Triệu chứng của bệnh sa dạ con ở phụ nữ sau sinh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng của bệnh sa dạ con ở phụ nữ sau sinh

19/04/2015 12:17 PM
2,967
Sa dạ con là một tình trạng bệnh lý không hiếm đối với phụ nữ sau khi sinh. Do khi mang thai và sinh nở các cơ phải vận động tích cực, bề mặt khung xương chậu bị ảnh hưởng dẫn đến sa dạ con. Sau đây là các triệu chứng của bệnh sa dạ con.


TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SA DẠ CON

 

Có nhiều mức độ sa dạ con, nếu nhẹ thì thấy khó chịu, nặng nề và căng tức ở âm hộ, còn nếu nặng thì tử cung có thể bị lòi ra ngoài âm đạo, đi tiểu rắt, đi ngoài khó khăn gây nhiều bức bối và phiền phức. Nhiều người chủ quan, thấy trường hợp này xảy ra nhưng lại không đi khám, để lâu sẽ gây nhiễm trùng, đi lại khó khăn và có thể bị bệnh ảnh hưởng xấu đến cơ quan sinh dục và sinh hoạt thường ngày.

Sa dạ con sau sinh - 1

Xơ mướp đốt thành tan, tán nhỏ uống với rượu trắng chữa sa dạ con.

Theo một số bài thuốc Đông Y, bạn có thể dùng xơ mướp đốt thành than, nghiền nhỏ, chia thành phần nhỏ uống với ít rượu trắng hằng ngày trước bữa cơm. Uống liên tục trong một tuần, cách một tuần lại uống tiếp lần hai.

Ngoài việc uống thuốc trong, bạn hãy kết hợp thuốc dùng bên ngoài để vệ sinh vùng kín tránh nhiễm trùng. Dùng lá cây hoa thiên lý nấu nước rửa vùng kín sạch sẽ hàng ngày. Có thể mua hoàng bá và hoàng cầm nấu nước vệ sinh sạch sẽ phần âm hộ và dạ con bị sa ra ngoài. Hoặc xông rửa vùng kín bằng lá tía tô.

Sa dạ con sau sinh - 2

Có thể vệ sinh bằng xông hơi lá tía tô.

Ngoài phương pháp Đông Y, bạn có thể đến bệnh viện để làm phẫu thuật phục hồi thành âm đạo, đeo vòng đẩy tử cung lên, tái tạo âm đạo. Nếu để quá lâu, bệnh nặng phải phẫu thuật cắt dạ con.

Điều quan trọng nhất đối với phụ nữ sau sinh là phải kiêng cữ cẩn thận. Không nên làm việc quá nặng nhọc sau khi sinh, vì thời gian này các cơ và dây chằng còn yếu, chưa thể phục hồi sau khi mang thai. Nếu hoạt động quá nặng sẽ khiến suy nhược cơ thể, không những bị sa dạ con mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Trước khi để những hậu quả đáng tiếc xảy ra, tốt nhất bạn nên biết cách chăm sóc bản thân, ăn ngủ điều độ, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ và luyện tập cho cơ thể được khỏe mạnh.

Nếu phát hiện có triệu chứng sa dạ con, bạn nên đi khám bác sĩ để có biện pháp chữa trị hiệu quả, không được cố gắng chịu đựng, để lâu ngày sẽ sinh bệnh hoặc nhiễm trùng rất nguy hiểm. Nên 6 tháng đi kiểm tra sức khỏe một lần để sớm tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp xử lý.


MÓN ĂN BÀI THUỐC CHỮA SA DẠ CON



Bệnh này chia 2 chứng: khí hư và thấp nhiệt.

1. Chứng khí hư: biểu hiện trong âm hộ có vật sa xuống tận cửa mình hoặc ra ngoài cửa mình, bụng dưới nặng nề, vùng ngang lưng đau mỏi, tim hồi hộp, khí đoản đi tiểu luôn, đại tiện lỏng, rêu lưỡi mỏng, khí đoản, khí hư ra nhiều. Mạch phù mà hư.

Phép chữa: theo nguyên tắc: “hãm xuống thì đưa lên”, dùng bổ khí để đưa lên là chính. Dùng bài: “Bổ trung ích khí”: huyền sâm 4g, huỳnh kỳ (nướng) 6g, đương quy 2g, bạch truật 4g, chích thảo 4g, trần bì 2g, thăng ma 2g, sài hồ 2g, gừng sống 3 lát, đại táo 3 trái. Sắc 500ml còn 150ml, uống ấm trong ngày.

2. Chứng thấp nhiệt: biểu hiện trong âm hộ có vật lòi ra ngoài, sưng, đau, nước vàng ra dầm dề, đi tiểu nóng rát, nước tiểu vàng, lúc tiểu thì đau, lòng phiền, mình nóng, tự đổ mồ hôi, miệng khô, đắng, lưỡi đỏ, rêu vàng có nhớt, mạch hoạt sác.

Nguyên nhân: do tỳ khí hư, thấp khí hạ hãm, uất lâu sinh nhiệt.

Phép chữa: thanh nhiệt, lợi thấp.

Dùng bài “Long đởm tả can thang”: Long đởm thảo (sao rượu) 4g, mộc thông 2g, sài hồ 4g, trạch tả 4g, xa tiền tử, sinh địa hoàng (sao rượu) 2g, đương quy vĩ (rửa rượu) 2g, chi tử (sao) 2g, hoàng cầm (sao rượu) 2g, cam thảo 2g. Sắc uống xa bữa ăn.

Cháo và canh thuốc chữa bệnh sa dạ con:

Cháo kê, lươn: lươn 1 con, bỏ nội tạng, rửa sạch thái nhỏ bỏ vào nồi với kê 100g đã đãi sạch và muối, nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo. Ăn hết trong ngày, ăn lúc đói.

Cháo thủ ô, trứng gà: hà thủ ô đỏ 30g, dùng vải thưa gói lại,  cùng với kê 50g, đãi sạch cho vào nồi, nước vừa đủ nấu thành cháo. Rồi vớt túi thuốc hà thủ ô ra, cho gia vị, đường thích hợp và đập 2 quả trứng gà vào. Ngày ăn 2 lần lúc đói.

Cháo đảng sâm, thăng ma: đảng sâm 30g, thăng ma 10g. Cho nước nấu kỹ rồi vớt bỏ bã thuốc đi, cho kê 50g vào nấu thành cháo. Ngày ăn 2 lần lúc đói.

Canh lươn: lươn 2 con, làm bỏ xương, ruột, đầu, đuôi, thái chỉ cho vào nồi, rồi cho hành gừng muối rượu vào ướp một lát. Nước sôi vừa đủ, nấu canh cho gia vị là được. Ăn cùng bữa cơm hằng ngày.

Canh cá diếc, hoàng kỳ: cá diếc tươi 1 con 250g, hoàng kỳ 25g, chỉ xác sao 10g. Hoàng kỳ, chỉ xác nấu nước 40 phút vớt bỏ bã, lấy nước. Cá làm sạch cho vào nồi nước thuốc và gừng muối vào đun tiếp đến khi chín cá. Ăn kèm trong bữa ăn.

Đồng thời phối hợp cả châm cứu bấm huyệt và phép chữa ngoài như chườm đắp thì kết quả sẽ chóng hơn. Khi chữa phải nghỉ ngơi tốt, kiêng phòng dục, gánh vác nặng để nâng cao hiệu quả điều trị, đề phòng bệnh tái phát. Cụ thể là phải bổ khí thăng dương.

4 BỆNH DỄ NHẦM VỚI SA DẠ CON CHỊ EM CẦN LƯU Ý


 

Do có nhiều triệu chứng như nhau nên nhiều bệnh phụ khoa dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh sa tử cung

Chị em nên nắm rõ những triệu chứng của các bệnh để bảo vệ mình khỏi những hệ lụy sức khỏe đáng tiếc nhé!

Sa tử cung (sa dạ con) là tình trạng tử cung bị sa xuống dưới vị trí bình thường. Sa tử cung xảy ra khi các cơ vùng chậu bị yếu đi, khiến cho nhiều cơ quan vùng chậu bao gồm: bàng quang, trực tràng, niệu đạo bị tụt xuống âm đạo.

Phần lớn sa tử cung là do chấn thương ở các cơ đáy xương chậu, cổ tử cung hoặc các mô nâng đỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ, nhất là khi bệnh nhân chuyển dạ lâu, sinh con quá to hoặc sinh nhanh. sa tử cung thường gặp nhất ở những phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là những phụ nữ đã sinh nở. Tuy nhiên, cũng nhiều trường hợp sa dạ con gặp ở người trẻ, dù chỉ sinh ít con.

Triệu chứng của sa tử cung:

  • Cảm giác nặng và căng tức ở vùng âm hộ, thậm chí thấy rõ một khối tròn lồi hẳn ra ngoài âm đạo.
  • Chị em sẽ dễ bị dau nhiều khi giao hợp và không thể đạt được cực khoái.
  • Cảm giác đau lưng dữ dội.
  • Cảm giác trì nặng vùng chậu
  • Sa niệu đạo hay mót đi tiểu.
  • Tiêu tiểu không tự chủ do căng thẳng thần kinh.
  • Sa trực tràng, thấy khó khăn trong việc đi tiêu.

Tuy nhiên, ở mỗi người, mức độ sa dạ con hoàn toàn khác nhau và đó cũng là một trong những nguyên do khiến cho một số bệnh bị chẩn đoán nhầm thành bệnh sa tử cung.

4 bệnh dễ chẩn đoán nhầm với sa tử cung 1

Ảnh minh họa

1. U xơ tử cung

U xơ tử cung là những khối u lành tính nên thường không gây nguy hiểm nếu được phát hiện sớm. Nhưng vì chủ quan, nhiều chị em không có thói quen khám phụ khoa định kỳ nên bệnh thường phát hiện muộn. 

Khi u xơ tử cung tiến triển tới giai đoạn nặng, những khối nhân xơ tạo thành polip (bướu thịt) tụt vào âm đạo khiến bệnh nhân bị ra máu nhiều và có cảm giác vướng mỗi khi sinh hoạt tình dục. Những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với sa cổ tử cung. 

2. Bệnh ở cổ tử cung

Bệnh ở cổ tử cung như viêm cổ tử cung, u cơ cổ tử cung về lâu ngày sẽ khiến cho cổ tử cung bị mở rộng dù chưa sinh con. Tuy nhiên, bệnh này không bị sa thành âm đạo, vòm âm đạo vẫn cao và tử cung vẫn nằm trong khoang chậu mà chỉ có cổ tử cung bị mở rộng và lộ ra ở miệng âm đạo khiến người bệnh có cảm giác như mình bị sa tử cung.

3. Bệnh mãn tính trong tử cung

Bệnh mãn tính trong tử cung cũng có thể tạo ra các khối u trong tử cung, ống dẫn trứng và cả thành âm đạo (trên bề mặt của những khu vực này có màng tế bào màu đỏ nhầy, dễ chảy máu). Các biểu hiện này cũng giống với triệu chứng của sa tử cung, gây cảm giác trì nặng ở vùng chậu nên dễ bị chẩn đoán nhầm.

4. Nang âm đạo

Nang âm đạo tương đối hay gặp nhưng rất hiếm thấy các nang lớn, thường gặp ở thành trước hoặc thành dưới âm đạo. Nang lớn nhất thường bằng quả óc chó. Bệnh nhân có thể là mắc một nang hoặc nhiều nang (các nang âm đạo này có thể là nguyên nhân gây đau khi giao hợp) nên dễ chẩn đoán nhầm là sa bàng quang hoặc sa tử cung. Nhưng trong trường hợp này tử cung vẫn còn ở vị trí bình thường sau khi kiểm tra hoặc ép vào đầu của khối u.

Nắm được những căn bệnh dễ nhầm lẫn này, chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy để được kiểm tra, thăm khám và chẩn đoán chính xác. Không nên chủ quan, tự khám và tự điều trị theo kinh nghiệm dân gian hay truyền miệng, dễ dẫn đến những hệ lụy sức khỏe không đáng có.


Sa tử cung khi mang thai
Sau khi sinh bao lâu thì tử cung co lại
Sa dạ dày triệu chứng và cách điều trị
Bế sản dịch sau khi sinh
Mẹo chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh cực hiệu nghiệm



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Em moi sinh dc 1thang.nhug e cua minh e co cuc j do rat la.no cug tron nam o trong cua minh cho ko bi loai ra ngoai.nhug e rat so minh bi sa da con.vi e chi moi 23t moi sinh dua con dau nua
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Em sanh đươc 4 thang roi, ma bi ho khoang 1 tuân le, moi khi ho thi tu cung bi sa xuong nhung van con nam trong am Dao Chua sa ra ngoai cho em hoi co phai em bi benh sa Dao con kg?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý