Cách chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh tốt nhất cho mẹ khỏe bé ngoan

seminoon seminoon @seminoon

Cách chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh tốt nhất cho mẹ khỏe bé ngoan

19/04/2015 12:19 PM
254

Cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh tốt nhất cho mẹ khỏe bé ngoan. Lúc mẹ bé chuyển dạ là lúc bạn rất xúc động, có thể lúng túng không biết phải làm gì. Bạn chớ lo lắng, có rất nhiều việc bạn có thể làm để giúp vợ mình.



CÁCH CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SAU SINH TỐT NHẤT

Chăm sóc bà mẹ và em bé

Mách nhỏ với bố bé


Khi đang chờ đẻ, bạn hãy khích lệ mẹ bé. Hãy quạt mát, lấy nước, xúc cơm cho cô ấy ăn, vỗ về, ôm ấp, nắm tay, hãy xoa lưng, làm mọi việc khiến cô ấy cảm thấy dễ chịu. Bạn hãy nhắc nhở cô ấy nghỉ ngơi, đi tiểu thường xuyên. Ở cơ sở y tế, bạn hãy là người giúp việc đắc lực, liên hệ với các cán bộ y tế khi cô ấy cần giúp đỡ. Nếu sinh ở nhà, bà đỡ có thể còn cần bạn giúp một tay trong việc đỡ đẻ nữa. Sau cuộc sinh nở, dù gia đình có người giúp, bạn cũng nên nhận vị trí chủ đạo trong việc chăm sóc hai mẹ con vì vai trò người chồng, người cha của bạn không ai thay thế được.

Xin kể các bạn nghe một câu chuyện chúng tôi được chứng kiến. Trong phòng sau sinh ở một bệnh viện phụ sản có hai cặp bố mẹ. Một bên là chị Hằng, anh Tuấn. Bà ngoại vào giúp đỡ, chăm sóc chị, còn anh chẳng làm được việc gì. Chị tủi thân:

"Chồng gì mà vô tâm quá. Bà thì đi làm, đến trưa nấu cơm mang vào, đêm lại vào đây ngủ cùng, mà ông ấy còn làu bàu: “Sao bà không nghỉ luôn để chăm mình nhỉ?”. Còn ông ấy thì thỉnh thoảng mới đảo vào, ngồi một lúc thì chán, thấy con ị thì chạy đi mất. Rõ là trẻ con".

Anh Tuấn phân bua:

"Không phải đâu, anh cũng muốn giúp lắm chứ. Nhưng anh vào đây thì cũng chẳng biết phải làm gì, nên anh ngại".

Nhìn nét mặt anh thì rõ là người quý vợ con thật, nhưng phải công nhận là anh đoảng quá. Giá anh biết thể hiện cái tình thương yêu ấy thì... Giường bên cạnh là chị Bình anh Lê. Hai vợ chồng quấn quýt bên đứa con mới sinh hai ngày, trông thật cảm động. Chị bảo:

"Bà buôn bán bận nên chỉ có hai anh chị ở đây với nhau thôi. Anh ấy phải lo tất. Anh còn mang truyện vào đây đọc cho chị nghe cho vui nữa".

Khi anh đi ra ngoài, mọi người trong phòng khen anh thật biết thương vợ thương con. Tối hôm ấy, chúng tôi gặp riêng anh. Anh nói:

"Chăm vợ chăm con cũng là do cái cách nghĩ của người ta đấy. Vợ chồng anh cưới nhau ba năm rồi mới đẻ. Bọn tôi chơi bời cũng dữ lắm. Mình chơi nhiều nên mọi người cứ nghĩ là mình không làm được gì. Những cái việc như giặt tã trẻ con ai chả ngại. Nhưng là con mình thì mình phải làm thôi. Mình nghĩ đó cũng là cái vui chứ, vì nó là con mình mà".

Và anh nở một nụ cười sung sướng mãn nguyện.

Anh Lê quả là một người chồng, một ông bố tuyệt vời, đã gắng công tìm hiểu để cảm thông được với người vợ mang thai, để biết cách chăm sóc hai mẹ con khi sinh nở.

  • Chăm sóc mẹ bé

Sau khi sinh, mẹ bé cần được nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức khoẻ. Mẹ bé cần ngủ thật nhiều cho lại sức, dù có rất muốn thức trông con cũng nên thức ít thôi, bố bé hãy đảm nhiệm việc này.

Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với mẹ bé. Chế độ ăn của mẹ bé cần đủ chất dinh dưỡng để mẹ bé hồi phục sức khoẻ và để có sữa cho con bú, bạn cần tiếp tục theo chế độ như khi mang thai nhưng nên ăn nhiều hơn.

Vệ sinh cũng rất quan trọng. Mẹ bé sau khi sinh nên sớm tắm bằng nước nóng cho sạch sẽ. Sản dịch còn tiếp tục ra, mới đầu nhiều và chủ yếu là máu tươi, sau đó giảm dần và chuyển sang màu nâu, rồi nhạt màu dần và hết hẳn (thường khoảng 4 tuần sau khi đẻ). Bạn hãy dùng băng vệ sinh để thấm. Bạn cần rửa âm hộ bằng nước sạch, đã đun sôi, cũng có thể pha thuốc rửa vệ sinh phụ nữ. Để tránh nhiễm trùng, bạn không nên rửa bên trong âm đạo; dùng loại băng đặt trong âm đạo hay giao hợp.

Sau khi sinh, tử cung co rút để trở về trạng thái trước khi có thai, có thể đau một chút. Cái bụng to sẽ ngót đi trong vài tháng. Mẹ bé có thể tham khảo một số động tác thể dục để giúp cơ bắp săn chắc. Những ngày đầu sau khi sinh, bạn co duỗi cẳng chân, mắt cá chân nhẹ nhàng, hóp bụng vào khi thở ra. Khi đã khỏe thì tập các động tác: Đang nằm thì kéo đầu và nửa người trên dậy đến hết mức, hoặc đang ngồi thì ngả lưng nằm xuống (không chống tay). Những động tác này rất tốt cho cơ bụng. Dần dần, bạn có thể tập các động tác mạnh.

Sinh được đứa con yêu dấu là điều thật sung sướng, nhưng mẹ bé và bố bé cũng thấy lạ lẫm, chưa quen con. Tuy nhiên, sau vài ngày chăm bẵm bé, mẹ bé và bố bé sẽ cảm thấy dạt dào tình mẫu tử, phụ tử. Sau khi sinh, tính tình mẹ bé đôi lúc có thể khó chịu chút xíu do thay đổi hoóc môn trong cơ thể, do mệt mỏi, phải thức dậy ban đêm khi bé khóc. Bố bé cần luôn ở bên mẹ bé và bé để chia sẻ, chăm sóc và thương yêu.

“Bao giờ thì có thể quan hệ tình dục?” là một câu hỏi của nhiều cặp vợ chồng mới sinh con. Hai vợ chồng bạn cần phải kiêng quan hệ tình dục trong sáu tuần sau khi đẻ để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng việc quan hệ tình dục còn phụ thuộc vào tốc độ hồi phục của người vợ. Chính người vợ sẽ quyết định đã đến lúc hay chưa tuỳ theo cảm nhận về sức khoẻ của mình. Khi bắt đầu quan hệ tình dục, hai bạn cần phải nhẹ nhàng hơn trước. Thêm nữa, âm đạo có thể khô hơn bình thường nên nếu giao hợp, người vợ cần phải thật sự thoải mái và ham muốn, người chồng phải âu yếm, kích thích vợ thật nhiều.

Các bạn cũng phải bắt đầu tránh thai. Việc mang thai lúc này rất hại cho sức khoẻ người phụ nữ. Có thể các bạn nghe nói đang cho con bú thì không thụ thai, điều đó không đúng. Việc cho con bú có tác dụng ức chế rụng trứng, nhưng chỉ khi đủ ba điều kiện: bé chưa được 6 tháng, mẹ bé cho bé bú hoàn toàn, chưa hành kinh trở lại.

  • Em bé mới sinh

Những bạn có con lần đầu đừng lấy làm lạ khi thấy đứa con mới sinh của mình trông không mũm mĩm trắng trẻo như nhiều em bé mà bạn thường nhìn thấy. Em bé mới sinh thường có nhiều điểm ngồ ngộ, nhưng rồi bé sẽ đổi khác từng ngày. Đầu bé thường hơi nhọn do sức ép của đường sinh. Đỉnh đầu bé mềm do các xương sọ chưa gắn liền nhau. Mắt bé ít mở, có thể hơi húp, có lúc trông như hơi lác. Lưỡi bé còn ngắn. Trong vài ngày đầu, nhiều bé (cả bé trai và bé gái) có ti căng phồng và rỉ ra chút dịch trông như sữa, cơ quan sinh dục trông hơi to, cơ quan sinh dục của bé gái đôi khi tiết ra một chất dịch hay máu. Đó là do tác động của hoóc môn mẹ. Một chút cuống rốn còn nằm lại trên bụng bé trong vài ngày rồi tự rụng. Chân bé thường cong do hồi trong bụng mẹ bé nằm cuộn tròn. Có thể bé còn một chút lông tơ nhưng chúng sẽ rụng dần. Nếu trên người bé còn chút chất gây (chất bảo vệ da bé trong tử cung mẹ ) thì cũng có thể lau sạch dễ dàng. Một số bé có vết màu xanh ở lưng dưới hoặc ở mông, khi lớn lên sẽ hết. Em bé của các bạn trông đã rất dễ thương nhưng sau một hai tuần bé còn xinh xắn hơn nữa, và bé sẽ lớn lên nhiều theo tháng ngày.

Bé khi mới sinh còn non nớt, cần được ủ ấm và nằm bên cha mẹ, cần được theo dõi để đảm bảo hoạt động bình thường. Khi bế ẵm và vệ sinh phải thật nhẹ nhàng cho đến khi bé được vài tháng tuổi.

Có một số em bé yếu ớt do đẻ non hoặc nhiễm bệnh, cần được chăm sóc đặc biệt, được đưa vào nằm trong lồng kính. Nếu không có lồng kính, bố hoặc mẹ bé có thể ủ ấm cho bé bằng cách mở vài cúc áo cổ, đặt bé vào trong và ôm bé sát da mình.

Cách chăm sóc bà mẹ sau sinh

Chăm sóc nhũ hoa

Khi mang thai ở ba tháng cuối, chị em đã có sữa non. Tuy nhiên, trước tuần thứ 37, bạn không nên nặn hay tác động nhiều vào bầu ngực vì có thể gây co bóp dạ con, dễ sinh sớm.

Sau 37 tuần, bạn có thể lấy 2 ngón tay vê kéo đầu nhũ hoa, massage vuốt theo chiều từ trên xuống, từ ngoài vào trong rồi trong ra ngoài để tuyến vú co bóp và giúp cho việc tiết sữa sau này tốt hơn.

Sinh xong khoảng 2-3 ngày, phụ nữ sẽ có sữa trưởng thành. Có nhiều người sẽ thấy vú cương cứng và nhầm là bị tắc tia sữa. Thực ra, hiện tượng này sẽ hết sau vài lần bé bú. Nếu vì thấy sữa mẹ chưa về mà cho bé bú chai ngay, sau này bé không quen bú mẹ, khiến mẹ tức sữa, con không bú và sẽ gây tắc thật.

Ngoài ra, để giảm đau tức, các bà mẹ nên đứng tắm dưới vòi hoa sen, massage nhẹ nhàng và bóp nhẹ ở quầng nâu của nhũ hoa. Nếu đau quá, bạn có thể dùng đèn hồng ngoại chiếu mỗi bên nửa tiếng kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu đau núm vú do bé bú, rứt, chị em có thể dùng núm silicon hỗ trợ.

Chăm sóc vùng kín và giúp sớm co hồi dạ con

1. Khi mang bầu ở thời điểm sắp sinh, dạ con to như chiếc thùng 5-10 lít. Khi sinh xong, chị em có thể sờ thấy một khối cứng ở dưới rốn (thường bằng quả bưởi), đó chính là dạ con chưa thể co hồi lại như ban đầu. Thường sau khoảng 21, muộn nhất là 1 tháng, dạ con sẽ co lại như bình thường (nếu mổ phải mất nhiều thời gian hơn).

Nếu dạ con không co chặt lại có thể gây băng huyết, rong máu. Để tránh điều này, phụ nữ nên đi lại nhẹ nhàng và cho con bú.

2. Sau sinh, chị em sẽ thấy có rất nhiều sản dịch. Đây chính là máu ra sau sổ rau. Thường trong giờ đầu sau đẻ, lượng máu ra có thể lên tới 100 ml nên bạn cần phải đóng bỉm to, những ngày sau đó nên dùng băng vệ sinh bình thường và thường xuyên thay, rửa.

Nếu thấy lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh (như tè dầm), bạn cần báo ngay cho bác sĩ bởi có thể bị băng huyết.

Nếu sinh xong chị em thấy rất ít hoặc không có sản dịch cũng nên cần lưu ý bởi không thoát được dịch, tử cung khó co lại dễ gây nhiễm trùng hậu sản, có người còn nhiễm trùng huyết, phải mổ thắt dạ con.

Để tránh điều này, các bà mẹ sau khi sinh chỉ nằm bất động trên giường 8-10 giờ (24 giờ với người sinh mổ), sau đó nên đi lại nhẹ nhàng. Tuy nhiên, ban đầu, bạn cần ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, nhắm mắt rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi đứng thẳng dậy. Nếu thấy chóng mặt, bạn cần nằm xuống để máu lưu thông nên não, tránh hiện tượng choáng ngất, bị ngã.

3. Đặc biệt, bạn nên tránh để bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nước. Trong trường hợp bị trĩ, chị em có thể dùng thuốc bôi để đỡ đau.

4. Ngoài ra, phụ nữ ngay khi sinh xong có thể tập khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo, tránh bị són tiểu sau này bằng cách: Khi hít vào thì co khít cơ âm đạo, từ từ thở ra đồng thời giãn cơ hoặc tập khi đang đi tiểu bằng cách nhịn lại 1-2 giây rồi thả ra, lặp lại vài lần.

Trong trường hợp bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, tắm nước nóng, day ở vùng xương mu, xoa nắn bụng...

5. Sau 3 tuần hết sản dịch, có người đã có máu trở lại (gọi là kinh non) và cần sử dụng các biện pháp tránh thai ngay. Việc có thai lại sớm rất nguy hiểm với người mổ đẻ, có thể gây nứt sẹo mổ, vỡ dạ con, mất em bé, hại cho mẹ.

6. Sau sinh, các bà mẹ cũng cần chú ý đến vết khâu tầng sinh môn bằng cách rửa sạch, giữ khô, nếu dùng dung dịch vệ sinh nên dùng loại có bọt, có thể dùng máy sấy làm khô.

Nếu sau 4 ngày bạn không thấy giảm đau, nhức nhối có thể bị dị ứng chỉ khâu, nên đến bác sĩ để được cắt chỉ sớm hoặc xử lý nếu bị nhiễm trùng. Thường sau một tuần, vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hẳn.

7. Tùy cơ thể từng người, chị em có thể tắm gội sau vài ngày sinh nhưng không nên tắm bồn. Nếu mệt, bạn không nên tắm gội cùng một lúc và chớ đứng cúi lom khom sẽ dễ gây chóng mặt, ngã quỵ.

Về dinh dưỡng

Sau sinh, các bà mẹ thường bị mất máu nhiều nên cần được bồi dưỡng, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Bạn không cần phải kiêng khem bất cứ thứ gì nhưng nên ăn những thức dễ tiêu, tránh các gia vị ảnh hưởng đến sữa, hạn chế đồ lạnh, hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh.

Để có đủ sữa, ngoài việc tích cực cho con bú, các bà mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày (bên cạnh nước lọc có thể uống nước nhân trần, sữa đậu nành, nước quả, sữa tươi...).

Lấy lại vóc dáng

Để tránh bị sổ bụng sau sinh, chị em có thể dùng gen, tã cotton để bó bụng lại nhưng phải đợi sau 1 tuần, khi đã hết máu đỏ. Nếu bó bụng sớm có thể khiến sản dịch bị ứ, dạ con khó co lại.

Nhiều bà mẹ trẻ còn rất lo lắng khi thấy các vết rạn rõ nét sau ngày sinh. Nhưng dù dùng biện pháp gì, các dấu vết này cũng không thể mất ngay được mà chỉ mờ dần đi.

Để sớm lấy lại vóc dáng như lúc chưa sinh, chị em có thể tiến hành tập thể dục. Tháng đầu tiên, bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tập các động tác giơ tay, giơ chân. Và dù có sốt ruột muốn làm đẹp ngay, các bà mẹ cũng nên đợi sau sinh 6 tháng mới tập thể dục thẩm mỹ với các động tác mạnh. Bơi cũng là một phương pháp rèn luyện hình thể mà chị em có thể tiến hành ngay sau khi hết sản dịch.

Hướng dẫn cách tắm và chăm sóc rốn cho bé mới sinh

Tắm trẻ sơ sinh là một công việc cần thiết mà các mẹ phải làm khi bé vừa mới sinh. Vậy cách tắm và chăm sóc rốn cho bé như thế nào ?

Nếu bạn dành khoảng nửa giờ chuẩn bị mọi thứ cần thiết và giữ cho tâm trạng thoải mái, bạn sẽ thích thú với công việc này và rất vui khi tự mình tắm cho đứa con thân yêu. Sau 2,3 lần bạn sẽ quen dần với việc tắm cho bé.











Cách tắm gội:

Trước khi tắm bé, cần chuẩn bị

·Thau tắm: 2 thau

·Khăn tắm: 2 khăn lớn và 2 khăn nhỏ

·Dầu tắm hay xà phòng tắm (có độ kiềm thấp)

·Gòn viên, que gòn vô trùng

·Tả, áo sạch

·Túi đựng đồ dơ

·Nước sạch ấm 37-38oC

·Cồn 70o

·Rửa tay sạch

·Tắt quạt, đóng cửa tránh gió lùa

·Chuẩn bị nước ấm bằng cách: cho nước lạnh vào khoảng 1/3 thau, sau đó cho nước nóng vào, kiểm tra nhiệt độ của nước bằng khuỷu tay hay mặt trong cổ tay, nếu không chắc chắn có thể sử dụng nhiệt kế

Các bước tắm

- Rốn chưa rụng hay mới rụng chân rốn còn ướt:

·Cởi áo, chừa tả

·Quấn khăn vùng chưa tắm

·Dùng gòn lau mắt, mũi, tai, mặt. Dùng 1 que gòn lau từ khóe mắt ra đuôi mắt, chỉ lau 1 lượt, không lau qua lau lại,xong bỏ que gòn này, sử dụng tiếp các que gòn khác nếu cần. Tương tự như vậy khi vệ sinh mũi, tai

·Tiến hành gội đầu, rửa sach, lau khô đầu

·Tắm theo thứ tự:

§Cổ, nách, cánh tay, ngực, bụng

§Lưng mông, chân.

§Bộ phận sinh dục: khi lau bộ phận sinh dục bé gái phải lau từ trước ra sau, không lau từ sau ra trước vì có thể đưa phân bẩn vào cơ quan sinh dục bé gái

·Lau khô vùng da đã tắm xong trước khi tắm vùng khác

·Cho trẻ sang khăn sạch. Quấn tả, mặc quần áo

- Rốn đã rụng:Thực hiện giống như rốn chưa rụng khi gội đầu và rửa mặt cho trẻ, không cần quấn khăn và mặc tả

  • Trải một khăn nhỏ vào đáy thau để tránh trượt

  • Cho trẻ từ từ vào thau. Giữ trẻ tư thế ngồi, lưng trẻ tựa vào tay bà mẹ, nâng đầu trẻ bằng bàn tay. Thoa xà bông và tắm từ cổ đến chân

  • Cho trẻ vào thau nước thứ 2 để làm sạch xà phòng

  • Cho trẻ sang khăn sạch. Lau khô quấn tả, mặc áo

 Săn sóc rốn.

  • Dùng cồn để sát trùng rốn

  • Nếu rốn chưa rụng, sát trùng rốn từ chân rốn ra ngoài. 1 que gòn chỉ lau qua 1 vòng, không lau qua lau lại, bỏ que gòn này và dùng thêm các que gòn khác nếu cần

  • Dùng que gòn để làm khô rốn

  • Để rốn thoáng, không băng rốn. Nếu rốn chưa rụng, nên mặc tả dưới rốn

 Cần chú ý:

·Rửa tay, tránh nhiễm trùng

·Tắm trong phòng ấm, tránh gió lùa, tránh trẻ bị lạnh

·Thử nhiệt độ nước, tránh bị phỏng da

·Rốn chưa rụng, chân rốn còn ướt không cho vào thau tắm, tránh nhiễm trùng rốn

·Chú ý tắm kỹ các nếp gấp cổ, nách, gáy, bẹn

·Không nhất thiết phải tắm hàng ngày, nếu trời lạnh, bé không quá dơ thì có thể lau cho bé

·Quan trọng là tránh bé bị lạnh khi tắm

Những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận của người mẹ.

Cuối cùng ngày mà bạn mong mỏi đã đến, ngày mà bạn lần đầu tiên được nhìn con bằng xương bằng thịt, ngày bạn sẽ được áp dụng những kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh, điều mà bạn đã thu thập từ trước đó để đưa vào thực tế. Ngày đầu tiên đón bé chào đời sẽ mang lại cho bạn rất nhiều cảm xúc mới lạ. Trong tuần đầu tiên, bé sơ sinh có rất nhiều điểm đặc biệt mà bạn phải lưu tâm.

Đối với nhiều bà mẹ, bé sinh ra chính là thời điểm mà họ thấy mình được nhẹ nhõm, yên bình nhất. Họ sẽ có cảm giác như mình rất phi thường vì đã vừa trải qua một quá trình vượt cạn khó khăn.

Tùy từng bệnh viện mà bạn sẽ được tiếp cận em bé của mình theo những cách thức khác nhau, có nơi các y bác sĩ sẽ đặt em bé lên ngực bạn, họ cho rằng việc tiếp xúc này sẽ khiến bé có được cảm giác an toàn, ấm áp, là sợi chỉ liên kết với mẹ đầu tiên khi bé chào đời. 

Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động, tiếng khóc non nớt của bé, sau đó các y tá và bác sĩ sẽ quấn bé vào trong một cái khăn để giữ ấm cho bé. Hoặc cũng có bệnh viện, bạn sẽ được bác sĩ bế em bé ra chào mẹ sau khi đã được lau sạch máu và đờm nhớt. 


Những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên 1
Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận của người mẹ (Ảnh minh họa)

Chú ý đến những thay đổi của bé trong tuần đầu tiên

Khi chào đời, bé sẽ có một vài thay đổi quan trọng xảy ra trong cơ thể của mình: bé bước ra thế giới mới với hơi thở đầu tiên của mình, oxy và máu lưu thông qua phổi khiến chất lỏng, đờm nhớt trong cổ họng bé được đẩy ra ngoài. 

Khi mới ra đời, vài phút đầu, cơ thể bé có màu xanh nhưng sau đó màu sắc cơ thể bé chuyển từ xanh sang hồng hào, nhưng bàn tay và chân của bé lại được thay đổi màu sắc lâu hơn một chút, điều này được lý giải là bởi các mạch máu đi đến bàn tay và bàn chân của bé hiện tại là rất nhỏ, và phải mất thời gian lâu hơn cho sự lưu thông máu khắp cơ thể bé.

Nếu bạn thấy mặt bé có dấu hiệu sưng, bao gồm cả mí mắt thì bạn nên yên tâm vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng hết đi trong vài ngày đầu. Nếu mặt hoặc đầu em bé bị thâm tím (bởi dụng cụ khi tiến hành lấy thai) thì các vết thâm tím này cũng sẽ nhanh chóng biến mất.


Sau 7 - 10 ngày chào đời, dây rốn của em bé sẽ dần dần khô, trở thành màu đen và tự rụng ra. Em bé của bạn có thể có một hoặc nhiều vết bớt, bớt được hình thành khi sinh hoặc phát triển sau này, và điều này là hoàn toàn bình thường.

Tuần đầu tiên, em bé của bạn cần thời gian để thích nghi với cuộc sống, môi trường mới. Bạn phải hiểu rằng lúc này bé cần sự ấm áp, êm ái, an toàn, bé rất cần sự âu yếm của người mẹ và những người thân xung quanh, bạn hãy cho bé tất cả những điều mà bé muốn. 

Thêm vào đó, bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần về việc bạn không thể ăn tùy thích, ngủ tùy thích mà bạn sẽ phải phụ thuộc vào thời gian biểu của bé. Bé sẽ chẳng cho bạn ngủ qua đêm đâu, nhất là tuần đầu tiên từ bệnh viện về nhà.

Giảm cân là một hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh, bởi giai đoạn này những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống đẩy ra ngoài. Bé giảm số cân không nhiều hơn 10% trọng lượng sơ sinh của mình, bạn hãy yên tâm rằng rồi bé sẽ lấy lại cân nặng khi sinh của mình sau 1-2 tuần. Nếu bạn thấy bé liên tục giảm cân, bạn cần đưa bé ngay tới bệnh viện để kiểm tra về dinh dưỡng. 


Những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên 2

Giảm cân là một hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

Bú mẹ

Bạn có thể cho bé bú sữa của mình ngay sau khi bạn và bé đã sẵn sàng, nếu bạn thấy mình ra sữa thậm chí là chưa nhưng trong vòng một giờ đầu sau sinh, bạn hoàn toàn có thể tiến hành cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 2-4 giờ đồng hồ, và có khoảng 8-12 bữa ăn trong ngày. Em bé sẽ đánh thức bạn khi bé muốn ăn. Tuy nhiên, có những em bé, bạn cần phải chủ động, âu yếm, động viên cho ăn. Đó là những em bé sinh non, bị vàng da. 

Tiêm phòng

Khi bé chào đời, việc tiêm 1 hoặc 2 mũi vào bắp đùi của mình ngay sau khi sinh vài giờ là vô cùng quan trọng:

Vitamin K – mũi tiêm này có tác dụng giúp ngăn ngừa rối loạn chảy máu gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin K (bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh), chủng ngừa viêm gan B - đây là chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé.

Giao tiếp với bé 

Bé thường sẽ nhận ra giọng nói của bạn bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian vừa rồi.  Bạn có thể giao tiếp với bé của bạn bằng giọng nói, thị giác và khứu giác, nụ cười của bạn. Tất cả những thái độ, hành động của bạn sẽ được bé tiếp thu và ghi nhận, và bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy được ngôn ngữ cơ thể của bé. 


Những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên 3

Bé thường sẽ nhận ra giọng nói của bạn bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian vừa rồi (Ảnh minh họa)

Hiện tượng mà bé sơ sinh hay gặp phải

Bạn sẽ phải làm quen với những cơn giật mình của bé, có thể ngay cả khi bé đang nằm trong phòng yên tĩnh hoặc có tiếng ồn. 

Hiện tượng dính mắt khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến nhất là do ống dẫn nước mắt của bé đang bắt đầu đi vào hoạt động. Việc cần làm của bạn lúc này đó là hãy làm sạch và massage nhẹ nhàng cho mắt bé. Nhưng tốt hơn cả, bạn cần đưa bé tới bác sĩ để thăm khám. 

Trẻ sơ sinh có thể bị phát ban, thường là không nghiêm trọng. Nhưng nếu em bé của bạn gặp hiện tượng này, cách tốt nhất là bạn hãy đưa bé tới bệnh viện kiểm tra. 


5 quan niệm sai lầm khi chăm sóc mẹ và bé sau sinh

Có những quan niệm về chăm sóc mẹ và bé tuy sai lầm nhưng vẫn được nhiều mẹ tin sái cổ.

Đối với bé

1. Không bao giờ được chạm vào thóp bé sơ sinh vì có thể làm não bị tổn thương

Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần. Thóp được chia thành thóp trước và thóp sau. Khi bé được 3 tháng tuổi, thóp sau sẽ “biến mất” do khớp nối xương sọ được liền kín lại, còn thóp trước phải đợi đến khi bé được hơn 1 tuổi.

Theo cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh truyền thống xưa nay, các bà mẹ thường tránh tiếp xúc với bộ phận này của trẻ. Trên thực tế, các bác sỹ cho rằng không cần phải quá lo lắng như vậy bởi não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương nhưng lại được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi).

Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da- lớp bảo vệ cuối cùng trước những chấn động ngoại biên. Vì vậy, nếu bé có một bộ tóc dày thì mẹ cứ vô tư chải đầu cho bé hoặc chỉ cần bạn gội đầu cho bé đúng cách sẽ không làm tổn hại đến lớp màng này.

5 quan niệm sai lầm khi chăm sóc mẹ và bé sau sinh 1

Ảnh minh họa.

2. Bé cần được tắm mỗi ngày

Theo quan niệm truyền thống về chăm sóc mẹ và bé sau sinh cho rằng, bé cần phải được tắm hàng ngày thì mới ngủ ngon và... nhanh lớn. Nhưng sự thật là nếu lạm dụng việc tắm thì vô tình cha mẹ đã làm mất đi độ ẩm nhất định của làn da bé, khiến da bé bị khô và dễ bị kích thích.

Không những thế, khi đặt bé trong một chậu nước tắm đầy bọt xà phòng từ sữa tắm còn có thể khiến bé gái bị viêm đường tiết niệu.

Vì vậy các mẹ chỉ cần vệ sinh hàng ngày cho bé ở những nơi dễ bẩn như vùng quấn tã, nách và những vùng da có nếp gấp khác. Còn với việc tắm, 2-3 lần/ tuần là quá đủ với bé.

Đối với mẹ

3. Chỉ được ăn những thứ lành bụng

Ông bà ta vẫn cho rằng, gái đẻ chỉ nên ăn những thứ lành bụng như thịt nạc kho nghệ, thịt gà kho gừng, và canh rau ngót... và kiêng rất nhiều thứ như:

Không nên ăn canh hay uống nhiều nước vì sợ sau này sẽ đi tiểu rắt. Quan niệm này hoàn toàn phi khoa học vì sau sinh cơ thể mẹ cần rất nhiều nước để sản xuất sữa. Vì vậy mỗi ngày người mẹ đang cho con bú cần uống tối thiếu 2,5 lít nước.

Cũng tương tự với lý do sợ đi tiểu rắt nên các bà mẹ sau sinh phải kiếng các loại rau họ cải như cải thảo, cải ngọt, cải bắp... Trên thực tế nếu bỏ qua những loại rau này thì thật uổng phí vì nó cung cấp một lượng chất xơ cần thiết để bà đẻ tránh

Không nên ăn tanh, kiêng hải sản và tôm, cua, cá. Đây là một trong những quan niệm hết sức sai lầm vì những thức ăn giàu dưỡng chất này rất cần thiết cho sản phụ tiết sữa, không nên tránh ăn.

5 quan niệm sai lầm khi chăm sóc mẹ và bé sau sinh 2

Ảnh minh họa.

4. Sau sinh phải kiêng tắm gội

Theo quan niệm truyền thống sản phụ phải kiêng tắm gội ít nhất một tháng, thậm chí có nơi còn khuyên nên kiêng đúng 3 tháng 10 ngày.

Trên thực tế khi không được tắm sớm, cơ thể mẹ sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển và thậm chí còn lây sang con. Với những mẹ bầu đẻ mổ thì không tốn nhiều mồ hôi và công sức, còn riêng với những mẹ bầu đẻ thường thì quá trình chuyển dạ sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi như tắm. Nếu sau sinh sản phụ không được tắm gội sạch sẽ thì cơ thể sẽ phát sinh rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi mẹ phải tiếp xúc với con hàng ngày vì yêu cầu chăm con.

5. Không làm "chuyện ấy" đúng 6 tháng sau sinh

Quan niệm truyền thống về chăm sóc mẹ và bé sau sinh cho rằng, phải đúng nửa năm sau khi vượt cạn thì cơ thể người phụ nữ mới phục hồi hoàn toàn và lúc này mới có thể quan hệ tình dục.

Nhưng y học hiện đại lại cho rằng chỉ cần cơ thể phục hồi và sản dịch hết là người phụ nữ có thể quan hệ tình dục trở lại.Tuy nhiên cần lưu ý đến vấn đề tránh thai sau sinh

.


Quần áo đôi cho mẹ và bé cực dễ thương
Thực phẩm tốt cho mẹ và bé sau sinh
Chăm sóc mẹ và bé khỏe mạnh
Cách chọn địu cho bé an toàn và thoải mái cho mẹ
Mẹp giúp bé bú bình ngoan như bú mẹ
Bé ngậm ty giả lợi và hại mẹ nên biết
Những điều cần biết khi cho bé bú sữa mẹ
Cách chăm sóc em bé khi còn trong bụng mẹ cho con phát triển
Kinh nghiệm mua sắm đồ sơ sinh cho các mẹ


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý