Cách chăm sóc người bị tụt huyết áp và cách sơ cứu nhanh người bị ngất xỉu

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách chăm sóc người bị tụt huyết áp và cách sơ cứu nhanh người bị ngất xỉu

19/04/2015 12:19 PM
1,312

Cách chăm sóc người bị tụt huyết áp và cách sơ cứu nhanh người bị ngất xỉu. Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, tùy vào vị trí hãy nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường.



 

Nguyên nhân tụt huyết áp và cách sơ cứu nhanh

Các nguyên nhân gây tụt huyết áp

Do bẩm sinh: số người huyết áp thấp chiếm 7%, thường gầy yếu nhưng sống hoàn toàn bình thường, không cảm thấy huyết áp thấp, song khi huyết áp tăng lên mức bình thường (120/80) thì lại rất khó chịu do suy tim; loạn trương lực; tác dụng phụ của một số thuốc như nitrogliserin; kháng sinh hoặc an thần liều cao; do cơn đau bao tử, viêm tụy, thường đi kèm với đau vùng bụng và toát mồ hôi lạnh; do stress, trầm cảm, suy nhược cơ thể; người khỏe mạnh cũng có thể bị tụt huyết áp đột ngột sau khi tắm hơi, xông hơi.


Các cách xử lý nhanh khi gặp người bị tụt huyết áp

1.Về tư thế

Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, tùy vào vị trí hãy nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. (Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp)
2. Thực hiện sơ cứu

Hãy cho người bệnh uống 2 cốc nước tương đương 480ml vì uống nước giúp điều tiết huyết áp. Hoặc có thể cho người bệnh uống trà gừng, nước sâm, cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối, bột tam thất, rau cần tây, nước nho…

3. Sử dụng thuốc hỗ trợ huyết áp

Khi bị bệnh huyết áp, bệnh nhân phải lưu ý luôn mang theo hoặc dự phòng thuốc hỗ trợ huyết áp như: heptamyl, coramin,… để sử dụng khi cần thiết. Theo khảo sát gần đây của Đại học Havard, sôcôla chứa nhiều flavon giúp bảo vệ thành mạch máu vì vậy sôcôla được mệnh danh là vị thuốc cấp cứu bỏ túi cho những người bị tụt huyết áp
4. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt

- Day huyệt thái dương: Khi xuất hiện dấu hiệu tụt huyết áp hãy dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt). Lưu ý: Đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt, cần day đi day lại với mức độ mạnh dần. Thực hiện động tác này từ 20 – 50 lần.

- Day huyệt phong trì: Huyệt phong trì nằm ở đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên. Dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì, bốn ngón còn lại ôm lấy đầu rồi day và bấm mạnh vào huyệt phong trì 10 lần.

- Vuốt trán: Dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương. Lặp đi lặp lại động tác này 30 lần.
5. Căn cứ vào nguyên nhân tụt huyết áp

- Nếu nguyên nhân khiến tụt huyết áp là do bệnh nhân bị sốt hoặc tiêu chảy thì cần nhanh chóng truyền dịch theo đường tĩnh mạch.
- Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh mãn tính mà tụt huyết áp phải uống thuốc theo bệnh mãn tính. Ví dụ: bệnh nhân bị suy tim dẫn đến tụt huyết áp cần uống thuốc trợ tim.

Cách xử trí khi bị tụt huyết áp đột ngột

re

) thì tụt huyết áp ũng cần được đặc biệt quan tâm. Tăng hay giảm huyết áp đột ngột đều được xem là những yếu tố không có lợi cho người bệnh tim mạch, người bệnh đái tháo đường, người cao tuổi… Vì vậy, cần có thái độ xử trí đúng đắn nếu người bệnh rơi vào tình trạng tụt huyết áp. Vậy cần làm gì khi bị tụt huyết áp?

Huyết áp tụt thường gặp ở những đối tượng nào?

Một người được xem là có huyết áp bị tụt khi huyết áp tâm thu dưới mức 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. Tụt huyết áp có thể gặp ở những người tăng huyết áp đang được điều tr��� bằng thuốc, đặc biệt là người cao tuổi khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi chuyển sang đứng (gọi là tụt huyết áp tư thế).

Tụt huyết áp có thể gây nhiều triệu chứng như: xỉu, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mất ý thức một cách tạm thời…

Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như suy tim độ 3, 4 cũng thường có huyết áp thấp do giảm cung lượng tim. Chảy máu gây thiếu máu cấp hoặc mạn cũng thường gây ra tụt huyết áp. Giãn tĩnh mạch chi dưới có thể gây tụt huyết áp do máu bị dồn ứ lại ở tĩnh mạch và trở về tim không đầy đủ.

Tụt huyết áp còn gặp trong những trường hợp bệnh lý cấp tính khác như: nhiễm khuẩn nặng (sốc nhiễm khuẩn), sốc do sốt xuất huyết hay tiêu chảy mất nước. Vì vậy, trong mùa hè, nếu nhiệt độ cơ thể cao kèm theo huyết áp tụt thì phải thận trọng xem bệnh nhân đó có bị sốt xuất huyết hay không? Nhất là khi bệnh sốt xuất huyết đang xảy ra thành dịch ở nhiều địa phương trong cả nước.

Cũng có một số người huyết áp của họ luôn thấp hơn người bình thường, khi hoạt động thể lực mạnh hay thời tiết thay đổi đột ngột làm cho huyết áp không thích ứng kịp, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, khả năng lao động giảm sút.

Cần phải kịp thời xử trí tụt huyết áp

Tụt huyết áptư thế có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như nhũn não, suy tim cấp. Người bệnh tăng huyết áp đang điều trị bằng thuốc cần lưu ý có thể xảy ra biến chứng này nên rất cần đo huyết áp ở tư thế đứng.

Nếu huyết áp tâm thu khi đứng thấp hơn khi ngồi từ 30 mmHg trở lên thì có nghĩa là bệnh nhân bị tụt huyết áp khi đứng. Điều này đặc biệt lưu ý đối với những người có tuổi đang được điều trị bằng thuốc chống tăng huyết áp nhưng hay than phiền rằng có cảm giác hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống.

Với những bệnh nhân bị sốt hay tiêu chảy, khi huyết áp tụt xuống một cách đột ngột thì cần phải bù dịch theo đường tĩnh mạch với một lượng dịch tương đối nhanh và nhiều, sau đó người bệnh nên được vận chuyển ngay đến khoa cấp cứu của cơ sở y tế gần nhất để điều trị và chăm sóc tích cực hơn, đề phòng những biến chứng nặng có thể xảy ra. Với những bệnh nhân bị tụt huyết áp tư thế thì cần đặt bệnh nhân nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao 2 chân và truyền dịch nếu cần thiết.

Các trường hợp bệnh mạn tính dẫn đến tụt huyết áp thì phải điều trị theo những bệnh mạn tính là nguyên nhân gây tụt.

Bệnh nhân suy tim có huyết áp thấp cần phải được điều trị bằng các thuốc trợ tim, lợi tiểu và ức chế men chuyển liều thấp nhằm tăng khả năng co bóp của cơ tim, tăng cung lượng tim, giảm tình trạng ứ trệ tuần hoàn ngoại biên để huyết áp có thể tăng lên.

Một số trường hợp phải sử dụng các thuốc vận mạch bằng đường tĩnh mạch nhằm duy trì cung lượng tuần hoàn trong cơ thể, nhằm nâng huyết áp , bảo đảm đủ điều kiện cho thận hoạt động, tránh suy thận kéo dài.

Giãn tĩnh mạch chi dưới, một nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp cũng cần điều trị triệt để.

Phòng ngừa tụt huyết áp

Phòng bệnh mùa hè dễ mắc như tiêu chảy, sốt xuất huyết. Khi mắc bệnh cần phải đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị để tránh những biến chứng có thể xảy ra, trong đó tụt huyết áp luôn luôn đồng nghĩa với tiên lượng nặng của bệnh.

Người bệnh sốt kéo dài từ 10 ngày trở lên, nhất thiết phải đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị, tránh bỏ sót những bệnh nhiễm khuẩn nặng như: nhiễm khuẩn đường mật, áp – xe phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn mà khi tụt huyết áp có nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng (sốc nhiễm khuẩn). Ở giai đoạn này, mặc dù điều trị rất vất vả và tốn kém nhưng nguy cơ tử vong lại rất cao.

Người bệnh tăng huyết áp đang được điều trị bằng thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị những dấu hiệu bất thường của mình khi thay đổi tư thế, để được phát hiện kịp thời triệu chứng tụt huyết áp tư thế. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại thuốc cũng như liều lượng thuốc đang dùng, đồng thời sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp cho bệnh nhân.

Một số người huyết áp trong giới hạn thấp của bình thường (HA 90/60 mmHg) hay than phiền rằng họ làm việc nhanh mệt mỏi, hay buồn ngủ. Những người này có thể uống một số loại trà sâm hàng ngày vào buổi sáng sẽ giúp huyết áp ổn định hơn trong ngày. Tuy nhiên, nên đo lại huyết áp sau 2 – 3 tuần vì huyết áp có thể tăng sau một thời gian dài dùng sâm.

Bí quyết "kéo" huyết áp lên

Việc đầu tiên là nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Thậm chí nếu sống với tốc độ quá nhanh, cần phải điều chỉnh lại nhịp sống và làm việc cho phù hợp với đồng hồ sinh học của bản thân.



Nên ăn các loại thức ăn giàu năng lượng và giàu vitamine cũng như các yếu tố vi lượng như: vitamin A, kẽm, magiê… Có người cho rằng, bệnh nhân nên ăn mặn một chút để làm tăng khối lượng tuần hoàn trong cơ thể nhờ tác dụng giữ nước của muối. Tuy nhiên, cũng rất nguy hiểm vì sẽ gây tăng huyết áp khi nằm.

Chọn một môn thể thao phù hợp với sức khoẻ như đi bộ, bơi lội hay tập yoga cũng rất tốt cho bệnh nhân bị hạ huyết áp mạn tính. Tuy nhiên khi tập thể thao rất cần sự điều độ, khi nào thấy mệt hay có các triệu chứng khó chịu nên nghỉ ngơi ngay. Việc uống đủ nước, nhất là khi trời nắng nóng cũng góp phần làm giảm nguy cơ hạ huyết áp ở một số người.

Và một điều rất quan trọng mà nhiều người trong chúng ta không mấy quan tâm, đó là nên đi khám kiểm tra sức khoẻ định kỳ mỗi sáu tháng để phát hiện những trục trặc về sức khoẻ, có hướng điều chỉnh ngay từ lúc đầu. Đây là khuynh hướng mới nhằm phòng bệnh tật trong một xã hội hiện đại.

Xử trí người bị ngất xỉu

Ngất, còn gọi là chết giấc, là trạng thái mất ý thức một cách đột ngột, thoảng qua. Y học hiện đại cho rằng ngất có liên quan đến trạng thái thiếu oxy máu não lan tỏa tạm thời. Nếu người thân, bạn bè bị ngất mà không mời được bác sĩ hoặc đang ở xa cơ sở y tế, bạn vẫn có thể tự xử trí.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngất như xúc cảm mạnh, mắc bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, thần kinh, nội tiết, tiêu hóa... Trong nhóm bệnh tim mạch, ngất có thể gặp ở các bệnh tim bẩm sinh, tâm phế mãn, khi gắng sức hoặc dùng một số thuốc ức chế trung khu hô hấp, thuốc ngủ, rối loạn nhịp tim. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim, tụt huyết áp tư thế, hẹp động mạch chủ, tràn dịch ngoài tim... do thiếu máu nuôi dưỡng não bộ.

Các dấu hiệu của ngất: Người bệnh đột ngột ngã lăn ra bất tỉnh. Ngoài việc mất ý thức tạm thời (bất tỉnh), bệnh nhân còn nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, vã mồ hôi lạnh, có thể co giật... Tất cả các dấu hiệu trên diễn biến nhanh trong vòng 3 phút, rồi bệnh nhân hồi tỉnh...

Có thể xử trí ngất bằng cách tác động vào huyệt nhân trung. Huyệt này nằm ngay dưới gốc mũi, ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung. Cần khẩn trương bấm huyệt ngay sau khi người bệnh có biểu hiện ngất nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng này càng nhanh càng tốt.
Lấy đầu ngón tay cái bấm vuông góc vào huyệt vị hoặc dùng một vật có đầu nhọn (như đầu bút bi, bút chì) ấn mạnh vào huyệt. Cần bấm nhanh, mạnh, dứt khoát.

Các biện pháp phối hợp:

- Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng lượng máu nuôi dưỡng não), nghiêng đầu sang một bên (để tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi).

- Cho ngửi tinh dầu như dầu cao Trường Sơn, dầu Gấu..., xoa dầu vào nhân trung.

- Nếu có điều kiện, nên cho bệnh nhân đắp chăn ấm, tránh gió lùa.

THAM KHẢO THÊM:

Chăm sóc cho người bị tăng huyết áp tại gia đình

 

, tiểu đường, hoặc mập phì, thì chỉ số này sẽ thấp hơn : 130/80

Tăng áp chia làm 3 mức độ:

- Tăng huyết áp độ 1 (tăng huyết áp nhẹ)

khi trị số huyết áp tối đa từ 140 – 159mmHg hoặc chỉ số huyết áp tối thiểu từ 90 – 99mmHg.

- Tăng huyết áp độ 2 (tăng huyết áp trung bình)

khi huyết áp tối đa từ 160 – 179mmHg hoặc chỉ số huyết áp tối thiểu từ 100 – 109mmHg.

- Tăng huyết áp độ 3 (tăng huyết áp nặng)

khi huyết áp tối đa đo được từ 180mmHg trở lên hoặc huyết áp tối thiểu từ 110mmHg trở lên. Đối với người do huyet ap e1284721024395 Chăm sóc cho người bị tăng huyết áp tại gia đình

bệnh tăng huyết áp được điều trị tại nhà thì vấn đề khống chế huyết áp và theo dõi để kiểm soát các yếu tố làm tác động đến sức khoẻ là rất quan trọng, đó là: các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch; các yếu tố nguy cơ gây tổn thương nội tạng trong cơ thể do tăng huyết áp; tăng huyết áp kèm theo bệnh đái tháo đường. Khi càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng bị tai biến do bệnh tăng huyết áp càng tăng lên.

Điều trị

 

Để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp và phòng ngừa nguy cơ, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau: uống thuốc và áp dụng chế độ ăn nhạt, ăn đủ dinh dưỡng để khống chế huyết áp dưới mức 140/90mmHg; điều trị các bệnh kèm theo. Cụ thể là: nếu bị béo phì, nên áp dụng chế độ ăn giảm cân: ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ rau quả, trái cây; ăn nhạt; ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật tốt hơn là chất đạm từ thịt gia súc, gia cầm; không nên ăn quá ngọt ngay cả khi không bị bệnh đái tháo đường; hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa mà nên dùng dầu hướng dương, dầu vừng, dầu đậu nành; nên ăn nhiều rau cải, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ.

Ngoài ra bắt buộc phải bỏ những thói quen xấu như uống nhiều rượu; hút thuốc lào, thuốc lá; giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định, tránh trạng thái căng thẳng, xúc động, lo âu; thường xuyên tập thể dục vừa sức ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần trong một tuần.

dieu tri huyet ap tai nha Chăm sóc cho người bị tăng huyết áp tại gia đình

Trong điều trị tăng huyết áp, việc dùng thuốc để khống chế huyết áp dưới mức 140/90mmHg là rất cần thiết. Ở gia đình, người bệnh phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, khám lại đúng kỳ hẹn, không nên tự ý mua thuốc hạ huyết ápđể uống hay uống thuốc theo chỉ dẫn của người quen, lối xóm hay bạn bè không phải là bác sĩ.

Theo cách điều trị tăng huyết áp hiện nay, các thầy thuốc phối hợp nhiều loại thuốc hạ huyết áp với liều thấp có hiệu quả hơn là sử dụng một loại thuốc hạ huyết áp với liều cao. Các nhóm thuốc hạ huyết áp thường được sử dụng hiện nay bao gồm: nhóm thuốc lợi tiểu; nhóm thuốc chẹn kênh canxi; nhóm thuốc ức chế thụ thể bêta; nhóm thuốc ức chế thụ thể alpha; nhóm thuốc ức chế men chuyển; nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II.

Khi điều trị tăng huyết áp tại nhà cần tránh 3 sai lầm sau đây: Tự mua thuốc hạ huyết áp để uống. Đã có nhiều trường hợp phải đến bệnh viện cấp cứu do tự uống thuốc hạ huyết áp; chỉ chữa bệnh khi huyết áp tăng cao và ngừng thuốc khi huyết về bình thường; uống lâu dài với một đơn thuốc mà không khám lại để đánh giá diễn tiến của bệnh.

Bệnh nhân tăng huyết áp cần theo dõi huyết áp hằng ngày

Để bảo đảm hiệu quả trong quá trình điều trị và theo dõi huyết áp tại nhà, bệnh nhân cần tuân thủ các cách sau:

- Phải có sổ theo dõi huyết áp:

trong sổ ghi số đo huyết áp mỗi ngày 1-3 lần, triệu chứng bất thường trong ngày, thuốc uống trong ngày. Bệnh nhân cần đưa sổ này cho bác sĩ điều trị mỗi lần tái khám.

- Cách dùng máy đo huyết áp điện tử tại nhà:

Khi theo dõi huyết áp tại nhà chỉ nên đo huyết áp 1-3 lần trong ngày, mỗi lần đo huyết áp nên đo 2 lần liên tiếp cách nhau vài phút rồi lấy trung bình 2 lần đo. Cần nhớ phải nằm nghỉ tuyệt đối khoảng 15 phút trước khi đo. Trước khi đo huyết áp 30 phút không được uống rượu, cà phê hay hút thuốc lá. Không nên đo huyết áp sau khi ăn hoặc khi mới ngủ dậy.

- Khi có những dấu hiệu bất thường về sức khoẻ

Khi có dấu hiệu bất thường  thì nên chủ động tới bác sĩ chuyên khoa tim mạch để khám, không chờ đến hẹn để chủ động ngăn ngừa tai biến do tăng huyết áp.



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý