Cách trồng và chăm sóc Dâu tây đúng cách dể có những trái dâu chín mọng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách trồng và chăm sóc Dâu tây đúng cách dể có những trái dâu chín mọng

19/04/2015 12:19 PM
2,032

Cách trồng và chăm sóc Dâu tây đúng cách dể có những trái dâu chín mọng. Dâu tây là một chất làm sạch mặt tuyệt vời bởi chúng có chứa Vitamin C, Axit salixilic, chất chống oxy hóa và exfoliant.





CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DÂU TÂY

Hướng dẫn kỹ thuật trồng Dâu tây, Phúc Bồn Tử

Cách trồng và chăm sóc cây Dâu tây, Phúc bồn tử

1. Yêu cầu ngoại cảnh của cây dâu tây, phúc bồn tử

Cây Dâu tây, Phúc bồn tử sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiê%3ḅt đô%3ḅ 15 – 22 0C, ẩm độ 80 - 85%, cường độ chiếu sáng 4000 - 5000 lux, đất có pH từ  5,8 – 7, độ cao so mặt biển từ 600 - 1200 m.

2. Chọn đất

Dâu tây, Phúc bồn tử là loại cây trồng có thể trồng trên nhiều loại đất. Đất phù xa, đất cát pha, đất thịt nhẹ chủ động tưới tiêu.

3. Làm đất

Đất phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại.

Dâu tây: lên luống cao 20 - 25 cm, luống rộng 160 cm (bao gồm cả rãnh luống), rãnh luống 25 - 30 cm, trồng 2 hàng.

Phúc bồn tử: lên luống cao 20 - 25 cm, luống rộng 80 cm, rãnh luống 150 cm, trồng 1 hàng.

Nilon có độ dày từ 5 - 8 mm. Khổ rộng từ 1,40 - 1,60 m, phủ nilon trên mặt luống. Chôn nilon 15 cm ở mỗi bên của luống, đục lỗ có đường kính từ 5 – 10 cm.

4. Giống

- Dâu tây: Cirano, Capriss, Chandler nhập từ Pháp tháng 10/2011

- Phúc bồn tử: Heritage nhập từ Pháp tháng 10/2011

Cây giống có thể là cây có bầu hoặc cây rễ trần tùy theo nhu cầu của người trồng.

5. Thời vụ trồng, cách trồng

+ Vùng thấp trồng từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau .

+ Vùng cao trồng quanh năm.

+ Cách trồng: Cây giống được đặt nhẹ nhàng vào lỗ đã đục sẵn, vun đất, ấn nhẹ nhàng xung quanh để cây đứng thẳng, sau đó tưới ẩm để rễ cây tiếp xúc tốt với đất (đối với cây con có bầu phải rạch bầu, bỏ vỏ bầu trước khi trồng).

6. Mật độ, khoảng cách

* Dâu tây:

Mâ%3ḅt đô%3ḅ: 40.000 - 50.000 cây/ha.

Khoảng cách: Cây cách cây 40-50 cm, hàng cách hàng 50 cm.

* Phúc bồn tử:

Mâ%3ḅt đô%3ḅ: 13.000 - 13.500 cây/ha.

Khoảng cách: Cây cách cây 40 - 50 cm, hàng cách hàng 150 cm .

7. Phân bón và cách bón

- Lượng phân bón cho 1ha/1 năm:  Phân chuồng 30 tấn, Urê 80 kg, Super lân 350 kg, Kali clorua 1450 kg, Đôlômit 100 kg.

- Lượng bón cho cây 1 năm: 0,6 kg phân chuồng + 0,016 kg Urê +  0,007 kg Super lân + 0,029 kg Kali clorua + 0,002 kg Đôlômit.

            - Cách bón: Hoà tan vào nước rồi tưới đều cho cây.

            - Thời gian bón:

+ Tháng 1: Bón 0,2 kg  phân chuồng + 0,007 kg Super + 1,13 g Urê + 1,9 g Kaliclorua.

+ Tháng 2: Bón 1,13 g Urê + 1,9 g Kali clorua.

+ Tháng 3: Bón 1,13 g Urê + 1,9 g Kali clorua.

+ Tháng 4: Bón 1,13 g Urê + 1,9 g Kali clorua.

+ Tháng 5: Bón 1,13 g Urê + 4 g Kali clorua.

+ Tháng 6: Bón 0,2 kg phân chuồng +  2,26 g Urê + 1,9 g Kali clorua.

+ Tháng 7: Bón 1,13 g Urê + 4 g Kali clorua.

+ Tháng 8: Bón 0,2 kg phân chuồng + 2,26 g Urê + 1,9 g Kali clorua.

+ Tháng 9: Bón 1,13 g Urê + 4 g Kali clorua.

+ Tháng 10: Bón 1,13 g Urê + 1,9 g Kali clorua.

+ Tháng 11: Bón 1,13 g Urê + 1,9 g Kali clorua.

+ Tháng 12: Bón 1,13 g Urê + 1,9 g Kali clorua.

8. Tưới nước

Cây dâu tây ưa ẩm (đô%3ḅ ẩm đất đạt 75 – 80%) đặc biê%3ḅt giai đoạn sinh trưởng mạnh và ra hoa. Do vậy cần cung cấp nước thường xuyên để cây sinh trưởng phát triển tốt. Lượng nước tưới cho cả chu kỳ khoảng 4000 m3.

9. Phòng trừ sâu bệnh

Theo dõi đồng ruộng đề phòng một số loại sâu bệnh phổ biến như: nhện đỏ, sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp, rầy, bệnh đốm lá, bệnh mốc sương, bệnh phấn trắng, bệnh thối quả, bệnh đốm đen… Sử dụng luân phiên các loại thuốc, liều lượng như khuyến cáo trên bao bì.

10. Kỹ thuâ%3ḅt cắt tỉa

            Khi cây ra nhánh phải cắt bỏ để tâ%3ḅp chung nuôi quả, cắt toàn bộ các tay nhánh, lá già, lá bị bệnh để lại một đoạn cách thân khoảng 5 - 7cm. Thu gom tiêu hủy tránh lây lan bệnh.  

11. Thu hoạch

Cây dâu tây, phúc bồn tử ra hoa không tâ%3ḅp chung nên quả chín không đồng đều, vì vâ%3ḅy phải thu hoạch nhiều lần.

            Quả chín được 80% (dưới núm quả chưa chín đỏ) thì thu để vâ%3ḅn chuyển đi xa. Nếu sử dụng tại chỗ thì để quả chín 100%. Phân loại quả ngay từ khi thu hoạch, tránh để dâ%3ḅp quả (nếu bị dâ%3ḅp sẽ nhanh hỏng) và không thu hoạch quả khi trời nắng gắt. Bảo quản quả nơi nhiê%3ḅt đô%3ḅ thấp (kho lạnh)./.

Phụ lục: Thuốc cần dùng cho dâu tây, phúc bồn tử

Sâu bệnh

Tên thương mại

Hoạt chất

Cách ly trước thu hoạch

Nhện đỏ

Nissorun 5EC, Comite 73EC, Sirbon 5EC

Hexythiazox, Propargite, Halfenprox

15 ngày

Sâu ăn tạp, sâu cuốn lá

Oncol, Mimic 20F, Sumicidin 10EC

Benfuracard

10 ngày

Bọ trĩ, rầy rệp

Trebon 10EC – 20WP, Applaud 10WP, Sherpa 25EC

Etofenprox, Buprofezin, Cypermethrin

15 ngày

Bệnh đốm lá (đốm lá trắng,  đốm lá đỏ)

Rovral 50WP, Score 250ND, Toppsin 70WP, Kasuran 47WP

Iprodione, Iprodione+Carbendazim, Difenoconazole, Kasugamycin + Oxychloride, Thiophanate-Methyl…

7 ngày

Bệnh mốc sương

Toppsin70WP, Dithane M45-80WP, Vimancoz, Dipomate80WP, Antracol 70WP

Thiophanate-Methyl, Mancozeb, Propineb, Fosetyl Aluminium

7 ngày

Bệnh phấn trắng, bệnh mốc xám

Teldor, Rovral, Aliette, Score 250ND, Anvil 5SC, Saizole 5SC, Daconil 75WP, Derosal 50SC

Iprodione+Carbendazim, Difenoconazole, Hexaconazole, Fosetyl Aluminium

10 ngày

Bệnh thối trái do nấm

Teldor, Rovral, Aliette, Score 250ND, Anvil 5SC, Saizole 5SC, Daconil 75WP, Derosal 50SC

Iprodione, Iprodione+Carbendazim, Difenoconazole, Hexaconazole, Fosetyl Aluminium

  15 ngày

Bệnh đốm đen

Ridomil,Antracol, Mataxyl 25WP, Ridomil 240EC, Rampart

Iprodione, Iprodione+Carbendazim, Propineb, Metalaxyl

7 ngày

+ QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY DÂU TÂY

Dâu tây chứa một lượng vitamin C phong phú. Đây là một loại cây đặc sản có giá trị dinh dưỡng rất cao, có thể dùng để ăn tươi hay chế biến công nghiệp như rượu, mứt…

Dâu tây thích hợp ở khí hậu ôn đới và á nhiệt đới, thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất ấm, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Đất giàu chất hữu cơ cây dâu tây sẽ phát triển tốt, năng suất cao và kéo dài thời gian thu hoạch quả. Độ mùn cần thiết trên 4%, độ pH từ 6-7. Nhiệt độ phù hợp cho cây dâu từ 18-220C, ánh sáng dồi dào.

1. Giống

Các yếu tố về tiêu chuẩn giống tốt: kháng bệnh tốt; màu sắc đẹp; mùi thơm; chất lượng ngon; độ cứng và độ ngọt của quả.

Ở Đà Lạt trồng nhiều giống dâu tây, thông dụng nhất là giống Mỹ đá do có nhiều đặc điểm tốt của giống, phù hợp điều kiện sinh thái địa phương.

Phương pháp nhân giống:

Có 2 phương pháp nhân giống vô tính thông dụng hiện nay là:

Cấy mô: Cây con đạt được tiêu chuẩn tốt, độ đồng đều cao, phát huy ưu điểm của giống, sức sống khỏe, năng suất cao, sạch bệnh.

Tách cây con từ ngó cây mẹ: Phương pháp này dễ làm, chủ động nhưng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cây mẹ. Cây con không đạt tiêu chuẩn và sức sống như cây cấy mô. Chỉ nên lấy cây con từ tách ngó cây mẹ dưới 01 năm tuổi thì mới đảm bảo chất lượng giống.

2. Làm đất, lên luống

Chọn đất thịt nhẹ, vùng cao ráo, thoát nước tốt. Cây dâu tây có nhiều đối tượng sâu bệnh, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái khi thu hoạch. Do đó chọn đất, làm đất, xử lý đất cần phải chú trọng đúng mức để hạn chế nguồn bệnh ban đầu lây lan từ đất.

Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tất cả tàn dư cây trồng, cỏ dại.

Làm đất và xử lý vôi 1500 kg/ha. Phun các loại thuốc sâu (Mocap 10G, Phironin 80WP, Basudin 10G…) thuốc bệnh (CuSO4, Zineb…).

Bón lót các loại phân.

Luống trồng: Luống cao 20-25 cm ở vùng đất thấp, từ 15-20 cm ở vùng đất cao.

Trong nhà ni lông: Trồng hàng 3, rò rãnh 1,2-1,3m; cây x cây 35-40 cm.

Ngoài trời: Trồng hàng 3 (kiểu nanh sấu), rò rãnh 1,2-1,3m, cây x cây 40-45 cm (tùy thuộc vào giống, đất và điều kiện thâm canh).

Trong điều kiện khí hậu Đà Lạt, nếu trồng mật độ dày sẽ dễ phát triển bệnh cây.

3. Phân bón

Cây dâu tây đòi hỏi dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng khoáng đa lượng là NPK, cần quan tâm đến nhóm trung lượng, vi lượng vì nó quyết định quan trọng đến chất lượng và khả năng kháng bệnh của cây dâu. Thâm canh cây dâu đòi hỏi phải bón phân đầy đủ phân hữu cơ để bảo đảm lượng mùn trong đất cao (8-10%).

Phân hữu cơ sử dụng cho cây dâu cần phải ủ nóng (phối trộn thêm Penac G) và xử lý thuốc nấm bệnh và đạt yêu cầu hoai mục trứớc khi sử dụng để tránh lây lan nguồn sâu bệnh và cỏ dại.

Bón phân đạm cho cây dâu cần chú ý đến màu sắc của lá thời kỳ, tốc độ sinh trưởng phát dục để điều chỉnh liều lượng tăng hay giảm thích hợp.

Phân lân ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu trái, phát triển hệ rễ và ra ngó (mạ) của cây dâu.

Phân Kali quyết định về năng suất, trọng lượng độ cứng, chất lượng trái. Khả năng kháng bệnh của cây dâu và tăng cường quang hợp trong điều kiện thiếu ánh sáng trong vụ hè thu, nhất là canh tác trong nhà ni lông (cây dâu yêu cầu ánh sáng dồi dào).

Canxi, Bo, Magiê ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng trái. Canxi còn tạo điều kiện cho sự hấp thụ dinh dưỡng được điều hòa vả hạn chế một số bệnh sinh lý trên trái. Bo ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa, đậu hoa, chất lượng vàkể cà độ cứng của trái.

Lượng phân đề nghị bón cho 1 ha cây dâu trong năm thứ nhất (kiến thiết cơ bản và định hình).

Phân chuồng: 60-70 m3; vôi 1500 kg; supe lân 1000 kg. Bón lót toàn bộ

Lượng phân bón thúc cho năm thứ nhất: 1000 kg urê, 800 kg kali sulphat và 600 kg supe lân. Chia làm 10 lần bón. Sử dụng Acid Boric, Superbor và MgSO4 phun định kỳ qua lá.

Chu kỳ thu hoạch trái của cây dâu kéo dài đến 2 năm hay hơn. Cây dâu tây trên 01 năm tuổi, chức năng sinh lý của rễ kém, ảnh hưởng đến hấp thụ dưỡng liệu, do đó cần bổ sung phân qua lá bằng các loại phân bón đa vi lượng, đa trung lượng định kỳ 10-15 ngày/lần như Basfoliar K, Fetrilon Combi, Plan Food, Growmore....

Bón phân cho dâu theo nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần trong năm. Lượng phân theo khuyến cáo như trên đối với bón định kỳ có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sức sinh trưởng, phát dục, giai đoạn bội thu, chu kỳ ra trái của cây dâu.

Có thể sử dụng các loại phân hữu cơ cao cấp để thay thế cho phân chuồng như Real Strong, Suistance, Sunray… với liều lượng 1500-2000 kg/ha và chia làm 2 đợt bón trong năm.

4. Chăm sóc

4.1/ Ngắt chùm hoa, cắt tỉa ngó

Để cây dâu sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên nhằm tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục.

Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều nên cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa bớt những nụ, hoa, trái dị dạng và sâu bệnh.

Trong giai đoạn đầu khi thân lá cây dâu chưa phủ luống có thể để ngó với khoảng cách 15 cm (5-6 ngó/cây) nhằm tăng cường sinh trưởng cây ban đầu. Hạn chế ngó đâm rễ phụ trên luống.

4.2/ Tỉa thân lá

Do đặc điểm của giống, chế độ phân bón, thời tiết, chăm sóc khả năng phân tán, ra lá sẽ khác nhau, vì vậy nên để từ 3-4 thân/gốc dâu tây nhằm đảm bảo cân đối tán cây dâu. Cần tỉa bớt các lá già, sâu bệnh, lá bị che khuất tầng dưới. Không nên tỉa quá nhiều sẽ làm cây mất khả năng quang hợp. Các bộ phận của cây sau khi cắt tỉa cần phải tiêu huỷ ở xa ruộng.

4.3/ Che phủ đất

Dùng các chất liệu hóa học hay hữu cơ để che phủ mặt luống trồng dâu.

Phương pháp này có tác dụng giữ ẩm và gia tăng nhiệt độ cho luống trồng (phủ nhựa đen) phù hợp cho sinh trưởng cây dâu đồng thời hạn chế một số nấm bệnh. Ngoài ra còn giúp cách ly trái tiếp xúc với đất hạn chế bệnh thối trái, hạn chế cỏ dại và rửa trôi phân bón.

Hiện nay có nhiều phương pháp che phủ luống đang được áp dụng như dùng nhựa PE (thích hợp cho trồng dâu trong nhà ni lông), dùng cỏ khô, tro trấu… hoặc dùng cỏ khô kết hợp với lưới ni lông trắng. Tuy nhiên việc che phủ đất tại vùng đất thấp thường phát sinh sên nhớt.

4.4/ Tưới nước

Khi tưới cho cây dâu nên cần tuyệt đối sử dụng nguồn nước sạch, không nên sử dụng nguồn nước mương suối vì dễ gây nguồn bệnh.

Đối với cây dâu, ẩm độ đất và không khí cao đều bất lợi đến sinh trưởng và làm sâu bệnh phát triển. Sử dụng hệ thống tưới ngầm, nhỏ giọt, kết hợp với cung cấp phân lỏng và che phủ lúông dâu tâyh bằng ni lông là giải pháp tốt nhất để quản lý ẩm độ đất trồng. Hệ thống này sẽ tiết kiệm được lượng nước tưới, ẩm độ điều hòa, hạn chế bệnh trên thân lá, tiết kiệm phân bón.

Hạn chế ngập úng đất, ẩm độ gia tăng và rửa trôi phân bón khi mưa kéo dài hay mưa lớn trong vụ hè thu.

4.5/ Phòng ngừa dị dạng trái

Quy hoạch vùng trồng dâu tập trung, 1ha dâu nên nuôi 2 thùng ong mật để nâng cao tỷ lệ thụ phấn của hoa, đồng thời giảm bớt tỷ lệ trái dị dạng.

Thời kỳ kết trái đầu tiên nếu phát hiện quả dị dạng lập tức hải bỏ và giảm bón lượng đạm.

Giai đoạn hoa nở rộ tránh phun phun thuốc sâu bệnh với nồng độ cao.

5. Sâu bệnh thông thường của cây dâu tây

5.1/ Bệnh hại

Bệnh đốm lá: Thường do 2 loại nấm bệnh gây ra.

Bệnh đốm lá trắng (Mycosphaerella fragariae): Đốm bệnh màu trắng ở phần trung tâm và viền đậm bao quanh. Bệnh gây tổn thương ở thân, lá, cuốn hoa, cuốn quả gây chết hoa và trái non, bệnh làm giảm năng suất và sức sống của cây.

Bệnh đốm lá đỏ (Phomopsis obsscuans): Đốm bệnh có hình quả trứng hay hình tam giác có màu nâu sáng chuyển sang màu đỏ giữa các gân lá.

Biện pháp phòng trị: Bón phân cân đối NPK, tỉa các lá bệnh và tiêu hủy ở xa ruộng. Sử dụng các loại thuốc Rovral 50WP, Glory 50SC, Score 250ND, Toppsin 70WP, Zoo 250EC… phun định kỳ.

Bệnh mốc sương: Xuất hiện trong điều kiện ẩm độ, nhiệt độ cao lây lan nhanh gây thất thu lớn đến sản lượng và chất lượng trái. Bệnh xuất hiện cả ở trên thân, lá, trái.

Biện pháp phòng trị: Thực hiện chế độ luân canh. Áp dụng chế độ vệ sinh đồng ruộng, ngắt tỉa thường xuyên lá bị bệnh và đem tiêu hủy ở xa nơi canh tác. Làm giàn che trồng dâu phải cao ráo, thông gió. Lên luống cao tránh úng vào mùa mưa. Không trồng mật độ dày. Tăng cường phân kali cho cây. Sử dụng các loại hóa chất phun phun định kỳ như Metaxyl 25WP, Dithane M45-80WP Antracol 70WP, Rhidomil MZ 72WP….

Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca macularis): Xuất hiện trong điều kiện ẩm độ cao, chế độ lưu thông khí kém thường phát sinh ở cuốn lá , trái. Vết bệnh có màu mốc nâu xám hay xám.

Biện pháp phòng trị: Áp dụng tốt các biện pháp canh tác như trên. Sử dụng cac loại hóa chất phun phòng như Kumulus 80DF, Metaxyl 25WP, Anvil 5SC, Daconil 75WP….

Bệnh thối trái:

Bệnh thối trái do nấm Botrytis Cinerea: Biểu hiện đầu tiên là những đốm nâu sáng sau đó lan rộng cả trái có phủ một lớp mốc xám, sau đó trái khô đi. Bệnh này xâm nhiễm từ giai đoạn quả xanh đến chín.

Bệnh thối trái do nấm Rhizoctonia: Vết bệnh ban đầu có màu nâu đậm, sau đó chuyển sang thối đen trái. Bệnh lây nhiễm khi trái chín tiếp xúc với đất trồng. Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn quả chín.

Biện pháp phòng trị: Chọn đất trồng cao ráo, thoát nước tốt, lên luống cao. Sử dụng chất liệu phủ luống. Bón cân đối NPK, tăng cường Kali trong vụ mưa. Luân canh và sử lý đất trước khi trồng. Phun định kỳ các loại thuốc bệnh Kocide 53DF, Glory 50SC, Topsin 70WP. Ngắt bỏ các trái bệnh đem tiêu hủy xa nơi canh tác.

5.2/ Sâu hại

Nhện đỏ: Chích hút nhựa làm cây phát triển kém, giảm năng suất. Nhện thường ký sinh sau mặt lá.

Biện pháp phòng trị: Vệ sinh đồng ruộng (tàn dư cây trồng và cỏ dại). Phun các loại thuốc đặc hiệu Nissorun 5EC, Comite 73EC, Azimex 20 EC, Conphido 100SR.

Bọ trĩ, rệp: Phá hoại búp lá, lá non, thân non, chích hút nhựa làm cây suy kiệt, giảm năng suất trong thu hoạch.

Biện pháp phòng trị: Vệ sinh môi trường. Kiểm tra sớm và phòng trị dứt điểm khi có triệu chứng bị hại, phun các loại hóa chất trừ sâu như Trebon 10EC-20WP, Mapy 48PC, Applaud 10WP, Abatin 1,8EC, Supracide 40EC.

Sâu ăn tạp, sâu cuốn lá: Sâu ăn tạp ký sinh trong phần gốc phá hoại chủ yếu vào ban đêm, ăn lá và phần thân non của cây. Sâu cuốn lá làm tổ gây cuốn lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

Biện pháp phòng trị: Áp dụng tốt các biện pháp canh tác, vệ sinh đồng ruộng. Xử lý đất trồng bằng Basudin 10G, Phironin 800WP, Regen 0,3G. Phun các loại thuốc sâu Amate 150SC,Mace 75SC, Sumicidin 10EC.

Khi phun không nên sử dụng nồng độ cao và tránh giai đoạn ra hoa rộ.

5.3/ Biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp

Canh tác cây dâu trong nhà ni lông: Đảm bảo độ cao, thông thoáng.

Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, ni lông phủ luống.

Chọn giống mô, ngó sạch bệnh.

Mật độ trồng thưa thích hợp, cắt tỉa lá bệnh thường xuyên.

Bón phân cân đối NPK, chú ý tăng cường kali trong mùa mưa.

Phun định kỳ thuốc bảo vệ thực vật.


THAM KHẢO THÊM :

Kỹ thuật trồng Dâu Tây ở Đà Lạt

Ðà Lạt nằm ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển, trong vùng nhiệt đới nhưng mang tính chất của vùng bán ôn đới. Vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX, sau khi khám phá ra cao nguyên Lang Bian theo chân người Pháp, dâu tây được đưa vào trồng thử nghiệm tại Ðà Lạt.

Cây dâu tây đang trồng có tên khoa học là Fragaria vesca L., kết quả của sự lai ghép giống F. Chiloensis duch và F. Virginiana Duch. Người Anh gọi là "Strawberry", người Pháp gọi là "Fraisier", khi đem qua Việt Nam vì có nguồn gốc từ Pháp nên được gọi là "dâu tây".

Dâu do người Pháp mang sang đầu tiên trái nhỏ, màu sắc nhạt nhưng có mùi đặc trưng. Ðến năm 1963, một số giống mới được du nhập từ Mỹ sang, trái có màu đậm cho năng suất cao, mùi vị không thơm bằng giống dâu Pháp, để đáp ứng khẩu vị và nhu cầu của thị trường, trong quá trình mở rộng diện tích hai giống dâu này phát triển song song với nhau. Sau đó 30 năm, vào tháng 3.1994, Phân viện sinh học Ðà Lạt nhân giống thành công giống HO của Nhật và tiếp sau đó các công ty nghiên cứu giống tại
Lâm Ðồng đã cho du nhập vào nhiều giống như Xuân Hương, Mỹ đá? Càng về sau, chất lượng và sản lượng dâu càng được nâng cao, đặc biệt các giống này có thể vận chuyển đi xa nhờ thịt quả cứng và chắc.

Thời vụ trồng dâu tại Lâm Ðồng trước đây vào khoảng tháng 8, 9. Mùa thu hoạch chính từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với năng suất bình quân 7 tấn/ha. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong canh tác dâu được nhà nước quan tâm hỗ trợ như: trồng từ cây cấy mô, trồng phủ ni lon trên mặt luống, trồng trong nhà mái che, nhập giống mới? đã tăng năng suất của dâu tây lên 11-13 tấn/ha và có thể trồng quanh năm. Dâu tây là loại quả có mùi thơm quyến rũ, vị ngọt thanh pha lẫn vị chua được người tiêu dùng ưa chuộng. Khả năng cung cấp năng lượng của dâu tây không cao (100g dâu tây cho khoảng 34 Calo) nhưng cung cấp nhiều loại sinh tố cần thiết cho cơ thể con người. Trong phần thịt của quả dâu tây có các loại sinh tố A, B1, B2 và đặc biệt là lượng sinh tố C khá cao, hơn cả cam, dưa hấu? Ðây là tính ưu việt của quả dâu giúp tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm cúm và chống stress.


Thu hoạch dâu tây ở nhà vườn Đà Lạt (Nguồn ảnh: Báo SGGP)

Vì sản lượng dâu của nước ta chưa nhiều, chưa phổ biến nên đa số quả dùng ở dạng tươi, làm rượu vang dâu, các loại kem cao cấp, sữa tươi dâu tiệt trùng, tạo hương cho một số loại bánh mứt khác? Trong tương lai khi công nghệ đóng khô dâu tây được áp dụng, ngành dâu tây của tỉnh có thể phát triển đạt những thành tựu đáng kể. Quả dâu tây đóng khô là sản phẩm mới rất tiện lợi cho người tiêu dùng vì giá trị sử dụng của nó đa dạng, hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ hư hỏng và tiện lợi trong việc vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Dâu tây thích nghi nhiều loại sinh thái khác nhau: ôn đới, Ðịa Trung Hải, cận nhiệt đới và á ôn đới. Tại Lâm Ðồng, dâu tây có thể canh tác từ độ cao 600m đến 1.500m so với mặt nước biển (Bảo Lộc - Ðà Lạt).

Hiện nay, do ảnh hưởng cơ chế thị trường và nông dân chưa quan tâm nhiều đến việc trồng và phát triển cây dâu tây nên diện tích còn rất nhỏ, chủ yếu ở Ðà Lạt (khoảng 50-60ha), sản lượng dâu thu hoạch hằng năm 500-600 tấn. Trong tương lai, tỉnh Lâm Ðồng nói chung và Ðà Lạt nói riêng cần phấn đấu mở rộng diện tích canh tác nhằm nâng cao sản lượng dâu tây cho người tiêu dùng quả tươi và phục vụ cho công nghệ đóng khô cung cấp cho các công ty chế biến sữa như Vinamilk, Foremost, công ty rượu, nhà máy sản xuất bánh kẹo? hay có thể xuất khẩu. Tiềm năng phát triển cây dâu tại Lâm Ðồng còn rất lớn, ngoài việc góp phần đa dạng hóa cây trồng của tỉnh, dâu tây còn gắn liền với công nghệ chế biến giải quyết công ăn việc làm cho một số bà con nhân dân trong tỉnh và tăng thu nhập cho người trồng dâu.

Công dụng "trên cả tuyệt vời" của dâu tây

Dâu tây chứa rất nhiều dưỡng chất nên rất tốt cho chúng ta đấy!

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong dâu tây có chứa rất nhiều vitamin C – một chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa cực hiệu quả. Chính vì vậy, nó có thể làm tăng sức đề kháng, ngăn cản sự viêm nhiễm trong cơ thể của chúng ta.

Đặc biệt, theo nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia, khả năng chống oxy hóa của dâu tây có thể phát huy tác dụng chỉ trong vài tuần lễ. Mức protein C-reactive (loại protein biểu hiện tình trạng viêm nhiễm của cơ thể) có thể giảm tới 14% chỉ sau một tuần bổ sung dâu tây vào thực đơn thôi đó!


Công dụng "trên cả tuyệt vời" của dâu tây 1

Ngăn chặn đủ loại bệnh nguy hiểm

Đặc tính chống oxy hóa trong dâu tây có thể ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể, giúp bảo vệ mắt, tăng cường sự khỏe mạnh cho giác mạc và võng mạc, nhất là khi tiếp xúc với tia tử ngoại.


Không chỉ thế, các chất có trong dâu tây như lutein, zeathacins, acid ellagic, các loại vitamin A, B1, B2, C và chất xơ chính là những “liều thuốc” rất tốt giúp chúng ta phòng chống các căn bệnh như táo bón, viêm ruột, tiểu đường, và thậm chí là cả ung thư nữa nhé!

Người bạn tuyệt vời của làn da

Lượng vitamin giàu có trong dâu tây chính là người bạn tuyệt vời cho làn da của chúng ta. Nó không chỉ làm tăng cường quá trình tổng hợp collagen, mà còn cải thiện độ đàn hồi, chống lão hóa, giúp da luôn căng mịn, tươi trẻ.

Ngoài ra, acid ellagic trong dâu tây còn giúp ngăn ngừa sự phá hủy collagen và chống viêm rất hiệu quả. Nó giúp bảo vệ da khỏi các các nếp nhăn và tác động xấu của tia tử ngoại.


Công dụng "trên cả tuyệt vời" của dâu tây 2

Mặt nạ mật ong dâu tây


Rửa sạch dâu tây bỏ vào một chén nhỏ và ngâm với giấm trắng. Đổ hết dấm ra ngoài và rửa sạch dâu lại một lần nữa, bạn hãy chắc giấm không còn bám trên quả dâu. Để dâu khô trong một miếng vải sạch hoặc khăn giấy.

Dùng nĩa đánh nát dâu trong một chén nhỏ. Thêm một vài giọt mật ong và trộn đều.

Bạn có thể sử dụng ngay hỗn hợp này, thoa đều lên mặt và đợi khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm và vỗ nhẹ cho khô để làn da thật sạch và tươi mát.

Mặt nạ dâu tây tinh bột ngô


Bỏ ½ tách nước dâu tây tươi, sạch, 1 muỗng sữa tươi và 1 muỗng tinh bột bắp vào trong một chén nhỏ. Trộn đều các thành phần này lại với nhau cho đến khi tạo thành hồ keo.

Thoa đều lên mặt và đợi khoảng 20 phút.

Rửa sạch mặt với nước ấm và vỗ nhẹ cho da khô.

Có lợi cho tim mạch

Theo các chuyên gia đến từ Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng thuộc Canada, việc tăng cường dâu tây trong khẩu phần ăn có thể ngăn cản quá trình oxy hóa, hạ thấp lượng mỡ trong máu, giúp kiểm soát được cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường…

Các chất trong dâu tây có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, giúp bảo vệ tim mạch, chống lại ảnh hưởng có hại của cholesterol LDL. Ngoài ra, chất kali có trong loại quả này có thể giúp điều hòa huyết áp và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ natri nữa cơ đấy!

Làm trắng răng

Acid malic trong dâu tây có vai trò như một chất tẩy trắng rất an toàn đối với men răng. Cùng với đó, nguồn vitamin C dồi dào còn giúp làm trắng và lấy đi những vết ố vàng trên răng.

Chính vì thế, các bạn có thể dùng dâu tây để làm trắng răng bằng những cách rất đơn giản như sử dụng những lát dâu mỏng hoặc trộn với soda để thoa lên bề mặt răng. Tuy nhiên, sau đó, chúng ta vẫn cần đánh răng lại để tránh trường hợp chất đường trong dâu tích tụ và làm hỏng răng nhé!





Tác dụng chữa bệnh của quả dâu tây
Dưỡng da với dâu tây cực hiệu quả
Sinh tố dâu tây cho bé vừa thơm mát vừa bổ dưỡng
Sinh tố dâu tây giảm cân hiệu quả
Công thức làm mứt dâu tây cho ngày đông thêm ấm
Hướng dẫn làm bánh kem dâu tây thơm ngon
Sinh tố chuối và dâu tây đẹp da ngon miệng
Cách làm sữa chua dâu tây ngon ngọt mát giải nhiệt mùa hè




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý