Triệu chứng của bệnh tiểu đường như thế nào?

seminoon seminoon @seminoon

Triệu chứng của bệnh tiểu đường như thế nào?

19/04/2015 12:18 PM
181

Một số dấu hiệu chức năng có thể giúp dự báo tình trạng tiền tiểu đường. Chúng ta cùng điểm lại những triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường nhé!



NHỮNG DẤU HIỆU SỚM CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Một số dấu hiệu chức năng có thể giúp dự báo tình trạng tiền tiểu đường. Chúng là những dấu hiệu đầu tiên về rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể bạn và nếu được chú ý phát hiện sớm, bạn có thể phòng tránh được bệnh tiểu đường thực sự trước khi nó xảy ra.

1. Cảm giác mệt mỏi hay buồn ngủ sau khi ăn

Hầu như mọi thức ăn đều có chứa một lượng glucose nhất định. Rất nhanh sau khi thức ăn vào dạ dày, số glucose này sẽ đi vào máu và phát tín hiệu cho tuyến tụy tiết ra thêm insulin - một hormone giúp đưa glucose vào tế bào. Nhưng quy trình này sẽ bị rối loạn khi lượng đường mà bạn ăn vào quá nhiều, khi đó tế bào sẽ từ chối tiếp nhận và gần như trơ với insulin, trong khi tụy vẫn tiếp tục tiết insulin. Tình trạng quá tải này gây hiệu ứng ức chế lên hệ thần kinh dẫn tới cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ. Nếu cảm giác này xuất hiện thường xuyên sau mỗi bữa ăn, chính là dấu hiệu cho thấy đã có hiện tượng kháng insulin lặp lại.

Xử trí: Bạn có thể giảm sự quá tải về chuyển hóa glucose theo hai cách. Đầu tiên, tránh ăn những thực phẩm chứa quá nhiều đường đơn glucose (bánh kẹo, mứt, nước ngọt). Thay vào đó, bạn nên ăn những thực phẩm tự nhiên (như hạt ngũ cốc, rau cải, trái cây), nhằm trì hoãn sự phân hủy đường khi tiêu hóa. Cách khác là tạo ra thói quen vận động nhẹ sau bữa ăn: thay vì nằm yên một chỗ xem tivi, bạn có thể đi bộ hoặc rửa chén…

Những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường 1
Nên ăn trái cây (Ảnh internet)

2. Cảm giác ghiền ăn vặt

Những thức ăn vặt như khoai chiên, bánh snack, sôcôla… đều rất ngon miệng và kích thích sự thèm ăn, bạn sẽ càng muốn ăn nhiều hơn. Nhưng chúng cũng chứa rất nhiều đường. Sự kết hợp giữa hai yếu tố: thói quen ăn liên tục và lượng đường cao sẽ tạo nên vòng lặp lẩn quẩn của chuỗi đáp ứng “tăng đường – tăng insulin” trong máu. Cơ thể phải liên tục trải qua những cơn “no đường” thoáng qua, rồi nhanh chóng bị “đói đường” dẫn tới thèm ăn vặt nhiều hơn nữa.

Xử trí: Bắt buộc phải bỏ thói quen ăn quà vặt, dù đây là một thử thách với các bạn. Bạn có thể vượt qua cơn ghiền bằng cách thay thế những món ăn đó với những thứ cùng kích thước và mùi vị nhưng an toàn hơn cho sức khỏe, ví dụ trái cây, đậu, cà rốt tươi…

Những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường 2
Nên tránh xa quà vặt. (ảnh Caring)

3. Thừa cân

Sự liên hệ giữa béo phì và bệnh tiều đường là một điều xưa như trái đất, nhưng sự thật là đa số người ăn kiêng chỉ chú tâm đến lượng calorie trong bữa ăn chứ chưa hiểu được quan hệ tương tác giữa đường và mỡ. Khi tế bào không dung nạp đường nữa, cơ thể sẽ chuyển sang năng lượng từ mỡ, và tích trữ mỡ là khó tránh khỏi.

Xử trí: Khi bạn bị thừa cân, không nên quá lo lắng về việc giảm cân, thực ra bạn không cần phải làm biến mất ngay lập tức số cân nặng này. Chỉ cần giảm được 5-7% trọng lượng là có thể giảm 60% nguy cơ của bệnh tiểu đường.

4. Hình dáng cơ thể

Kiểm soát cân nặng dĩ nhiên là quan trọng, nhưng có lẽ ít người biết sự tích trữ mỡ cục bộ trên một số vùng của cơ thể có sự liên hệ nhiều hơn với tình trạng kháng insulin và tiền tiểu đường. Thật vậy, tăng lượng mỡ ở vùng eo và bụng sẽ nguy hiểm hơn là mỡ ỡ những vùng thấp hơn như đùi và chân. Những người có nhiều mỡ bụng thường có nguy cơ bị cao huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường.

Xử trí: Ngoài việc ăn kiêng, nên tập thể dục 30-60 phút mỗi ngày để tránh nguy cơ tiểu đường, đặc biệt các bài tập ở bụng. Tập thể dục có lợi ích kép là làm giảm mỡ và phát triển cơ bắp, làm tăng lượng enzyme chuyển hóa glucose cho tế bào cơ.

5.Cao huyết áp

Phần lớn người có triệu chứng cao huyết áp thường chỉ lo nghĩ về vấn đề tim, mạch máu của họ, nhưng không biết rằng có sự liên hệ giữa lưu thông mạch máu và rối loạn chuyển hóa đường. Tăng inslulin và đường huyết là một yếu tố bệnh lý góp phần tạo ra tình trạng viêm trong mạch máu, làm thay đổi cấu trúc và tính đàn hồi của mạch máu tạo cản trở cho dòng máu lưu thông. Vì vậy, tăng huyết áp có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Xử trí: Người có triệu chứng cao huyết áp nên thay đổi chế độ ăn và thường xuyên vận động cơ thể. Cần kiểm tra đường huyết định kì và ��ặt ra vấn đề với bác sĩ điều trị của mình.

Những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường 3
 

CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN BỊ TIỂU ĐƯỜNG

Theo BS CKII. Đinh Thị Kim Liên, Trưởng khoa dinh dưỡng BV Bạch Mai, chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng rất nhiều do chế độ ăn vì vậy hiểu biết và áp dụng một chế độ ăn khoa học là hết sức cần thiết...

Giữ đường huyết trong khoảng an toàn cho phép

Người bị tiểu đường phải kiểm soát được đường huyết kể cả trước và sau bữa ăn, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và đường máu cũng không được hạ lúc xa bữa ăn.

Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l )

Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.

-Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.

-Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

Lưu ý chỉ số đường huyết của thực phẩm

Một số loại thực phẩm sau khi ăn có khả năng làm tăng đường huyết. Khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Người bệnh cần lưu ý, dù các loại thức ăn có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn thì lại có mức độ làm tăng đường huyết khác nhau.

Những loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp khi ăn rất có lợi với bệnh nhân tiểu đường, giúp người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát được đường huyết. Sau khi ăn những thực phẩm này, đường huyết người bệnh chỉ bị tăng ít và tăng rất từ từ.

Ngược lại, những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm đường huyết người bệnh tăng nhanh và tăng cao. Do vậy người bệnh tiểu đường nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để sử dụng.

Tuy nhiên, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng các thực phẩm chỉ số đường huyết cao nhưng cần hạn chế và khi ăn nên phối hợp với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, đặc biệt với thực phẩm có nhiều chất xơ.

Thực phẩm có lợi cho bệnh nhân tiểu đường

Căn cứ vào bảng chỉ số đường huyết của thực phẩm dưới đây, người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn thực phẩm để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa kiểm soát được đường huyết sau bữa ăn.

Bảng1: Các thực phẩm có chỉ só đường huyết ³70 (cao )

Tên thực phẩm

Chỉ số đường huyết

Bánh mì trắng

100

Bánh mì toàn phần

99

Gạo trắng, miến, bột sắn

83

Gạo giã dối, mì

72

Dưa hấu

72

Đường kính

86

Khoai bỏ lò

135

Bảng 2: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết từ 50-70 ( trung bình)

Tên thực phẩm

Chỉ số đường huyết

Chuối

53

Táo

53

Cam

66

Soài

55

Sữa chua

52

Kem

52

Bánh qui

55-65

Khoai lang

54

Khoai sọ

58

Khoai mì (sắn)

50

Củ từ

51

Bảng 3: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết <50(Thấp)

Tên thực phẩm

Chỉ số đường huyết

Cà rốt

49

Đậu hạt

49

Đậu tương

18

Lạc

19

Anh đào

32

Mận

24

Nho

43

Lúa mạch

31

Thịt các loại

<20

Rau các loại

<20



12 LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG DO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm đang trở thành mối đe dọa thực sự với sức khỏe. Dưới đây là một số lời khuyên giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá ở những người mắc bệnh tiểu tăng tỷ lệ chết sớm gấp đôi so với những người không hút thuốc. Bỏ hút thuốc giúp huyết áp ổn định và giảm nguy cơ đột quỵ, đau thần kinh và các biến chứng khác của tiểu đường.
Chủ động tập thể dục: Chọn môn thể thao mà bạn yêu thích như đi bộ, khiêu vũ hay đi xe đạp...và tập mỗi ngày nừa giờ có thể giúp bạn giảm nguy cơ biến chứng tim mạch và cao huyết áp.
Chọn siêu thực phẩm như dâu tây, khoai lang, cá hồi, rau có lá xanh cho bữa ăn hàng ngày. Tránh thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, chọn chất béo không bão hòa như dầu ô liu.
12 lời khuyên tránh các biến chứng bệnh tiểu đường 1
Ảnh minh họa
Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn ổn định huyết áp và bảo vệ thận.
Theo dõi đường huyết hàng ngày: Kiểm tra lượng đường trong máu có thể giúp bạn tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường như đau thần kinh hoặc kiểm soát các biến chứng không bị xấu đi. Kiểm tra lượng đường máu hàng ngày cũng giúp bạn chọn thực phẩm và kế hoạch thể dục tốt hơn trong thời gian điều trị.
Bệnh tim là một biến chứng nguy hiểm của tiểu đường: Cần phát hiện sớm bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tốt. Khi có bệnh đái tháo đường, cần kiểm tra thường xuyên các nguy cơ tim mạch.
Giảm cân: Chỉ cần giảm một vài kg thừa cũng có thể cải thiện khả năng hấp thụ insulin của cơ thể. Giảm cân giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện huyết áp và mỡ trong máu.
Chọn thực phẩm chứa carbohydrate (carbs) cẩn thận: Bị bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn phải cắt giảm carbs hoàn toàn. Hãy chọn thực phẩm chứa carbohydrate tiêu hóa chậm, cung cấp năng lượng ổn định như ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ 2-4 lần/ năm: Nếu dùng insulin hoặc cần giúp đỡ cân bằng lượng đường trong máu, bạn có thể phải tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên hơn.
Ngủ đủ giấc: Mất ngủ quá nhiều có thể làm tăng cảm giác thèm ăn những thực phẩm chứa carbs cao. Điều này có thể dẫn đến tăng cân, tăng các nguy cơ biến chứng như bệnh tim.
Thận trọng với vết thương nhẹ và bầm tím: Tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chậm lành các vết thương, do đó việc điều trị các vết thương phải thật dùng kháng sinh và băng vô trùng cẩn thận.


Triệu chứng bệnh tiểu đường
Ăn kiêng cho người tiểu đường
Biểu hiện bệnh tiểu đường
Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý