Cách chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy để trẻ nhanh khỏi bệnh

seminoon seminoon @seminoon

Cách chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy để trẻ nhanh khỏi bệnh

19/04/2015 12:19 PM
2,209
Cách chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy để trẻ nhanh khỏi bệnh. Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong cho trẻ em các nước đang phát triển. Trên toàn thế giới, hàng năm mỗi trẻ mắc trung bình 3,3 đợt tiêu chảy, nhưng ở một số vùng có thể mắc hơn 9 đợt. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp là do siêu vi, kế đến là vi trùng, ký sinh trùng và một số tác nhân khác.


 

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ TIÊU CHẢY

1. Tiêu chảy có thể dẫn đến hậu quả gì cho trẻ?


Tiêu chảy làm bé bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể trẻ nhanh chóng bị khô kiệt dẫn đến tử vong nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp. Tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng. Lý do chính là trẻ ăn ít đi trong khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại cần phải cao hơn để chống lại bệnh.


2. Khi trẻ bị tiêu chảy có cần thiết phải cho nhập viện không?


Điều may mắn là hiện nay đã có các biện pháp điều trị hiệu quả và đơn giản. Hầu hết các trường hợp không còn cần thiết phải nhập viện (không tới 3%, theo số liệu của khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi Đồng 1) mà có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ quyết định chế độ điều trị, nhập viện hay có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Khi trẻ không cần nằm viện, những người trong gia đình, nhất là bà mẹ giữ một vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong việc chăm sóc bé bị tiêu chảy tại nhà. Nếu biết chăm sóc trẻ bệnh một cách đúng đắn, trẻ sẽ tránh được nguy hiểm, mau lành bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.


3. Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà như thế nào?


Để chăm sóc một trẻ bị tiêu chảy đúng cách, bà mẹ cần làm tốt 3 nguyên tắc sau đây:
BA NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY TẠI NHÀ
1. Cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để ngừa mất nước do tiêu chảy.
2. Cho trẻ ăn và bú nhiều bữa hơn thường ngày để có sức, mau lành bệnh.
3. Cho trẻ tái khám đúng lúc để được theo dõi và xử trí kịp thời.


1. Cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để ngừa mất nước do tiêu chảy


Trẻ bị tiêu chảy cần nhiều dịch hơn bình thường để bù lại lượng dịch đã mất qua phân và ói. Thường bạn có thể phòng mất nước cho trẻ nếu cho uống đủ lượng dịch ngay khi mới bị tiêu chảy.
Sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là loại “nước” rất tốt, cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt và mỗi bữa cho bé bú lâu hơn. Nếu con của bạn được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thì chỉ cần sữa mẹ và nước chín là đủ. Các trường hợp khác cần cho trẻ uống thêm các loại nước sau: nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi, nước chín.


CẦN TRÁNH các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn. Tuy nhiên nếu trẻ quá “thèm”, bạn có thể dùng nhưng phải pha loãng ít nhất 3-4 lần. Tránh các thức uống có cà phê.
Cho trẻ uống nhiều tùy theo khả năng của trẻ. Cần phải uống chậm, từng muỗng (từng ngụm nếu trẻ lớn hơn). Nếu trẻ bị ói thì ngưng lại khoảng 10 phút, sau đó cho trẻ uống lại nhưng chậm hơn.


Dung dịch ORESOL
Là một dung dịch điện giải, không có tác dụng cầm tiêu chảy nhưng lợi ích của nó là rất hiệu quả trong việc bù lại số lượng nước và các chất điện giải (muối) bị mất qua phân. Dung dịch này thường được thầy thuốc dùng để chữa MẤT NƯỚC do tiêu chảy. Và bạn tuyệt đối phải theo đúng hướng dẫn về cách pha, cách sử được ghi rõ trong toa của thầy thuốc. Để ngừa mất nước bạn chỉ cho trẻ uống dung dịch này sau mỗi lần trẻ tiêu lỏng, nhớ là phải sau khi trẻ tiêu lỏng, xen kẽ với nước chín hoặc các dịch khác như đã nói ở trên.


Cách pha dung dịch ORESOL: cả một gói ORESOL pha với 1 lít nước chín.


Cách uống: tùy theo lứa tuổi (lượng nước uống có ghi trên gói ORESOL)
- Dưới 2 tuổi : 50 đến 100 ml sau mỗi lần tiêu lỏng.
- Từ 2 -10 tuổi: 100 đến 200 ml sau mỗi lần đi tiêu lỏng.
- Trẻ > 10 tuổi: uống tùy thích đến khi hết khát


2. Cho trẻ ăn và bú nhiều hơn thường ngày


Nếu trẻ còn bú mẹ cần được bú nhiều hơn và mỗi cữ bú lâu hơn. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa, và thêm ít nhất 2 bữa so với những ngày không bệnh. Ăn uống chậm. Nếu trẻ còn bú bình, tốt nhất nên dùng muỗng đút sữa chậm.
Về thực phẩm, nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm, đừng quên nhóm dầu, mỡ. Thức ăn cần nấu nhừ. Cho trẻ ăn thêm trái cây tươi như chuối, nho, cam, xoài, mãng cầu. Nói chung các thức ăn hàng ngày của trẻ trước tiêu chảy đều có thể dùng, nếu phù hợp lứa tuổi. Không kiêng ăn, không kiêng sữa. Không cần pha loãng sữa. Thường thì bạn không cần phải đổi sữa, nhưng trong một số ít trường hợp có thể bác sĩ sẽ cho đổi một loại sữa đặc biệt, khi đó bạn hãy đổi sữa cho trẻ và hiếm khi trẻ phải dùng loại sữa này quá hai tuần.
Tuyệt đối không được bắt trẻ nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi”. Điều này hết sức sai lầm và rất nguy hiểm. Thực tế dù trẻ tiêu chảy nhưng vẫn còn khả năng hấp thu hơn 70% chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn sớm sẽ có tác dụng tốt lên tiến trình của bệnh. Bạn cũng nên ăn và uống thêm để “có sức” mà lo cho trẻ.


3. Cho trẻ tái khám đúng lúcđể được theo dõi và xử trí kịp thời khi bệnh diễn tiến nặng.


4. Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?


Rồi những ngày “gian khổ” cũng qua đi, tiêu chảy thường sẽ giảm sau 5-12 ngày, trẻ bắt đầu chơi, đòi ăn trở lại và lúc này bạn nhớ cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong ít nhất hai tuần để “phục hồi” sức khỏe.
Một số ít trẻ bị tiêu chảy có thể diễn biến phức tạp, do đó thầy thuốc sẽ dặn khi nào tái khám để cho y lệnh tiếp theo. Trong thời gian chăm sóc tại nhà, cũng cần phát hiện những diễn biến không thuận lợi và nhanh chóng đưa trẻ khám lại ngay để được xử trí kịp thời.


Trẻ bỏ ăn, bỏ bú
Trẻ mệt, bệnh nhiều hơn
Trẻ rất khát nước
Trẻ ói liên tục
Trẻ sốt
Trẻ tiêu phân có máu
Trẻ li bì, khó đánh thức
Trẻ có co giật

Bạn có biết?
3 nguyên tắc trên đây đã được Tổ chức Y Teá Thế Giới đưa ra hơn 10 năm nay để hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà. Bạn cũng có thể áp dụng các nguyên tắc này lúc trẻ mới bị tiêu chảy mà chưa có điều kiện đến cơ sở y tế (nhưng phải đặc biệt lưu ý nguyên tắc thứ 3). Thực hiện tốt các nguyên tắc này là bạn đã góp phần không nhỏ trong việc điều trị thành công bệnh tiêu chảy ở trẻ em.

Nên chăm sóc trẻ bị tiêu chảy như thế nào


Tiêu chảy là bệnh thường gặp trong mùa hè. Bệnh do lỵ trực trùng hoặc Rotavirus gây ra, tập trung ở trẻ dưới 6 tuổi. Vấn đề đặt ra là cần chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp thế nào cho đúng cách? Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ một số kiến thức cơ bản.

Tiêu chảy thường được định nghĩa là đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong ngày. Phân lỏng là phân không thành khuôn, trừ những trẻ bú mẹ, thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão, đối với những trẻ này xác định tiêu chảy thực tế là phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường. Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể do vi khuẩn hoặc virut gây ra. Vì vậy trong điều trị bệnh có điểm khác nhau cơ bản là: nếu do vi khuẩn gây bệnh thì cần phải dùng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn; trái lại nếu do virut gây ra thì không dùng thuốc kháng sinh vì thuốc không có tác dụng diệt virut.

Do tiêu chảy làm cho trẻ bị mất nước và mất muối nên trong chăm sóc và điều trị rất cần bù lại khối lượng nước và muối đã bị mất do tiêu chảy cho trẻ. Ngoài việc bù nước cho trẻ thì ăn uống đúng cách cũng là một nhân tố quan trọng giúp cho trẻ mau khỏi bệnh.

Khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

1. Luôn luôn pha và uống dung dịch oresol đúng liều lượng

Bệnh tiêu chảy gây mất nước và muối nhiều, làm cho trẻ nhỏ nhanh suy kiệt, nên phải bù nước và muối kịp thời.Cách bù nước và muối tốt nhất và dễ thực hiện nhất tại nhà là cho trẻ uống dung dịch oresol (ORS). Điều quan trọng nhất để dung dịch ORS có tác dụng chữa bệnh là phải pha đúng liều lượng. Cách pha đúng là làm theo hướng dẫn ghi trên nhãn gói oresol. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại oresol để bù nước và điện giải: gói pha 1 lít nước; gói pha 200ml, gói pha 250ml. Pha với nước đun sôi để nguội.

Khi pha cần pha đúng nồng độ các chất điện giải mới dễ hấp thu vào cơ thể. Bạn nên dùng các loại cốc, bình chia độ để đo đúng lượng nước cần pha. Cách uống: trẻ dưới 2 tuổi, uống 50 – 100ml/lần tiêu chảy; trẻ 2 – 9 tuổi, uống 100 – 200ml/lần tiêu chảy; trẻ lớn hơn 10 tuổi và người lớn uống tùy theo nhu cầu cơ thể. Nếu bệnh nặng cho uống ORS 5ml/kg/giờ, kết hợp với truyền dịch.

Nếu không có ORS có thể pha dịch thay thế gồm: 8 thìa nhỏ (thìa cà phê) đường, 1 thìa nhỏ muối pha trong 1 lít nước; hoặc nước cháo 50g gạo và một nhúm (3,5g) muối hoặc nước dừa non có pha một nhúm muối. Bệnh nhân bị nôn nhiều nên uống từng ngụm nhỏ.

Chú ý pha đúng khối lượng nước vì nếu pha quá loãng, hàm lượng chất điện giải sẽ không đủ, có thể gây nguy hiểm cho trẻ; ngược lại nếu pha quá đặc, trẻ sẽ bị ngộ độc muối, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng do lượng muối trong máu quá cao sẽ rút nước từ các tế bào ra, khiến cơ thể bị mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng hơn. Sai lầm dễ mắc là cho trẻ uống quá nhiều nước lọc.

Vì dung dịch ORS hơi khó uống, một số bà mẹ thấy con không muốn uống, thì dụ con bằng cách uống một ít nước lọc rồi uống ORS. Nhưng làm như vậy hậu quả là trẻ uống nước lọc quá nhiều, bụng trướng lên, rất nguy hiểm, chỉ bù được nước mà không bù được điện giải.

2.Cho trẻ ăn uống đầy đủ, nhiều bữa

Khi chăm sóc trẻ bị mắc tiêu chảy ngoài việc bù nước cho trẻ các bà mẹ nên chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Do trẻ bị đi ngoài nhiều lần, mất nước mất muối nên trẻ rất nhanh mệt mỏi suy kiệt, vì vậy việc cho ăn là rất quan trọng để bù lại năng lượng bị mất và nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Những ngày trẻ bệnh, bạn cần cho ăn thức ăn mềm và lỏng hơn bình thường, nhưng vẫn phải đủ các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.
Bình thường nước được tái hấp thu ở ruột (trên); Khi bị tiêu chảy nước quá nhiều theo phân ra ngoài (dưới).

Vì đường tiêu hóa của trẻ đang bị tổn thương, nên cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi:

Nếu còn bú mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú mẹ bình thường và nên cho trẻ bú mẹ tăng lên. Sữa mẹ có tác dụng rất tốt khi trẻ bị tiêu chảy vì trong sữa mẹ vừa đủ các chất dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa, hấp thu. Nếu trẻ bú sữa ngoài, bạn tiếp tục cho bú bình thường nên cho bú tăng khối lượng và tăng bữa, nhưng không nên thay đổi loại sữa.

Trẻ lớn hơn( > 6 tháng tuổi)

Cần cho trẻ ăn đủ các bữa với các loại thức ăn nấu chín kỹ, bổ dưỡng, dễ tiêu như ăn cháo với thịt gà, thịt lợn nạc… không nên bắt trẻ nhịn ăn hoặc kiêng khem. Cần cho trẻ ăn thêm trái cây chín hoặc nước trái cây như: chuối, cam, đu đủ… Không nên dùng các loại thực phẩm có nhiều đường, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa.

Sai lầm hay mắc phải là: chỉ cho ăn cháo trắng với muối, không cho trẻ uống sữa, kiêng tất cả các loại thực phẩm khác vì sợ con bị tiêu chảy nặng hơn. Nếu làm như thế thì sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh nặng hơn vì ăn uống không đủ dinh dưỡng, bệnh lâu khỏi.

Tuy nhiên đối với các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như: váng sữa, phô mai…thì không nên cho trẻ ăn. Vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa tiêu hóa được nên ăn vào sẽ càng dễ bị tiêu chảy.

3. Chỉ cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng khi trẻ bị bệnh thì nên cho trẻ uống thuốc . Nhưng thuốc chỉ có tác dụng tiêu diệt với vi khuẩn chứ không có tác dụng tiêu diệt virut. Nếu con bạn bị tiêu chảy do Rotavirus, thì dù có uống bao nhiêu thuốc kháng sinh cũng không có tác dụng mà chỉ làm cho trẻ mệt hơn. Bạn chỉ nên dùng kháng sinh chữa tiêu chảy cho con khi có chỉ định của bác sĩ.

Những sai lầm thường mắc phải trong việc dùng thuốc chữa tiêu chảy cho trẻ là: cha mẹ thường mua thuốc chống nôn, cầm đi ngoài cho trẻ uống; hoặc cho trẻ ăn những loại thực phẩm làm cho trẻ ngừng đi ngoài ngay như: lá ổi, hồng xiêm xanh…, nhưng đó chỉ là khỏi bệnh giả tạo và gây ra hậu quả là các tác nhân gây bệnh ở lại trong đường tiêu hóa lâu hơn khiến cho bệnh lâu khỏi, hoặc nặng lên.

Bạn nên thường xuyên rửa tay cho trẻ nhỏ và dạy trẻ lớn thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi cầm, nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh… để phòng tránh bệnh. Cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ bạn nên cho trẻ uống vắc-xin phòng ngừa Rotavirus.

Cách chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy do rotavirus

 Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, tiêu chảy cấp do rotavirus hay tiêu chảy mùa đông là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do virus rota gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 đến 24 tháng. Thời điểm này miền Bắc đang bắt đầu vào mùa bệnh. Trung bình trong ngày có 10 trẻ đến khám tại khoa, có đêm 3-4 cháu cùng nhập viện truyền dịch vì mất nước quá nhiều, chủ yếu dưới 2 tuổi.

Đây là bệnh thông thường nhưng đáng lo ngại là tình trạng phụ huynh điều trị sai, coi thường hoặc hiểu nhầm tiêu chảy mùa đông sang bệnh khác khá phổ biến.

Dưới đây, phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai và bác sĩ Bùi Thị Hương, phụ trách khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương đưa ra một số điểm cha mẹ cần lưu khi có con bị tiêu chảy do rotavirus:

tre1


1. Biểu hiện bệnh

Sau 1-4 ngày bị lây nhiễm virus, trẻ có các biểu hiện của bệnh. Với bệnh này, thông thường trẻ sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài, có bé thì bị đi ngoài rồi mới nôn. Trẻ bị tiêu chảy nếu không nôn sẽ khỏe hơn vừa tiêu chảy vừa nôn. Hơn nữa, hiện tượng nôn trớ đến rất bất ngờ, bé đang chơi, ăn uống bình thường nhưng chỉ qua nửa ngày đã có thể có hiện tượng này, cứ ăn cái gì vào là nôn ra cái đó.

Trẻ thường đi ngoài nhiều lần trong ngày (phân màu xanh hoặc màu trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải), phân thường nhiều nước.

Ngoài ra, trẻ có thể ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Bệnh thường kéo dài 3-7 ngày là khỏi.


2. Bù nước

Điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy là bù nước, bù điện giải, tốt nhất là bằng nước oresol. Trên thị trường hiện có nhiều loại dành cho các bé với hương vị rất dễ uống. Cần lưu ý là pha vào nước theo quy định, không pha loãng hay đặc quá vì nếu không sẽ càng gây rối loạn nước và điện giải, tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn, trẻ có thể tử vong.

Bạn có thể pha cả gói, thể tích nước phải đong thật chính xác đến từng ml. Cha mẹ nên đút từng thìa oserol một cho trẻ, 2 phút một lần, không nên cho bé tu hoặc uống liên tục. "Uống nhiều và liên tục, oserol không những không hấp thu vào đường ruột mà lượng nước có thể mất nhiều hơn do bị nôn. Nếu trẻ bị nôn thì dừng lại 10 phút, sau đó cho uống lại với tốc độ chậm hơn", bác sĩ Hương nói.

Bên cạnh đó, nhiều gia đình bù nước, điện giải cho trẻ không hợp lý. Chẳng hạn, có gia đình chỉ cho trẻ uống nước lọc nên không hiệu quả, hoặc cho trẻ uống cháo gạo quá mặn, nước hoa quả pha đường.. Thậm chí, có cha mẹ cho con uống cả coca, soda và các loại nước có ga cấm dùng cho trẻ tiêu chảy..., khiến bệnh của trẻ càng nặng hơn.


3. Dinh dưỡng

Ngoài việc chú ý bù dịch, thì cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ. Nhiều bà mẹ quan niệm sai lầm rằng, trẻ bị tiêu chảy thì nên kiêng thịt, cá, chất tanh, đường, sữa... Điều này vô tình làm giảm sức chống đỡ bệnh tật của bé, tiêu chảy càng kéo dài, nguy cơ bị suy dinh dưỡng rất cao.

Do vậy, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, cho bú bình thường, ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng, chuối tiêu, uống sữa... và ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu trẻ dùng sữa mà bị tiêu chảy nhiều thì nên dùng loại không có lactose.

Tuy nhiên, do tình trạng trướng bụng nên không phải bé nào cũng ngoan ngoãn ăn. cha mẹ không cần quá lo lắng và tìm mọi cách ép ăn. Hiện tượng đầy hơi thường hết sau 1-2 ngày. Thay vào đó, bạn hãy nhử bé ăn từng chút một.

Đặc biệt, không cho trẻ ăn các loại lá và quả chát có nhiều chất tanin như lá nhọ nồi, lá ổi xanh, quả ổi xanh, quả hồng xiêm xanh... Chất tanin có tác dụng làm săn màng ruột, có tác dụng ngay tức khắc, nên trẻ cầm tiêu chảy ngay lập tức. Tuy nhiên, cách điều trị này có thể gây hại cho trẻ. Bệnh chỉ đỡ giả tạo, còn các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm... thải hồi rất chậm do màng ruột bị săn, làm cho bệnh càng thêm kéo dài, thậm chí nặng hơn, giáo sư Dũng cho biết.


4. Khi nào thì cần truyền dịch?

Trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ nhưng uống nước oresol, ăn được, chơi bình thường... thì cha mẹ không nhất thiết phải truyền dịch. Nếu bé đi ngoài, nôn nhiều, mệt mỏi, không ăn uống, không chơi, nằm li bì, có hiện tượng mất nước như mắt lõm, da nhăn nheo chi cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được truyền dịch kịp thời.

Thực tế, có nhiều trẻ dưới 1 tuổi đưa đến viện trong tình trạng mất nước nặng, bác sĩ cho truyền dịch. Trong lúc truyền thì dây bị tụt, nhiều cha mẹ sót con nhất quyết không cho truyền nữa. Điều này là không nên vì trẻ mất nước, điện giải quá nhiều, có thể dẫn đến tử vong nếu không bù kịp.


5. Tuyệt đối không dùng kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy

Khi bé bị tiêu chảy do virus, cha mẹ tuyệt đối không được cho con uống thuốc kháng sinh. Bệnh không khỏi mà trẻ có nguy cơ bị rối loạn vi khuẩn đường tiêu hóa, làm bệnh nặng hơn hoặc gây tình trạng tiêu chảy kéo dài, chưa kể các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Ngoài ra, bác sĩ Hương cũng khuyến cáo, cha mẹ không cho con uống thuốc cầm tiêu chảy vì chúng không có tác dụng tiêu diệu virus mà còn làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài. Do đó, trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy, mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây chướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, thậm chí dẫn đến tử vong.


6. Phòng bệnh

Để phòng bệnh tốt nhất nên đưa trẻ đi tiêm vắcxin. Ngoài ra, trẻ có thể nhiễm rotavirus qua đường tiêu hóa từ thức ăn, thức uống, đồ vật nhiễm bẩn. Vì thế, giữ vệ sinh tay sạch sẽ là biện pháp cơ bản để phòng bệnh. Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi cầm thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con để trẻ có đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.


Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em xuất hiện quanh năm rải rác ở các địa phương, nhưng trong mùa hè bệnh có xu hướng gia tăng với kết quả xét nghiệm do lỵ trực trùng hoặc Rotavirus gây ra, tập trung ở trẻ dưới 6 tuổi. Vấn đề đặt ra là cần chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp thế nào cho đúng cách? Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ một số kiến thức cơ bản.
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể do vi khuẩn hoặc virut gây ra. Vì vậy trong điều trị bệnh có điểm khác nhau cơ bản là: nếu do vi khuẩn gây bệnh thì cần phải dùng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn; trái lại nếu do virut gây ra thì không dùng thuốc kháng sinh vì thuốc không có tác dụng diệt virut.

12


Do tiêu chảy làm cho trẻ bị mất nước và mất muối nên trong chăm sóc và điều trị rất cần bù lại khối lượng nước và muối đã bị mất do tiêu chảy cho trẻ. Việc ăn uống dùng các thuốc chữa triệu chứng như cầm đi ngoài, giảm đau, trợ lực cũng đòi hỏi các bậc cha mẹ phải có hiểu biết để chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách, khoa học mới mong giúp trẻ mau khỏi bệnh.


Luôn luôn pha và uống dung dịch oresol đúng liều lượng

Bệnh tiêu chảy gây mất nước và muối nhiều, làm cho trẻ nhỏ nhanh suy kiệt, nên phải bù nước và muối kịp thời.
Cách bù nước và muối tốt nhất và dễ thực hiện nhất tại nhà là cho trẻ uống dung dịch oresol (ORS). Điều cơ bản nhất để dung dịch ORS có tác dụng chữa bệnh là phải pha đúng liều lượng. Cách pha đúng là làm theo hướng dẫn ghi trên nhãn gói oresol. Trên thị trường có nhiều loại oresol để bù nước và điện giải: gói pha 1 lít nước; gói pha 200ml, gói pha  250ml. Pha với nước đun sôi để nguội.
 
Khi pha đúng, nồng độ các chất điện giải mới dễ hấp thu vào cơ thể. Bạn cần dùng các loại cốc, bình chia độ để đo đúng lượng nước cần pha. Cách uống: trẻ dưới 2 tuổi, uống 50 - 100ml/lần tiêu chảy; trẻ 2 - 9 tuổi, uống 100 - 200ml/lần tiêu chảy; trẻ lớn hơn 10 tuổi và người lớn uống tùy theo nhu cầu cơ thể. Nếu bệnh nặng cho uống ORS 5ml/kg/giờ, kết hợp với truyền dịch.

Nếu không có ORS có thể pha dịch thay thế gồm: 8 thìa nhỏ (thìa cà phê) đường, 1 thìa nhỏ muối pha trong 1 lít nước; hoặc nước cháo 50g gạo và một nhúm (3,5g) muối hoặc nước dừa non có pha một nhúm muối. Bệnh nhân bị nôn nhiều nên uống từng ngụm nhỏ.

Chú ý pha đúng khối lượng nước vì nếu pha quá loãng, hàm lượng chất điện giải sẽ không đủ, có thể gây nguy hiểm cho trẻ; ngược lại nếu pha quá đặc, trẻ sẽ bị ngộ độc muối, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng do lượng muối trong máu quá cao sẽ rút nước từ các tế bào ra, khiến cơ thể bị mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng hơn. Sai lầm dễ mắc là cho trẻ uống quá nhiều nước lọc.

Vì dung dịch ORS hơi khó uống, một số bà mẹ thấy con không muốn uống, thì dụ con bằng cách uống một ít nước lọc rồi uống ORS. Nhưng làm như vậy hậu quả là trẻ uống nước lọc quá nhiều, bụng trướng lên, rất nguy hiểm, chỉ bù được nước mà không bù được điện giải.

Cho trẻ ăn uống đầy đủ, nhiều bữa


Khi trẻ mắc tiêu chảy, do phải đi ngoài nhiều lần, mất nước mất muối nên trẻ rất nhanh mệt mỏi suy kiệt, vì vậy việc cho ăn là rất quan trọng để bù lại năng lượng bị mất và nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Những ngày trẻ bệnh, bạn cần cho ăn thức ăn mềm và lỏng hơn bình thường, nhưng vẫn phải đủ các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.

Vì đường tiêu hóa của trẻ đang bị tổn thương, nên cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú mẹ bình thường và nên cho trẻ bú mẹ tăng lên. Sữa mẹ có tác dụng rất tốt khi trẻ bị tiêu chảy vì trong sữa mẹ vừa đủ các chất dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa, hấp thu. Nếu trẻ bú sữa ngoài, bạn tiếp tục cho bú bình thường nên cho bú tăng khối lượng và tăng bữa, nhưng không nên thay đổi loại sữa.
 
Trẻ lớn hơn cần cho trẻ ăn đủ các bữa với các loại thức ăn nấu chín kỹ, bổ dưỡng, dễ tiêu như ăn cháo với thịt lợn nạc, thịt gà...  không nên bắt trẻ nhịn ăn hoặc kiêng khem. Cần cho trẻ ăn thêm trái cây chín hoặc nước trái cây  như: chuối, cam, đu đủ... Không nên dùng các loại thực phẩm có nhiều đường, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa.

Sai lầm hay mắc phải là: không cho trẻ uống sữa, chỉ cho ăn cháo trắng với muối, kiêng tất cả các loại thực phẩm khác vì sợ con bị tiêu chảy nặng hơn. Nếu làm như thế thì sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh nặng hơn vì ăn uống không đủ dinh dưỡng, bệnh lâu khỏi.

Không nên cho trẻ nhỏ  ăn váng sữa, phô mai, vì chứa nhiều chất béo, hệ tiêu hóa của trẻ chưa tiêu hóa được nên ăn vào sẽ càng dễ bị tiêu chảy.

Chỉ cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng hễ tiêu chảy thì dùng kháng sinh. Nhưng kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt với vi khuẩn chứ không có tác dụng tiêu diệt virut. Nếu con bạn bị tiêu chảy do Rotavirus, thì dù có uống bao nhiêu thuốc kháng sinh cũng không có tác dụng mà chỉ làm cho trẻ mệt hơn. Bạn chỉ dùng kháng sinh chữa tiêu chảy cho con khi có chỉ định của bác sĩ.

Những sai lầm thường mắc phải trong việc dùng thuốc chữa tiêu chảy cho trẻ là: cha mẹ thường mua thuốc chống nôn, cầm đi ngoài cho trẻ uống; hoặc cho trẻ ăn lá ổi, hồng xiêm xanh... để cho trẻ ngừng đi ngoài ngay, nhưng đó chỉ là khỏi bệnh giả tạo và gây ra hậu quả là các tác nhân gây bệnh ở lại trong đường tiêu hóa lâu hơn khiến cho bệnh lâu khỏi, hoặc nặng lên.

Bạn nên thường xuyên rửa tay cho trẻ nhỏ và dạy trẻ lớn thường xuyên rửa tay trước khi cầm, nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh... để phòng tránh bệnh. Cho trẻ uống vắc-xin phòng ngừa Rotavirus là một trong những biện pháp phòng tiêu chảy hữu hiệu.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp.

Để chăm sóc tốt hơn các bé nhiễm bệnh, đặc biệt những trẻ nhỏ nhiễm tiêu chảy cấp do vi-rút Rota, bác sĩ Lê Quang Tân – Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Quốc tế Phụ sản Sài Gòn (SI Hospital) đã cảnh báo thói quen chăm sóc không đúng cách của cha mẹ.

Cần nhận biết sớm bệnh tiêu chảy cấp do vi-rút Rota

Điều cha mẹ thường mắc phải là không có cái nhìn tổng thể về tiêu chảy cấp do vi-rút Rota ở trẻ. Việc nhầm lẫn bệnh tiêu chảy cấp phân nước do vi-rút Rota và tiêu chảy thường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chữa bệnh trẻ em kịp thời. Thực tế, tiêu chảy cấp do vi-rút Rota lây lan mạnh hơn tiêu chảy thông thường, bệnh khiến trẻ sốt, sau đó kéo theo tiêu chảy và nôn ói dữ dội, có khi đến 20 lần/ngày khiến việc bù nước bằng đường uống trở nên khó khăn. Bệnh tiếp tục kéo dài từ 3-9 ngày, có khi đến trên hai tuần, và dễ dàng lây nhiễm thành dịch.

Không nên tự ý cho trẻ uống kháng sinh

Cha mẹ không được tùy ý cho trẻ uống kháng sinh khi không được bác sĩ chỉ định, điều này sẽ khiến bệnh tình trở nặng hơn. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ cũng như công tác điều trị tiêu chảy cấp đạt hiệu quả cao, việc đầu tiên khi thấy trẻ sốt, ói và tiêu chảy nhiều thì cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện sản-nhi khám và bù nước điện giải kịp thời. Bên cạnh đó, trẻ nên được tăng cường bù nước giúp lấy lại lượng nước và chất dinh dưỡng bị mất ồ ạt sau khi nôn ói và tiêu chảy cấp.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp - 1

Chủ động phòng ngừa vi-rút Rota để bé phát triển khỏe mạnh. (Hình ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Shutter)

Chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ nhỏ

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là mục tiêu hàng đầu để bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ. Trẻ đã phục hồi sau khi nhiễm vi-rút Rota có khả năng bị suy dinh dưỡng cao dù đã được tăng cường ăn uống. Cho nên, để trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện, cha mẹ chủ động đưa trẻ đến bệnh viện sản-nhi, sở y tế quận, huyện để được tư vấn về vắc-xin phòng vi-rút Rota phù hợp. Bên cạnh đó, việc chú trọng giữ vệ sinh cho trẻ sau khi vui chơi, cầm nắm các đồ vật… để giúp trẻ giữ vệ sinh, hạn chế tiếp xúc với các loại vi-rút nói chung và vi-rút Rota nói riêng. Các bà mẹ có con nhỏ dưới 6 tháng tuổi cần nên lưu tâm vấn đề này và cho trẻ uống ngừa vắc-xin vi-rút Rota càng sớm càng tố

Phòng, chăm sóc trẻ tiêu chảy mùa nắng

Thời tiết nắng nóng là thời điểm trẻ dễ bị tiêu chảy. Người lớn cần xác định đúng tình trạng của bé để có hướng xử lý kịp thời, tránh tình trạng suy dinh dưỡng sau bệnh. 

Ở trẻ em, 2 bệnh thường gặp nhất là nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu chảy. Tiêu chảy hay xảy ra trong mùa khô nhiều nắng nóng và khi trời lạnh khô. Hiện  mỗi ngày trung bình hơn 100 trẻ tiêu chảy đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2, trong đó 80% là trẻ dưới 2 tuổi. Bé dưới 2 tuổi có thể mắc 3-4 đợt tiêu chảy trong một năm.

Nguyên nhân trẻ dễ bị tiêu chảy trong mùa khô

Tiêu chảy trẻ em do 3 tác nhân siêu vi, vi trùng và độc tố. Siêu vi là nguyên nhân thường gặp nhất, nhất là rotavirus. Loại virus này thường gia tăng mạnh trong mùa lạnh khô, khoảng 1/3 trẻ dưới 2 tuổi mắc tối thiểu một lần. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng đột biến số trẻ đến khám vì tiêu chảy hiện nay.

E. Coli và shigella (lỵ) là 2 nguyên nhân do vi trùng gây ra ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Trẻ cũng dễ bị tiêu chảy bởi độc tố do vi trùng tạo ra, trong bệnh cảnh nhiễm độc thức ăn. Ngoài ra, một số tác nhân khác tuy ít gặp hơn nhưng cũng gây tiêu chảy ở trẻ như siêu vi adenovirus, norwalk virus..., các loại vi trùng camphylobacter, salmonella, vibrio cholerae (tả), amip E. histolytica, Gardia…

Số lượng trẻ đến khám vì tiêu chảy tăng cao trong thời tiết nắng nóng.
Số lượng trẻ đến khám vì tiêu chảy tăng cao trong thời tiết nắng nóng. Ảnh minh họa: Lê Phương

Con đường lây tiêu chảy:

- Tiêu chảy lây qua đường tiêu hóa. Sử dụng những thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn, trẻ dễ dàng mắc bệnh. 

- Bé dưới 2 tuổi, nhất là giai đoạn 6-11 tháng là tuổi mới ăn dặm, chỉ biết bò nên dễ tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh sẵn có trên sàn nhà, trong khi những yếu tố bảo vệ từ sữa mẹ hầu như không còn sau 6 tháng.

- Trẻ bú bình sẽ khó vệ sinh bình sữa, nhất là núm vú bình, sữa bú không hết tạo điều kiện vi trùng dễ phát triển.

- Thức ăn dặm nếu để lâu trong nhiệt độ phòng làm vi trùng dễ phát triển, lên men nhất là khi trời nóng.

- Khả năng chống bệnh của trẻ sẽ yếu nếu suy dinh dưỡng, hoặc sức đề kháng sẽ giảm đi tạm thời sau khi mắc bệnh như bệnh sởi, phát ban siêu vi nặng…

- Ở bé dưới 5 tuổi dễ bị nhiều đợt nhiễm khuẩn hô hấp, phải sử dụng kháng sinh nhiều lần gây ra một tác dụng phụ thường gặp là tiêu chảy.

- Trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo (2-5 tuổi) dễ thụ động lây lẫn nhau khi cùng chơi chung.

- Với bé lớn hơn, học cấp 1-2, tiêu chảy thường xuất hiện sau ăn uống những thức ăn không vệ sinh, không bảo quản tốt, biểu hiện của triệu chứng nhiễm độc thức ăn.

Nhận biết các bệnh tiêu chảy ở trẻ:

1. Bé có thật sự tiêu chảy?

Bé được xem là tiêu chảy khi đi cầu phân lỏng không đóng khuôn trên 3 lần một ngày. Như vậy trẻ đi ngoài phân sệt 1-2 lần mỗi ngày không sốt, không ói, vẫn chơi thường không phải tiêu chảy, cần theo dõi thêm.

Trẻ tiêu phân sệt vàng, có bọt, mỗi ngày 5-6 lần hoặc có khi 9-10 lần và giảm dần, ở những trẻ sơ sinh, nhũ nhi bú mẹ hoàn toàn, vẫn lên cân tốt, đó là tiêu lỏng sinh lý không cần điều trị.

2.  Tiêu chảy phân có máu?

Với trường hợp tiêu chảy phân có máu, trẻ đã mắc bệnh lỵ.

3.  Thời gian tiêu chảy bao lâu? 

Tiêu chảy dưới 14 ngày (thường gặp) gọi là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy từ 14 ngày trở lên gọi là tiêu chảy kéo dài

4.  Tiêu chảy có mất nước không? 

Bé có thể đã mất nước nếu có một trong các dấu hiệu khát nước, uống nước háo hức, mắt trũng, trẻ vật vã, kích thích, uống kém hoặc không thể uống, ngủ li bì, khó đánh thức.                             

Cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay khi:

- Tiêu chảy kéo dài.

- Lỵ.

Tiêu chảy có mất nước dù dưới hình thức nào (tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài, lỵ).

-  Tiêu chảy chưa có dấu mất nước nhưng kèm theo các triệu chứng sốt trên 2 ngày, ói nhiều lần, quấy khóc bất thường, tiêu máu nhiều, phân nhiều nước, tiêu nhiều lần.

Khi nào có thể chăm sóc theo dõi ở nhà?

-  Trẻ không có dấu hiệu mất nước.

-  Không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

- Tiêu chảy trong vòng 1-2 ngày.

-  Bé vẫn chơi, vẫn ăn, uống tốt.

Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà

Cần cho bé uống Oresol đúng cách. Trung bình 10 ml/kg cân nặng trẻ cho mỗi lần uống. Ví dụ, trẻ 2 tuổi, cân nặng 10 kg thì sau mỗi lần tiêu chảy cho uống 100 ml Oresol.

- Nên đút cho trẻ từng muỗng một, không bú bằng bình, uống nhiều bằng ly nếu bé dễ ói.

- Cần tiếp tục cho trẻ ăn uống bình thường. Bé dưới 6 tháng vẫn bú mẹ, nếu bú sữa ngoài phải thêm 100-200 ml nước chín mỗi ngày. Ăn nhiều bữa 6 lần mỗi ngày, chia nhỏ bữa ăn.

- Có thể dùng các loại nước thay thế khác như nước cháo muối, nước dừa muối, các loại nước trái cây tươi không thêm đường…

Một số điều nên tránh

Không nên tự ý sử dụng những thuốc sau:

+  Thuốc cầm tiêu chảy: Imodium, paregoric…

+  Thuốc giảm đau: Buscopan, spasmaverin…

+  Thuốc tráng niêm mạc ruột: Kaolin, carbon…

+  Thuốc chống ói: Primperan dễ gây ngộ độc...

+  Kháng sinh.

- Không nên cho trẻ nhịn ăn uống, cũng không ép ăn uống quá nhiều, quá nhanh làm cho bé dễ ói. 

- Đặc biệt cần lưu ý,  Oresol chỉ dùng khi tiêu chảy, không thể dùng phòng ngừa tiêu chảy. Nếu lạm dụng sẽ dư muối trong cơ thể trẻ gây nguy cơ ngộ độc (co giật, hôn mê)

Phòng ngừa bệnh:

 Sử dụng nước uống sạch, chín.

- Rửa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh.

- Không nên ăn thức ăn nơi không bảo đảm vệ sinh.

- Nuôi trẻ bằng sữa mẹ sớm, đảm bảo đủ thời gian, tối thiểu 6 tháng.

- Cho trẻ ăn dặm đủ 4 nhóm chất tinh bột (gạo, bột…), protein (thịt, cá…), lipid (dầu ăn…), vitamin, chất xơ (rau, trái cây).

- Chủng ngừa đầy đủ.

-  Tránh để trẻ mất nước. Cần uống oresol đúng cách, uống tăng cường đúng cách, không uống nước ngọt, trái cây đóng chai khi tiêu chảy.

- Phòng tránh suy dinh dưỡng sau tiêu chảy. Phải cho ăn thêm ít nhất một bữa mỗi ngày trong 2 tuần sau tiêu chảy, theo dõi cân nặng mỗi tháng.

- Không dùng kháng sinh bừa bãi trong những bệnh lý khác.

Tóm lại, trước tình trạng tiêu chảy ở trẻ, các bà mẹ cần nhớ, quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy là uống Oresol đúng cách, không phải thuốc. Cần nhanh chóng cho trẻ đi bệnh viện nếu đã mất nước. Chú ý tăng cường dinh dưỡng cho trẻ sau tiêu chảy để tránh suy dinh dưỡng.


Bé bị tiêu chảy
Chữa bênh tiêu chảy cho bé nhanh khỏi bệnh

Em bé bị tiêu chảy và những cách xử lý
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em đúng cách
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy cấp
Chữa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em nhanh hết bệnh
Thuốc dân gian chữa tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em



(ST)
 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý