cay, béo, ngọt gây nên thấp nhiệt dồn xuống dưới kích thích thận hoả gây di tinh

Nguyên nhân gây di tinh thường do thận hư mất khả năng cố nhiếp, quân hoả, tướng hoả vượng thịnh hoặc do thấp nhiệt dồn xuống dưới gây nhiễu động tinh thất mà gây nên bệnh.

Âm hư hoả vượng

Do tâm âm hao tổn tâm hoả cang thịnh dẫn tới nhiễu động tướng hoả, nhiễu động tinh thất gây di tinh. Tâm có chức năng là quân chủ, tâm tàng thần, nếu tâm thần an định thì tinh tự nhiếp không bị di. Ngoài ra còn do hoạt động tình dục quá độ làm ảnh hưởng tới thận âm gây nên tướng hoả vượng thịnh mà dẫn tới di tinh.

Thận hư không tàng tinh

Do tiên thiên bất túc, làm cho thận không tàng tinh dẫn tới di tinh. Hoặc do tảo hôn, sinh hoạt tình dục quá độ gây ảnh hưởng tới thận, thận hư không tàng tinh gây nên di tinh.

Thấp nhiệt

Do uống rượu quá nhiều, ăn thức ăn béo ngọt làm ảnh hưởng tới tỳ vị, gây nên thấp nhiệt dồn xuống dưới gây nhiễu động tinh thất dẫn tới di tinh. Hoặc do âm hư hoả vượng làm ảnh hưởng tới khí hoá của thận, dồn xuống dưới gây di tinh.

Can uất hoá hoả

Do tâm tư tình cảm không được thoải mái, can không được thư thái điều đạt, hoặc tức giận ảnh hưởng tới can, can khí uất kết, sơ tiết thất thường lâu ngày hoá hoả gây nhiễu động tinh thất dẫn tới di tinh.    



Thực phẩm tốt cho tinh trùng
Tinh trùng khỏe mạnh
Cách điều trị bệnh tinh trùng yếu ở nam giới
Làm sao để biết tinh trùng yếu
Làm sao để cải thiện chất lượng tinh trùng


(ST)

DI TINH  

Bệnh di tinh, benh di tinh Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc

Tự tham khảo cách chữa:

Bệnh di tinh, benh di tinhĐại cương:

Là một bệnh thuộc nam khoa

Di tinh có chia ra mộng di và hoạt di khác nhau. Có mộng mà di tinh, gọi là 'mộng di", không mộng và di tinh thậm chí khi tỉnh ngủ đã thấy tinh duck chảy ra, gọi là ‘di tinh’.

Nam giới đến tuổi trưởng thành mà chưa lấy vợ, hoặc sau khi lấy vợ rồi, vợ chồng ra ở riêng, khoảng vài tuần lại di tinh một lần đó là hiện tượng sinh lý, nói chung không xuất hiện chứng trạng rõ ràng. Nhưng có người do thiếu tri thức về sinh lý, nảy sinh tâm lý lo sợ, từ đó xuất hiện các chứng trạng váng đầu, mỏi mệt, tim đập nhanh v.v.. Di tinh quá nhiều, mỗi tuần lễ hai lần trở lên, hoặc khi tỉnh dậy thấy tinh dịch chảy ra, đó mới là bệnh.

Di tinh có thể gặp ở loại Viêm tiền liệt tuyến, bệnh về cơ năng thần kinh và ở một số bệnh mạn tính khác.

Bệnh di tinh, benh di tinhNguyên Nhân

Đa số do âm hư hỏa vượng và Thận hư không bền chặt, cũng có thể do thấp nhiệt hạ chú gây nên.

(1) Âm Hư Hỏa Vượng: Âm dịch bất túc thì sinh nội nhiệt, nhiệt quấy rối tinh thất, do đó phát sinh di tinh. Nguyên nhân phát sinh âm hư nội nhiệt, hoặc là do phiền lao quá mức, âm huyết hao tổn ngấm ngầm, hoặc là do vọng tưởng nghĩ ngợi nhiều, buông thả tình dục làm thương tổn Thận âm.

2) Thận Hư Không Bền: Thủ dâm, tảo hôn, hoặc do phòng sự quá mức làm tổn hại Thận tinh, Thận đã không chứa tinh, cửa tinh không bền gây nên di tinh.

(3) Thấp Nhiệt Nung Nấu Bên Trong: Ăn uống không điều độ làm tổn hại Tỳ Vị, thấp nhiệt từ trong sinh ra, thấp nhiệt dồn xuống quấy rối tinh thất gây nên di tinh.

Bệnh di tinh, benh di tinhBiện Chứng

Biện chứng di tinh cần chú ý hai phương diện Nhiệt và Hư.

Đơn thuần là Hư không thấy nhiệt, đa số do Thận hư không bền, điều trị chủ yếu phải bổ Thận cố tinh. Nếu vừa có hư lại có nhiệt, đa số do âm hư hỏa vượng, điều trị chủ yếu phải tư âm thanh hỏa. Nếu là thấp nhiệt ở bên dưới, chủ yếu phải thanh nhiệt hóa thấp.

Còn mộng tinh với hoạt tinh, có thuyết cho rằng ngủ mà mơ rồi xuất tinh là bệnh ở Tâm, không mơ mà vẫn xuất tinh là bệnh ở Thận, tuy không thể phân loại một cách máy móc, nhưng đa số nhận định rằng mơ rồi xuất tinh thường gặp ở loại âm hư hỏa vượng; không mơ mà xuất tinh thường gặp ở loại Thận hư không bền.

Bệnh di tinh, benh di tinhTriệu Chứng Lâm Sàng

1. Âm Hư Hỏa Vượng: Ngủ không yên, mơ nhiều, dễ tỉnh giấc, dương vật dễ cương, mộng, di hoặc tảo tiết tinh, choáng váng, tim đập nhanh, tinh thần mỏi mệt, chất lưỡi đỏ nhiều, mạch Tế Sác.

Pháp:: Tư âm, thanh hỏa, an thần, cố tinh.

Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia giảm.

Tri bá địa hoàng hoàn

Thục địa

24

Hoài sơn

12

Sơn thù

12

Đan bì

9

Bạch linh

9

Trạch tả

9

Tri mẫu

10

Hoàng bá

9

Ngũ vị

10

Long cốt

20

Mẫu lệ

20

 (Trong bài có Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa, Đơn bì để tư âm thanh hỏa, thêm Táo nhân, Ngũ vị tử, Long cốt, Mẫu lệ để an thần cố tinh).

Nếu bệnh lâu ngày không khỏi, lại thêm Kim anh tử, Khiếm thực để bổ Thận sáp tinh.

2. Dương hư: Luôn luôn bị mộng tinh, hoạt tinh, liệt dương, chóng mặt, ù tai, mỏi lưng, tinh thần uể oải hoặc sắc mặt xanh nhợt, sợ lạnh, tay chân lạnh, chất lưỡi nhạt, mạch Trầm Tế,  hoặc trầm trì

Pháp: bổ dương cố tinh

 Bát vị hoàn

Thục địa

24

Hoài sơn

12

Đan bì

9

Bạch linh

9

Trạch tả

10

Sơn thù

15

Nhục quế

4-8

Phụ tử

4-8

Phá cố chỉ

12

Khiếm thực

16

 3. Thấp Nhiệt: Di tinh không cầm, miệng đắng hoặc khát, nước tiểu nóng đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Nhu Sác. Thường gặp trong các trường hợp viêm đường tiết niệu mãn tính

Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp

Di tinh thấp nhiệt

Tỳ giải

20

ý dĩ

20

Hoàng bá N

12

Bồ công anh

16

Mẫu lệ

12

Hoài sơn

20

Nhọ nồi

12

Bạch truật

16

Khổ sâm

10

dạ dầy lợn

10

Châm tả: Quan nguyên khí hai, Thận du, Tam âm giao, Thần môn,  Nội quan

Điều trị di tinh, ngoài việc dùng thuốc, nên loại trừ tâm lý sợ sệt, tham gia rèn luyện thể lực thích hợp. Ngoài ra, khi ngủ nên nằm ngửa, hai chân nên giữ cho ấm áp.

- See more at: http://www.thaythuoccuaban.com/thuoc_chua_benh_viem_dau/ditinh.html#sthash.2TeQyxYR.dpuf

DI TINH  

Bệnh di tinh, benh di tinh Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc

Tự tham khảo cách chữa:

Bệnh di tinh, benh di tinhĐại cương:

Là một bệnh thuộc nam khoa

Di tinh có chia ra mộng di và hoạt di khác nhau. Có mộng mà di tinh, gọi là 'mộng di", không mộng và di tinh thậm chí khi tỉnh ngủ đã thấy tinh duck chảy ra, gọi là ‘di tinh’.

Nam giới đến tuổi trưởng thành mà chưa lấy vợ, hoặc sau khi lấy vợ rồi, vợ chồng ra ở riêng, khoảng vài tuần lại di tinh một lần đó là hiện tượng sinh lý, nói chung không xuất hiện chứng trạng rõ ràng. Nhưng có người do thiếu tri thức về sinh lý, nảy sinh tâm lý lo sợ, từ đó xuất hiện các chứng trạng váng đầu, mỏi mệt, tim đập nhanh v.v.. Di tinh quá nhiều, mỗi tuần lễ hai lần trở lên, hoặc khi tỉnh dậy thấy tinh dịch chảy ra, đó mới là bệnh.

Di tinh có thể gặp ở loại Viêm tiền liệt tuyến, bệnh về cơ năng thần kinh và ở một số bệnh mạn tính khác.

Bệnh di tinh, benh di tinhNguyên Nhân

Đa số do âm hư hỏa vượng và Thận hư không bền chặt, cũng có thể do thấp nhiệt hạ chú gây nên.

(1) Âm Hư Hỏa Vượng: Âm dịch bất túc thì sinh nội nhiệt, nhiệt quấy rối tinh thất, do đó phát sinh di tinh. Nguyên nhân phát sinh âm hư nội nhiệt, hoặc là do phiền lao quá mức, âm huyết hao tổn ngấm ngầm, hoặc là do vọng tưởng nghĩ ngợi nhiều, buông thả tình dục làm thương tổn Thận âm.

2) Thận Hư Không Bền: Thủ dâm, tảo hôn, hoặc do phòng sự quá mức làm tổn hại Thận tinh, Thận đã không chứa tinh, cửa tinh không bền gây nên di tinh.

(3) Thấp Nhiệt Nung Nấu Bên Trong: Ăn uống không điều độ làm tổn hại Tỳ Vị, thấp nhiệt từ trong sinh ra, thấp nhiệt dồn xuống quấy rối tinh thất gây nên di tinh.

Bệnh di tinh, benh di tinhBiện Chứng

Biện chứng di tinh cần chú ý hai phương diện Nhiệt và Hư.

Đơn thuần là Hư không thấy nhiệt, đa số do Thận hư không bền, điều trị chủ yếu phải bổ Thận cố tinh. Nếu vừa có hư lại có nhiệt, đa số do âm hư hỏa vượng, điều trị chủ yếu phải tư âm thanh hỏa. Nếu là thấp nhiệt ở bên dưới, chủ yếu phải thanh nhiệt hóa thấp.

Còn mộng tinh với hoạt tinh, có thuyết cho rằng ngủ mà mơ rồi xuất tinh là bệnh ở Tâm, không mơ mà vẫn xuất tinh là bệnh ở Thận, tuy không thể phân loại một cách máy móc, nhưng đa số nhận định rằng mơ rồi xuất tinh thường gặp ở loại âm hư hỏa vượng; không mơ mà xuất tinh thường gặp ở loại Thận hư không bền.

Bệnh di tinh, benh di tinhTriệu Chứng Lâm Sàng

1. Âm Hư Hỏa Vượng: Ngủ không yên, mơ nhiều, dễ tỉnh giấc, dương vật dễ cương, mộng, di hoặc tảo tiết tinh, choáng váng, tim đập nhanh, tinh thần mỏi mệt, chất lưỡi đỏ nhiều, mạch Tế Sác.

Pháp:: Tư âm, thanh hỏa, an thần, cố tinh.

Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia giảm.

Tri bá địa hoàng hoàn

Thục địa

24

Hoài sơn

12

Sơn thù

12

Đan bì

9

Bạch linh

9

Trạch tả

9

Tri mẫu

10

Hoàng bá

9

Ngũ vị

10

Long cốt

20

Mẫu lệ

20

 (Trong bài có Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa, Đơn bì để tư âm thanh hỏa, thêm Táo nhân, Ngũ vị tử, Long cốt, Mẫu lệ để an thần cố tinh).

Nếu bệnh lâu ngày không khỏi, lại thêm Kim anh tử, Khiếm thực để bổ Thận sáp tinh.

2. Dương hư: Luôn luôn bị mộng tinh, hoạt tinh, liệt dương, chóng mặt, ù tai, mỏi lưng, tinh thần uể oải hoặc sắc mặt xanh nhợt, sợ lạnh, tay chân lạnh, chất lưỡi nhạt, mạch Trầm Tế,  hoặc trầm trì

Pháp: bổ dương cố tinh

 Bát vị hoàn

Thục địa

24

Hoài sơn

12

Đan bì

9

Bạch linh

9

Trạch tả

10

Sơn thù

15

Nhục quế

4-8

Phụ tử

4-8

Phá cố chỉ

12

Khiếm thực

16

 3. Thấp Nhiệt: Di tinh không cầm, miệng đắng hoặc khát, nước tiểu nóng đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Nhu Sác. Thường gặp trong các trường hợp viêm đường tiết niệu mãn tính

Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp

Di tinh thấp nhiệt

Tỳ giải

20

ý dĩ

20

Hoàng bá N

12

Bồ công anh

16

Mẫu lệ

12

Hoài sơn

20

Nhọ nồi

12

Bạch truật

16

Khổ sâm

10

dạ dầy lợn

10

Châm tả: Quan nguyên khí hai, Thận du, Tam âm giao, Thần môn,  Nội quan

Điều trị di tinh, ngoài việc dùng thuốc, nên loại trừ tâm lý sợ sệt, tham gia rèn luyện thể lực thích hợp. Ngoài ra, khi ngủ nên nằm ngửa, hai chân nên giữ cho ấm áp.

- See more at: http://www.thaythuoccuaban.com/thuoc_chua_benh_viem_dau/ditinh.html#sthash.2TeQyxYR.dpuf
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý