Cách chăm sóc mèo con mất mẹ cho mèo nhanh lớn

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chăm sóc mèo con mất mẹ cho mèo nhanh lớn

19/04/2015 12:19 PM
1,363

Cách chăm sóc mèo con mất mẹ cho mèo nhanh lớn. Một con mèo nhỏ xinh trong nhà sẽ mang lại tiếng cười và tình yêu thương cho mọi người trong gia đình bạn. Tuy nhiên, chúng cũng có không ít những phiền toái và rắc rối như gây dị ứng, gây mất vệ sinh và nhiều vấn đề khác. Vì vây, nếu bạn muốn nuôi một con mèo con, hãy chú ý những điều sau đây:




8 lời khuyên khi nuôi mèo con


nuôi mèoLựa chọn mèo con ở khoảng mười tuần tuổi. Ảnh: internet

1. Lựa chọn đúng độ tuổi

Có một chú mèo con đáng yêu, bạn sẽ âu yếm, vuốt ve nó mỗi ngày. Vậy nên, khi muốn nuôi, điều phải quan tâm đầu tiên là chọn lúc nó đã cai sữa mẹ. Thông thường là khoảng tám đến mười tuần tuổi. Nếu quá nhỏ, bạn sẽ phải chăm sóc rất mệt và mèo rất yếu, dễ bệnh và chết.

2. Kiểm tra kĩ nguồn gốc

Trước khi chính thức mang về nhà nuôi, bạn hãy kiểm tra nguồn gốc và sức khỏe của con mèo ấy. Một số virus bệnh như bạch cầu mèo, suy giảm miễn dịch mèo có thể ảnh gây bệnh cho nó và cả những con mèo khác xung quanh. Một điều quan trọng khác, là bạn cần phải làm các xét nghiệm và điều trị kí sinh trùng, đồng thời chủng ngừa những bệnh phổ biến ở động vật. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe chú mèo bạn sẽ nuôi mà còn tốt cho mọi thành viên trong gia đình bạn.

nuôi mèoChuẩn bị chỗ ở cho mèo. Ảnh: internet

3. Chuẩn bị một không gian an toàn

Khi mang mèo về, bạn phải sắp xếp cho nó một cái “tổ” riêng và an toàn (trong trường hợp nhà có nuôi những con khác). Sau một vài tuần, nó sẽ tự quen với mọi thứ trong nhà thì sẽ tự tìm ra chỗ khác thích hợp hơn. Khi ấy, “tổ” mèo sẽ không còn cần thiết nữa.

4. Đừng xích hay buộc dây mèo

Để mèo vào đúng “tổ”, bạn đừng xích hay buộc dây vào cổ, để nó có thể tự do đi lại, khám khám phá khoảng không gian riêng mà bạn đã sắp xếp. Điều này sẽ giúp chú mèo của bạn thích nghi nhanh hơn với môi trường mới.

5. Ấn định giờ giấc

Khi “nhà cửa” cho mèo đã ổn, bạn hãy tập cho nó thói quen ăn uống bằng cách ấn định giờ giấc cụ thể. Hãy để thức ăn và nước uống vào cố định một chỗ, mèo sẽ biết quay lại thôi ngay cả khi nó “đi lạc” trong nhà. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, bạn nên chú ý làm vệ sinh hàng ngày nơi mèo “sinh sống” nhé.

nuôi mèoKhám thú y thường xuyên cho mèo. Ảnh: internet

6. Lên lịch khám thú ý

Bạn hãy chuẩn bị cho mèo một cuốn sổ “hẹn” với bác sĩ thú y. Cũng như con người, hệ miễn dịch của nó cũng cần được tiêm chủng phòng ngừa định kì, bắt đầu từ khoảng hai, ba tháng tuổi. Ngoài ra, khi gặp bác sĩ thú y, bạn cũng sẽ cũng cung cấp thêm thông tin về các bệnh lý, kí sinh trùng, vắc xin… Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mèo, đồng thời biết cách tự bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình.

7. Cung cấp dinh dưỡng hợp lý

Mèo con cần được chăm sóc chu đáo, đặc biệt về dinh dưỡng. Khi sinh ra, hầu hết chúng sẽ bú sữa trong vòng bồn tuần tuổi đầu, có khả năng nhai thức ăn khô trong hai tuần sau đó; và cai sữa hoàn toàn khi đến mười tuần tuổi. Bạn nên sử dụng các loại thực phẩm dành riêng cho mèo được bán phổ biến ở các siêu thị, phòng khám thú ý... Từ ba đến sáu tháng tuổi, hãy cho mèo ăn ba lần/ngày và giảm còn hai lần/ngày sau đó.

nuôi mèoTạo mối quan hệ và tương tác với mèo. Ảnh: internet

8. Tạo mối quan hệ với mèo

Khi bạn thường xuyên tiếp xúc với mèo ở độ tuổi từ mười đến mười hai tuần, chúng sẽ có nhiều khả năng tương tác tốt với bạn về lâu dài. Đây cũng chính là lý do vì sao những con mèo đã trưởng thành thường khó thân thiết với con người và giữ tập tính hoang dã khá nhiều hơn. Chính vì thế, bằng cách chơi với mèo, bạn đang phát triển mốt quan hệ với nó.

Cách chăm sóc mèo con

Việc chải lông cho mèo sẽ sớm trở thành việc trao đổi và chia sẽ giữa người nuôi và thú cưng.

1. Chải lông mèo
Việc chải lông cho mèo sẽ sớm trở thành việc trao đổi và chia sẽ giữa người nuôi và thú cưng. Bộ lông mèo phản ánh sức khỏe tốt và sự chăm sóc của người chú. Chúng ta nên chọn những chiếc lược cận thận, phù hợp với từng loại lông vì lược dễ làm rát da.
Ngoài ra nên tăng cường chải lông vào mùa xuân và mùa hè, với mèo lông dài thì chúng ta nên dùng bao tay cao su để mát xa sau đó dùng lược chải thì sẽ dễ tách lông chết. Còn đối với mèo lông ngắn thì nên dùng một miếng da cừu để lau.
2. Chăm sóc răng miệng
Ở mèo răng sữa mọc từ tuần 2 đến tuần 6, răng trưởng thành mọc từ tháng thứ 4. Cao răng được hình thành vào bất cứ lúc nào, gây ra chứng viêm nướu và hơi thở hôi thậm chí đến mức rụng răng. Chúng ta có thể đưa mèo đến các trung tâm thú y để các bác sỹ lấy cao răng.
3. Tắm cho mèo
Không phải mèo nào cũng thích nước vì chúng ta cần tập cho mèo làm quen với nước ngay từ khi còn nhỏ. Đầu tiên chúng ta chúng những khăn lông hoặc bông tắm thấm nước vào lông mèo, thường xuyên lặp lại hành động này để mèo dần quen với nước. Tắm cho mèo ở nhiệt độ 36 – 37 độ C, dùng nước làm ướt phần lưng nó, không để nước lọt vào tai và mắt
Chúng ta nên sử dụng xà phòng tắm dành riêng cho mèo. Khi tắm tập trung vào những vùng bị bẩn, khi tắm xong dùng khăn sạch lau và dùng máy sấy sấy khô lông.
4. Rửa mắt
Một vài giống mèo nước mắt sẽ tụ lại xung quanh mắt, chúng ta có thể dùng tăm bông thấm với thuốc rửa mắt rồi lau cho mèo. Trong trường hợp mắt thường xuyên bị đỏ phải đưa đi khám bác sỹ thú y.
5. Rửa mũi
Mèo khỏe mạnh là mèo có mũi ướt và sạch, một vài con mèo sẽ tiết dịch mũi khô nằm trong hốc mũi. Chúng ta có thể dung tăm bông hoặc khăn giấy thấm nước để làm sạch.
6. Rửa tai
Nguyên tắc căn bản là chỉ nên đụng vào phía ngoài lỗ tai nếu có thể, nếu nhìn thấy mủ trong lỗ tai chúng ta nên tham khảo ý kiến bác sỹ thú y để chuẩn đoán chính xác. Không bao giờ được sử dụng tăm bông có thấm nước hoặc dung dịch để rửa.
7. Vệ sinh tiêu hóa
Mèo ăn cỏ là thói quen của tổ tiên loài mèo, mèo nhạy cảm với một vài mùi trong cỏ, đối với mèo con cỏ có tác dụng như loại thuốc xổ để tạo ra việc nôn mửa cần thiết việc cân bằng tiêu hóa, tuy nhiên chúng ta vẫn cần tẩy giun cho mèo nữa.
8. Cắt móng
Mặc dù cắt móng không đau nhưng mèo sẽ không thích chúng ta làm vậy, chúng ta nên giữ chặt mèo giữa 2 đùi bạn và cắt từng móng một và thường xuyên xoa bụng để nó thư giãn. Tốt nhất là sử dụng bấm móng tay để cắt phần đầu trắng và không cắt sát thịt. Tình trạng móng của mèo con thể hiện đúng về sức khỏe của mèo.
9. Tiêm phòng
Tiêm phòng cho mèo là việc cần thiết để phòng bệnh cho mèo, vì thế chúng ta cần tiêm phòng mèo định kỳ cho mèo.
Ngoài ra, thường xuyên vuốt ve em mèo cũng là một ý kiến hay, giúp bé “miu miu” cảm thấy được yêu thương nhiều hơn đấy! Chúng mình cùng chăm sóc các em ý thật tốt nhé!

Cách tắm và chăm sóc mèo con

Nếu mèo nhà bạn bị lấm bùn bẩn hoặc hôi quá thì bạn hãy tắm cho mèo bằng nước ấm và xà phòng hay dầu gội loại nhẹ (ví dụ loại dành cho trẻ sơ sinh). Bạn chú ý đừng xối nước mạnh làm mèo sợ. Bạn cũng nên tránh để nước vào tai mèo, tốt nhất là lấy ngón tay đặt vào vành tai của mèo để nó hạ xuống che kín lỗ tai. Sau khi tắm, bạn lau sấy khô cho mèo càng nhanh càng tốt để tránh nhiễm lạnh. Đa số mèo rất sợ tiếng máy sấy tóc nên bạn có thể lau rồi quạt (bật số nhỏ nhất) cho mèo vào mùa hè và đặt mèo cạnh máy sưởi vào mùa đông. Vì sao mèo ghét bị ướt? Khi bị bắt đứng dưới vòi sen, mèo ta bỏ chạy không hẳn vì không thích nước, mà có thể là nó sợ. Các nhà khoa học tin rằng việc ít tiếp xúc với nước của mèo nhà – hầu hết là với các vòi nước bị rò rỉ và các bồn rửa bát – khiến chúng sợ bị trở thành miếng mút ướt.

Cùng chăm sóc mèo miu nào!, Làm mẹ, Vật cưng, cách chăm sóc mèo

Cach tam cho meo

Tổ tiên sống trên sa mạc của mèo nhà cũng có kinh nghiệm rất hạn chế đối với nước. Các nghiên cứu gene được thực hiện tại Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho thấy họ hàng gần nhất của mèo nhà là những con mèo hoang dã từ châu Phi, châu Âu và mèo sa mạc. Và ngay từ khi con người thuần hoá những chú mèo đầu tiên – bằng chứng sớm nhất có từ năm 9.500 trước – chủ nhân của chúng đã bảo vệ các con vật yêu của mình khỏi những yếu tố này. “Mèo không tiến hoá để làm quen với nước”, nhà nghiên cứu hành vi động vật Katherine Houpt từ Trường Thú y thuộc Đại học Cornell nhận định. Việc một chú mèo có thích nước hay không phụ thuộc không chỉ vào nơi sống, mà còn vào tương tác của nó với kẻ thù và con mồi, Jack Grisham, Giám đốc về sưu tầm động vật của vườn thú St. Louis, cho biết.
Sư tử sống trên các vùng khô hạn tránh tắm trong các dòng sông có cá sấu rình rập, còn loài báo ẩn mình trên cây, tránh xa nước và những kẻ ăn thịt bên dưới. Ngược lại, một vài con mèo trang trại được thuần hoá rất thích lảng vảng quanh các hồ để tìm kiếm cóc.
Và loài mèo chuyên bắt cá, sống ở các vùng đầm lầy từ Ấn Độ đến Indonesia, vồ mặt nước bằng chân và sau đó túm lấy con mồi bằng những cái vuốt có màng. Người chủ cũng có thể huấn luyện mèo vượt qua nỗi sợ nước bằng cách tắm cho chúng khi còn nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết bác sĩ thú y không khuyến cáo điều này, vì chúng làm khô da con vật và làm mất đi các chất tiết cần thiết cho việc giao tiếp với các con khác. Ngoài ra, mèo có đầy đủ phương tiện hỗ trợ để tự làm sạch lông mình: nước bọt của nó chứa một chất tẩy rửa tự nhiên để làm giảm dầu mỡ, và cái lưỡi có ngạnh giống như lược sẽ loại bỏ các chất bẩn. Mặc dù vậy, một số con mèo vẫn rất thích nước. “Chúng thực sự chơi với nước”, Houpt nói.

T. An (theo Popular Science) Bản dịch này tại vnexpress.net

Mèo là loài vật sống sạch nó biết tự vệ sinh bằng cách liếm lông, các cụ nhà ta vẫn thường nói mèo liếm lông là mèo đang tắm, còn việc mèo quá bẩn thì bạn có thể tắm cho nó được, cún cũng vẫn thường tắm cho mimi nhà cún mà, mèo rất ngại nước nhưng tắm nhiều nó cũng quen và thích tắm, mèo sẽ cào khi bạn nhúng nó vào nước nhưng sẽ thôi không cào nữa khi bạn cho xà phòng bởi khi vào nước nó bị lạnh, cũng không cầm thiết phải dùng xà phòng loại đặc biệt cho mèo, cho nó tắm bằng xà phòng tắm hoặc bằng bột giặt cũng được. Sau khi tắm cho nó thì phải nhanh chóng làm khô bởi mèo dễ bị cảm lạnh lắm. tốt nhất là dùng khăn bông sạch lau người cho nó, vào mùa đông thì chọn ngày nắng ấm tắm cho nó mèo phơi nắng là tốt nhất đó. Tắm cho mèo thì phải chú ý cẩn thận vì mèo không phải loài dễ bảo như cún con, mèo không thuần phục con người, nó sẽ tấn công bạn nếu bạn làm nó sợ hoặc làm nó đau hay khó chịu, và nếu bạn yêu nó thì chắc chắn bạn sẽ chuẩn bị cho nó 1 chậu nước ấm và tắm cho bé mèo giống như tắm cho trẻ sơ sinh đứng không nào. Tuy nhiên không nên tắm cho mèo con vì bé mèo còn nhỏ rất yếu, nên để bé chơi trong nhà và để mẹ bé chăm bé tốt hơn. Cún cũng nuôi 1 cu mèo trắng xinh lắm và là mèo trắng nên cún vẫn tắm cho cu suốt chẳng sao cả, chờ bé miu lớn rồi tắm cho bé nhé (để nhỡ cô chủ có lỡ tay làm bé lăn quay ra thì tiểu hổ cũng là đặc sản và lúc đó mớt nhiều xương để nấu cao hoặc ngâm rượu chứ).

Hướng dẫn cách chăm sóc cho mèo

alt

Những chú mèo xinh xắn đáng yêu luôn khiến các bé thích thú và không còn cảm thấy cô đơn. Đôi khi bố bận đi làm, mẹ bận nấu cơm không có thời gian chơi với bé, thì những chú mèo đáng yêu sẽ là những người bạn thân thiết của bé yêu.

     1    Tổ ấm của mèo miu:

    Khâu chuẩn bị khá quan trọng. Các mẹ hãy giành riêng một góc nhà để làm tổ ấm cho chú mèo cưng như chân cầu thang, cạnh tủ…Mẹ có thể mua một chiếc giỏ xinh xắn có nệm bông hoặc một ngôi nhà xinh cho chú mèo tương lai của gia đình.
    Sau khi dọn dẹp chỗ ở, mẹ và bé có thể yên tâm đi chọn một chú mèo khỏe mạnh và xinh xắn. Để chọn được giống mèo khỏe mạnh và đáng yêu cũng phải tìm hiểu rất tỉ mỉ. Những chú mèo phải có dáng đi nhanh nhẹn, lông mượt, mắt sáng, xung quanh miệng và vành mắt không có rỉ bẩn. Khi nắm gáy mèo nhấc lên cao thấy hai chân sau và đuôi quắp về phía trước bụng thì chú mèo này sẽ thật khỏe khắn đấy.

    2   Thức ăn cho mèo miu:

    Các mẹ cũng không cần phải lo lắng khi tìm hiểu và chế biến các món ăn thật hấp dẫn và dễ dàng cho mèo miu đâu. Đối với những chú mèo con thì sữa là sản phẩm ưu chuộng nhất. Sau thời kỳ bú sữa, các mẹ hãy để bé tập cho mèo con ăn bằng bột hoặc bằng cơm nhão. Khi mèo đã lớn, mèo rất thích món cơm trộn với cá, thịt kho, và có thể cho rau vào nữa. Hãy nhớ rằng mèo rất sợ mặn, nên hãy nêm thật ít muối thôi. Và mỗi ngày các mẹ hãy nhắc bé thay bát nước cho mèo từ 2 đến 3 lần. Khi quá bận bịu, các mẹ cũng có thể ra siêu thị mua một số loại thức ăn khô công nghiệp cho mèo của các hãng như Royal Cannin Club, Kent…để thay đổi khẩu vị.

alt

    3   Bé vệ sinh cho mèo miu:

Những chú mèo cũng hiếu động và hay nghịch ngợm như bé yêu của bạn nên đôi khi sẽ rất mất vệ sinh. Vì vậy vệ sinh và tắm cho mèo cũng là một khâu rất quan trọng. Một tuần có thể tắm cho mèo 1 đến 2 lần. Trước hết các mẹ phải chuẩn bị nước ấm, khăn lau, dầu tắm, lược và máy sấy. Vì mèo rất nhạy cảm và dễ ốm nên phải tắm thật nhanh, sấy khô và tránh để nước bắn vào mắt và tai nhé. Khi mẹ tắm cho mèo, bé hãy luôn ở bên mẹ để cùng hỗ trợ, đôi khi còn phải dỗ giành mèo miu để mèo miu không cáu giận và cào cấu.

alt

Ủ ấm cho mèo miu

Nuôi mèo cũng là cách để bé yêu tập chăm sóc và biết yêu thương các con vật yêu ngay từ bé. Từ đó bé có thể học hỏi và giúp đỡ mẹ rất nhiều trong việc nhà như nấu nướng, dọn dẹp khi bé trưởng thành và quan trọng hơn là bé sẽ biết yêu thương và biết chăm sóc các thành viên trong gia đình hơn đấy.

Cách chăm sóc mèo con

Việc chải lông cho mèo sẽ sớm trở thành việc trao đổi và chia sẽ giữa người nuôi và thú cưng.

1. Chải lông mèo
Việc chải lông cho mèo sẽ sớm trở thành việc trao đổi và chia sẽ giữa người nuôi và thú cưng. Bộ lông mèo phản ánh sức khỏe tốt và sự chăm sóc của người chú. Chúng ta nên chọn những chiếc lược cận thận, phù hợp với từng loại lông vì lược dễ làm rát da.
Ngoài ra nên tăng cường chải lông vào mùa xuân và mùa hè, với mèo lông dài thì chúng ta nên dùng bao tay cao su để mát xa sau đó dùng lược chải thì sẽ dễ tách lông chết. Còn đối với mèo lông ngắn thì nên dùng một miếng da cừu để lau.
2. Chăm sóc răng miệng
Ở mèo răng sữa mọc từ tuần 2 đến tuần 6, răng trưởng thành mọc từ tháng thứ 4. Cao răng được hình thành vào bất cứ lúc nào, gây ra chứng viêm nướu và hơi thở hôi thậm chí đến mức rụng răng. Chúng ta có thể đưa mèo đến các trung tâm thú y để các bác sỹ lấy cao răng.
3. Tắm cho mèo
Không phải mèo nào cũng thích nước vì chúng ta cần tập cho mèo làm quen với nước ngay từ khi còn nhỏ. Đầu tiên chúng ta chúng những khăn lông hoặc bông tắm thấm nước vào lông mèo, thường xuyên lặp lại hành động này để mèo dần quen với nước. Tắm cho mèo ở nhiệt độ 36 – 37 độ C, dùng nước làm ướt phần lưng nó, không để nước lọt vào tai và mắt
Chúng ta nên sử dụng xà phòng tắm dành riêng cho mèo. Khi tắm tập trung vào những vùng bị bẩn, khi tắm xong dùng khăn sạch lau và dùng máy sấy sấy khô lông.
4. Rửa mắt
Một vài giống mèo nước mắt sẽ tụ lại xung quanh mắt, chúng ta có thể dùng tăm bông thấm với thuốc rửa mắt rồi lau cho mèo. Trong trường hợp mắt thường xuyên bị đỏ phải đưa đi khám bác sỹ thú y.
5. Rửa mũi
Mèo khỏe mạnh là mèo có mũi ướt và sạch, một vài con mèo sẽ tiết dịch mũi khô nằm trong hốc mũi. Chúng ta có thể dung tăm bông hoặc khăn giấy thấm nước để làm sạch.
6. Rửa tai
Nguyên tắc căn bản là chỉ nên đụng vào phía ngoài lỗ tai nếu có thể, nếu nhìn thấy mủ trong lỗ tai chúng ta nên tham khảo ý kiến bác sỹ thú y để chuẩn đoán chính xác. Không bao giờ được sử dụng tăm bông có thấm nước hoặc dung dịch để rửa.
7. Vệ sinh tiêu hóa
Mèo ăn cỏ là thói quen của tổ tiên loài mèo, mèo nhạy cảm với một vài mùi trong cỏ, đối với mèo con cỏ có tác dụng như loại thuốc xổ để tạo ra việc nôn mửa cần thiết việc cân bằng tiêu hóa, tuy nhiên chúng ta vẫn cần tẩy giun cho mèo nữa.
8. Cắt móng
Mặc dù cắt móng không đau nhưng mèo sẽ không thích chúng ta làm vậy, chúng ta nên giữ chặt mèo giữa 2 đùi bạn và cắt từng móng một và thường xuyên xoa bụng để nó thư giãn. Tốt nhất là sử dụng bấm móng tay để cắt phần đầu trắng và không cắt sát thịt. Tình trạng móng của mèo con thể hiện đúng về sức khỏe của mèo.
9. Tiêm phòng
Tiêm phòng cho mèo là việc cần thiết để phòng bệnh cho mèo, vì thế chúng ta cần tiêm phòng mèo định kỳ cho mèo.
Ngoài ra, thường xuyên vuốt ve em mèo cũng là một ý kiến hay, giúp bé “miu miu” cảm thấy được yêu thương nhiều hơn đấy! Chúng mình cùng chăm sóc các em ý thật tốt nhé!

Mèo mẹ chăm sóc con như thế nào ?

Lượt đọc: 6278

Giữa mèo mẹ và con có mối liên hệ rất đặc biệt, "tình mẫu tử" là một bản năng của mèo : biết hy sinh, xả thân, biết nhường nhịn và ý thức dạy dỗ con cái luyện tập hành vi , kỹ năng sống và săn mồi, tự vệ.

Chăm sóc con những ngày đầu đời.

Từ 10-12 ngày đầu mèo con bị "mù" và điếc do đó mèo mẹ lập phản xạ "tìm vú" bằng cách liếm láp thu gom con mình vào hàng vú căng sữa của mình. Những giọt sữa đầu của mèo mẹ trong vòng 24 giờ sau sinh vô cùng ý nghĩa bảo đảm cho mèo con có kháng thể chống bệnh trong những tuần đầu đời. Cũng bằng chiếc lưỡi "đa năng", mèo mẹ liếm kích thích lỗ tiểu và hậu môn "xi" đái ỉa và " vệ sinh" sạch sẽ. Giai đoạn này mèo mẹ dễ bị tiêu chảy do ăn phân và nước tiểu của con, thức ăn cho mèo mẹ cần dễ tiêu và giảm chất béo.

Chỉ có mẹ là đủ !

Nên để mèo tự chăm con, càng ít tác động của con người càng tốt. Không cho các em nhỏ vần vò mèo con trong 3 tuần đầu. Mèo mẹ rất nhậy cảm với bản năng bảo vệ, do sợ hãi mà dễ dàng tha cắp con cất dấu, lẩn trốn đâu đó mà ta không kiểm soát được. Thường cắn cổ tha con dễ gây tổn thương, đôi khi con chết ngạt do nghẹn thở. Nếu chủ mèo muốn kiểm tra sức khỏe mèo con, chỉ nên nhìn, quan sát mắt, miệng , mũi xem có dử, nước mũi và nhịp thở khò khè.
 

 

Mèo mẹ hoảng sợ tha con cất giấu khi có nguy hiểm.

Mèo con cần mẹ tới khi nào?

Từ 3 đến 6 tuần tuổi, mèo mẹ bắt đầu dạy mèo con các động tác căn bản, quan trọng: di chuyển, trèo leo, chạy nhảy, rình mò bắt mồi, lấy thức ăn và hàng loạt kỹ năng sống và tự vệ cần thiết trong đời sống tự nhiên, hoang dã. Cho tới 8 tuần tuổi, mèo mẹ mới có thể huấn luyện mèo con bắt chuột, tất nhiên " mèo nhỏ chỉ bắt chuột con" !

Vì lẽ trên, không nên tách mẹ sớm, cho bán mèo con trước 6 tuần tuổi.

Khi nào thì mèo mẹ cai sữa cho con ?

Từ 6-8 tuần tuổi mèo mẹ bắt đầu cai sữa cho con bằng cách thưa dần các lần cho bú, thay vào đó mèo mẹ thường "biểu diễn" các động tác lấy thức ăn, nhai, gặm xương hoặc thức ăn rắn trước đàn con. Thậm chí mèo mẹ còn nhả thức ăn đang nhai dở, ói thức ăn từ dạ dày ra cho các con tập ăn. Thời kỳ này chất lượng sữa mẹ không còn tốt và lượng không đủ để nuôi đàn con lớn. Đặc biệt mèo mẹ biết đề phòng bệnh "sốt giật do mất cân bằng can-xi huyết" cấp tính dễ tử vong.





Chữa bệnh đau mắt cho mèo con đơn giản rất hiệu quả
Công thức làm bánh lưỡi mèo giòn rụm
Có nên nuôi mèo trong nhà hay không?
Kinh nghiệm nuôi mèo cảnh
Nuôi mèo cảnh

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Chuẩn bị chỗ ngủ cho mèo thế nào mới ấm áp và đẹp mắt? Làm ơn trả lời gấp!
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý