Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp

19/04/2015 11:55 AM
246

Hiện nay, huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến và tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng tăng. Chúng ta cùng xem thêm những triệu chứng của bệnh huyết áp thấp và cách điều trị nhé!



TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH HUYẾT ÁP THẤP


Nhiều người còn khá thờ ơ vì ko biết rằng huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Chính vì vậy, với những hiểu biết cơ bản về bệnh huyết áp thấp sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn khoa học và chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ cho chính mình.


Huyết áp thấp: Nguyên nhân và triệu trứng của bệnh

Huyết áp thấp: Nguyên nhân và triệu trứng của bệnh

Huyết áp thấp là gì?

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh huyết áp thấp có thể bao gồm huyết áp thấp triệu chứng và huyết áp thấp tư thế…

Huyết áp thấp là khi trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, mạch áp có hiệu số thường dưới 20mmHg.

Theo y học cổ truyền, bệnh huyết áp thấp là do: khí huyết hư, tỳ thận hư, nhưng phổ biến nhất là khí huyết lưỡng hư. Bởi vậy, để trị huyết áp thấp có hiệu quả thì nên dùng các vị thuốc có công dụng ôn ấm, trợ dương, bổ khí, dưỡng huyết.

Huyết áp bao nhiêu được xem là huyết áp thấp?

Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, mạch áp có hiệu số thường dưới 20mmHg (Huyết áp trung bình là 120/80 mmHg).

Nguyên nhân bệnh huyết áp thấp

- Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ dẫn tới nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.

- Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.

- Hàm lượng hemoglobin thấp. Một ngưòi khoẻ mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới hàm lượng này ở mức 13,5 tới 17,5 g/ dl còn ở nữ giới là 11,5 tơi 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt.

- Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp.

- Khi cơ thể gặp lạnh, mưa.

- Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp.

Triệu chứng lâm sàng của người bị huyết áp thấp

  • Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lả, có cảm giác buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi.
  • Khó tập trung và dễ nổi cáu, lạnh tay chân.
  • Suy giảm khả năng tình dục
  • Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.
  • Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.

Chỉ số huyết áp đạt dưới 100/60mmHg được coi là huyết áp thấp. Sức bóp cơ tim yếu, giảm trương lực mạch máu, đặc biệt các mạch máu nhỏ được biểu hiện bằng giảm các giá trị huyết áp. Huyết áp thấp được chia thành huyết áp thấp sinh lý và huyết áp bệnh lý.

Huyết áp thấp sinh lý:Thường gặp ở những người khỏe mạnh với đặc điểm huyết áp thấp duy trì trong suốt cuộc đời, không phát hiện được những biến đổi bệnh lý khi chẩn đoán lâm sàng.

Huyết áp thấp sinh lý có thể là huyết áp thấp do thể tạng - di truyền, huyết áp thấp do rèn sức bền thường xuyên, ví dụ ở vận động viên chạy, bơi, đạp xe cự ly dài và huyết áp thấp ở cư dân sống trên vùng núi cao do sự bù trừ thích nghi trong điều kiện thiếu oxy.

Huyết áp thấp bệnh lý: Thường được phân ra thành: Tụt huyết áp cấp và huyết áp thấp mãn tính.

- Tụt huyết áp cấp với các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ngất.

- Huyết áp thấp mãn tính lại được chia ra: huyết áp thấp nguyên phát và huyết áp thấp thứ phát. Huyết áp thấp nguyên pháp do giảm trương lực thần kinh mạch máu. Huyết áp thấp thứ phát - triệu chứng của bệnh khác như thiếu máu, bệnh nhiễm trùng cấp tính, mãn tính hay ngộ độc như: viêm họng mãn, viêm đường mật, sâu răng, viêm lợi...

Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh - mạch máu bệnh huyết áp thấp với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch: đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi.

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Đây là một trạng thái bệnh lý thường gặp, xuất hiện cả ở nam giới lẫn nữ giới, ở lứa tuổi dậy thì và người cao tuổi. Theo thống kê cho thấy, nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não. Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng. Chính vì vậy người bị huyết áp thấp không nên chủ quan, coi thường bệnh.


CÁCH ĐIỀU CHỈNH HUYẾT ÁP TỪ NHỮNG THÓI QUEN
 

Tuy nhiên, huyết áp thấp cũng là một trong những bệnh nguy hiểm đối với người cao tuổi.

Đối với những người trẻ tuổi, huyết áp thấp thường ít có ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng đối với người cao tuổi cần đặc biệt chú ý.

Điều chỉnh huyết áp từ những thói quen

Trong một số trường hợp bệnh lý người bệnh cần dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, hầu hết có thể cải thiện bằng các quy tắc sống đơn giản sau:

Luyện tập:

Những người bị huyết áp thấp không thể đứng lâu một chỗ mà cần thiết phải vận động. Nguyên dân dẫn tới huyết áp thấp là do giảm trương lực mạch máu - thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu biểu hiện là tim đập nhanh, yếu.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có tác dụng nâng cao trương lực mạch máu và nâng cao khả năng đẩy máu của tim. Tập luyện các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông đều rất tốt.

Tập luyện các bài tập thể dục trong 10 - 15 phút, 2 - 3 lần ngày cũng rất tốt. Tuy nhiên, những người huyết áp thấp cần tránh tập các bài tập rèn sức mạnh các nhóm cơ với cường độ lớn và trong thời gian dài. Khi cảm thấy không được khỏe mỏi mệt, chóng mặt, đau đầu có thể tập tại nhà với các bài tập thể dục, tốt nhất là tập một số động tác ở tư thế ngồi hoặc nằm trên sàn.

Ăn uống:

Giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên quan chặt chẽ, nhưng huyết áp thấp thường hay gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa - dẫn đến giảm trương lực mạch máu, giảm hàm lượng đường máu.

Các thói quen xấu sẽ làm giảm trương lực: sự đàn hồi, sự dẻo dai của mạch máu và kết quả là tụt huyết áp. Do đó, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3 - 4 bữa/ngày, ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày. Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.

Khuyến cáo một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: uống cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho… Người cao tuổi cần có sự tư vấn của bác sĩ khi lựa chọn những biện pháp này.

Các lưu ý khác:

Những người bị huyết áp thấp cần ngủ nhiều hơn. Một giấc ngủ ngon sẽ làm cho tâm trạng thoải mái, điều hòa hoạt động các trung tâm thần kinh, trong đó có trung tâm vận mạch.

Tránh dùng thuốc ngủ, thuốc an thần do các loại thuốc này có thể làm giảm huyết áp, đau đầu và buồn ngủ ban ngày. Tốt nhất là dùng một số loại chè thảo mộc. Phương pháp tắm nóng lạnh luân phiên cũng rất tốt cho người bị huyết áp thấp.

Thay đổi nhiệt độ nước liên tục luân phiên từ nóng sang lạnh và ngược lại có tác dụng rèn luyện trương lực mạch máu - cải thiện trương lực mạch máu.

Phương pháp đơn giản để tăng huyết áp là nhịn thở. Hít vào sâu rồi thở ra, sau đó nhịn thở 20 giây. Lặp lại 5 - 6 lần, 3 lần tập/ngày./.
 

THỰC PHẨM CHỮA BỆNH HUYẾT ÁP THẤP

Ăn uống rất quan trọng với người bệnh huyết áp, dù là huyết áp cao hay huyết áp thấp. Ở bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn có tác dụng tốt với người bị huyết áp thấp. Dưới đây là thông tin một số món ăn và hướng dẫn cách làm cụ thể.

Món gà ác hấp cách thủy

Chuẩn bị nguyên liệu :

  • Gà ác 1 con.
  • Đương quy 30g.
  • Hoàng kỳ 30g.
  • Táo đỏ 5 quả.
  • Kỷ tử 15g.

Cách làm:

  • Gà làm sạch lông, mổ bụng và bỏ phủ tạng.
  • Cho đương quy, hoàng kỳ táo đỏ, kỷ tử vào bụng gà.
  • Đem hấp cánh thủy đến khi nào chín mềm.
  • Khi gà chín, bỏ bã thuốc ra, ăn thịt gà và dùng nước canh.
  • Mỗi tuần ăn 1 lần, ăn liền trong 3 tháng.

mon an dieu tri huyet ap thap2 Cách làm một số món ăn chữa trị huyết áp thấp

Món cháo cá diếc

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cá diếc 1 con.
  • Gạo nếp 50g.
  • Gia vị: Hạt tiêu, muối, bột ngọt.
  • Thì là, hành.

Cách làm:

  • Cá rửa sạch, mổ bụng và bỏ ruột.
  • Cho cá vào cùng gạo nếp và nước lọc ninh nhừ thành cháo.
  • Cho thêm gia vị. Khi ăn cho rau thì là và hành lá vào ăn nóng.
  • Mỗi tuần ăn 2-3 lần. Ăn liên tục trong 2-3 tháng.

Món chim cút hầm cách thủy

mon an dieu tri huyet ap thap3 Cách làm một số món ăn chữa trị huyết áp thấp

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Chim cút 1 con.
  • Hoàng kỳ 30g.
  • Thiên ma 30g.
  • Gừng tươi 5g.
  • Hành 5 củ.
  • Gia vị: bột canh, bột ngọt.

Cách làm:

  • Chim cút làm sạch lông, mổ bụng, bỏ phủ tạng.
  • Lấy hoàng kỳ, thiên ma, gừng tươi, hành củ rửa sạch, cho vào bụng chim cút, thêm gia vị cho vừa ăn rồi đem hầm cách thủy cho đến chín mềm.
  • Ăn thịt và uống nước, bỏ bã thuốc.

Nước Táo đỏ

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Táo đỏ 10 quả.
  • Sa sâm 15g.
  • Sinh địa 50g.
  • Thục địa 50g.
  • Nước 600ml.
  • Mật ong 50ml.

Cách làm:

  • Cho táo đỏ, sa sâm, sinh địa, thục địa vào chung với nước, nấu trong 30 phút.
  • Chắt lấy nước thuốc, cho thêm mật ong vào hòa đều. Uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Đảng sâm 15g.
  • Ngũ vị tử 10g.
  • Sơn thù 12g.
  • Cam thảo 10g.
  • Mạch môn đông 12g
  • Sinh địa 12g.
  • Kỷ tử 12g.

Cách làm: Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm và sắc lấy nướng, uống 2 lần/ ngày.



Huyết áp thấp- những điều cần biết
Thức ăn dành cho người bị bệnh huyết áp thấp
Món ăn chữa huyết áp thấp
Cây chữa bệnh huyết áp thấp rất hiệu quả
Bệnh huyết áp thấp có chữa được không?


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý