Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa khoa học nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa khoa học nhất

19/04/2015 12:19 PM
505

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa khoa học nhất . Trong thời kỳ này, một vài xét nghiệm cũng được thực hiện. Ví dụ như xét nghiệm chọc dò dịch ối, chỉ định cho các phụ nữ trên 35 tuổi. Những người có tiền căn gia đình bị dị tật bẩm sinh cần có các loại xét nghiệm sâu hơn.



Những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa

Vú của bạn bắt đầu tiết sữa non. Bạn cảm thấy vòng eo của bạn dần dần biến mất và bụng càng lớn ra. Các sắc tố cũng bắt đầu đậm dần. Nướu răng của bạn trở nên mềm hơn do hoạt động của các nội tiết tố thai nghén. Người ta đã không chứng minh được có sự gia tăng sâu răng trong thời kỳ thai nghén và chắc chắn cũng không thể nói “một lần sinh là mất một răng”, nhất là nếu bạn biết giữ vệ sinh răng miệng tốt.

Tiêu hóa trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa

Toàn bộ các cơ của ống tiêu hóa đều giảm hoạt động, do đó gây ít nhiều khó chịu trong lúc mang thai.

Sự trào ngược dịch dạ dày lên thực quản có thể gây cảm giác bỏng rát vì cơ thắt dạ dày kém hoạt động. Dạ dày giảm tiết dịch nên thức ăn ở dạ dày lâu hơn. Cơ ruột dãn nên ít tạo nhu động ruột tuy rằng hấp thu thức ăn tốt hơn nhưng lại gây bón cho thai phụ.

Kích thước cơ thể tăng

Khi mà tử cung nhô lên phía trên vùng hố chậu thì vòng eo của bạn bắt đầu biến mất, bạn phải mặc quần áo rộng hơn và thoáng mát hơn. Mặt khác, tam cá nguyệt thứ hai là thời kỳ mà thai có vẻ trông nhỏ hơn so với tuổi thai. Nếu việc này xảy ra, bạn chớ nên lo lắng. Cơ thể của bạn có thể tăng đến bao nhiêu tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chiều cao, thể tạng của bạn (con so hay con rạ cũng vậy vì cơ tử cung vẫn còn giữ độ căng sau lần sinh đầu tiên) và kích thước của con bạn.

Giữ gìn sức khỏe khi mang thai 3 tháng giữa

Đây là tam cá nguyệt mà bạn tăng trọng nhiều hơn cả (khoảng 6 kg) và bạn cần phải tiếp tục ăn nhiều. Dáng đứng của bạn cũng thay đổi vì các cơ của vách bụng căng ra để phù hợp với tử cung ngày càng lớn. Sự phát triển của tử cung sẽ làm sai lệch trọng tâm của bạn vì bạn phải mang thêm một trọng lượng phía trước. Nếu bạn cố gắng nghiêng về phía sau để giữ thăng bằng thì điều này có thể gây cho bạn bị đau lưng.

Đau lưng

Thường xảy ra vì lượng máu cung cấp cho vùng hố chậu gia tăng nên làm cho các dây chằng khớp cùng-chậu (nối xương chậu và cột sống) ở phía sau bị mềm và dãn. Thêm vào đó, dây chằng và sụn ở phía trước xương chậu cũng dãn. Vì thế nên các khớp cũng hơi lỏng.

Để tránh đau lưng trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa, luôn ngồi với lưng thẳng, không nên còng lưng, đừng mang giầy cao gót và tốt hơn hết nên ngồi trên ghế cứng hoặc ngay trên sàn nhà. Khi khom cúi nên giữ lưng thẳng và nếu có nhấc vật nặng nên gập 2 đầu gối và nhấc vật nặng từ tư thế gập đầu gối để đứng lên. Tuy nhiên, tránh nhấc vật nặng nếu có thể được.

Chăm sóc tiền sản

Nên điều đặn thử nước tiểu, kiểm tra trọng lượng và huyết áp và nếu thấy cần thiết thì xét nghiệm tìm các khuyết tật của nhiễm sắc thể. Bắt đầu từ lúc này bác sĩ sẽ tập trung vào việc đo mức độ tăng trưởng của phôi thai. Bác sĩ sẽ khám bụng để kiểm tra độ lớn và hình dạng của tử cung, đo bề cao tử cung và nghe tim thai. Trong tháng thứ tư, có thể bạn được siêu âm và nhờ đó bạn có thể nhìn thấy con bạn lần đầu tiên. Bạn cũng có thể được nghe nhịp tim bé đập nhanh và thấy con bạn cử động.

Chuẩn bị cho con


mang-thai-3-thang-giua-1-chamsocmevabe.vn

Đến cuối tam cá nguyệt thứ hai, khi bạn cảm thấy khá hơn và có thể thấy tràn trề sinh lực thì đây là thời gian lý tưởng để chuẩn bị các thứ cho con bạn ví dụ như: dọn phòng, mua tã lót và các vật dụng khác. Tốt hơn là bạn nên làm các công việc này ngay từ bây giờ hơn là chờ cho đến tam cá nguyệt thứ ba là lúc cơ thể bạn tăng trưởng nhanh và bạn rất hay mệt mỏi.a

Tất cả những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa

 Mang thai 3 tháng giữa là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong thai kì nhưng mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.
1. Những điều tuyệt vời nhất khi mang thai 3 tháng giữa

- Đây là khoảng thời gian cực kì khó quên vì bạn sẽ cảm nhận được sự di chuyển lần đầu tiên của bé yêu trong bụng. Với hầu hết mẹ bầu, hiện tượng
thai máy đều xảy ra trong khoảng tuần 16-20.

- Khi mang thai 3 tháng giữa, hầu hết các hiện tượng khó chịu như nghén, mệt mỏi... đều đã đi qua. Đây là thời điểm tuyệt vời nhất mẹ bầu nên tận dụng để đi du lịch, vui chơi, giải trí để tận hưởng cuộc sống xung quanh và tạo niềm vui cho quá trình mang thai. Bây giờ là lúc bạn có cảm giác có nguồn năng lượng mới ngập tràn cơ thể, vì vậy đừng bỏ phí!

- Thời kì
ốm nghén đã đi qua, đây là lúc bạn có thể thoải mái ăn những gì mình thích và cảm thấy thèm. Hãy tận dụng khoảng thời gian thai kì này để ăn uống vì đây không phải là thời điểm bạn phải lo giữ dáng.

- Bạn sẽ thỏa sức mua sắm - thú vui của hầu hết phụ nữ vì đây là thời điểm bạn nên chọn cho mình những bộ cánh mới để phù hợp hơn với chiếc bụng bầu đang ngày một lớn hơn.

- 12 tuần đầu mang thai gian khó đã đi qua, bạn đang bước vào giai đoạn mang thai 3 tháng giữa với nhiều điều dễ chịu. Cơ hội để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh được cải thiện nhiều. Bây giờ là lúc bạn thư giãn và tận hưởng.

Tất cả những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa 1
(Ảnh minh họa)

2. Tuy nhiên, vẫn có những điều cần lưu ý

Mang thai 3 tháng giữa được coi là khoảng thời gian được coi là dễ chịu nhất. Ốm nghén không còn, ăn ngon miệng và có giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đối mặt với những rắc rối của quá trình mang thai như:

- Tình trạng
táo bón: Nhiều mẹ bầu vẫn phải đối mặt với tình trạng trong 3 tháng giữa mang thai. Để tránh hiện tượng này, mẹ bầu hãy uống nhiều nước và dùng các thực phẩm giàu xơ. Ngồi nhiều cũng khiến bạn bị táo bón, vì vậy hãy đứng lên đi lại khoảng 10 phút sau mỗi tiếng ngồi.

- Rạn da bắt đầu xuất hiện: Khi em bé trong bụng ngày một lớn lên, cơ thể mẹ bầu bắt đầu xuất hiện những vết rạn, có thể ở ngực hoặc mông, đùi, bụng. Mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé vì
rạn da là điều hết sức bình thường trong thai kì, nó có thể mờ dần và mất hẳn sau một thời gian.

Cách tốt nhất để phòng tránh rạn da là hãy uống đủ nước và giữ ẩm cho da bằng cách bôi kem chống rạn, nhưng nhớ chọn loại an toàn nhé!

- Chóng mặt: Có nhiều mẹ bầu cảm thấy chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa, nhất là lúc nằm ngửa. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trọng lượng của thai ép lên các tĩnh mạch mang máu từ phần dưới cơ thể quay lại tim. Nguy hiểm lớn nhất của chóng mặt là làm bạn bị ngất.

Vì vậy để tránh chóng mặt, mẹ bầu nên hạn chế nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Thay vào đó, hãy nằm nghiêng về bên trái hoặc kê một chiếc gối phía hông khi bạn nằm nghiêng.

- Khó thở: Vào khoảng thời gian cuối của tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi tiếp tục lớn lên và gây sức ép lên lồng ngực và phổi khiến bạn khó thở nhiều hơn. Nếu bạn thấy khó thở thường xuyên, phải thở nhanh thì bạn nên đi khám sớm.

3. Thăm khám bác sĩ

Khám thai trong 3 tháng giữa thai kì giúp bác sĩ kiểm tra những thông tin thiết yếu đối với sức khỏe của bạn và bé. Ngoài việc đảm bảo sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ, bác sĩ còn theo dõi để loại trừ các nguy cơ cho thai kì.

- Nếu bạn chưa kịp siêu âm tầm soát đo độ mờ da gáy từ 11 đến 13 tuần ở 3 tháng đầu mang thai thì ở thời điểm này, có thể bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm Triple test.

- Khi mang thai 3 tháng giữa có tuần thai thứ 22 là cực kỳ quan trọng thai phụ rất cần được siêu âm để khảo sát các dị tật thai nhi: não úng thủy, giãn não thất, nứt đốt sống, tim bẩm sinh, dị dạng nang tuyến phổi, ngắn chi, chân tay khoèo, sứt môi chẻ vòm, teo thực quản, hẹp tá tràng, thoát vị rốn…

Đây là thời gian vàng để chẩn đoán, vì lúc này thai nhi còn nhỏ, nước ối nhiều
siêu âm sẽ dễ khảo sát hơn những tuần lễ sau.

Tất cả những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa 2
(Ảnh minh họa)

4. Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng giữa

Có 4 nhóm thực phẩm cơ bản mẹ bầu vẫn tiếp tục được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên ăn đó là:

- Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…

- Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…

- Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…

- Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Mục tiêu đặt ra cho mẹ bầu trong giai đoạn này là phải tăng 3-4kg, vì vậy bạn nên chú ý đến thực đơn để đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, mẹ bầu nên chú ý những điều sau:

- Chú ý bổ sung chất béo vì nó rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

- Trong thực đơn không thể thiếu rau xanh và quả chín để bổ sung vitamin và tránh hiện tượng táo bón.

- Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng.

- Uống đủ nước và tránh bỏ bữa

Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ về tư thế ngủ và vận động

góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao tầm vóc và trí tuệ của trẻ trong tương lai.

Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ về tư thế ngủ

Khi ngủ, nên nằm nghiêng sang trái nhiều hơn. Theo giải thích của trưởng nhóm nghiên cứu Tomasina Stacey thuộc Khoa sản và phụ khoa của trường đại học Auckland, người mẹ ngủ ở tư thế ngửa hoặc nghiêng sang phía phải trong thời gian dài có thể đã gây cản trở lượng máu truyền cho thai nhi và khiến thai bị chết yểu. Ngược lại, ngủ nghiêng sang bên trái có thể giúp phụ nữ giảm đáng kể nguy cơ thai bị chết yểu so với những tư thế ngủ khác. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện có một mối liên hệ mật thiết giữa việc ngủ nhiều trong ngày hoặc ngủ nhiều hơn mức trung bình vào buổi tối với các trường hợp thai chết yểu. Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thai chết yểu là 1,96/1000 trường hợp ở những người phụ nữ ngủ nghiêng sang trái; so với 3,93/1000 trường hợp ở những bà mẹ không ngủ ở tư thế này.

chă sóc bà bầu 3 tháng giữa tư thế nằm ngủ

Bà bầu nên nằm nghiêng trái và kẹp thêm chiếc gối nhỏ giữa hai đầu gối để trọng lượng cơ thể được chia đều.

Lúc thức dậy, nên chống tay và nghiêng người ngồi dậy từ từ. Lúc bước xuống giường, đưa hai chân xuống trước rồi chống tay để nâng người thẳng lên trước khi bước hẳn xuống đất.

Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ về việc ngồi, đứng, đi

Ngồi cũng phải đúng cách, quan trọng là tựa thẳng lưng vào thành ghế, nếu cần có thể kê thêm chiếc gối nhỏ phía sau. Khi làm việc văn phòng phải ngồi lâu, sau mỗi giờ nên di chuyển xung quanh nơi làm việc cho máu lưu thông đều, tránh trường hợp dẫn đến bệnh trĩ. Nếu đi xe đường dài, thỉnh thoảng cần xoa bóp bắp chân để các khớp và cơ chân không bị tê mỏi, chuột rút…

chăm sóc bà bầu ba tháng giữa ngồi

Khi ngồi, bà bầu nên lót một chiếc gối sau lưng

Động tác cúi người phải hết sức cẩn thận, khi cái thai bước sang tháng thứ 6 trở đi, cột sống người mẹ sẽ phải mang một trọng lượng lớn, gây ra những cơn đau lưng rất khó chịu. Vì thế tốt nhất là tránh cúi người, nếu phải cúi để nhặt vật gì đó nên khuỵ hai đầu gối thấp xuống trước, sau đó từ từ ngồi xuống và chỉ hơi cúi nhẹ về phía trước.

Nếu công việc đòi hỏi đứng nhiều, chú ý để trọng tâm chia đều cho hai chân bằng cách đứng thẳng chân ngang bằng vai, có thể vừa đứng vừa tập thể dục cho bàn chân và các cơ. Chẳng hạn như bấm đầu ngón chân xuống đất rồi duỗi ra, lần lượt đặt từng chân lên xuống trên một chiếc ghế thấp…

Đi bộ rất cần thiết cho các bà bầu vì đi bộ làm các cơ ở chân khỏe hơn, máu lưu thông tốt hơn. Không chỉ vậy, đi bộ còn giúp các cơ vòm bụng săn chắc rất có lợi khi sinh, đồng thời hạn chế nguy cơ làm biến dạng các ven. Tuy nhiên, khi đi bộ nên đi chậm mang giầy vừa chân, đế bằng và thấp. Nếu thấy mệt, nên ngồi nghỉ ngơi vài phút rồi mới tiếp tục.

Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ về tư thế ngủ và vận động không chỉ tạo nên thói quen tốt mà còn mang đến sức khỏe tốt nhất cho bà bầu và thai nhi.

Cách ngủ khác nhau cho bà bầu trong 3 giai đoạn thai kì

www.lamsao.com
Theo những nghiên cứu, tùy theo mỗi đặc trưng riêng của các giai đoạn thai kỳ, các bà bầu nên ngủ theo chỉ dẫn sau để không cảm thấy khó chịu và khó ngủ khi mang thai. Khi mang thai, những kích thích tố progesterone thường khiến cho nhiều phụ nữ mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn. Hãy áp dụng theo các chỉ dẫn sau để các bà bầu ngủ ngon hơn trong suốt giai đoạn bầu bí của mình nhé!
  • 3 tháng đầu thai kỳ

    Trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai thường phải đối diện với một loạt cảm xúc từ sợ hãi, lo lắng đến vui sướng ngất ngây với tin mang bầu. Đây là thời kỳ cơ thể cũng sản xuất thêm các kích thích tố mới. Sự gia tăng hormone progesterone trong thai kỳ sẽ gây ra nhiều mệt mỏi liên tục cho bà bầu. Lúc này, bà bầu thường có xu hướng mệt mỏi hơn trong 3 tháng đầu và tình trạng này sẽ được cải thiện trong 3 tháng tiếp sau của thai kỳ.

    Đau ngực và đầy bụng là những triệu chứng phổ biến và cũng có thể khiến các bà bầu không được thoải mái. Thêm nữa, triệu chứng táo bón và tử cung ngày càng mở rộng cũng làm cho giấc ngủ đêm của bà bầu khó chịu. Đặc biệt hormone progesterone không chỉ làm cho bà bầu buồn ngủ, mà nó còn khiến bà bầu phải đi tiểu nhiều vì nó tăng cường chức năng của thận. Chưa kể, những dấu hiệu của "ốm nghén" hoành hành như chóng mặt, buồn nôn cũng làm cho giấc ngủ bà bầu khó khăn hơn khi nằm xuống hoặc khi bị kích hoạt bởi mùi vị.

    3 giai đoạn thai kì, 3 cách ngủ khác nhau cho bà bầu

    Mẹo có giấc ngủ ngon trong 3 tháng đầu thai kỳ:

    - Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và ngủ mỗi lúc có thể.

    - Uống nhiều nước và ăn thực phẩm chứa nhiều chất lỏng trong ngày nhưng tránh ăn hay uống chúng vào buổi tối để có thể cắt giảm những lần phải vào nhà vệ sinh vào ban đêm.

    - Chống triệu chứng buồn nôn với đồ ăn nhẹ và bánh quy. Ăn thường xuyên và ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh dạ dày trống rỗng. Luôn giữ bánh quy giòn ở bên cạnh khi bạn buồn nôn.

    - Ngủ trong tư thế nghiêng về bên trái càng nhiều càng tốt. Đây là vị trí tốt nhất để đảm bảo sự lưu thông máu tốt. Sử dụng thêm gối để đặt giữa hai đầu gối hoặc dưới bụng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

    - Khi thức dậy ban đêm, bạn không nên bật đèn sáng mà chỉ nên bật đèn có ánh sáng dịu nhẹ để có thể tiếp tục ngủ.

    - Hãy cố gắng đi ngủ cùng một thời điểm mỗi đêm. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn dần xây dựng một lịch trình cho giấc ngủ

  • 3 tháng giữa thai kỳ

    Nhiều bà bầu thường lấy lại sự khỏe khoắn khi bước vào 3 tháng giữa thai kỳ. Đây là thời kỳ các bà bầu không phải đối diện nhiều với nguy cơ sẩy thai, những triệu chứng buồn nôn, đi tiểu thường xuyên và chứng buồn ngủ cũng có nhiều khả năng biến mất.

    Hầu hết bà bầu thường cảm thấy tốt nhất trong giai đoạn này và bắt đầu tăng trọng lượng cơ thể nhanh chóng. Nhưng cũng có rất nhiều biến đổi trong giai đoạn này khiến các bà bầu vẫn bị khó ngủ.

    Để lấy chỗ cho tử cung mở rộng, cơ hoành bị hạn chế và hơi thở của bà bầu trở nên ngắn và nông hơn. Điều này khiến bà bầu thường phải đối mặt với chứng ợ nóng khó chịu. Hoặc nhiều bà bầu lại xuất hiện những giấc mơ về sự phát triển của thai nhi thường xuyên, những giấc mơ này có thể rất đáng sợ hoặc sống động với họ.

    3 giai đoạn thai kì, 3 cách ngủ khác nhau cho bà bầu

    Mẹo có giấc ngủ ngon trong 3 tháng giữa thai kỳ:

    - Để tránh ợ nóng, bà bầu nên cố gắng tránh gia vị, thức ăn chứa nhiều chất béo hoặc chiên

    - Luôn ngủ với tư thế gối đầu cho đầu và cổ cao để giữ cho axit dạ dày không trào ngược lên cổ

    - Ăn các bữa ăn thường xuyên nhỏ trong ngày

    - Sử dụng thuốc kháng axit cũng cho hiệu quả và an toàn cho chứng ợ nóng

    - Khi ngủ, bạn nằm nghiêng với đầu gối và hông cong. Đặt gối giữa hai đầu gối, dưới bụng và sau lưng của bạn. Điều này có thể giúp giảm áp lực thai kỳ nặng nề cho bạn.

    - Để tránh những cơn ác mộng, cố gắng không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ và luôn chia sẻ bất cứ lo ngại bạn đang lo lắng với bạn đời hoặc bác sĩ chuyên khoa của bạn.

  • 3 tháng cuối thai kỳ

    Đây là giai đoạn bị mất ngủ và ngủ khó nhất trong toàn bộ thai kỳ của các bà bầu. Với tần suất đi tiểu quá nhiều, các bà bầu thường không thể thoải mái, cộng với cân nặng tăng thêm và phải chuẩn bị tâm lý cho cuộc vượt cạn, các bà bầu thường khá tỉnh táo vào ban đêm.

    Bên cạnh đó, thai nhi trong bụng lại hay chuyển động. Điều này cũng có thể cản trở giấc ngủ bà bầu. Các khớp được nới lỏng và chuẩn bị cho việc sinh nở, nên cơ thể rất nặng nề, thậm chí việc đi bộ cũng có thể khó khăn.

    Nhiều bà bầu thường xuyên thức dậy trong đêm trong giai đoạn này mà không có lý do. Điều này có thể gây buồn ngủ vào buổi sáng. Và trong giai đoạn cuối của thai kỳ, nhiều phụ nữ thấy mũi của họ đã bị sưng và nghẹt mũi nhiều hơn. Nhiều bà bầu khác lại phàn nàn vì bị tình trạng chuột rút chân gây đau đớn, căng thẳng và mất ngủ vào ban đêm.

    3 giai đoạn thai kì, 3 cách ngủ khác nhau cho bà bầu

    Mẹo có giấc ngủ ngon 3 tháng cuối thai kỳ:

    - Ngủ nghiêng bên trái sẽ cho phép lưu thông máu tốt nhất cho thai nhi, tử cung và thận của bạn. Nó cũng giúp cải thiện lưu thông máu trở lại với tim.

    - Hãy ôm một chiếc gối khi ngủ cũng sẽ giúp ngủ tốt hơn.

    - Tránh dùng nước ngọt và đồ uống có ga khác vì chúng có thể gây ra hoặc trầm trọng hơn tình trạng chuột rút ở chân.

    - Nếu bạn bị sưng phù hoặc ngáy ngủ quá nhiều, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

    - Nếu bạn không thể ngủ, hãy đừng cố ngủ mà ngược lại nên dậy và đọc, xem TV, nghe nhạc… vì khi ấy bạn có thể cảm thấy mệt mỏi để muốn tiếp tục ngủ trở lại.

    - Nếu bạn đang bị chuột rút chân, hãy duỗi thẳng chân của bạn và uốn cong bàn chân, điều này sẽ giúp bớt đau đớn hơn. Hãy duy trì thói quen này nhiều lần trước khi đi ngủ để tránh tình trạng chuột rút.


    Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
    Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai 3 tháng giữa
    Chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ
    Bà bầu bổ sung canxi khi nào là tốt cho thai nhi
    Tăng cân khi mang thai thế nào là bình thường
    Dinh dưỡng trong thai kỳ
    Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai 3 tháng giữa
    Tiêm phòng khi mang thai



    (ST)



Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa của thai kì

Tháng Tư 18, 2013

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa của thai kì như thế nào là hợp lí? 3 tháng giữa là thời kì thai nhi phát triển nhanh chóng,nhu cầu dinh dưỡng là khá cao vì vậy các mẹ bầu phải có chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu tăng gấp 2-3 lần so với 3 tháng đầu tiên của thai kì.Trong thời gian này mẹ bầu tăng khoảng 3 – 4 kg là phù hợp.tuy vậy vẫn phải duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bà bầu như trong 3 tháng đầu tiên.

Bổ sung thêm những thức ăn giàu protein:

Đây là thời điển cơ thể thai nhi phát triển những thực phẩm giàu protein như: thịt bò ,trứng,sữa…là rất cần thiết vì protein rất quan trọng trong quá trình hình thành cơ thể thai nhi,bộ não bắt đầu phát triển.

Trong 3 tháng giữa,thai nhi phải hấp thụ một lượng canxi lớn.

Phụ nữ mang thai 5-6 tháng thường gặp phải một số triệu chứng như chóng mặt,nhức đầu,đau răng,viêm lợi,cơ thể mệt mỏi nguyên nhân là do bà bầu bị thiếu máu.Vì là thời điểm để cấu thành lên bộ xương cho thai nhi này lượng máu,canxi và sắt cần cho thai nhi tăng lên gấp đôi,ngoài ra cơ thể người mẹ thêm dịch vị nên cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ lượng sắt trong cơ thể.thiếu máu trong thời kì này đễ đẫn tới hậu quả cho cả thai nhi và thai phụ như có thể bị đẻ non,thai chết lưu.Thiếu sắt đối với phụ nữ mang thai là điều rất nguy hiểm đối với thai nhi làm cho thai nhi sinh trưởng chậm.chính vì thế phải tăng cường cung cấp cho bà bầu các thức ăn thực phẩm giàu canxi , sắt    như : tôm , cua , sữa. Để thai nhi có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

Những axit béo cần thiết trong trong 3 tháng giữa thai kì:

Chúng ta đều biết ăn cá là rất tốt cho phụ nữ có thai đặc biệt là cá chép.Trong cá có những axit béo cần thiết như DHA,AA rất quan trọng trong quá trình phát triển não và tầm nhìn của thai nhi.

thuc-pham-ba-bau-3

Các nguồn thực phẩm giàu DHA,AA như cá ngừ,cá hồi,giàu cá,gan.Một công trình nghiên cứu mới đây cho rằng,khi bà bầu bổ sung nhiều dưỡng chất DHA giúp bé cá những giấc ngủ ngon hơn.

Các món ăn thích hợp trong thời kì 3 tháng giữa thai kì:

-Bồ câu hầm nấm hương.

-Khoai tây nướng phô mai.

-Tôm tươi xào rau hẹ

-canh cua 

-bò xào cần tây.

- See more at: http://webtretho.edu.vn/che-do-dinh-duong-cho-ba-bau-3-thang-giua-cua-thai-ki/#sthash.3dSHgDwH.dpuf
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Toi nam nay da 39 tuổi và da 2 lan phai buộc bo thai ( thai di tat va 1lan chua co tim thai), thêm 1lan say cung chua co tim thai. Do do, trong may ngay dau Xuan nay toi thu que phát Hien 2vach, nhung chua the di kham vi các bác si nghi Tết. Nhung toi luon cam thay dau gang bung duoi và dau lung, nen rat lo ko biết co anh huong đen su phát triển cua thai ko? Rát mong nhan duoc su tu van cua bác si và các me vi toi rat mong co duoc đua con và tuổi toi cung da lon
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Chị không nên quá lo lắng, cầu mong mọi chuyện đều ổn. Không biết chị đã đi khám chưa?
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý