Cách làm cho trẻ hết biếng ăn bằng cách khoa học và hiệu quả

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách làm cho trẻ hết biếng ăn bằng cách khoa học và hiệu quả

19/04/2015 12:01 PM
4,446

Cách làm cho trẻ hết biếng ăn bằng cách khoa học và hiệu quả. Việc cho trẻ ăn đúng cách đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm với mong muốn nuôi dưỡng trẻ sao cho mang tính khoa học và hiệu quả nhất, đặc biệt là giảm thiểu tình trạng biếng ăn




Làm cách nào giúp trẻ hết biếng ăn?

Khi bé ăn không ngon miệng, biếng ăn, mỗi bữa cơm của con trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi của mẹ.

Biếng ăn là vấn đề đau đầu mà bà mẹ nào cũng gặp phải trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua giai đoạn biếng ăn một cách dễ dàng nhất để trẻ luôn phát triển khỏe mạnh về cả thể chất và trí tuệ?

Trước hết bạn phải hiểu "biếng ăn" đúng nghĩa để tránh tình trạng do không nắm được lượng ăn nhu cầu của lứa tuổi trẻ mà ép trẻ ăn quá nhiều dẫn đến trẻ hay gặp những rối loạn tiêu hóa như nôn trớ, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu...

Bữa cơm của các bé ở trường MNTT Hạnh Phúc

Thế nào là biếng ăn?

- Là khi trẻ không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết theo nhu cầu của lứa tuổi do sự mất ngon miệng.

- Biếng ăn không hẳn là một bệnh mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hoặc tâm lý.

Nguyên nhân gây biếng ăn

Nguyên nhân bệnh lý

- Tình trạng nhiễm trùng sốt cao trên 39 độ C dẫn tới ức chế các men tiêu hóa hay gặp trong viêm đường hô hấp, viêm tai giữa... hoặc trẻ suy dinh dưỡng. Trường hợp này cần bổ sung đa vitmain, vi lượng, yếu tố điện giải và men tiêu hóa trong 5 -7 ngày sẽ giúp giảm triệu chứng biếng ăn.

- Các bệnh toàn thân: thiếu máu, còi xương lâu ngày... trong trường hợp này cần điều trị bệnh để cải thiện triệu chứng biếng ăn.

- Các biểu hiện viêm loét tại chỗ niêm mạc lưỡi, miệng, họng, răng gây đau cần điều trị đúng nguyên nhân.

Do chất lượng khẩu phần ăn chưa hợp lý

Trong một thời gian dài nếu ăn quá nhiều một loại nào đó gây thiếu các vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin A,D và các yếu tố vi lượng, lysin một acid amin có tác dụng kích thích khẩu vị tốt dẫn đến thiếu các thành phần quan trọng trong chức năng chuyển hóa và tiêu hóa của cơ thể. Trong trường hợp này cần đưa bé đi khám tại các cơ sở chuyên khoa về dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn hợp lý và bổ sung các yếu tố thiếu hụt.

Do xây dựng giờ ăn chưa hợp lý, không khí ăn uống chưa đúng

Đây là nguyên nhân phổ biến của chứng biếng ăn ở trẻ. Rất nhiều trẻ đang mắc chứng biếng ăn do tâm lý trong trường hợp không khí ăn quá căng thẳng, bị o ép quá thô bạo.

Để cải thiện tình trạng biếng ăn và phục hồi dinh dưỡng nhanh cho trẻ bạn cần chú ý:

- Đối với trẻ biếng ăn cần chú trọng bồi dưỡng các thức ăn giàu dinh dưỡng nhanh cho trẻ như các loại thực phẩm giàuchất đạm như sữa, thịt, cá, tôm, trứng... và các thực phẩm cung cấp chất béo.

- Ngoài ra cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả tươi để cung cấp đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho trẻ.

Hãy cùng xem một vài mẹo nhỏ của các bà mẹ sau đây đã cùng con vượt qua chứng biếng ăn như thế nào nhé.

Canh Bí đao viên tròn

Canh bí đao viên tròn

“Thay đổi món để con ăn ngon hơn”

không nên cho bé ăn hoài một món ăn quen thuộc, phải thay đổi để bé cảm thấy lạ miệng và muốn ăn hơn. Thấy món ăn mới, màu sắc hấp dẫn bé sẽ ăn được nhiều hơn. Bên cạnh đó, giữa buổi nên cho bé dùng thêm nước cam, nước nho ép, trái cây tươi như chuối, dâu,… hoặc yaourt để bổ sung thêm vitamin cho bé phát triển tốt hơn.

“Ngon mắt – Ngon mũi – Ngon miệng”

Thay vì thúc ép con ăn, các bà mẹ hãy làm cho món ăn thêm sinh động, ngộ nghĩnh, mới lạ và ưa nhìn để kích thích sự thèm ăn của con. Ví dụ như món bánh ngọt ta có thể thái lát tròn, phết ít socola làm mắt, mũi, miệng cười, cắt hai miếng nhỏ làm tai. Thức ăn đẹp mắt mà còn dậy mùi thơm nữa thì thật tuyệt. Khi thị giác và khứu giác của bé bị kích thích thì bé sẽ ăn nhiều và ngon miệng hơn.

“Phải cứng rắn khi cho con ăn” : Ba mẹ phải thay đổi thói quen ăn uống, vào bữa ăn  cả nhà tập trung ăn vào một giờ để bé quen dần, không cho bé ăn tự do, đang ăn đầu này chạy qua đầu kia. Mỗi khi bé ăn tốt, cả nhà thay nhau khen ngợi bằng cách vỗ tay, trẻ con mà được khen thì sẽ cảm thấy vui và càng cố gắng ăn ngoan hơn.

“Đừng tạo áp lực cho bé khi ăn”

Việc ép buộc bé ăn nhanh sẽ gây tâm lý không tốt cho bé. Bé có thể sẽ có những phản ứng để chống lại áp lực ấy bằng cách càng ăn chậm và biếng ăn hơn.

 “Đừng để con câu giờ”

Với những trẻ biếng ăn, bữa ăn nào cũng mất cả tiếng đồng hồ, có khi gần 2 tiếng mới ăn xong chén cơm vì vừa ngồi vào bàn là mẹ ơi, con đi lấy đồ chơi nhá mẹ. Vừa ăn được một muỗng là mẹ ơi, tivi quảng cáo kìa, con đi xem xíu nhá mẹ. Tình hình này mà kéo dài sẽ tạo cho bé thói quen không tốt, vì vậy tốt nhất đến giờ ăn là cả nhà cùng ngồi vào bàn ăn và tập trung ăn cùng nhau, không quá chiều theo những đòi hỏi của bé.

Sự biếng ăn của trẻ đôi khi xuất phát từ những nguyên nhân khác. Thông thường khi nấu nướng, bạn chế biến món ăn theo khẩu vị của mình; nghĩa là bạn nấu món ăn mà chính bạn thích. Nhưng biết đâu, bé lại có khẩu vị hoàn toàn khác và cái món “chủ lực” của bạn thì bé lại ghét cay ghét đắng?

món Nấm cà chua

Món nấm cà chua

Sau đây cũng là một số cách bạn có thể tham khảo khi con biếng ăn.

- Chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Thằng bé lười ăn của bạn hình như không bao giờ thấy đói? Cũng có thể do bạn đã không cho bé cơ hội ấy. Hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn.

Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.

- Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành.

- Hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.

- Hãy giảm khẩu phần ăn của bé. Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác – nó khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Ngần này thì có thể ăn được. Mà ngần ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng.

- Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nó không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.

Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ… Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột…

- Hãy để cho bé tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: “Con thích ăn gì nào?” và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó.

- Hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy làm cho bé. Đó chẳng qua là khẩu vị. Nếu bé chỉ thích bánh mì kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán.

- Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây.

Bạn đừng cố giấu những thứ bé không thích ăn vào các món ăn. Vì chắc chắn bé sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa. Và nguy nhất là bạn đã làm nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích.

- Bạn có thể dùng chiến thuật “bình mới rượu cũ”. Thay vì cho bé ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mì. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể bé sẽ thích hơn?

Bánh dứa chiên giòn

Món bánh dứa chiên giòn

Chỉ có bé uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn. Nếu trước bữa ăn, dạ dày bé tẹo của bé đã được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là suất ăn trưa không còn quyền cư trú trong đó nữa.

- Cứ để cho bé ăn lâu như nó thích. Việc bé nhẩn nha cả buổi trưa không có nghĩa là bé biếng ăn. Có thể việc tự ăn vẫn là quá khó đối với bé. Thậm chí cả khi bạn thấy bữa ăn dường như không bao giờ kết thúc, thì cũng đừng tỏ ra sốt ruột. Bé chỉ cần biết là bạn muốn nó kết thúc bữa ăn, nó sẽ đẩy bát cơm ra xa ngay. Vì điều đó dễ hơn so với việc xúc cơm cho vào miệng, rồi phải ngậm, nhai, nuốt!

- Các bạn hãy cùng ngồi ăn bên bàn ăn gia đình. Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ… Thế là bé vừa ăn vừa dỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.

- Bạn đừng đút cho bé, hãy để nó tự ăn. Phần lớn trẻ 2-3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.

- Bạn nên biết rằng “không” là một câu trả lời cần thiết. Không bao giờ ép bé ăn thêm thìa cơm cuối cùng. Nếu bé nói rằng nó đã no, hãy để bé đặt bát xuống, còn bạn không bình luận gì về chuyện đó.

- Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng. Bé sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món thịt mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều.

- Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon.

- Bé không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước lúc bé ra sân chơi với các bạn. Có thể không khí trong lành sẽ khiến cho món thịt bò xào mà bé rất ghét trở n

ên ngon hơn.

Để giúp bé hết biếng ăn không phải là chuyện một sớm một chiều mà thực hiện được. Cần nhất là quý phụ huynh phải đặt mình vào trường hợp bé để hiểu bé thích ăn món gì, ăn như thế nào…và cần phối hợp rất nhiều phương pháp thì mới có thể cải thiện được chứng biếng ăn ấy.

Ăn đúng cách giúp trẻ hết biếng ăn


Sau đây là những nguyên tắc quan trọng giúp trẻ ăn ngon miệng và đúng cách:

Cho trẻ ăn thức ăn phù hợp theo lứa tuổi: trẻ nhỏ nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Trẻ từ 6 tháng tuổi nên tập cho bé ăn dặm (ăn bổ sung) những loại thực phẩm cần thiết theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, cụ thể nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết gồm:  bột - đường; đạm - thịt, tôm, cua, cá, trứng…; chất béo - dầu, mỡ và thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất từ nguồn rau xanh và trái cây tươi. Trẻ 8 - 12 tháng tuổi, nên tập cho trẻ ăn những thức ăn đặc hơn như: cháo, bún, phở, hủ tíu hoặc cơm nát… để trẻ phát triển khả năng nhai vì đây là giai đoạn bé đang mọc răng.

Không nên ép trẻ ăn quá nhiều: đây là tâm lý chung của các bậc phụ huynh vì mong muốn con mình tăng cân tốt và muốn con mình “luôn tròn trịa” mới là bé khỏe - bé đẹp. Điều này rất dễ làm cho trẻ sợ ăn uống dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý rất khó chữa trị. Phụ huynh nên để con trẻ ăn theo khả năng của mình, cho trẻ chọn những thức ăn chúng trẻ thích. Những trẻ khó ăn uống phụ huynh nên “chia nhỏ bữa ăn” giúp trẻ vẫn ăn đủ lượng thức ăn cần thiết mà hệ tiêu hóa của trẻ lại không bị quá tải. Khuyến khích trẻ nên hạn chế ăn những thức ăn chế biến nhanh hoặc chứa nhiều đường ngọt như: khoai tây chiên, gà rán, nước ngọt các loại, bánh kẹo ngọt, sôcôla… Nên chọn và khuyên trẻ ăn thêm những loại thức ăn có lợi cho sức khỏe như: nhiều rau xanh, các loại trái cây tươi và bổ sung đủ nguồn nước cho cơ thể để đảm bảo sức khỏe và dễ tiêu hóa.

Động viên trẻ tăng cường hoạt động thể lực: đây là cách giúp trẻ có một cơ thể dẻo dai và việc ăn uống của trẻ cũng trở nên dễ dàng hơn vì trẻ vận động nhiều sẽ mau đói và có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn. Mỗi ngày nên khuyến khích trẻ rèn luyện thể lực khoảng 30 phút bằng những động tác tập luyện phù hợp với lứa tuổi của trẻ như đạp xe đạp, bơi lội, đá bóng trong sân, đi bộ với cha mẹ…

Tạo không khí gia đình trong bữa ăn của trẻ: phụ huynh nên duy trì không khí bữa ăn gia đình cùng với trẻ, điều này giúp trẻ tập dần các kỹ năng ăn uống như tập cho trẻ cầm muỗng đũa, tập cho trẻ biết tự đút ăn, tập cho trẻ kỹ năng giao tiếp trên bàn ăn cùng với người lớn… Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh khi trẻ ăn chung với gia đình trong không khí đầm ấm trẻ thường ăn được nhiều hơn, phát triển các giác quan và trí não một cách hoàn thiện nhất.

Cho trẻ ngồi đúng cách khi ăn: đây là cách giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt nhất. Phụ huynh nên chọn cho trẻ một ghế ngồi thẳng lưng có phần dựa phía sau, ghế trẻ ngồi phải ngang tầm với vị trí thức ăn để trè có thể ăn uống dễ dàng. Ghế ngồi phù hợp sẽ giúp các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa giãn nở tối đa làm cho thức ăn nhanh chóng được tiêu hóa và hấp thu, giúp trẻ tránh được những phiền toái do đầy hơi, trướng bụng hoặc tình trạng rối loạn tiêu hóa gây ra.

Cách chữa bé biếng ăn vì quá hiếu động

Trẻ con vốn hiếu động, khó mà ngồi yên kể cả trong bữa ăn. Để dụ bé ăn, nhiều cha mẹ phải nghĩ ra các trò chơi để thu hút con, thậm chí là đi rong.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ nhi khoa Irene Chatoor đang công tác tại trường ĐH Geogre Washington và Trung tâm y tế trẻ em quốc gia Mỹ, cho trẻ ăn rong là cách làm hạ sách.

Cho trẻ ăn rong trước hết là mất vệ sinh. Nếu thời tiết không đẹp, việc đi ra ngoài ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ăn rong cũng như dùng tivi, iPad hay các món đồ chơi khác để dụ bé ăn đều khiến trẻ ăn uống thụ động, không có ý thức thèm ăn, và cha mẹ sẽ mãi mãi phải ép trẻ ăn.

Có một số đứa trẻ rất tinh quái biến những giờ ăn kiểu này thành giờ cha mẹ phải phục dịch nó. Nó chạy một bước, mẹ đuổi theo cố đút cho một thìa. Nó thích thì há miệng, không thì ngậm miệng lại. Đứa trẻ khoái trí khi biết rằng một thìa cháo của nó có thể điều khiển được cảm xúc của cha mẹ, nó ăn thì cha mẹ vui, không ăn thì cha mẹ cáu giận đau đầu. Và chúng càng nghĩ ra đủ trò để hoạnh họe cha mẹ, lấy miếng ăn của mình để đổi lấy những thứ khác mà bình thường không được đáp ứng như chơi máy tính, nghịch nước…

Chia sẻ trong một buổi gặp gỡ phụ huynh Việt Nam mới đây, chuyên gia người Mỹ cho rằng trẻ hiếu động hiếm khi thấy đói. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có cách để giúp bé thoát khỏi tình trạng biếng ăn.

Tình trạng biếng ăn do sự hiếu động thường xảy ra khi trẻ ở trong độ tuổi 6 tháng đến 3 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm và được làm quen với nhiều loại thức ăn mới. Một số bé được người lớn đánh giá là “lanh”, hiếu động, tình trạng biếng ăn có thể xảy ra ngay trong thời kỳ nhũ nhi. Trẻ dừng bú nếu nhìn hay nghe thấy điều gì thú vị

Khi chập chững biết đi, trẻ rất hiếu động, tò mò và mải chơi. Trẻ không cảm thấy đói trong một khoảng thời gian dài. Trẻ chỉ ăn một vài miếng rồi từ chối mở miệng ra. Trẻ không thích ngồi yên một chỗ khi ăn và cố gắng chạy thoát khỏi ghế, chạy xung quanh phòng và chạy ra ngoài. Trẻ biến thức ăn thành đồ chơi, ném thức ăn, bát đĩa, chén muỗng.

Ở tuổi đi học, những đứa trẻ kiểu này sẵn sàng thà chơi và nói thay ăn, đọc sách thay ngủ. Trẻ chỉ ăn một lượng ít và muốn rời khỏi bàn ăn để được chơi. Chúng cho rằng ăn uống là việc quá chán.

Cách chữa bé biếng ăn vì quá hiếu động 1
  Cha mẹ có thể khen khi bé tự xúc ăn nhưng không nên khen về những gì bé ăn được - Ảnh: farm3.staticflickr.com

Biếng ăn khiến trẻ lên cân chậm và thiếu cân. Đa số đều còi cọc và trông nhỏ hơn hẳn có với các bé cùng độ tuổi. Tuy nhiên, đây là những em bé rất sáng dạ, chúng biết nhiều thứ và nhanh nhẹn. Nhưng vì thiếu dinh dưỡng nên những đứa trẻ này có thể gặp những vấn đề về giấc ngủ, ngủ không ngon, hay nổi nóng, không thuần tính. Ngoài ra, nếu bị cha mẹ ép ăn không đúng cách, chúng có thể mâu thuẫn với cha mẹ, thậm chí có đứa sẵn sàng làm ngược lại ý cha mẹ.

Để giúp những trẻ này hết biếng ăn, trước hết, cha mẹ hãy giúp trẻ nhận biết cảm giác đói bằng cách cho trẻ ăn đúng giờ, khoảng cách giữa các bữa ăn chính và các bữa ăn phụ là 3-4 giờ. Giữa hai bữa, nếu trẻ đói chỉ cho trẻ uống nước. Bên cạnh cảm giác đói, cha mẹ cũng cần giúp bé nhận biết được cảm giác no. Không nên cho tất cả khẩu phần bữa ăn vào bát ăn cùng một lúc, bởi điều này không chỉ khiến bé nhìn đã ngại, mà để lâu thức ăn mất ngon khiến trẻ càng ngán. Cho trẻ ăn các phần ăn nhỏ rồi xới thêm phần thứ hai, thứ ba, thứ tư để khuyến khích trẻ. Bạn nên nhớ đây là những đứa trẻ rất thích sự thay đổi.

Ngoài ra, vì đây là những trẻ rất hiếu động, hãy dạy cho trẻ ngồi ăn ở bàn cho đến khi “Bụng mẹ và bụng bố đã no” để bé tập quen với việc ngồi yên một thời gian. Bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, thậm chí kể cả khi trẻ ăn rất ít hay chưa ăn gì bởi trẻ sẽ bù lại lượng thức ăn ít ỏi đó vào bữa sau.

Cha mẹ có thể khen ngợi khi trẻ tự xúc ăn nhưng giữ thái độ trung lập về thức ăn trẻ ăn vào. Ăn uống không nên là thành tích của bố mẹ mà phải tùy thuộc theo nhu cầu sinh lý của trẻ

Nếu trẻ cư xử không đúng trong bữa ăn như rời khỏi ghế, ném đồ dùng và thức ăn, hãy cảnh cáo bé một lần duy nhất. Nếu trẻ không dừng thái độ đó, cho nó thời gian một mình. Tức là bạn hãy đưa trẻ vào một không gian riêng, nên nhớ không gian này phải an toàn với bé. Những đứa trẻ này rất hiếu động, chúng có thể tìm cách chui ra ngoài, tốt nhất bạn hãy chọn những phòng có khóa. Hãy đợi đến khi trẻ bình tĩnh trở lại để đưa bé trở lại bàn ăn. Bạn phải nói cho trẻ biết rằng, đây không phải phạt mà là bé được cho thời gian suy nghĩ về hành động của mình. Tất nhiên, bố mẹ cũng phải “lì” nếu muốn thực hiện biện pháp này. Nếu bạn cảm thấy không chịu được tiếng khóc lóc của bé thì tốt nhất đừng thực hiện.

Lần đầu tiên áp dụng giải pháp "một mình" với bé nên chọn vào hôm có cả bố và mẹ, hai người phải thống nhất với nhau, và hôm đó hai người cũng không bận mải việc gì để có thể tĩnh tâm quan sát trẻ. Thông thường, ban đầu trẻ sẽ khóc lóc rất nhiều để động lòng cha mẹ, nhưng nếu mãi không thấy được cha mẹ quay lại vỗ về an ủi, bé sẽ tự nín. Bởi thực tế, bản thân bé hiểu rằng ném đồ ăn hay chạy nhảy trong bữa ăn là hành động không được phép, cha mẹ đã cảnh báo bé một lần rồi.

Sau khi biết cảm giác no, đói hay đã trải qua những lần bị “cho ra rìa” vì quấy phá trong bữa ăn, bé sẽ có ý thức và ăn uống tự giác hơn, từ đó cha mẹ đỡ vất vả hơn trong việc cho bé ăn. Theo thời gian, khi trẻ càng lớn thì việc cho ăn cũng sẽ dễ dàng hơn.

Trong trường hợp trẻ không tăng trưởng, cha mẹ có thể nhờ bác sĩ nhi khoa tư vấn về việc sử dụng thực phẩm. Có thể dùng thuốc để kích thích trẻ ăn uống nhưng cha mẹ nên nhớ thuốc chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định. Có thể bổ sung sữa sau mỗi bữa ăn cho trẻ nhưng không nên dùng sữa thay hoàn toàn thức ăn vì trẻ cần được nhận biết các món ăn. Thực tế, những trẻ hiếu động sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn những trẻ khác, vì thế việc bổ sung thêm thức ăn cho bé là rất cần thiết.

9 bí quyết "bỏ túi" cho mẹ có bé biếng ăn

1. Tìm hiểu nguyên nhân

Điều đầu tiên các mẹ có con
biếng ăn nên làm là hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến bé trở nên như vậy. Ví dụ như trước bữa ăn, mẹ đã cho trẻ ăn quá nhiều, hoặc do trẻ bị mệt, căng thăng hay đang trải qua giai đoạn lớn chậm hơn nên nhu cầu về ăn uống cũng ít hơn.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như thức ăn mẹ chế biến không hợp khẩu vị, không hợp với lứa tuổi hoặc bị nhiễm kí sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun móc, giun kim… Mẹ nên tìm hiểu rõ lí do vì sao bé không chịu ăn chứ đừng vội vàng bắt trẻ ăn theo ý mình.

2. Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn

Có rất nhiều bé biếng ăn chỉ vì yếu tố tâm lý vì vậy khi cho bé ăn mẹ phải tạo không khí vui vẻ để bé ăn có cảm giác ngon miệng hơn. Cách tốt nhất là các mẹ hãy tạo điều kiện cho bé ăn cùng gia đình, nhìn mọi người ăn uống ngon miệng cũng là cách kích thích sự thèm ăn ở bé.

Các mẹ nên biết rằng khi trẻ có tâm lí thoải mái, vui vẻ, nhất là có tâm lí ganh đua khi ăn thì sẽ kích thích các tuyến men tiêu hoá hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hoá giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Điều này lí giải vì sao nhà “con đàn” dễ nuôi hơn con một.

3. Đa dạng thực đơn

Đây là một trong những việc cực kì quan trọng trong việc cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em Việt Nam rất dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất, ví dụ như vitamin A, kẽm, magie, selen… vì ăn uống không đa dạng, chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa được bảo đảm và đầu tư đúng mức.

Việc thiếu chất cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Vì vậy đa dạng thực đơn không chỉ khiến bé tò mò, hào hứng hơn với bữa ăn mà còn tránh sự thiếu hụt chất ở trẻ.

4. Nên cho con ăn khi bé cảm thấy đói

Nhiều mẹ cứ sợ con ăn không đủ khẩu phần nên suốt ngày nhăm nhe cho con ăn. Khi bé chưa cảm thấy đói mà mẹ đã cho ăn, lâu dần sẽ khiến cho bé mất đi cảm giác thèm ăn. Mẹ đừng lo việc để bé biết đến cảm giác đói. Đói một chút không sao cả, vì khi bé đói, tức khắc cơ thể sẽ “báo động” và bé sẽ tìm cách đòi mẹ cho ăn ngay thôi.

9 bí quyết "bỏ túi" cho mẹ có bé biếng ăn 1
Ảnh minh họa

5. Kích thích sự ngon miệng

Khi đã tìm đủ mọi cách mà bé vẫn không hết biếng ăn, mẹ hãy nhờ đến sự trọ giúp của
kẽm, selen và vitamin nhóm B nhé. Đó là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Các chất dinh dưỡng này có trong thức ăn từ động vật (thịt, cá, trứng,…) và các thức ăn từ thực vật (đậu, đỗ, rau, qủa và ngũ cốc), nhưng do trẻ lười ăn, ăn ít nên bị thiếu.

Một cách khác cũng kích thích sự ngon miệng là chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động để bé thấy hào hứng với bữa ăn của mình.

6.  Hạn chế cho trẻ ăn vặt

Mẹ lo lắng vì bé lười ăn sẽ không đủ dinh dưỡng cho cơ thể vì vậy luôn chuẩn bị cho bé một kho đồ ăn vặt trong tủ lạnh. Hãy từ bỏ ngay ý nghĩ sai lầm đó. Ăn vặt nhiều sẽ làm bé mất đi cảm giác đói và thèm ăn với những bữa ăn chính.

Ăn các loại bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết và gây cảm giác “no giả tạo”, nhưng thực chất là trẻ vẫn đói và vẫn bị thiếu dinh dưỡng. Do vậy, chỉ cho trẻ ăn, uống đồ ngọt sau bữa ăn với số lượng hạn chế. Nên cho trẻ ăn đúng giờ mỗi ngày.

7. Tạo sự hấp dẫn cho các món ăn

Mẹ hãy bỏ chút thời gian ra để trình bày các món ăn đẹp mắt một chút nhé vì nó cũng có sức kích thích sự thèm ăn ở trẻ đấy. Ví dụ đối với các món canh và rau, mẹ có thể phối hợp nhiều màu sắc từ các loại củ quả. Nhờ sự đa dạng về màu sắc trong thức ăn, trẻ sẽ thấy bắt mắt và kích thích cảm giác thèm ăn.

Đôi khi mẹ cũng nên chấp nhận một số sở thích trái khoáy của trẻ. Hãy chấp nhận việc chế biến thường xuyên một món mà chúng thích hơn là ngày nào cũng ép chúng ăn món ăn mà bạn cho là đầy đủ dinh dưỡng và rất cần thiết cho sức đề kháng của con.
 
8. Tách riêng hay trộn lẫn

Đối với một số bé, mẹ có thể sử dụng cách truyền thống là bỏ vài miếng rau củ vào món ăn mà các bé thích. Nhưng mẹ phải lưu ý, vì một số trẻ không thích trộn lẫn nhiều thực phẩm vào cùng một món ăn. Hãy tìm hiểu sở thích của trẻ để có thể chế biến và kết hơp các loại thực phẩm.

9. Hãy bắt đầu từ những thứ trẻ thích

Mỗi đứa trẻ đều thích những món khác nhau. Trong bữa ăn, chúng sẽ chọn ăn những món này trước tiên. Điều này là hoàn toàn bình thường. Nhưng mẹ không nên để trẻ chỉ ăn những món mà chúng thích và bỏ qua một vài món khác. Hãy cố gắng để trẻ ăn đầy đủ các món. 




Vì sao trẻ biếng ăn
Các món cháo dinh dưỡng cho bé biếng ăn
Trẻ mọc răng biếng ăn phải làm sao
Giúp trẻ hết biếng ăn mẹ yên tâm chăm bé
Triệu chứng của bệnh biếng ăn ở trẻ
Trẻ bị biếng ăn sau khi bị sốt nên làm thế nào?
Khắc phục tình trạng bé biếng ăn nhanh chóng cho mẹ đỡ vất vả
Khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn cho mẹ hết âu lo
Làm sao để bé hết biếng ăn



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Mấy cách này có bạn nào thử chưa vậy? Mình làm rồi mà chả thấy có kết quả gì cả. Ai có chuyên môn vào cho ý kiến với.
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
mình cũng rất đau ddaaud vì 2 bé nhà mình ải bảo mua gì là mua ngay , bảo sưn gì là cho ăn ngay . mách cách nào thì làm luôn , nhưng rút cuộc không dc buồn chán bé nhà ko lên cân mài vân thế ốm yêu còi cọc .
Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân con biếng ăn trước rồi mới tìm hướng giải quyết nhé. Đôi khi bé biếng ăn cũng chẳng phải do không đổi món, món ăn trình bày không hấp dẫn. Haiz, đúng là chuyện muôn thủa. Bon nhà tớ 1 tuổi, trước kia ăn rõ ngoan mà bây giờ cũng tự nhiên giở chứng :(
ôi, mình đau đầu với bé con nhà mình về vấn đề ăn uống quá, bé 1 gần 1 tuổi mà không chịu ăn gì thêm gì cả, chỉ bú mẹ hoàn toàn thôi.hic. mình thử mọi cách rồi mà vẫn không thấy cải thiện gì
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý