Cách làm cho trẻ không mút tay bằng cách đơn giản

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách làm cho trẻ không mút tay bằng cách đơn giản

19/04/2015 12:01 PM
22,471

Cách làm cho trẻ không mút tay bằng cách đơn giản. Với trẻ nhỏ, việc quấn băng dính hoặc bôi chất đắng vào ngón cái có thể giúp giảm chứng mút tay. Nhưng với trẻ lớn, "chiêu" này lại không hiệu quả, thậm chí phản tác dụng.


Nên làm gì để con thôi mút tay?

Sao con lại mút tay?

Trẻ con đã hình thành thói quen mút tay ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bản năng mút giúp bé sinh tồn, và việc mút ngón tay – hơi giống với “ti” mẹ – giúp nhiều đứa trẻ cảm thấy trấn tĩnh và thoải mái. Bé tìm đến với cái ngón cái của mình khi mệt, bệnh, sợ hãi, khi đang cố thích nghi với những thử thách chẳng hạn như bắt đầu đi trẻ, “chịu đựng” một chuyến đi đường dài hay để tự dỗ mình vào giấc ngủ khi tỉnh giấc lúc nửa đêm.

Tuy vậy, bản năng sinh tồn này có thể đưa đến những hậu quả thể hiện rõ ràng nhất khi bé 4-5 tuổi: Khi bé mút tay, cường độ hút và lực đẩy của lưỡi cộng với độ tì của ngón cái tạo có thể tác động đến sự phát triển răng miệng của bé (răng bị hô hoặc bị hở) – gây khó khăn cho việc cắn hay nhai thức ăn, răng dễ bị sứt mẻ. Răng không thẳng hàng còn dễ khiến bé phát âm không chuẩn. Việc mút tay cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bé do bé bị người khác, bạn bè trêu chọc; mút tay cũng khiến bé khó thoải mái nói chuyện hay làm việc gì, ngón tay bị mút thường sẽ bị ẩm ướt, sưng, chai, thậm chí bị nhiễm trùng.

Nếu ngón tay của con bạn bị đỏ, nứt thì hãy bôi thuốc mỡ dưỡng ẩm, kem hoặc kem dưỡng da cho bé khi bé ngủ. (Nếu bạn bôi khi bé còn thức thì những loại kem thuốc này sẽ lại vào miệng bé là chính mà thôi.)


Bạn có thể cần cho con thêm thời gian trước khi từ bỏ hoàn toàn thói quen mút tay (Ảnh: Inmagine)


Bạn nên làm gì?

Chắc chắn bạn phải giúp con bỏ thói quen mút tay, nhưng nếu bạn can thiệp quá sớm, không đúng cách hoặc cố can thiệp trong những hoàn cảnh bất lợi thì hoàn toàn có thể gây nên tác dụng ngược. Nếu con bạn bắt đầu đi học, mới có em, hay phải đối mặt với những tình huống mang tính thử thách khác, hãy chờ thêm vài tháng trước khi đề cập lại vấn đề.

Theo các chuyên gia tại American Dental Association, bạn chưa cần phải lo chuyện mút tay gây ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng của bé cho đến sau khi bé được 3-4 tuổi; và không phải tất cả các hành động mút tay đều tai hại ngang nhau. Các chuyên gia nói rằng những đứa trẻ chỉ để ngón tay một cách thụ động trong miệng sẽ ít bị nguy cơ hơn những đứa trẻ mút tay một cách “quyết liệt”. Vậy nên hãy quan sát con cùng “kỹ thuật” của bé, nếu bé mút tay một cách thô bạo hoặc mút tay mạnh đến 30 phút một lần thì bạn sẽ cần phải can thiệp vào thói quen của bé sớm hơn.

Nhưng can thiệp như thế nào là phải? Trừng phạt đứa con 2 tuổi của bạn hay năn nỉ bé đừng cho tay vào mồm nữa chẳng có kết quả gì đâu, bởi vì sự thật là bé chưa nhận thức được việc mình đang làm. Bạn cũng cần nghĩ lại về các cách phổ biến như dán băng dính hay bôi những chất đắng, cay lên ngón tay con để con bỏ mút tay – các chuyên gia khuyên bạn đừng làm như vậy vì có thể những thành phần trong loại chất mà bạn sử dụng không an toàn với trẻ nhỏ. Thêm nữa, nếu nghĩ cho kỹ, bạn sẽ thấy những phương pháp này hơi bất công, đặc biệt nếu con có thói quen này vì lý do tìm kiếm được sự an toàn và thoải mái.

Thường thì các bé sẽ tự bỏ mút tay khi tìm được cách khác để giúp mình thoải mái và bình tĩnh nhưng để cho chắc chắn, bạn hãy giúp con bằng cách quan sát và hành động. Nếu xác định được thời điểm và địa điểm mà con bạn mút tay nhiều – khi xem TV chẳng hạn – bạn có thể đưa cho bé lựa chọn khác như một quả bóng cao su để cầm nắm hay một con rối tay để chơi; nếu con có xu hướng mút tay khi mệt, bạn có thể xem xét đến chuyện tăng thời gian ngủ trưa cho bé hoặc chuyển giờ ngủ tối sớm hơn một chút; hoặc nếu con mút tay khi bực tức, hãy giúp bé thể hiện cảm xúc của mình bằng lời nói. Mấu chốt ở đây là bạn nhận ra được hành động mút tay này xảy ra ở đâu và khi nào để có cách phân tán sự chú ý cho phù hợp – tìm những hoạt động có thể giữ tay con bận rộn, đưa cho con những món ăn vặt lành mạnh, một chai nước và ống hút để giúp giải tỏa “cơn” thèm mút của bé…

ID emtit của diễn đàn Webtretho đã làm theo cách này: “Mỗi lần bé mút tay là mình khẽ nhấc tay bé ra và trò chuyện với bé, sau đó mình hát cho bé nghe, dùng hai tay của mình vỗ nhẹ vào hai tay của bé, bé sẽ thích thú và rất vui vẻ. Trước khi không chơi nữa, mình sẽ hướng cho bé nhìn bóng bay treo ở trên cao. Mình không khẳng định rằng bé nhà mình hết mút tay nhưng hôm thứ 7 thì bớt rất nhiều, qua ngày Chủ nhật là không thấy nữa. Mình nghĩ là phải kiên trì rèn luyện cho bé thì mới thành công được.”


Quan sát và tìm ra cách giúp con phù hợp nhất (Ảnh: Inmagine)


Nếu bé đã lớn rồi mà vẫn mút tay?

Nếu con bạn đến 5 tuổi mà vẫn còn mút tay thì thật sự đáng lo ngại bởi đến tuổi này, các bé đã bắt đầu thay răng, và những chiếc răng vĩnh viễn mới nhú là “đối tượng” rất dễ bị tổn thương. Khi này, bạn cần sử dụng đến loại vũ khí hạng nặng hơn: lời nói.

Lời nói ở đây không phải là năn nỉ, trêu ghẹo hay đe dọa… bạn làm như thế càng khiến bé trở nên bất an, và nhiều khả năng việc mút tay sẽ vẫn tiếp diễn. Các con khi này đã hiểu được rằng hành động của mình có thể đưa đến hậu quả như thế nào (“Mút ngón tay có thể làm cho răng bị xấu, bị chìa ra”) và bé cũng đã có khả năng tự chủ cao hơn, nên bạn hãy bình tĩnh, nghiêm túc nhưng thân tình trò chuyện với con, bảo con chia sẻ những cảm giác của bé về việc mút tay. Hầu hết mọi đứa trẻ tuổi này đều đã có những cảm giác lẫn lộn về thói quen của mình. Hãy cùng con nhìn vào gương để thấy sự khác biệt giữa khi bé đút ngón tay vào mồm và khi bé mỉm cười.

Việc từ bỏ một thói quen không phải là việc dễ dàng với bất kỳ ai, hãy cho con hiểu rằng hai bạn có thể cùng giúp đỡ lẫn nhau. Hãy thử cùng con tạo một cái lịch “không mút tay” để theo dõi và thưởng cho con vì đã biết kiềm chế xem sao, bạn có thể sẽ bất ngờ khi thấy chỉ cần những hình dán trên lịch thôi là đã đủ động lực cho con bạn phấn đấu rồi đấy.

Mẹo chữa chứng mút tay cho bé

c



Nhiều trẻ nhỏ có thói quen mút ngón tay. Đây là một trò chơi giúp trẻ thư giãn, bình tĩnh, bắt nguồn từ phản xạ bẩm sinh mút vú mẹ. Ở đa số trường hợp, thói quen này dần dần mất đi, nhưng một số cháu vẫn duy trì nếu bố mẹ không can thiệp. Trẻ 3-4 tuổi trở lên có thể mút tay do bố mẹ quá nghiêm khắc, cảm giác bị bỏ rơi lúc có em bé, hay stress do gặp khó khăn trong việc học hành, quan hệ với cô giáo, bạn bè... Những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, sống khép mình hay có tật mút tay hơn.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Anh Thư, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, tuy không phải bệnh lý nhưng mút tay là một thói quen có hại, trước hết là dẫn đến các bệnh về tiêu hoá. Khi thường xuyên đưa tay vào miệng, thì dù có rửa tay rồi, thì trẻ vẫn sẽ nhiễm rất nhiều vi trùng, virus, trứng giun sán... Trong khi đó, đường ruột còn yếu nên trẻ dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.

Với trẻ 6 tuổi trở lên (bắt đầu thay răng sữa), thói quen mút tay có thể làm biến dạng hàm, chẳng hạn như hô hay móm.

Do đó, bác sĩ Thư khuyên các phụ huynh nên tìm cách "cai" sớm cho con nếu phát hiện trẻ có thói quen mút tay. Điều này đòi hỏi sự kiên trì của bố mẹ và những người lớn khác trong gia đình.

Với trẻ nhỏ, nên giám sát thường xuyên để kéo ra mỗi lần bé cho ngón tay vào miệng, đồng thời hướng trẻ đến một trò chơi thú vị nào đó để thu hút sự chú ý. Tốt nhất là chọn những trò chơi mà trẻ phải dùng cả hai tay để tham gia, chẳng hạn như ném bóng, mặc áo cho búp bê... Các mẹo vặt sau cũng được nhiều bà mẹ áp dụng hiệu quả:

- Cho trẻ đeo găng trùm cả bàn tay khi ngủ.

- Quấn băng y tế quanh ngón cái khi bé ngủ.

- Bôi thuốc đắng vào ngón tay (nên hỏi ý kiến bác sĩ về sự an toàn của thuốc).

Tuy nhiên, các mẹo trên phải được kết hợp với việc để ý nhằm ngăn trẻ mút tay, và thu hút sự chú ý của trẻ đến các trò chơi. Vào buổi tối, nên để con thật buồn ngủ mới đưa vào giường, giữ tay cho đến khi bé ngủ.

Với trẻ lớn, không nên áp dụng những giải pháp "bạo lực" như bôi thuốc hay quấn băng vào tay, bởi sẽ tác động xấu đến tâm lý của trẻ. Tốt nhất là nhẹ nhàng giải thích những tác hại của thói quen này. Nếu trẻ vẫn chưa bỏ được, không nên quát mắng hay quở trách vì cảm giác có lỗi, kém cỏi sẽ khiến trẻ mút tay nhiều hơn.

Có thể khuyến khích con chơi với bạn hơn tuổi, vì trẻ lớn thường "khó tính" với những trẻ bé hơn, và con bạn có thể cố bỏ mút tay để được chấp nhận.

Bạn cũng nên tìm hiểu tâm tư tình cảm của con xem trẻ có gặp khó khăn gì không. Nên gần gũi để trẻ không cô độc, khích lệ lòng tự hào của trẻ. Nếu thấy khó khăn trong việc "cai" mút tay cho con, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý


Bé mút tay là biểu hiện thường thấy ở các bé nhỏ, phổ biến nhất là 3-4 tháng tuổi. Trong thời gian dài, nếu mẹ không kịp thời can thiệp thì mút tay sẽ trở thành một thói quen xấu khó bỏ ở bé, gây ra nhiều nguy cơ bệnh (từ môi trường dơ mà bé chạm tay vào), và răng miệng…Vậy làm sao để bé không mút tay nữa?Phần lớn hành vi mút tay bắt nguồn từ cảm giác buồn chán hoặc lo lắng của bé. Khi bé lo lắng thì việc mút tay là cách tự trấn an và giúp bé tìm lại cảm giác bầu sữa mẹ, như đang được gần mẹ, cảm thấy an toàn hơn.

Vì vậy, để giảm thiểu hành vi mút tay, trước tiên mẹ cần đảm bảo một môi trường ấm áp, quan tâm. Khi thấy bé mút tay thì mẹ có thể ôm bé vào lòng, nói nựng nịu và dùng tay mình cầm lấy tay con để con không mút được nữa.

xu ly be mut mong tay 300x223 Làm thế nào để bé không mút tay???

Mẹ cũng có thể dạy bé những hành vi thay thế việc mút tay bằng cách làm cho tay bé luôn bận rộn. Ví dụ: Khi thấy con chuẩn bị mút tay thì mẹ hãy nhét vào tay bé một quả bóng cao su hoặc một con vịt cao su để cho bé bóp. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ chơi với bóng hoặc vịt cao su và nói chuyện với trẻ khi trẻ chơi, như vậy dần dần bé sẽ không còn thói quen mút tay nữa.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng ti giả để hạn chế việc bé mút tay, nhưng nhớ đừng lạm dụng ti giả quá nhiều vì có thể lại tạo thành thói quen không tốt cho bé nữa nhé.

Thêm vài mẹo cho mẹ trị bé mút tay

Mút tay là một trong những biểu hiện tâm sinh lý của bé trong quá trình phát triển nhưng hành động này lại khiến nhiều phụ huynh lo lắng ngày đêm và đặt câu hỏi: “Vì sao con mút tay?”.

Mút tay - con dao hai lưỡi


Nhiều trẻ nhỏ có thói quen mút ngón tay. Đây là một trò chơi giúp trẻ thư giãn, thoải mái bắt nguồn từ phản xạ bẩm sinh mút “ti” mẹ. Ở đa số trường hợp, thói quen này dần dần mất đi, nhưng một số trẻ vẫn “cố” duy trì nếu bố mẹ không can thiệp kịp thời.


Chị Ngọc Thúy (32 tuổi, Võ Thị Sáu, Hà Nội) chia sẻ rằng bé Bi rất hay mút tay từ khi sinh ra. Ban đầu chị nghĩ đó cũng chỉ là một biểu hiện bình thường, chị yên tâm rằng thói quen mút tay sẽ tự dừng ở tuổi lên 2 thế nhưng Bi vẫn còn mút tay khi mới đây vừa tròn 4 tuổi.


Chị Thúy rất lo lắng sau khi nghe thông tin mút tay nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy bé bị rối loạn tính cách. Tâm trạng lo lắng của chị cũng giống suy nghĩ của nhiều ông bố bà mẹ có trẻ nhỏ. 


Tật mút tay ở trẻ được ví như con dao 2 lưỡi, nó như thuốc "an thần" khi bé mệt mỏi, đau ốm hay bị cha mẹ mắng mỏ, nhưng cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề răng miệng và tiêu hóa ở trẻ.


Vậy, bạn cần làm gì lúc này?


Thêm vài mẹo cho mẹ trị bé mút tay 1

Đây là một trò chơi giúp trẻ thư giãn, thoải mái bắt nguồn từ phản xạ bẩm sinh mút “ti” mẹ (Ảnh minh họa)


Xác định nguyên nhân


Ngay từ nhỏ, bạn có thể trò chuyện, lắng nghe để tìm hiểu nguyên nhân khiến bé có hành động này. Mút tay có nhiều nguyên nhân, đó là hành vi khám phá cơ thể bằng các giác quan (khứu giác và vị giác). 


Khi bé mút tay có thể do tay bé đang ở trạng thái “nhàn rỗi” quá chẳng biết làm gì, chẳng biết chơi gì, chẳng ai nói chuyện cùng thế nên bé sẽ "mút mát" cho đỡ buồn. 


Những lúc buồn thỉu buồn thiu, những khi bị bố mẹ la mắng, khi bé đói, rồi khi mẹ có em bé, bé bị "ra rìa"... bé sẽ mút tay cho tâm trạng thoải mái. 

Trị tật mút tay ở trẻ

Giải thích nhẹ nhàng cho bé


Để con từ biệt tật "mút mát", bố mẹ cần năng trò chuyện để tìm hiểu tại sao bé mút tay. Bạn hãy giải thích cho bé hiểu “mút tay là xấu xí” và “nếu ngừng mút tay, bé sẽ xinh đẹp hơn rất nhiều”.

Cho bé thấy mình trong gương

Đây là phương pháp mà chị Nhi Linh (Bạch Đằng, Hà Nội) áp dụng khi bé mút tay. Khi bé Sun (26 tháng) “mút mát”, chị lôi ra cái gương và cho bé chiêm ngưỡng dung nhan mình trong đó. 

Rồi chị phân tích: “Sun thấy không? Bình thường Sun xinh bao nhiêu, con nhìn xem, con mút tay thật là không xinh chút nào. Eo ơi, nước dãi chảy kìa…”. 

Vài lần chê bai Sun, thế rồi một ngày đẹp trời, bé “bái bai” luôn tật mút tay đấy. 


Thêm vài mẹo cho mẹ trị bé mút tay 2

Cho bé thấy mình mút tay trong gương cũng là một cách rất hay để "trị" (Ảnh minh họa)

“Dọa” bé

Bạn có thể phân tích với bé rằng, mút tay sẽ đưa trực tiếp vi khuẩn vào miệng, hơn nữa là việc bé sẽ bị bạn bè trêu vì “lớn rồi” còn “mút mát”.

Khiến bé bận rộn
Bé thường mút tay vào những lúc rảnh rỗi không biết làm gì, vì vậy bạn cần làm cho bàn tay của bé luôn bận rộn bằng cách cho con chơi đồ chơi nào đó.

Ôm gấu bông đi ngủ

Mút tay khi ngủ là thói quen khó bỏ của bé. Nếu kiên trì, phải mất đến một vài tháng để luyện cho bé thói quen ngủ mà không "mút mát". Bạn có thể cho bé ôm một con thú bông hoặc một cái gối ôm mềm mại để bé phải khó khăn nếu muốn mút tay ban đêm. 

Khen ngợi sự thay đổi

Khi thấy bé có diễn biến tốt, bạn cần khen ngợi để bé ý thức được tầm quan trọng khi mình “nói không với mút mát”. Khen ngợi đúng lúc là cách tuyệt vời để thúc đẩy sự hợp tác của bé. 

Bạn cũng cần lưu ý rằng, nếu mỗi lần khuyên bé không mút tay thành công, bạn lại khen thưởng thì có nhiều khả năng, quá trình cai nghiện tật xấu này cho bé sẽ sớm hoàn thành trước thời hạn. Ngoài khen ngợi bạn cũng có thể dành cho bé một phần thưởng nho nhỏ để động viên. 

5 cách giúp bé bỏ tật mút tay

Mút tay là hành vi khá phổ biến với các bé dưới 2 tuổi. Giai đoạn 2-4 tuổi, nhiều bé vẫn tiếp tục duy trì thói quen này. Có bé còn thích cắn móng tay, nhai thú bông hoặc những đồ vật trong tầm tay của bé.

1. Khiến bé chú ý đến đồ vật khác

Ngay khi bé định đưa ngón tay lên miệng, bạn thử đánh lạc hướng bé, bằng cách động viên bé tham gia vào m��t trò chơi mà bé phải sử dụng cả hai tay. Trước giờ đi ngủ, bạn nên để bé cùng dùng tay giữ sách trong lúc bạn đọc sách cho bé. Những lúc cả nhà xem tivi, bạn thử giữ đôi tay của bé “bận rộn” bằng cách cho bé ôm gấu bông.

2. Sự hỗ trợ của bạn bè

Bạn bè đóng vai trò quan trọng với các bé ở mọi độ tuổi. Nếu mẹ cho bé làm quen với những bạn không có tật mút tay thì điều này sẽ tác động tốt đến bé. Nên nhờ các bạn của bé nhắc nhở khi thấy bé mút tay, dần dần, bé sẽ tự động rời xa thói quen này.

3. Hỏi bé về hành vi mút tay

Không nên trách mắng bé mà thay vào đó, bạn nên gợi ý để bé hiểu, bé đã lớn (lúc bé không cần đóng bỉm, uống sữa trong bình sữa hoặc ngồi trên chiếc ghế riêng) với kết luận “Con lớn rồi nên sẽ không mút tay nữa”. Bạn có thể chỉ cho bé thấy những “tấm gương” không mút tay như anh (chị) hoặc bạn bè của bé.

Nếu bé chưa nhận là mình lớn và cần "cai" mút tay, bạn không nhất thiết phải tranh cãi với bé, thay vào đó, bạn chuyển sang phương pháp khác giúp bé "cai nghiện".

4. Chọn thời điểm bé đã sẵn sàng

Nếu bé nói “Mẹ ơi, mút tay là xấu phải không? Con không muốn ‘xấu’” thì bé đang cần sự trợ giúp của bạn. Lúc này, bé đã biết xấu hổ, vì thế, 2 mẹ con nên có những "ám hiệu" riêng; ví dụ, khi bé đưa ngón tay lên miệng một cách vô thức, bạn thử tìm cách ra hiệu bí mật để bé "tỉnh ra".

5. Biện pháp khác

Quấn vào băng dính vào ngón tay mà bé hay mút, nhắc bé đây là hành vi không được phép. Nếu hành vi mút tay tái diễn nghiêm trọng, bạn nên tìm lời khuyên từ bác sĩ. Để ngăn ngừa chứng mút tay vô thức, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một loại dung dịch bôi vào ngón tay cho bé.

Với bé lớn hơn (4 tuổi), bạn có thể chọn những bức ảnh có minh họa về vi khuẩn. Sau đó, bạn giải thích cho bé hiểu, vi khuẩn cư trú nhiều trên bàn tay và sẽ theo vào miệng của bé, làm răng bé bị đau.

Nếu lên 6 tuổi bé còn thích mút tay, bạn nên trao đổi điều này với bác sĩ tâm lý.

rẻ bệnh vì bú tay

Thông thường bú tay, còn gọi mút tay, được cho là dấu hiệu trẻ khát sữa, xảy ra quen thuộc đến nỗi nhiều phụ huynh còn cho rằng đó là điều tự nhiên và rất bình thường. Tuy nhiên, đây là một trong những thói quen phổ biến hàng đầu ở trẻ em gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.


Bé bị nhiễm trùng vì mút tay


N.P.Q.P, 18 tháng, nhà ở TP.HCM, nhập viện vì loét lở ngón tay cái của bàn tay bên trái. Mẹ bé cho biết bà phát hiện bé “ghiền” bú tay từ lúc 3 tháng tuổi, sau khi cai sữa mẹ. Gọi là ghiền vì chỉ trừ các bữa bú bình, còn lại bé bú tay suốt ngày, bú nhiều và mạnh đến nỗi phát ra tiếng kêu, cả trong lúc chơi nghịch hay lúc ngủ.




Bú tay làm bé thường xuyên bị nứt đỏ da quanh đầu ngón cái, tự lành rồi bị lại sau một thời gian. Nghe lời hàng xóm, mẹ cháu đã từng bôi dầu cay lên ngón tay bé nhưng không thành công. Đến nỗi phải hù dọa, đánh la trừng phạt mỗi khi thấy bé toan bú tay cũng không làm bé từ bỏ được thói quen này.


Lần này bé bị loét miệng nhiều vết, ăn uống kém hẳn nhưng vẫn không ngừng bú tay. Đến nỗi vùng da đang nứt ở ngón tay cái trở thành loét rộng chảy nước nhiều hơn và mọc các mụn nước. Đến tuần thứ hai thì cả ngón tay cái của bé bị sưng đỏ và chứa đầy mủ, các mụn mủ khác thi nhau xuất hiện chung quanh ngày càng nhiều. Da toàn thân cũng đỏ lên, bé sốt cao, quấy khóc, không sao ăn uống được phải đưa vào bệnh viện. 

Xét nghiệm máu cho kết quả cháu bị nhiễm trùng. Các bác sĩ phải trị liệu bằng tiêm thuốc kháng sinh, làm sạch mủ, và săn sóc vết thương cả tuần bé mới lành bệnh.

Bú tay ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ

Thống kê tại Bắc Mỹ cho thấy 13 - 31% trẻ dưới 4 tuổi có thói quen bú tay. Xảy ra nhiều nhất ở tuổi 18 – 21 tháng và đồng đều ở trẻ trai cũng như gái. Trẻ em thường hay bú tay lúc trẻ dỗ giấc hay đang ngủ say, vào thời điểm mà những ức chế vỏ não đã ở mức tối thiểu. Thói quen cũng thường xuất hiện khi trẻ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, buồn chán, hay căng thẳng vì đây là cách tự trấn an để giúp bé có cảm giác bình yên và dễ chịu.




Thông thường các bé chỉ ngậm mút ngón tay một cách nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn nên không gây tổn thương đáng kể trên cơ thể. Ngậm mút tay chưa rửa sạch sẽ là nguồn căn cho trẻ bị các bệnh lây truyền qua đuờng miệng như bệnh tay chân miệng và các bệnh đường tiêu hóa khác.


Trẻ ngậm ngón tay quá sâu, chạm vào phần sau lưỡi sẽ khiến bé dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi ăn uống. Ở những trẻ có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay, răng và hàm. Da ngón tay bị nứt đi nứt lại, lở loét, tạo đường vào cho vi trùng bên ngoài da xâm nhập vào dưới da, sinh sản gây viêm da mủ như trường hợp trên.

Mút tay nhiều lâu ngày còn gây biến dạng xương ngón tay tạo nên hình dạng ngón tay bất thường. Về lâu dài là tình trạng biến dạng răng và hàm, miệng trẻ trở nên hô (do răng và hàm bị đẩy ra ngoài) hay móm (do một hàm bị đưa vào trong), lệch khớp cắn, rối loạn phát âm cần phải chỉnh nha sau này. Về tâm lý, mút ngón tay thường được xem là biểu hiện của xấu hổ, thiếu tự tin và dễ là cái cớ khiến bạn bè đồng trang lứa chọc ghẹo, gây mặc cảm cho trẻ khi đến trường.

Giúp trẻ chỉnh sửa thói quen từ nhỏ

Cách phụ huynh thường làm để không cho bé bú tay là la rầy, đánh vào tay bé, tìm cách trừng phạt, hù dọa khi nhìn thấy con mút tay. Đây không phải là cách tốt nhất để giúp bé từ bỏ thói quen xấu. Cố gắng chú ý can ngăn chỉ làm trẻ thêm lo lắng, cảm thấy bực tức và càng bú tay hơn nữa. Có khi còn mang lại tác động ngược, giúp trẻ duy trì thói quen này đến lớn.




Trẻ còn bú nên cho bú mẹ đầy đủ. Ở trẻ nhỏ thỉnh thoảng mới bú tay phụ huynh chỉ cần phớt lờ đi, vờ không chú ý đến. Làm phân tâm trẻ, lôi cuốn sự chú ý vào những trò chơi khác, giúp trẻ dễ chịu vào những thời điểm sắp bú tay. Chịu khó tìm cách động viên, khích lệ trẻ những lúc không bú tay cũng mang lại hiệu quả giảm dần rồi tự hết. Một số biện pháp tại chỗ như băng kín hay mang găng che tay bé lại; thoa dầu cay, thuốc đắng hay sơn màu vào móng tay bé nhằm làm giảm hứng thú bú tay của trẻ cũng có hiệu quả nhất định.

Trẻ lớn cần được giải thích lồng ghép trong tác hại của những thói quen kém vệ sinh, nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay sạch, cắt móng tay, vệ sinh da để tránh lây bệnh. Khi phát hiện có những tổn thương tại ngón tay, loét miệng hay có vấn đề răng miệng và phát âm hoặc ở trẻ đã 4 tuổi vẫn còn thích bú tay nên đưa trẻ đến khám bệnh để được trị liệu thích hợp, kịp thời.



Làm sao để bé hết mút tay?
Bé ngậm ty giả lợi và hại mẹ nên biết

Có nên cho bé ngậm ty giả?
Mẹp giúp bé bú bình ngoan như bú mẹ
Cho trẻ ăn dặm khi nào, và như thế nào
Trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì
?
Có nên cho bé bú nằm?
Chăm sóc bé khi mọc răng
Làm gì khi trẻ bị sặc sữa


(ST)

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Bé nhà mình du côn quá, mỗi lần nhắc nhở bé là bé lại đánh mình bầm dập hết cả người. Bôi thuốc đắng vào tay bé (dầu) bé cũng đã dần thích nghi và làm quen nên bé không còn cảm giác sợ hãi dầu nữa. Mình phải làm như thế nào đâu
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý