Cách chăm sóc cây hoa mai hoàng yến ra hoa đẹp nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách chăm sóc cây hoa mai hoàng yến ra hoa đẹp nhất

19/04/2015 12:19 PM
12,636

Cách chăm sóc cây hoa mai hoàng yến ra hoa đẹp nhất. Cây Mai Hoàng Yến – Rất nhiều cái tên được đặt cho loài hoa này. Từ xa nó đã thu hút ánh mắt nhìn của người qua đường với màu vàng chanh nhẹ nhàng mà không quá rực rỡ trước ánh nắng mặt trời. Tới gần cây, những bông hoa nhỏ như những bông mai, 5 cánh và màu vàng. Có lẽ vậy mà nó được gọi với cái tên rất đẹp: Mai Hoàng Yến




CÁCH CHĂM SÓC CÂY MAI HOÀNG YẾN


Hoàng Yến - một cây hoa tuyệt vời

Đẹp quá. Đẹp thiệt. Trời, quá đẹp. Độc đáo. Độc quyền…

Người thưởng lãm đọc tên cây hoa ấy: “Bò cạp nước. Muồng Hoàng Yến - Osaka”.

Ai cũng ngước nhìn lên vòm hoa cao hơn 4m, rộng gần 4m, rực rỡ quá nhiều chùm hoa màu vàng xanh lạt buông xuống đung đưa nhẹ nhàng theo gió xuân thành phố và nhịp thở thư giãn giữa đô thành.

Hoang Yen - mot cay hoa tuyet voi


Một nhà chuyên môn dự định sẽ nhân giống “Hoàng Yến” đưa ra thị trường để đồng bào chơi Tết như hoa mai. Bông “Hoàng Yến” đẹp như mai vàng và bền hơn bông mai, lâu tàn.

10 giờ đêm trước ngày khai mạc Hội hoa xuân, chiếc xe nâng từ từ đưa “người đẹp Hoàng Yến” từ vườn kiểng “Phú Cẩm” – Hiệp Bình Phước về đến Tao Đàn lúc 2 giờ khuya. Một chặng đường không xa mà phải mất 4 tiếng đồng hồ di chuyển.

Đi một lúc lại phải chống dây điện lên cao cho cây hoa đi qua và phải đi đường vòng để tránh đoạn đường có quá nhiều dây điện trên cao. Không thể dùng xe cần cẩu để chở cây hoa kiểng quá cao, do xe cẩu cao hơn xe nâng.

2 giờ khuya ấy, anh Diễm - chủ nhân cây “Hoàng Yến” đứng trước cửa Hội hoa xuân mà trên nét mặt trẻ trung của anh hiện vẻ suy tư lo lắng về vị trí để cây hoa.

Theo dự định, cây “Hoàng Yùến – Osaka” sẽ làm biểu tượng cho Hội hoa xuân 2005. Nhưng gần giờ chót có sự thay đổi vị trí để cây hoa vào sâu bên trái cửa chính. Đoạn đường hơn 200m có quá nhiều dây điện bên trên, bên dưới có cống ngầm khá nguy hiểm. Sau khi trao đổi với nhiều ý kiến, lúc 3 giờ khuya đã định vị xong cho cây hoa ở gần cửa chính. Mọi người yên tâm, thở phào để lo việc ngày hôm sau khai mạc Hội hoa xuân.

“Người đẹp Hoàng Yến” sinh trưởng ở đồng bằng sông Cửu Long. Lúc 18 tuổi, chuyển về “thường trú” ở vườn kiểng Phú Cẩm. Anh Diễm - chủ nhân, anh Bích - người lặn lội ở miền Tây sưu tầm cây hoa ấy chăm sóc 3 năm trời. Mùa xuân này là năm cây hoa có nhiều bông tươi mướt từ trên cao đến gần sát gốc. Gốc rễ cây hoa đều đẹp, một thực thể cây cảnh đẹp toàn diện.

Và, Hoàng Yến mới được một vị cố vấn Hội hoa xuân phát hiện 1 tháng trước khi đưa vô Tao Đàn trong mùa mai vàng đang gặp nạn do thời tiết quá nóng.

Một cây kiểng có hoa vàng rực rỡ, lần đầu tiên xuất hiện ở Hội hoa xuân TPHCM lần thứ 25, thật tuyệt vời! Bao nhiêu công sức của người vun trồng 18 năm ở đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là công sức và kỹ thuật của anh Diễm, anh Bích để cây hoa đơm bông đúng Tết.

Tấm lòng nghệ nhân yêu hoa, yêu Hội hoa xuân, đó là duyên hoa, duyên đẹp ý xuân đời.


Cây Mai Hoàng Yến

Rất nhiều cái tên được đặt cho loài hoa này. Từ xa nó đã thu hút ánh mắt nhìn của người qua đường với màu vàng chanh nhẹ nhàng mà không quá rực rỡ trước ánh nắng mặt trời. Tới gần cây, những bông hoa nhỏ như những bông mai, 5 cánh và màu vàng. Có lẽ vậy mà nó được gọi với cái tên rất đẹp: Mai Hoàng Yến.



Tên gọi khác: Cây dây kim Đồng hay Cây hoa Ghen.
Tên Khoa học: Tristellateia australis
Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ các nước châu á nhiệt đới (Malaysia, Úc). 


Là cây leo bằng thân cuốn, cành nhánh dài. Lá dày, nhẵn, màu xanh bóng, có  2 tuyến ở gốc. Cụm hoa dạng chùm ở đầu cành.


Hoa có kích thước trung bình màu vàng, có 5 cánh, xếp tỏa rộng, mang nhị ở giữa màu vàng chuyển màu đỏ. Quả có 8 cánh.


Cây được trồng làm cảnh, cây hàng rào phổ biến ở các tỉnh phía nam vì cho hoa đẹp, có hướng thơm mát. Cây trồng bằng hạt, mọc khỏe, leo khá cao, cành nhánh vươn dài, nhanh.







Cây mai hoàng yến













Tên gọi khác: Cây dây kim Đồng hay Cây hoa Ghen.
Tên Khoa học: Tristellateia australis
Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ các nước châu á nhiệt đới (Malaysia, Úc).

Là cây leo bằng thân cuốn, cành nhánh dài. Lá dày, nhẵn, màu xanh bóng, có 2 tuyến ở gốc. Cụm hoa dạng chùm ở đầu cành.
Hoa có kích thước trung bình màu vàng, có 5 cánh, xếp tỏa rộng, mang nhị ở giữa màu vàng chuyển màu đỏ. Quả có 8 cánh.
Cây được trồng làm cảnh, cây hàng rào phổ biến ở các tỉnh phía nam vì cho hoa đẹp, có hướng thơm mát. Cây trồng bằng hạt, mọc khỏe, leo khá cao, cành nhánh vươn dài, nhanh.

Không chiếm nhiều diện tích như các loại cây cảnh khác, Dây kim đồng chỉ cần một ô đất nhỏ để bám rễ, thân cây sẽ nhanh chóng phát triển bò trên dàn hay bám vào tường, ban công. Sắc hoa tươi mới của loại cây dây leo mềm mại, duyên dáng này sẽ góp phần tô điểm, làm mát không gian trong mỗi ngôi nhà. Cây leo bằng thân cuốn, cành dài, mềm, gốc thân hóa gỗ. Hoa dạng chùm ở đầu cành, tràng 5 cánh, xếp tỏa rộng, màu vàng tươi, nhị màu vàng khi chín chuyển màu nâu đỏ. Hoa đẹp, thơm dịu nhẹ. Quả có 8 cánh. Cây trồng bằng hạt, thường trồng làm cảnh, làm hàng rào.

THAM KHẢO THÊM :CÁCH CHĂM SÓC CHẬU CẢNH HOA MAI SAU TẾT

Trong dịp tết, chậu hoa mai thường được mang vô nhà để trang trí, để nơi râm mát suốt mấy ngày tết nên cây mai sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu nước, thiếu ánh sáng cũng như dinh dưỡng.

bạn cần chăm sóc chậu cảnh hoa mai để năm sau có hoa đẹp hơn


1. Đem chậu cảnh ra ngoài trời.

Các bạn nên đem chậu cảnh của mình ra để ngoài nắng dịu trước. Tốt nhất các bạn nên đem ra vào buổi sáng cho bớt nắng, vào buổi trưa nên che bớt ánh sáng trực tiếp của mặt trời hoặc đem vô để chỗ ít nắng . những ngày đầu chỉ đem cây mai ra phơi nắng khoảng 2-3 tiếng sau đó tăng dần phơi nắng lâu hơn cho quen với ánh sáng mặt trời dần rồi mới để ngoài nắng hoàn toàn. Nếu sau Tết mà bạn đem ra phơi nắng trực tiếp đột ngột hì có thể chậu cảnh mai sẽ bị héo hết lá non khó mà sinh trưởng và phát triển tốt.

Chậu cảnh hoa mai cần được chăm sóc sau tết


2. Loại bỏ hết trái non, lá non

Sau tết cây mai sẽ có rất nhiều trái non, nếu không lặt bỏ thì cây mai sẽ dồn dưỡng chất nuôi trái, cây mai sẽ mất rất nhiều dưỡng chất dẫn đến suy yếu, chậm phát triển. Nếu các bạn muốn lấy hạt để gieo trồng sau này các bạn có thể giữ lại nhưng cũng vần lặt bớt trái nhỏ và lép để nuôi dưỡng chất cho những trái còn lại.

Nên cắt bỏ hết những chùm hoa đang nở lẫn nụ hoa chưa kịp nở. Tuy nhiên, chỉ nên cắt giữa cuống hoa hoặc cuống nụ hoa, giữ lại cọng đài hoa vì chỗ này có thể sẽ cho nhiều chồi mới.

Nếu muốn tạo dáng mai gốc to chóp nhỏ dạng hình tháp thì nên cắt bỏ một phần thân trên. Trước khi cắt nên xem kỹ để chọn một chồi khỏe mạnh thay thế phần thân cắt bỏ, hoặc một nút lá có khả năng mọc và phát triển mạnh để thay thế ngọn. Điểm cắt bỏ phải cách chồi hoặc nút lá thay thế khỏang 5 - 10 mm. Khỏang chừa này để dùng lạt buộc ép cái chồi sẽ thay thế ngọn vào cho xuôi chiều đứng của ngọn.

Để chỉnh sửa dáng cây, thường dùng cọc cắm, lạt chẻ từ tre non hoăc dây kim loại mềm để uốn nắn cành. Uốn chừng ba tháng có thể tháo gỡ dây quấn để tránh tạo lằn không đẹp trên vỏ cành. Việc kế tiếp là cắt bỏ bớt nhánh quá dài và những chỗ nhánh quá dày để tạo dáng hài hòa.

Chăm sóc chậu cảnh hoa mai sau tết để có chậu mai đẹp năm sau

Khi cắt tỉa nên xem xét kỹ để phần giữ lại của các nhánh cành ít nhất phải có hai mắt lá. Điểm cắt tỉa cành nên cách mắt lá khỏang 5mm. Nếu cắt đúng kỹ thuật này thì mỗi chỗ cắt sẽ mọc ra hai chồi mới.

Không nên giữ hoa để lấy hạt giống trên những cây mai già, như vậy phải chờ cả hai tháng nữa hạt mai mới già, khiến cây mai mất sức do nuôi quá nhiều hạt. Lúc ấy muốn chỉnh sửa, cắt tỉa tạo dáng mai thì đã muộn. Nên lấy hạt giống ở những cây mai còn trẻ trung, hoa nở sung mãn.


3. Thay chậu cảnh mới nếu cần

Nếu bạn trồng mai đã được 2-3 năm thì đất trong chậu cảnh thường đã cứng và mất độ tơi xớp.Các bạn nên chọn chậu đẹp và tương đối lớn hơn so với chậu cũ một tí vì lúc này bộ rễ cây đã phát triển hơn.  Nếu đất trong chậu đã quá khô các bạn có thể nhẹ nhàng ôm gốc mai kên và lấy tay gỡ bỏ bớt đất nhưng phải cẩn thận không để đứt rễ. chậu mới nên có lỗ thoát nước to, bỏ thêm một lớp gạch đá nhỏ, rồi bỏ đất vô, từ từ đặt cây mai vào rồi cho thêm đất đã trộn phân hữu cơ vào đến 8/10 phần của chậu.

Chỉ vài kiến thức cơ bản là bạn có thể chăm sóc chậu cảnh hoa mai sau tết


4. Tưới nước

Trong mùa nắng nên tưới nước mỗi ngày để đất đủ ẩm. Mùa mưa các bạn chỉ cần đảm bảo thoát nước tốt và chỉ tưới khi đất khô. Có thể tưới phun sương, tưới tràn, tưới phun lên cả thân và lá hay tưới rãnh tưới nhỏ giọt. Mai trồng trong chậu thoát nước nhanh hơn mai trồng trong đất nên cần tưới nhiều lần hơn. Chỉ nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát và không nên tưới quá ướt vào buổi chiều tối vì dế phát sinh sâu bệnh do độ ẩm cao vào ban đêm.

Bạn có thể uốn cành cho chậu cảnh mai của bạn

Xong các công đọan uốn tỉa, cắt sửa là đến việc phun thuốc kích thích sinh trưởng cho mai đâm chồi mới. Dùng lọai Atonic hoặc Mega 9.1.1 để phun lá là hiệu nghiệm nhất. Phun thuốc này 3 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày. Có thể dùng phân vi sinh hữu cơ hòa tan với nước tưới vào gốc cho chồi mau phát. Cần hạn chế tối đa các lọai phân vô cơ.

Cách chăm sóc chậu cảnh hoa mai sau tết đã hướng dẫn các bạn những cách đơn giản để các bạn có thể giữ được chậu cảnh mai của mình luôn đẹp và có thể dùng đến trong những năm sau. Chúc các bạn thành công!




Kỹ thuật chiết cây mai vàng đại thụ

Bạn đang có một cây mai lớn nhưng chi cành nằm ở tầm quá cao. Bạn muốn cắt ngắn cây xuống để nuôi lại cây gốc nhưng bộ chi cành ở tầng trên thì quá đẹp và bạn không muốn bỏ chúng. Vậy thì không cớ gì bạn lại không nghĩ đến việc chiết cây để biến một cây chưa đẹp thành 2 cây được rút ngắn độ cao theo ý muốn, trong đó một cây có bộ gốc đẹp, một cây có bộ chi cành đẹp.

Để làm được điều đó, xin mách bạn kỹ thuật chiết cả cây sau đây. Đây là kỹ thuật đơn giản, đã được nhóm nghệ nhân Cổ mai hoa Đại Lộc thực hiện thành công và đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm đẹp.

Trước hết bạn khoanh, cắt 2 đường cắt song song, cách nhau khoảng 10 cm. Lột bỏ hết võ, sau đó cạo sạch lớp võ lụa (tượng tầng) bám bên ngoài phần gỗ nhưng nhớ phải thật nhẹ tay, không để phạm vào phần gỗ. Lấy bao nilon bọc quanh chố cắt để chống nước xâm nhập. Khoảng vài tháng sau sẽ xuất hiện một lớp võ tái sinh ven vết cắt, lấn dần vào chỗ thân trống đã bóc võ (khoảng 2 cm) là lúc bạn bắt đầu bó chiết.

Chất liệu để chiết là giá thể được nhào trộn bằng một hỗn hợp gồm: Xơ dừa mục, tóc vụn, tro trấu, đất cát pha, phân bò hoai, mỗi thứ có liều lượng bằng nhau. Tốt hơn hết, hỗn hợp này phải được nhào trộn và ũ kỹ trong vài tháng.
Dùng thuốc kích thích ra rễ (loại thông dụng có bán trên thị trường) bôi kỹ vào vết thương đã liền da và trộn đều trong hỗn hợp chiết. Bọc hỗn hợp chiết đã được ẩm hoá vào quanh vết cắt bằng bao ny lon dày, nhiều lớp. Che nắng cho chỗ chiết.


Khoảng 5-6 tháng sau, khi bộ rễ mới phát triển nhiều, dày, già là lúc ta có thể dùng cưa cắt đi phần trên, vô chậu chăm sóc. Phần dưới được xử lý như một cây mới: cấy ghép hoặc chờ cho tái sinh thân cành mới. Lúc đó, từ một cây phôi ban đầu bạn sẽ có 2 cây lớn. Một cây từ phần trên của cây cũ có bộ chi cành đẹp được giữ lại và bộ rễ hoàn toàn mới. Một cây từ phần dưới của cây cũ, được giữ nguyên bộ rễ đẹp ban đầu, được cấy ghép tạo chi tàn mới.



Kỹ thuật chăm sóc cây mai chiếu thủy
Kỹ thuật trồng cây mai tứ quý
Cách trồng hoa mai vàng
Kỹ thuật chăm sóc hoa mai ra hoa đúng tết
Kỹ thuật trồng cây trên mái nhà
Chăm sóc hoa mai ngày tết
Chọn hoa mai ngày Tết đón may mắn
Cách trồng hoa mai địa thảo



(ST)

Cách chăm sóc hoa phi yến | trồng cây cảnh trong nhà



Cách chăm sóc hoa phi yến | trồng cây cảnh trong nhàHoa phi yến mang ý nghĩa nhẹ nhàng với nét thanh thoát duyên dáng của bông hoa. Theo Thần Thoại Hy Lạp, hoa phi yến đã mọc lên từ máu của Ajax, một chiến binh dự chiến thành Troy. Thất vọng trong việc phân chia chiến lợi phẩm, Ajax nóng tính chạy ra đồng và trút cơn giận dữ của mình lên một đàn cừu, anh ta đã giết một số cừu trước khi thức tỉnh khỏi cơn điên loạn. Xấu hổ trước cảnh tượng do chính mình gây ra, Ajax đã quay gươm tự sát. Máu của anh ta chảy đầy trên mặt đất và sau đó nảy ra những bông hoa, gọi là hoa Delphinium Ajacis. Một số người lại cho rằng sở dĩ nó có tên gọi như vậy vì hình dáng của nó trông giống cái mũi nhọn trên đầu con cá heo. Thật ra, mỗi người lại nhìn thấy hình dáng của loài hoa này thành một thứ khác nhau, vì vậy nó còn được gọi là lark- spur vì nó trông giống cái mào của con chim chiền chiện (lark). Hoa phi yến được gieo trồng từ thời các vua Pharaôn, lúc đó chúng được xem là một loại cây quan trọng vì người thời đó dùng nó để làm thuốc trừ sâu.

Hoa phi yến còn có tên hoa chân chim vì hoa trông giống như chân con chim hoặc phi yến (chim yến đang bay), hay violet vì hoa màu tím (tuy nhiên, loài cây này có rất nhiều màu hoa khác nhau) và còn có tên La-let hay đông thảo thuộc họ Mao lương (Ranuncolaceae) thực chất cũng có cây cho hoa màu hồng và trắng xong rất ít. Tên khoa học Delphimum ajacis L (Consolida ajacis (L.) Schur)  là thành viên trong gia đình họ Hoàng Liên( Ranunculaceae). Phi yến có 300 loài có nguồn góc trên vùng núi cao vùng nhiệt đới châu Phi.

Hướng dẫn kỷ thuật trồng và chăm sóc hoa phi yến

Hoa phi yến không kén đất lắm, chịu hạn và chịu rét cao, xong đòi hỏi được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, cần ít phân bón nhưng cân đối tỉ lệ NPK 10-10-10.

Đạm nhiều cây vươn cao dễ đổ, vấn đề lấy giống và gieo giống rất cần được chú ý, chọn những cây tốt không sâu bệnh, có hoa đẹp làm giống.

Khi cắt cây lấy hạt phải cắt những cành chính đã chín vàng, bỏ 1/3 đoạn trên và 1/3 đoạn dưới cành. Có như vậy sau này cây mới ra hoa đều. Hạt cần phơi kỹ dưới bóng râm rồi lấy giấy báo gói lại gác lên gác bếp nơi xa lửa bốc lên trực tiếp

Khi gieo, đem chà cho vỏ mỏng bớt rồi ngâm nước lã ấm tay 6-7 tiếng sau đó đem rửa sạch nước chua rồi lại bỏ vào tủ lạnh xử lý, sau khi đã bọc lại bằng vải. Ngày hôm sau lại đem rửa lại và xử lý tiếp gọi là xử lý lạnh, xử lý độ 5-7 lần như vậy, hạt sẽ nảy mầm và đem gieo.

Cũng có thể làm như trên xong dễ dàng hơn , là ủ vào nhiều lần vải rồi phủ rơm rạ dày, làm liên tục 5-7 ngày. Hạt nứt nanh thì đem gieo. Gieo rất cẩn thận trên nền đất làm kỹ, phủ rơm rạ dày rồi tưới đẫm. Sau 7-8 ngày hạt thành cây nhỏ thì bóc bỏ ra, cây chưa cho lá thật, chỉ mới có 2 lá mầm cao 1-2 cm thì nhổ đem trồng. Có như vậy cây con sau này mới khỏe.

Cách chăm sóc hoa phi yến | trồng cây cảnh trong nhà

Khi trồng đất cũng cần làm thật kỹ, tưới nước đẫm rồi mới trồng cây. Trước khi nhổ cây cũng phải tưới đẫm hoặc sau khi nhổ cấy đem nước tưới ướt giữ cho cây không héo, dùng que nhỏ như đâu que đan áo chọc lỗ, mỗi gốc trồng một cây, ấn gốc nhẹ tay cho vững rồi dùng ấm tích róc nước vào gốc cây mà tưới mạnh, cây gục xuống, lá dính xuống đất cây rất dễ chết hoặc rất lâu hồi phục, tưới như vậy vài ba phần rồi sau dùng doa tưới nhẹ giữ ẩm luôn luôn.

Đất trồng cần bón phân lót nhưng không nhiều, mật độ 20×25 cm, tưới ẩm luôn, nhổ cỏ bằng tay không cần vun. Gieo giữa tháng 9 âm lịch, trồng cuối tháng 9, cuối tháng 11 cây bắt đầu vươn ngọn là vừa tết. Nếu thấy nắng ấm mà cây vươn sớm, cần bấm ngọn cho lên ngọn khác. Nếu chậm thì thúc phân mạnh hơn.

Hoa phi yến nở rất bền, chỉ sợ hoa nở muộn mà thôi, nở sớm có thể để lâu hàng tháng tới tết cũng được. Nhưng cần bón thêm đạm cho cây trẻ lâu. Phi yến là hoa chủ lực của tết Nguyên đán. Có thể cắm lọ kèm với thược dược, layơn. Có thể cắm riêng hoặc cắm lọ nhỏ, cắm bàn chông. Cây hoa phi yến cao, trồng dày không vun nên rất dễ đổ phải làm dàn nẹp lại cây mới không bị cong.

- See more at: http://www.shopcaycanh24h.com/tt/shop-online-8/cach-cham-soc-hoa-phi-yen-trong-cay-canh-trong-nha.html#sthash.keR9bf1Z.dpuf
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý