Cách bố trí phòng bếp theo phong thủy mang lại không khí ấm cúng cho tổ ấm của bạn

seminoon seminoon @seminoon

Cách bố trí phòng bếp theo phong thủy mang lại không khí ấm cúng cho tổ ấm của bạn

19/04/2015 11:55 AM
595

Cách bố trí phòng bếp xinh xắn mang lại không khí ấm cúng cho tổ ấm của bạn. Cùng với phòng khách và phòng ngủ, bếp là một trong ba nơi quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn tới vận khí của ngôi nhà.





CÁCH BỐ TRÍ PHÒNG BẾP XINH XẮN TẠO KHÔNG KHÍ ẤM CÚNG CHO TỔ ẤM CỦA BẠN

Những nguyên tắc trong phong thủy nhà bếp

Do đó, theo phong thủy học truyền thống, khi thiết kế nhà bếp cho nhà cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

"Tàng phong tụ khí"

thiết kế phòng bếp, phong thủy nhà bếp, trang trí nội thất, nhà đẹp

Với các căn nhà phố, bếp thường được bố trí ở phần phía sau ngôi nhà - Ảnh: H.TR.

Nguyên tắc phong thủy học truyền thống cho rằng khi bố trí bếp trong nhà ở gia đình phải đảm bảo yếu tố “tàng phong tụ khí” (tức phải tránh gió để tụ được khí). Do đó, khi thiết kế, nhà bếp cần tránh các hướng bị gió thổi.

Theo ý nghĩa đó, nhà bếp nên được bố trí ở phần phía sau của ngôi nhà, cách cửa chính càng xa càng tốt vì cửa chính là nơi không khí lưu động khiến khí bị tán chứ không tụ lại được.

Tuy nhiên, không vì thế mà thiết kế phòng bếp bị đóng kín vì điều này ảnh hưởng rất lớn tới vận thế của ngôi nhà và các thành viên trong gia đình. Bếp cần có ít nhất một mặt thoáng, giúp căn phòng thông thoáng, sạch sẽ. Khi thiết kế, cần tránh các hướng gió lùa là được.

"Thủy hỏa bất tương dung"

thiết kế phòng bếp, phong thủy nhà bếp, trang trí nội thất, nhà đẹp

Bếp thiết kế hình chữ L tránh bếp nấu và bồn rửa - Ảnh: H.TR.

Hỏa khí của bếp nấu và thủy khí của hệ thống vòi nước trong nhà bếp vốn xung khắc với nhau. Vì thế, khi thiết kế, bếp nấu và vòi nước không nên đặt cạnh nhau. Theo ý nghĩa đó, bếp nấu và tủ lạnh cũng không nên đặt cạnh nhau. Cần tuyệt đối tránh thế bếp nấu bị kẹt giữa hai yếu tố có mang theo thủy như vòi nước, tủ lạnh, máy giặt, bồn rửa bát…

Thêm vào đó, khi thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong phòng bếp cũng cần chú ý không đặt bếp lên trên hệ thống rãnh, mương hay đường cấp thoát nước gian bếp để tránh sự xung khắc rất tối kỵ này.

Tọa hung hướng cát

thiết kế phòng bếp, phong thủy nhà bếp, trang trí nội thất, nhà đẹp

Khí dương từ bếp giúp cải thiện phong thủy trong nhà - Ảnh: H.TR.

“Tọa hung hướng cát” nghĩa là bếp đặt tại vị trí của hướng xấu nhưng mặt quay về hướng tốt.

Các nhà nghiên cứu phong thủy khuyên nên đặt bếp ở 4 hướng xấu trong cung bổn mệnh: họa hại, lục sát, ngũ quỷ, tuyệt mệnh. Sở dĩ phong thủy khuyên đặt nhà bếp ở các vị trí xấu bởi nếu nhà bếp ở những vị trí này sẽ hỗ trợ áp chế những luồng khí gây bất lợi cho gia chủ.

Khí dương mà lửa từ bếp nấu sinh ra có thể điều hòa các loại khí bất lợi, giúp cải thiện được phong thủy trong nhà một cách rất hiệu quả.

Tuy nhiên, bếp phải “hướng cát” để hướng về các điều lành, giúp mọi thành viên trong gia đình gặp được phúc đức, tốt lành.

Hướng đặt bếp cát lợi

thiết kế phòng bếp, phong thủy nhà bếp, trang trí nội thất, nhà đẹp

Việc đặt bếp theo hướng giúp dung hòa không khí trong nhà - Ảnh: H.TR.

Nhà bếp đặt ở hướng bắc trong nhà, phía bắc thuộc thủy, xưa gọi thủy hỏa đã có sẵn, gia chủ luôn được bình an.

Nhà bếp thuộc phía đông hoặc nam trong nhà. Ngũ hành của hai hướng này thuộc mộc, đây là bố cục mộc hỏa thông hiểu. Người ở trong nhà sẽ được quý nhân phù hộ.

Nhà bếp thuộc hướng đông bắc trong nhà. Ngũ hành của hướng đông bắc thuộc thổ, gọi là hỏa thổ tương sinh. Đây là hiện tượng dung hòa, hỏa là quẻ trung tâm, thổ là quẻ thiếu dương. Đây là dương âm tương hợp, trung cát.

Nhà bếp ở hướng tây bắc hoặc phía tây trong nhà, ngũ hành của hai hướng này thuộc kim. Đây là hiện tượng hỏa kim tương khắc, gia chủ vận khí không tốt.

Nhà bếp ở phía tây nam trong nhà. Tây nam là hướng dễ sinh bệnh, ngũ hành thuộc thổ. Thổ hỏa xung khắc, người trong nhà sẽ bị nhiều bệnh tật.

Không bố trí gần phòng vệ sinh

thiết kế phòng bếp, phong thủy nhà bếp, trang trí nội thất, nhà đẹp

Quầy bar nhỏ cũng được xem là vách ngăn hờ giữa bếp, phòng khách và các không gian sống khác - Ảnh: H.TR.

Chức năng của bếp là nơi nấu nướng, chế biến thức ăn cho các thành viên trong gia đình. Nhà bếp có bếp nấu - có lửa thuộc về hỏa. Còn phòng vệ sinh là nơi có nước, thuộc về thủy. Theo ngũ hành, thủy và hỏa vốn tương khắc nhau nên việc bố trí nhà bếp giáp tường hoặc gần với phòng vệ sinh là điều tối kỵ.

Nếu không thể thay đổi vị trí hai không gian sống này trong nhà, bạn có thể hóa giải phần nào rắc rối bằng cách tăng cường sự thông thoáng giữa hai bên và phải giữ cho bếp cũng như nhà vệ sinh luôn khô ráo, sạch sẽ.

Ngoài ra, cần lưu ý bố trí thêm một chiếc cửa hoặc bình phong để ngăn cách không gian giữa hai khu vực này.


Cách bố trí trong phòng bếp theo Phong Thủy

Bạn đang có một nhà-bếp cho tổ ấm của mình nhưng vẫn băn khoăn chưa biết bố trí những vật dụng thường ngày như thế nào để chúng vừa hợp với thuật phong thuỷ, vừa tiện lợi khi sử dụng.

Cách bố trí trong phòng bếp theo Phong Thủy

Dưới đây là những gợi ý nho nhỏ giúp bạn…

Bàn ăn:

Cách chọn bàn ăn: theo phong cách truyền thống, người ta thường sử dụng bàn hình tròn, biểu thị sự sum họp. Ngoài ra, bàn có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc elip.

Nhưng tránh bàn ăn có góc nhọn, nhiều cạnh hoặc hình bình hành. Bàn ăn nên đặt ở chỗ khuất, không nên đặt gần cửa ra vào.

Bàn ăn cũng không nên đặt đối diện với bàn thờ tổ tiên hay thờ thần. Vì diện tích hẹp phải đặt như vậy thì nên đặt bàn ăn ra xa một chút và lùi ra hai bên, tránh trường hợp bàn ăn và bàn thờ ở trên một đường thẳng.

Điều tối kỵ khi đặt bàn ăn ở phòng có xà ngang treo lơ lửng trên đầu dẫn đến chủ nhà bất minh, nhân khẩu hao hụt.

Nếu vì diện tích hẹp mà phải đặt như vậy thì nên treo quả cầu tròn với màu sắc phù hợp bên dưới xà ngang với hàm ý: quả cầu đã hứng chịu hết cho gia chủ.

Đặt bếp

Theo thuật phong thủy không nên đặt bếp nấu ăn nhìn thẳng ra cửa chính hay phía sau bếp là cửa sổ vì gió sẽ thổi vào bếp từ những cửa này.

Đặc biệt không nên đặt bếp nấu ở cạnh cửa sổ có mặt trời phía tây chiếu vào vì nếu bạn đun bằng bếp dầu hay ga gió không chỉ thổi tắt bếp ma mùi dầu, ga còn gây độc hại cho người.

Nếu bạn đun bằng bếp than củi lúc gió thổi lửa liếm ra 4 phía có khi còn gây ra hỏa hoạn. Ngoài ra, không nên đặt bếp ở gần phòng ngủ vì bếp nóng bức, hơi dầu mỡ, người hít phải nhiều hơi này sẽ có hại cho sức khỏe.

Tránh đặt bếp nấu ăn kẹp giữa hai vật dung mang theo nước như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát vì thuỷ kị hoả.
Nhà bếp là nơi rất quan trọng trong một gia đình do đó bạn nên đặt ít đồ để tạo không khí thoáng.

Bạn cũng nên đặt quạt thông gió hoặc máy hút khói dầu để làm sạch không khí sau khi nấu ăn. Hơn nữa, phòng bếp cần có đủ ánh sáng, do vậy bạn nên lắp đèn tuýp hoặc đèn chùm là tốt nhất.

Bồn rửa bát:

Như đã nói ở trên, chúng ta không nên để bồn rửa bát quá gần bếp nấu ăn nhưng cùng không nên đặt bồn rửa ở phía đối diện với bếp vì sẽ gây nhiều điều bất tiện cho người nấu. Do vậy, có thể đặt bồn rửa ở khoảng cách vừa phải trên bệ cao tương ứng.

Hũ gạo:

Ngày nay, thùng đựng gạo thường đặt kín đáo trong các ngăn tủ ngay dưới bếp.

Theo phong tục tập quán, trong bữa ăn của người phương Đông không thể thiếu cơm gạo. Thế chúng ta có thể đặt hũ gạo ở đâu là tốt nhất?

Nên đặt nó tại nơi kín đáo ở hướng Tây Nam hay Đông Bắc của bếp và được kê lên để chống ẩm. Tránh đặt nó ở hướng Đông và đặt quá cao.

Tủ lạnh:

Ngày xưa, ông cha ta chưa có tủ lạnh nên trong các tài liệu về phong thủy của người xưa để lại chưa đề cập tới vấn đề này.
Nhưng theo quan điểm được nhiều người đồng tình nhất về cách đặt tủ lạnh là nên đặt nó ở hướng lành theo mệnh cung của gia chủ.

Vì tủ lạnh là loại máy móc vận hành liên tục 24h/ngày. Nếu như đặt ở hướng dữ sẽ làm chấn động đến các sao dữ, và kích động nó gây rối.

Thờ táo quân

Là người Việt Nam chắc hẳn ai cũng biết về sự tích ông Công, ông Táo. Tục lệ thờ những vị thần này được gìn giữ và lưu truyền cho tới ngày nay.

Nên thờ Táo quân ở đâu là phù hợp nhất? Các vị thần này nên được đặt phía trên bếp nấu ăn, nếu không đủ chỗ thì đặt ở góc nhà bếp phía Nam, bởi vì ngũ hành Táo quân thuộc “Hoả”, cho nên Táo quân cần được đặt ở phía Nam “Hoả” vượng.

Bố trí nhà bếp theo phong thủy

Phòng bếp biểu thị cho hai nhân tố đối lập nhau trong phong thủy: Nước (bồn rửa chén bát) và lửa (
bếp nấu). Do đó bạn nên sắp xếp hệ thống nước và bếp thuận chiều với nhau, hoặc sóng đôi nhưng lệch nhau mang lại sự cân bằng cho không gian phòng bếp.




Để bố trí một
căn bếp, bạn cần phân biệt các dụng cụ thành 2 nhóm yếu tốđối lập nhau để từ đó bố trí bếp theo đúng phong thủy. Bếp nấu, lò nướng tượng trưng cho lửa, bồn rửa chén, tủ lạnh tượng trưng cho nước.

Thủy khí do hệ thống nước sinh ra và hỏa khí do lửa ở bếp sinh ra vốn xung khắc với nhau. Vì thế nên bếp nấu và vòi nước, tủ lạnh tuyệt đối không được đặt cạnh nhau hoặc đối diện nhau. Bạn có thể bố trí một chiếc bàn, khoảng bàn bếp để pha chế ở giữa, đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa bếp chậu rửa là 60cm.

Theo
phong thủy, nhà bếp nên được đặt ở hướng xấu và nhìn về hướng tốt theo quan niệm “tọa hung hướng cát”, giúp đẩy lùi và ngăn chặn chặn những điều không tốt và mang đến sự may mắn cho gia đình. Do đó, bếp đặt “tọa cát hướng cát” cũng không tốt bằng “tọa hung hướng cát” nghĩa là bếp đặt lên hướng lành nhìn về hướng lành không bằng đặt lên hướng dữ nhìn về hướng lành.

Theo quan niệm trong “Kim quang đẩu lâm kinh”: “Cửa bếp là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt, phải đặt nó quay về hướng lành, như thế mới nhanh có phúc”.

Trong quá trình nấu nướng, rửa chén bát, bạn phải sử dụng nhiều đến nước. Theo
phong thủy, nước tượng trưng cho sự dồi dào của tài lộc vì thế bạn nên sử dụng nguồn nước hợp lý và đúng mức, tránh sự thất thoát, lãng phí không cần thiết.

Ngoài ra, một điểm quan trọng mà bạn nên chú ý, đó là đảm bảo cho bếp luôn sáng sủa, sạch sẽ. Tuyệt đối không nên biếnphòng bếp thành nơi chứa đồ lưu trữ nhiều thứ không cần thiết, tối tăm, ẩm ướt… dễ phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe người trong gia đình.

Lưu ý khi chọn vị trí phòng bếp

- Không nên đặt phòng bếp ở vị trí trung tâm của ngôi nhà, vì đây là vị trí Thái Cực của nhà nên gặp cát chứ không nên gặp hung; bếp nấu thì nên “tọa hung hướng cát” do đó phòng bếp nên được đặt ở nửa phần phía sau, cách cửa chính càng xa càng tốt. Tuyệt đối không được thiết kế phòng bếp bị bịt kín cả bốn mặt xung quanh gây ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ, một mặt của phòng bếp nên nhìn về chỗ thông thoáng của ngôi nhà như sân sau, ban công, khoảng trống…

- Phòng bếp nên cách xa phòng ngủ, không nên đặt đối diện cửa phòng ngủ.
Bếp là nơi nấu nướng, thậm chí nóng bức, nếu ở gần sẽ khiến phòng ngủ ngột ngạt, bức bí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người ngủ trong phòng.

- Không nên đặt bếp ở ngay dưới xà ngang vì theo phong thủy, đó là cách cục “Xà ngang đè ông Táo” cần kiêng. Bạn nên nhờ Kiến trúc sư tư vấn thiết kế bàn bếp có hình chữ L để tránh điều này.

- Không nên đặt bếp ở sát cửa sổ, phạm vào điều kỵ này tài khí trong nhà sẽ thất tán, không tốt cho vận thế của gia chủ.

- Không nên đặt vị trí
bếp gần phòng vệ sinh hoặc ở ngay dưới phòng vệ sinh của tầng trên. Bếp là nơi chế biến thức ăn, có bếp lò thuộc Hỏa; còn phòng vệ sinh thuộc Thủy - vốn tương khắc với nhau. Không những thế, bếp là nơi nấu nướng đồ ăn thức uống cho cả nhà, vì vậy cần giữ vệ sinh nên việc bố trí nhà bếp ở gần hoặc ngay bên dưới phòng vệ sinh là điều tối kỵ.

THAM KHẢO THÊM:

Cách bài trí bếp đem lại hòa khí cho gia đình

Bài trí bếp theo phong thủy không chỉ giúp không gian nấu nướng khoa học hơn mà còn có lợi cho sức khỏe và hòa khí của các thành viên cho gia đình.

Phòng bếp có vị trí rất quan trọng trong ngôi nhà. Đây là nơi cả gia đình tụ họp cùng ăn những bữa cơm chung và trò chuyện sau những giờ làm việc căng thẳng. Bài trí bếp đúng phong thuỷ không chỉ giúp cho ngôi nhà gọn gàng và khoa học hơn mà còn có lợi cho sức khoẻ và mang lại hòa thuận, tài lộc cho gia đình.

Cách bài trí bếp đem lại hòa khí cho gia đình 1
Bài trí bếp theo phong thủy sẽ đem lại tài lộc cho gia đình
.

Phòng bếp nên đặt ở ví trí thoáng, rộng yên tĩnh, đủ sáng, ưu tiên bố trí ở phía sau nhà và không nên đặt ở vị trí giữa nhà. Trong phong thủy, phòng bếp ăn tượng trưng cho người phụ nữ và cũng là nguồn tài lộc trong nhà. Vì vậy, bếp luôn luôn phải sạch sẽ, không được để dơ bẩn, xú uế dễ gây mất vệ sinh, vi trùng yếm khí.

Cách bài trí bếp đem lại hòa khí cho gia đình 2
Phòng bếp phải thoáng đãng, đủ sáng và sạch sẽ.

Phòng bếp không nên đặt đối diện với cửa chính bởi điều này sẽ làm khí xộc thẳng vào bếp, dễ gây tắt bếp, tạt lửa hoặc khiến người đứng nấu không kiểm soát được sau lưng, dễ giật mình. Nếu không có cách bố trí nào khác, nên đặt bình phong hoá giải. Phòng bếp cũng không nên bố trí dưới gầm cầu thang hoặc dưới nhà vệ sinh.

Bếp nấu không nên đặt ở vị trí quá sát hoặc dựa lưng vào cửa sổ bởi điều này làm người nấu mất tập trung khi nấu nướng. Gió tự nhiên thổi mạnh có thể làm phân tán bớt đi những dòng năng lượng tích cực. Bếp nấu cũng không nên đặt tại vị trí kẹp giữa những đồ tượng trưng cho Thủy như tủ lạnh hay bồn rửa bởi điều này có thể gây ra sự bất lợi về tài lộc gia chủ và sức khoẻ của nữ chủ nhân trong nhà.

Cách bài trí bếp đem lại hòa khí cho gia đình 3
Bếp nấu không nên bố trí quá sát cửa sổ.

Bếp nấu nên quay về hướng Đông, hoặc theo hướng tốt cho người trụ cột trong gia đình. Chú ý không bố trí phòng bếp gần nhà vệ sinh, đặc biệt không đặt bếp nấu đối diện với toilet bởi điều này không chỉ gây cảm giác không ngon miệng khi nấu ăn mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên. Nếu không có các nào khác, cửa nhà vệ sinh nên sơn màu đỏ và lúc nào cũng cần đóng kín.

Cách bài trí bếp đem lại hòa khí cho gia đình 4
Phòng bếp và nhà vệ sinh không nên đặt cạnh nhau.

Trong phong thủy, Thủy và Hỏa là 2 yếu tố xung khắc, nếu bố trí cạnh nhau có thể gây nên mất hòa khí, ảnh hưởng đến tình cảm trong gia đình. Tuy nhiên đa phần tại các thành phố lớn, không gian sống chật hẹp khiến người ta phải tích hợp khu bếp nấu và khu rửa liên hoàn với nhau. Trong trường hợp này hãy lưu ý khoảng cách tối thiểu giữa bếp nấu và bồn rửa phải là 60cm. Hoặc đặt một kệ nhỏ giữa hai khu vực này cũng là cách hóa giải sự tương khắc giữa chúng.

Cách bài trí bếp đem lại hòa khí cho gia đình 5
Khu vực bếp nấu và bồn rửa nên cách nhau tối thiểu 60cm.

Bàn ăn là nơi các thành viên cùng ngồi thưởng thức bữa cơm. Ngoài yếu tố chọn bàn đáp ứng được số lượng người trong gia đình, bạn cũng nên chú ý đến kiểu dáng bàn. Bàn ăn tốt nhất nên có hình tròn hoặc bầu dục bởi nó tượng trưng cho sự viên mãn. Nên tránh chọn dạng bàn hình tam giác bởi những cạnh nhọn của chúng không an toàn và không có lợi cho sức khỏe các thành viên.

Cách bài trí bếp đem lại hòa khí cho gia đình 6

Bố trí phòng ăn theo phong thủy

Phòng ăn là nơi quan trọng để các thành viên trong gia đình tiếp xúc với nhau hàng ngày. Một phòng ăn có phong thủy tốt không những có thể quy tụ tâm sức của các thành viên gia đình, mà còn có khả năng chiêu dẫn tài lộc.

Đối với văn hóa Á Đông thì bố trí phòng ăn là điều vô cùng quan trọng, cả nhà mỗi ngày ít nhất đều cùng nhau ăn một bữa cơm tại phòng ăn giúp gia đình luôn yên ấm, chan hòa.

- Cách cục

Theo góc độ phong thủy học, phòng ăn của bạn cũng giống như các phòng khác, cách cục nên vuông vắn, ngay ngắn, không nên để các góc khuyết hoặc lồi ra. Hình chữ nhật hoặc vuông là cách cục tốt nhất, cũng nên trang hoàng một cách giản dị nhẹ nhàng.

- Vị trí

Phòng ăn nên lập tại phòng khách hoặc phòng bếp, hoặc ở tại trung tâm nhà. Bố trí nhu vậy có thể thăng thêm sự quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái. Phòng ăn rất kỵ lập tại nơi mà trên tầng 2 là nhà vệ sinh, bởi như thế vận khí tốt của phòng ăn sẽ bị khắc chế.

- Trang hoàng

Năng lượng mang lại cho toàn thể gia đình có thể nói phần lớn là từ các đồ ăn. Phòng ăn chính là nơi mọi người đi vào và ăn uống đồ ăn, cho nên nó căn bản có quan hệ rất lớn đến sự giàu có lớn của một gia đình.

- Vị trí xấu

Phòng ăn nên đặt tại vị trí trung tâm của nhà, nhưng lại không nên để đối diện trực tiếp với cửa trước cũng như cửa sau. Cũng có một số điểm cần lưu ý để tránh.

Ví dụ như các nhà thiết kế cao tầng thì phòng ăn không nên để ở tầng trên cao; tại phòng ăn các bên tường không nên mở các cửa đối diện với nhau, bởi khí đi vào cửa này ngay lập tức lại theo cửa kia thoát đi, sẽ không đạt tiêu chuẩn tụ khí, bất lợi cho khí vận của chủ nhà.

Nên tránh tận dụng các không gian gần nhà vệ sinh để làm phòng ăn của gia đình, nếu như không còn cách nào khác, thì nên cố gắng tránh xa bàn ăn.

- Hòa hợp âm dương

Cần bố trí phòng ăn sao cho cân bằng giữa hai yếu tố âm dương, song lại phải nhấn mạnh đến yếu tố Dương của không gian. Theo tiêu chuẩn của Kinh Dịch là tỷ lệ Âm/Dương là 2/3. Để tăng gia được khí dương, ảnh ông bà tổ tiên đã mất, hoặc các đồ vật bằng xương, da thú là âm khí rất nặng không nên bày ở phòng ăn.

Âm khí quá nặng sẽ hại đến vận khí của chủ nhà. Mặt khác, cũng nên lưu ý nếu Dương quá thịnh cũng dễ dẫn đến sự bất hòa trong gia đình.

- Mũi tên độc

Mũi nhọn sắc của nhà cùng trụ cột xà sẽ tạo ra sát khí, nên dùng các đồ gia cụ và chậu cảnh để hóa giải các góc nhọn này, đồng thời nên tránh ngồi dưới xà đè, như nếu không thể tránh khỏi có thể dùng hai cây sáo trúc treo bằng dây đỏ hai bên xà. Có thể dùng đèn để chiếu sáng hóa giải sát khí.

Tuy nhiên cũng lưu ý các bạn khi dùng các biện pháp hóa giải cần ntham khảo ý kiến các nhà chuyên môn. Để tránh phạm sai lầm khi dùng. Bởi trên thực tế có nhiều kỹ thuật đã không được phép công khai hoặc rất khó để thực hiện.

- Chọn bàn ăn

Hình dáng kiểu cách của bàn ăn có ý nghĩa phong thủy rất quan trọng. Bàn ăn tốt nhất là hình tròn hoặc hình bầu dục, như thế có thể tránh được các góc nhọn sắc của bàn. Nó cũng tượng trưng cho gia nghiệp hưng phong và đoàn kết. Như nếu sử dụng bàn ăn hình vuông, chữ nhật thì nên tránh không để người ngồi vào chỗ góc của bàn, tránh sát Khí xung xạ.

- Phương vị cát

Mỗi thành viên trong gia đình nên hướng mặt bốn hướng tốt của bản mệnh mỗi người khi ăn, nếu được cả vị trí ngồi càng tốt. Nên ưu tiên cho người có quyết định tới toàn bộ gia đình.

Cha mẹ nên ngồi tại vị trí Diên Niên, bởi đó là đại biểu cho sự êm ấm lâu dài của gia đình. Con cái còn học tập thì nên quay về phục vị hoặc Sinh Khí thì có hiệu quả Văn Xương. Những người già nên quay về Thiên Y tất sẽ bảo toàn sức khỏe.

- Gương kính

Tại phòng ăn nên bố trí lắp kính ở vị trí thích hợp một tấm gương lớn soi thấy bàn ăn, nó phản chiếu thức ăn tại bàn tạo ra hiệu ứng giàu có. Tuy nhiên có một lưu ý đó là tại phòng ăn độc lập. Còn nếu tại phòng ăn liền bếp tốt nhất không nên lắp gương kính. Tránh bị tai nạn ngoài ý hoặc hỏa hoạn

- Vật cát tường

Tại phòng ăn hợp nhất là bày tượng Tam Đa – Phúc Lộc Thọ - nó tượng trưng cho sức khỏe và trường thọ. Ngoài ra, các tranh về hoa quả, đồ ăn. Cũng mang lại vận Khí tốt. Quả quất đại biểu giàu sang, quả đào biểu hiện sức khỏe sống lâu, lựu đại biểu đông con nhiều cháu.

- Dụng cụ ăn

Người Việt cùng một số nước Á Đông có thói quan dùng đũa gỗ, tre để ăn, chúng ta nên phát huy điều này, hạn chế dùng dao nĩa theo cách ăn của người phương tây, tránh bị xung xạ. Sẽ có người đặt câu hỏi tại sao người phương tây vẫn dùng dao nĩa lại vẫn giàu có.

Theo quan điểm của phong thủy học phương Tây thuộc hành Kim, thể chất con người ở đó cũng mang nhiều kim tính, phù hợp với các dụng cụ ăn bằng kim loại. Còn phương Đông thuộc về Mộc nên thể chất người Á Đông kỵ bị Kim khắc nên không hợp với đồ ăn bằng kim loại.


Trên thực tế thức ăn của người Tây Âu gồm nhiều thịt nên dùng dao nĩa để cắt xé rất hợp, ngược lại thức ăn của người Á Đông nhiều ngũ cốc thực vật ăn đũa phù hợp hơn.


Bát ăn nên dùng các hình trang trí như Rồng – thăng tiến phú quý; Biển Bức – Phúc lộc; Quả Đào – Trường thọ khỏe mạnh. Người Á Đông có thói quen sau khi ăn xong uống nước trà, để giảm trừ những vị béo, ngọt, mùi …của thức ăn còn dư.






Nội thất phòng bếp chung cư hiện đại
Chọn màu sơn cho bếp và phòng ăn
Nội thất phòng bếp cho nhà ống

Phong thủy đặt hướng bếp
Nội thất phòng bếp đơn giản mà hiện đại
Nội thất phòng khách liền nhà bếp sang trọng hiện đại
Trang trí phòng bếp nhỏ hẹp thêm phần thoáng đãng
Phong thủy cho nhà bếp
Cách chọn hướng bếp theo phong thủy chuẩn nhất



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý