Triệu chứng của bệnh rối loạn nhịp tim

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng của bệnh rối loạn nhịp tim

19/04/2015 12:17 PM
658

Một số rối loạn nhịp tim không gây biểu hiện gì, tuy nhiên phần lớn các bệnh rối loạn nhịp tim đều có các biểu hiện rất rõ rệt bằng các dấu hiệu. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn nhịp tim.



RỐI LOẠN NHỊP TIM: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH


Hoạt động bình thường của tim sẽ bị ảnh hưởng khi một trong ba thành phần: cơ tim, van tim, hệ thần kinh tim tổn thương. Tổn thương hệ thần kinh tim làm xung động dẫn truyền trong quả tim bị rối loạn, dẫn đến các buồng tim co bóp không theo tuần tự. Máu được hút đẩy không đều trong quả tim gây hậu quả là máu ứ lại trong tim đồng thời máu không được cung cấp đầy đủ ra hệ tuần hoàn gây ra rối loạn nhịp tim.

Các biểu hiện của rối loạn nhịp tim

Một số rối loạn nhịp tim không gây biểu hiện gì, tuy nhiên phần lớn các bệnh rối loạn nhịp tim đều có các biểu hiện rất rõ bằng các dấu hiệu:

Với loạn nhịp tim nhanh và nhịp không đều

Hồi hộp, đánh trống ngực: nhịp tim đập dồn dập hoặc đập tăng dần.

Hụt hẫng: nhịp tim đập cách quãng trong giây lát.

Khó thở - thở nhanh nông: nhịp tim đập loạn xạ, hay nhiều nhịp cách quãng xuất hiện trong thời gian ngắn.

Một số biểu hiện hay gặp khác: đau ngực, choáng váng, hoa mắt, đau đầu nhẹ dai dẳng.

Khi nhịp tim đột ngột đập nhanh loạn xạ có thể là báo hiệu của rung thất đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Với loạn nhịp tim chậm

Các biểu hiện kín đáo hơn: mệt mỏi triền miên, hoa mắt choáng váng, đau đầu nhẹ dai dẳng, có thể ngất. Phần lớn các bệnh nhân rối loạn nhịp tim bị ngất đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước. Tuy nhiên đôi khi người bệnh thấy được một số biểu hiện báo trước: hoa mắt, chóng mặt; nhìn thấy quầng xanh trước mắt; vã mồ hôi; nôn hoặc buồn nôn; chướng bụng; đánh trống ngực; đau đầu; lú lẫn hay khó diễn đạt suy nghĩ.

Nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim

Mọi người đều từng trải qua cảm giác tim của mình đập rối loạn trong một khoảnh khắc nào đó, tuy nhiên sự xuất hiện đó qua đi và không ảnh hưởng đến cuộc sống. Nhưng cũng có những rối loạn nhịp tim tồn tại, ảnh hưởng hoặc gây nguy hiểm đến cuộc sống do đó cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim có thể chia ra là nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân mắc phải:

Nguyên nhân bẩm sinh: Biểu hiện bệnh có thể từ nhỏ hoặc xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc sống.

Nguyên nhân mắc phải: bệnh lý cơ tim, van tim và một số nguyên nhân khác tác động tới hệ thần kinh tim, dẫn tới các hoạt động bất thường của hệ thần kinh tim.

Một số rối loạn nhịp tim hay gặp

Rối loạn nhịp nhanh trên thất, có thể gặp các biểu hiện như:

Nhịp nhanh nhĩ: Xuất hiện một ổ phát nhịp khác với nút xoang ở tâm nhĩ, nó phát ra các xung động lấn át xung động từ nút xoang làm tim đập rất nhanh, không đều.

Rung nhĩ: Tâm nhĩ co bóp loạn xạ và rất nhanh lên đến trên 350 nhịp/phút, đồng thời làm cho tâm thất co bóp nhanh và không đều. Loạn nhịp này dễ dẫn đến các rối loạn nhịp khác. Rung nhĩ gây biểu hiện mệt mỏi mạn tính, suy tim ứ máu và nguy cơ đột quỵ cao hơn 5 lần so với người không bị rung nhĩ.

Cuồng nhĩ: Là tình trạng tâm nhĩ đập rất nhanh, thậm chí lên đến 300 nhịp/phút và hậu quả là tim đập rất nhanh và không đều.

Nhịp xoang nhanh: Nhịp xoang nhanh thường gặp trong lúc lo lắng hay tập luyện, khi nghỉ ngơi thì nhịp sẽ trở lại bình thường. Trong một số bệnh như sốt cao, thiếu máu hay cường tuyến giáp cũng có nhịp nhanh xoang và khi bệnh được điều trị nhịp tim cũng sẽ trở lại bình thường.

Nhịp nhanh thất do rung thất.

Rối loạn nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất tự phát: Do một nhóm tế bào tại tâm thất phát ra xung động kích thích tâm thất co bóp, làm tâm thất co bóp không đều với tâm nhĩ.

Nhịp nhanh thất do bệnh tim thiếu máu cục bộ: Vùng cơ tim bị thiếu máu trong bệnh mạch vành gây ra vết sẹo, vết sẹo này tạo nên những đường dẫn truyền xung động bất thường trong tâm thất, kích thích tâm thất co bóp mà không cần xung động từ tâm nhĩ chuyển xuống.

Với hai tổn thương trên, tâm thất đều co bóp khi chưa chứa đủ máu, do đó tim đập rất nhanh mà máu vẫn không được bơm đủ ra hệ tuần hoàn. Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, thở nhanh. Nếu không điều trị kịp thời dễ xuất hiện rung thất.

Rối loạn nhịp chậm

Khi nhịp tim chậm xuống dưới 60 nhịp/phút, có nguy cơ không cung cấp đủ máu ra hệ tuần hoàn, tuy nhiên với những người thường xuyên hoạt động thể thao, nhịp tim của họ có thể thấp dưới 60 nhịp/phút.

Rối loạn nhịp chậm có thể không gây biểu hiện gì rõ rệt, có thể xuất hiện những biểu hiện sau: mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, thở nông, hoặc ngất.

Rối loạn nhịp chậm chia ra hai loại chính:

- Suy yếu nút xoang: Suy yếu nút xoang không phải là một bệnh đặc trưng, nó thể hiện bằng một nhóm các triệu chứng thể hiện nút xoang không duy trì hoạt động bình thường. Nhịp tim có thể chuyển luân phiên từ rối loạn nhịp chậm sang nhịp nhanh.

- Blốc nhĩ thất: Blốc nhĩ thất là hiện tượng xung động bị cản trở khi đi từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

Về điều trị: Tùy theo từng nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim mà có cách điều trị như: dùng thuốc, can thiệp tim mạch hay phẫu thuật. Dù là phương pháp điều trị nào thì bệnh nhân cũng phải thực hiện các thói quen tốt trong cuộc sống như: tập luyện, không hút thuốc lá, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Phòng tránh rối loạn nhịp tim bằng cách nào?

- Lựa chọn một thói quen sống tốt: tập luyện thường xuyên, ăn ít chất mỡ, ăn nhiều rau và các thực phẩm chứa nhiều vitamin, duy trì cân nặng ở mức cho phép.

- Không hút thuốc lá.

- Hạn chế dùng các chất kích thích với tim như: cà phê, rượu.

- Tránh các căng thẳng, bảo đảm đủ thời gian nghỉ ngơi.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

- Điều trị tốt các bệnh lý liên quan: bệnh xơ vữa mạch, mỡ máu cao, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tuyến giáp...
 

RỐI LOẠN NHỊP TIM VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ


Rối loạn nhịp tim thường gây ra các triệu chứng tim đập nhanh, đau ngực, khó thở và mặc dù thường không nguy hiểm nhưng chúng ta cũng nên đề phòng và có cách điều trị kịp thời.

Rối loạn nhịp tim nhanh hoặc chậm đều có cách xử lý phù hợp. Sau đây là một vài cách điều trị rối loạn nhịp tim:

Điều trị nhịp tim chậm

Đối với những người bị rối loạn nhịp tim chậm, cách xử trí thông thường là bác sỹ sẽ cho sử dụng cấy máy tạo nhịp tim cạnh xương đòn. Lúc này các điện cực sẽ chạy từ máy tạo nhịp tim qua các mạch máu đến trái tim. Trường hợp nhịp tim đập quá chậm, máy tạo nhịp tim sẽ gửi xung điện kích thích trái tim đập ở mức ổn định hợp lý.

Rối loạn nhịp tim 1

Dùng máy tạo nhịp tim để điều trị nhịp tim chậm

Điều trị tim đập nhanh

Đối với tim đập nhanh có thể áp dụng các phương pháp như:

Nghiệm pháp Vagal: Bác sỹ sẽ yêu cầu người bệnh giữ hơi thở hoặc ho, nhúng mặt trong nước đá để ngăn chặn một nhịp tim nhanh trên thất.

Dùng thuốc: Để giảm nhịp tim, hãy sử dụng loại thuốc tachycardias đáp ứng tốt với thuốc chống arrhythmic. Tuy nhiên nên sử dụng thuốc chống arrhythmic chính xác theo chỉ dẫn của bác sĩ, để tránh biến chứng.

Rối loạn nhịp tim 3

Có thể dùng thuốc hoặc các phương pháp khác để điều trị nhịp tim nhanh

Sốc điện tim: Trường hợp nếu nhịp tim nhanh ở tâm nhĩ, bao gồm rung nhĩ, bác sĩ có thể sử dụng sốc điện tim để thiết lập lại nhịp tim  thường xuyên của mình.

Cắt bỏ trị liệu: Trong tiến trình này, một hoặc nhiều ống thông được luồn qua mạch máu đến bên trong tim. Đặt trên các khu vực của trái tim mà bác sĩ tin rằng là nguồn của chứng loạn nhịp tim. Các điện cực ở thủ thuật đặt ống thông được đun nóng bằng năng lượng tần số vô tuyến. Một phương pháp khác liên quan đến việc làm mát của các ống thông, trong đó đóng băng các mô có vấn đề. Thông thường, loạn nhịp tim sẽ được giải quyết.

Rối loạn nhịp tim 2

Sốc điện tim khi điều trị rối loạn nhịp tim nhanh

Ngoài ra, để chữa trị bệnh rối loạn nhịp tim cũng có thể áp dụng các thiết bị cấy ghép như máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim hoặc phẫu thuật tạo sẹo nhĩ, phẫu thuật động mạch vành nhằm cải thiện việc cung cấp máu cho tim. Đồng thời cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt điều độ, ăn các thực phẩm tốt cho tim mạch, hạn chế các chất kích thích và tăng cường hoạt động thể chất để có một cơ thể khỏe mạnh, ít bệnh tật.
 

CHÚNG TA CÙNG THAM KHẢO THÊM MỘT SỐ DẤU HIỆU NGHIÊM TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TIM

Bệnh tim là một bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng của con người. Bệnh tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Tuy nhiên, con người thường bỏ qua những triệu chứng của  bệnh tim dẫn tới tình trạng không được điều trị kịp thời.

Dưới đây là 12 dấu hiệu nghiêm trọng liên quan đến bệnh tim:

1. Lo âu: Nhồi máu cơ tim có thể gây ra sự lo lắng, căng thẳng hoặc sợ sệt. Người người đã trải qua cơn đau tim có cảm giác như  ”ngày chết đã gần kề”

trieu chung benh tim

Bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

2. Tức ngực: Đau ngực là triệu chứng điển hình của các cơn đau tim. Nhưng không phải tất cả các cơn đau ngực là do đau tim, đau ngực có thể xuất phát tự bệnh không liên quan tới tim.

Đau ngực do đau tim thường tập trung phía dưới xuong ức, hơi chếch phía bên trái của tim. Cơn đau có cảm giác bị đè lên ngực. Đối với phụ nữ thường gặp các cơn đau ngực thường xuyên hơn. Nếu kèm theo các dấu hiệu nóng trong lồng ngực đó có thể là dấu hiệu của bệnh dạ dày.

3. Ho: Ho dai dẳng hoặc khò khè là dấu hiệu của suy tim – kết quả của quá trình phổi tích tụ nước. Trong một số trường hợp, người mắc suy tim ho ra đờm có máu.

4. Chóng mặt: Nhồi máu cơ tìm có thể gây chóng mặt và mất ý thức tạm thời. Chúng có thể gây ra do những bất thường về nhịp tim (chứng rối loạn nhịp tim).

trieu chung benh tim

Mệt mỏi không rõ nguyên nhân là 1 dấu hiệu của bệnh tim

5. Mệt mỏi: Đặc biệt là ở phụ nữ, mệt  mỏi bất thường có thể xảy ra khi có một cơn đau tim. Mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của suy tim.

6. Buồn nôn, ăn không ngon miệng. Sưng bụng liên quan tới suy tim có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn.

7. Đau ở các bộ phận khác của cơ thể. Trong những cơn đau tim, cơn đau bắt đầu ở ngực và lan tới vai, cánh tay, khuỷu tay, lưng, cổ , hàm, hoặc bụng. Đôi khi không có các cơn đau ở ngực, chỉ có đau ở các bộ phận khác.

Ở đàn ông, cơn đau tim thường kéo theo đau ở cánh tay trái. Ở phụ nữ cơn đau phổ biến ở cả hai cánh tay hoặc giữa xương bả vai.

8. Nhịp tim nhanh bất thường. Nhịp tim hoặc mạch đập nhanh bất thường kèm theo triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, khó thở là bằng chứng của một cơn đau tim, suy tim hoặc rối loạn nhịp tim. Nếu không được điều trị, rối loạn nhịp tim có thể dẫn tới đột quỵ, suy tim hay đột tử.

9. Khó thở. Những người cảm thấy khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi có thể do mắc bệnh hen hoặc bệnh phổ tắc nghẽn mãn tính. Nhưng khó thở có thể liên kết tới các cơn đau tim hoặc suy tim.

trieu chung benh tim

Bệnh tim đặc trưng bởi cơn co thắt lồng ngực

10. Đổ mồ hôi. Toát mồ hôi lạnh là một triệu chứng phổ biến của cơn đau tim. Đổ mồ hôi đột ngột khi đang nghỉ ngơi là một dấu hiệu nguy hiểm cần được can thiệp sớm.

11. Sưng. Suy tim có thể gây ra tình trạng tích tụ chất lỏng trong cơ thể. Điều này dẫn tới sưng tại các vị trí như bàn chân, mắt cá chân, bụng.

12. Suy nhược. Đối với những người mắc bệnh suy tim, có thể cảm thấy suy nhược cơ thể mà không thể giải thích được lý do. Cơ thể trở nên mệt mỏi, không có sức lực để làm việc.


Thai nhi khi nào có tim thai
Tập thể dục cho người bị bệnh tim
Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị bệnh cương giáp
Mẹo nhận biết thai nhi trai hay gái cực 'chuẩn'
Bệnh nhồi máu cơ tim ở người cao tuồi


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý