Triệu chứng của bệnh giun chui ống mật

seminoon seminoon @seminoon

Triệu chứng của bệnh giun chui ống mật

19/04/2015 11:54 AM
12,010

Giun chui ống mật là hiện tượng hay gặp ở trẻ em nước ta. Triệu chứng của bệnh giun chui ống mật như thế nào và cách điều trị, chúng ta cùng tham khảo nhé!



GIUN CHUI ỐNG MẬT Ở TRẺ EM


Giun chui ống mật (Gcom) là hiện tượng giun từ ruột non đi ngược lên tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật, túi mật. Thông thường, giun hay chui lên ống mật chủ là giun đũa, nơi ống mật chủ đổ vào tá tràng. Gcom là một bệnh cấp cứu hay gặp ở trẻ em nước ta. Người ta thống kê cho thấy, Gcom là bệnh cấp cứu ở trẻ em chiếm vị trí thứ hai sau cấp cứu viêm ruột thừa.

Nguyên nhân gây bệnh GCOM

Có nhiều nguyên nhân làm cho giun từ ruột non đi ngược lên tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật, túi mật. Nguyên nhân hay gặp nhất là dùng thuốc tẩy giun không đủ liều, làm cho giun không bị liệt hẳn mà thuốc lại kích thích làm rối loạn vận động của giun, giun sẽ chuyển động không định hướng từ ruột non đi lên tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật, túi mật. Cũng có ý kiến cho rằng, do dịch vị dạ dày bài tiết kém cho nên giun mới có điều kiện chui ngược dòng đi lên, bởi vì dịch vị có độ acid rất thấp cho nên không thích hợp với nhiều loài vi sinh vật nói chung và cả loài giun nói riêng. Cũng có ý kiến cho rằng, do môi trường của ruột thay đổi như trong bệnh tiêu chảy hoặc táo bón dài ngày làm cho giun đi tìm một môi trường thích hợp hơn để sống và tồn tại. Một số trẻ em, qua kết quả xét nghiệm và siêu âm cho thấy đối với trẻ bị GCOM là do số lượng giun trong ruột quá nhiều, làm cho chất dinh dưỡng đối với chúng thiếu, vì vậy, giun đi tìm môi trường mới thích hợp hơn.

 Khi nghi trẻ bị GCOM cần nhanh chóng cho trẻ đi bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và có hướng xử trí kịp thời.
Triệu chứng của GCOM

Triệu chứng của bệnh GCOM rất rầm rộ, thường đau bụng vùng thượng vị, lệch sang phải, đau đột ngột, dữ dội hoặc đau từng cơn. Cơn đau dữ dội làm cho trẻ vã mồ hôi, mặt tái xanh, quằn quại. Thường trẻ nằm chổng mông (tư thế phủ phục) để làm giảm cơn đau, tay ôm bụng hoặc cào cấu quần áo, cào cấu vào vùng thượng vị. Với trẻ nhỏ khi bị GCOM thường thích bế vác lên vai và áp bụng vào vai người bế để đỡ đau hơn. Đau bụng thường kèm theo buồn nôn hoặc nôn. Trẻ có thể bị sốt cao do giun mang vi khuẩn từ phân đi lên làm viêm nhiễm đường dẫn mật. Loại vi khuẩn hay gặp là E.coli, Proteus... Cơn đau đột nhiên dịu hẳn đi nhưng trẻ thì bị mệt lả, khát nước nhưng uống vào lại nôn ra hết rồi lại xuất hiện cơn đau khác, cứ như vậy lặp đi, lặp lại nhiều lần. Khám bụng thấy có phản ứng vùng thượng vị, nhất là vùng dưới sườn bên phải; ấn mũi ức rất đau. Trong trường hợp GCOM, siêu âm có thể phát hiện hình ảnh con giun nằm trong đường dẫn mật. Xét nghiệm dịch mật hút từ tá tràng có thể thấy trứng giun đũa; xét nghiệm phân có thể thấy nhiều trứng giun đũa. Xét nghiệm công thức máu, nhất là trường hợp có sốt thấy bạch cầu tăng cao, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu ái toan. Chỉ hết triệu chứng đau dữ dội ngay chừng nào giun ra khỏi ống dẫn mật.

Phân biệt GCOM với những bệnh khác

Đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt ở trẻ nhỏ rất dễ nhầm với viêm ruột thừa. Đau bụng vùng thượng vị có thể nhầm với hội chứng dạ dày. Tắc ruột, lồng ruột cũng có các triệu chứng đau bụng, buồn nôn...

Nếu giun không ra khỏi ống dẫn mật vẫn nằm trong đó hoặc chui vào túi mật có nguy cơ làm tắc ống dẫn mật, kèm theo có vi khuẩn từ ruột đi cùng sẽ gây viêm đường dẫn mật, viêm túi mật gây nên sốt cao. Người ta thấy rằng, nếu giun không xuống được tá tràng mà đi vào túi mật thì gây đau bụng liên tục kèm chướng bụng, sốt, ứ mật và vàng da dễ nhầm với sỏi mật (sỏi mật cũng là một nguyên nhân do giun chui vào túi mật chết ở đó rồi biến thành sỏi). GCOM cũng có thể làm liên lụy đến tụy, vì rất có thể gây viêm tuyến tụy, viêm tụy gây đau vùng thượng vị. GCOM cũng có thể gây nên áp-xe gan do giun.

Khi nghi ngờ trẻ bị GCOM nên làm gì?

Khi nghi trẻ bị GCOM cần nhanh chóng cho trẻ đi bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và có hướng xử trí kịp thời. Không nên cho trẻ uống hay tiêm bất kỳ một loại thuốc gì làm lu mờ triệu chứng khi bác sĩ chưa thăm khám. Khi xác định trẻ bị GCOM, bác sĩ sẽ có hướng sử trí thích hợp. Không phải mọi trường hợp trẻ bị GCOM đều phẫu thuật lấy giun, trừ khi bệnh diễn biến lâu ngày giun không ra khỏi ống dẫn mật làm tắc mật hoặc có nguy cơ gây áp-xe gan, bởi vì sau phẫu thuật rất có thể giun từ ruột lại chui lên theo hướng “có mùi hương” để lại của giun lên lần trước. Người ta nghiên cứu thấy rằng, giun đũa đi đến đâu là nó tiết ra một chất hương (pheromone), chất hương này sẽ có tác dụng lôi kéo các con giun khác đi theo. Vì vậy, sau khi bị GCOM mà không có biện pháp tiêu diệt giun (tẩy giun) trong ruột thì rất dễ bị GCOM tái phát. Do đó, biện pháp tẩy giun triệt để sau khi trẻ đã khỏi bệnh GCOM là hết sức cần thiết.

Để phòng tránh GCOM, mọi trẻ em cần đi khám chuyên khoa nhi để được xét nghiệm phân tìm trứng giun và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự mua thuốc điều trị (tẩy giun) cho trẻ em đề phòng dùng không đúng chỉ định, dùng sai thuốc, dùng không đúng liều lượng... đặc biệt là dùng cây, quả dân gian thì lại càng phải hết sức thận trọng.


CÁCH ĐIỀU TRỊ GIUN CHUI ỐNG MẬT


Đây là một cấp cứu ngoại khoa rất hay gặp. Người bệnh thường đau đột ngột, đau dữ dội vùng hạ sườn phải hay thượng vị, đến mức lăn lộn, nằm chổng mông lên trời thì đỡ đau (đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh).

Khi bị giun chui ống mật, lúc đầu da bệnh nhân thường trắng bệch, sau toàn thân lạnh, toát mồ hôi, chân tay lạnh, buồn nôn. Nếu bị bội nhiễm thì có sốt cao, miệng đắng, vàng da nhẹ.

Khi thấy bệnh nhân có biểu hiện của giun chui ống mật, có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

- Vôi tôi 500 g, nước sôi để nguội 2 lít, đường kính 50 g. Trộn đều nước sôi để nguội với vôi tôi, để lắng lấy nước trong, mỗi lít nước vôi được hòa tan với 50 g đường, mỗi lần uống 50 ml lúc lên cơn đau. Một ngày dùng không quá 400 ml, uống khoảng 3-5 ngày.

- Dùng xuyên tiêu khô (hạt tiêu làm gia vị) tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 20-30 g, cũng rất hiệu quả.

- Mô môi 16 g, sử quân tử 12 g, hạt cau già khô 8 g, mộc hương bắc 8 g, chỉ thực 8 g, ngày dùng một thang sắc uống.

- Nếu ở vùng có nhiều cây chanh, đào lấy một nắm rễ, bỏ lõi, lấy vỏ sao vàng hạ thổ rồi sắc lấy nước uống, cứ 3 giờ uống 1 lần.


QUẢ MƠ CHỮA GIUN CHUI ỐNG MẬT


Mơ còn gọi là hạnh, khổ hạnh nhân, mai...; có tên khoa học là Prunus armenicaca, thuộc họ Rosaceae.


Quả mơ chữa giun chui ống mật
ảnh minh họa

Mơ là một loại quả được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta, mỗi năm thu hoạch một lần vào khoảng giữa tháng 3 đến đầu tháng 5. Mơ có giá trị dinh dưỡng và dược phẩm khá cao, có thể làm ra nhiều chế phẩm, trong đó có nhiều loại được dùng như một vị thuốc trong việc chữa bệnh.

Quả mơ là thức ăn có giá trị bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khoẻ, cho nên loại trái cây này là thức ăn tuyệt vời cho bất cứ ai cảm thấy mệt mỏi và suy nhược, và cho cả những người cần ăn bồi loại thức ăn bổ dưỡng có tính dễ hấp thu, như phụ nữ mang thai, trẻ em và người già cả.

Trong quả mơ có một chất có tác dụng kháng vi trùng lao mycobacterium, tác dụng này có liên quan đến sự có mặt của acid citric và malic. Trong dung dịch mơ còn có Vitamin B15 với tỷ lệ khá cao, có tác dụng tốt trong việc chuyển hóa oxy trong tế bào, chống sự già nua của tế bào trong các nhóm bệnh về tim mạch, hô hấp, như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, viêm hoặc xơ gan thời kỳ đầu. Ngoài ra, theo y học hiện đại, mơ chứa các loại acid hữu cơ có tác dụng kháng khuẩn, làm co túi mật, thúc đẩy quá trình tiết mật.

Vào mùa hè, quả mơ ngâm với đường là cách mà dân gian vẫn thường làm để tạo thành thứ nước uống có tác dụng giải khát rất có lợi cho sức khỏe. Nước cốt mơ có tác dụng giải khát, tăng cường sức khỏe với có tác dụng giải nhiệt, giải cảm nắng, cảm nóng hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, ra nhiều mồ hôi, uống nước mơ có tác dụng chống mệt mỏi, sinh tân, chỉ khát, chống khô miệng, giảm mồ hôi, giảm mất muối qua mồ hôi và giảm được lượng nước uống. Khi nóng sốt lâu ngày, uống nước mơ vừa có tác dụng thanh nhiệt, lại chống được tình trạng môi khô do nóng trong người.

Dưới đây là một số tác dụng của quả mơ:

- Chữa giun chui ra mồm, mũi: Ô mai 2 quả đun cùng với 300 ml nước, để sôi trong 30 phút, thêm đường cho vừa ngọt, uống trước khi đi ngủ.

- Chữa giun chui ống mật, đau bụng do giun đũa, viêm đại tràng mãn tính do lỵ: Ô mai 5 quả, tế tân 4 g, can khương, quế chi, phụ tử chế, xuyên tiêu mỗi thứ 8 g; hoàng bá, đương quy, hoàng liên, đẳng sâm mỗi thứ 12 g. Tất cả tán bột, trộn mật ong làm viên hoàn, ngày uống 12 g chia làm 3 lần, hoặc có thể làm thang sắc uống.

Lưu ý: Quả mơ có vị chua, tính ấm, nếu ăn tươi nhiều sẽ hại răng, sinh đàm, tăng nhiệt. Do đó, người bị bệnh cảm, dạ dày nhiều acid, trẻ em bị lên đậu cấp tính cần kiêng ăn mơ tươi.



Triệu chứng khi bị sỏi mật cần lưu ý
Phương pháp chữa bệnh sỏi túi mật tốt nhất
Tác dụng chữa bệnh của quả cau
Chữa bệnh sỏi mật bằng thuốc nam rất công hiệu
Triệu chứng khi bị men gan cao


(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý