Cách chăm sóc cây bồ đề cảnh đẹp nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chăm sóc cây bồ đề cảnh đẹp nhất

19/04/2015 12:20 PM
2,633

Cách chăm sóc cây bồ đề cảnh đẹp nhất. Bồ đề núi thực tế không cùng họ bồ đề nhưng do hình dáng của lá tương tự giống lá cây bồ đề nên người dân tộc Vân Kiều quê tôi đặt cho nó cái tên như vậy.




CÁCH CHĂM SÓC CÂY BỒ ĐỀ

Cây Bồ đề

Có tên khoa học: Ficus Religiosa
Có xuất xứ ở Ấn Độ, cây bồ đề được người theo Ấn Độ giáo Phật giáo cho là linh thiêng. Cây có lá hẹp hình quả tim với đầu chót dài những lá mới non có màu hồng.
Thay chậu: Cách 2 - 3 năm vào mùa xuân, trước khi các nụ bắt đầu căng phồng, với 60% đất, 10% than bùn, và 30% cát to.

Xén tỉa và giằng dây: Thực hiên công việc xén tỉa hệ thống rễ lần đầu cùng lúc khi chọn cắt tỉa phần trên của cây và thay chậu. Cắt giảm chỉ chừa lại hai lá trên các chồi non trong mùa gieo trồng. Có thể xác định vị trí của thân và các cành cây vào bất cứ lúc nào trong năm, những tốt nhất là từ mùa thu cho đến
mùa xuân. Bảo quản phần vỏ cây lúc giằng dây và thường xuyên kiểm tra để chắc chắn rằng dây giằng không cấn vào những cành cây đang phát triển nhanh.

Bón phân: Mỗi tháng một lần từ mùa xuân cho đến mùa thu và cách tháng một từ mùa thu cho đến mùa xuân.

Lưu ý: Đây là loại cây trồng trong nhà kính hoặc bên trong nhà vì nó phải sống ở một nơi có nhiều ánh sáng và được bảo quản chống lại những giao động về nhiệt độ. Phun xịt tán lá mỗi ngày ít nhất một lần từ mùa xuân cho đến mùa hè và đôi lúc cho phần còn lại trong năm. Vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao khoảng(20 - 25 độ C), ta nên phơi cây dần dần dưới ánh nắng mặt trời.

Cây Bồ đề núi

Bồ đề núi là loại cây mọc trên những núi đá cao choe leo, chỉ cần vài rễ bám vào kẽ đá, cây vẫn tràn đầy sức sống. Nó là cây chịu nắng, chịu nhiệt độ cao không thể tưởng tượng được. Mùa hè nắng như thiêu, như đốt với nhiệt độ lên đến 45 độ lại gặp trời mưa đổ xuống, đá tỏa nhiệt có thể lên đến 50-60 độ mà cây vẫn không hề ảnh hưởng. Đặc biệt, bồ đề núi là cât tự rụng là từ tháng 3 đến tháng 4, thân cây trơ trọi như cây dang chết, mãi cho tới tháng 7, tháng 8 cây mới bắt đầu đâm chồi, nảy lộc. Lộc bồ đề núi màu tím rất đẹp và sau 1-2 tháng mới đổi màu. Trong 4-5 tháng không có lá dúng vào mùa hè, nhưng thân cây không bị cháy, da không bị nứt nẻ. Sau khi tự rụng lá, bồ đề núi lại bắt đầu ra hoa. Hoa bồ đề núi màu đỏ sẫm trông rất đẹp, 1-2 tháng mới tàn. Nó là cây chịu được sự “tra tấn” khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng vẫn cho ta một loài hoa mê hồm nên rất có giá trị trong việc trồng làm cây cảnh.

Các trồng và chăm sóc: Bồ đề núi mọc trên kẽ đá nên khi khai thác thường không đào được rễ mà chỉ cắt ngang mặt đá đem về trồng trong cát sạch, sau 3 tháng rễ ra nhiều mưois đưa vào chậu. Nếu cẩn thận hơn nữa thì cho xỉ than + phân bò hoai mục hoặc trấu mục vào chậu, sau đó đổ một lớp cát sạch dày 10cm rồi trồng cây bồ đề lên cát và tiếp tục đổ cát sạch vùi lên lấp hết phần rễ bị cắt. Điều quan trọng nhất là lúc trồng xong, tưới một lần đãm nước. Trong 1 tháng đầu chỉ cần phun nước giữ ẩm cho cây là an toàn. Nếu tháng đầu ngày nào cũng tưới đẫm nước thì tỉ lệ sống sót là rất thấp.

Sau 6 tháng, bạn có thể ngâm nước vô tư và có thể nhổ cây lên treo vài ngày rồi trồng lại vẫn sống như thường. Đặc điểm của cây bồ đề núi là nhiều cành cùng mọc chem nhau treoecs điểm cắt cành nên dễ dàng cho chúng ta tạo ở đó nhiều cành để khi ra hoa, chúng trở thành nhiều đốm hoa trên thân cây, trông rất dẹp mắt.

Kỹ thuật chăm sóc cây bồ đề

 Đặc điểm sinh thái:

Bồ đề là loài cây tiên phong, đòi hỏi nhiều ánh sáng, chịu rét tương đối khoẻ nhưng không chịu được nhiệt độ cao và khô hạn. Cây phát triển mạnh trên đất sâu ẩm, tơi xốp, đất trồng lúa nương sau 1-2 vụ. Ở vùng cao thích hợp với loại bồ đề nhiều nhựa. Ở vùng thấp nên trồng bồ đề ít nhựa để lấy gỗ.

Giá trị kinh tế:

Gỗ bồ đề mềm, nhẹ, thớ mịn và đều, ít cong vênh, dễ xẻ, dễ chẻ nhỏ bóc thành tấm mỏng rất thuận tiện trong công nghiệp giấy, làm diêm, tăm… Nhựa bồ đề (cánh kiến trắng) thơm dùng trong công nghệ thực phẩm nước hoa và trong y học…

Kỹ thuật gây trồng:

Chủ yếu và phổ biến là gieo hạt thẳng. Thời vụ trồng thích hợp từ tháng 10 đến tháng 12.

Xử lý hạt: Ngâm hạt vào nước lã lấy hạt chìm ngâm trong nước 2 sôi 3 lạnh từ 3-6 tiếng rồi ủ 1-2 ngày sau đó đem gieo.

Mật độ trồng 2500 cây/ha (cây Xcây = 2m; Hàng X hàng = 2m). Cuốc hố 40X40X40 cm, lấp đất nhỏ và gieo hạt ngay, mỗi hố 4-5 hạt dùng đất tơi nhỏ lấp kín hạt dày 2cm.

Chăm sóc:

Năm thứ 1:

Lần 1: Xới nhẹ xung quanh gốc

Lần 2: Phát cỏ dại, cuốc quanh hố sâu 10-15cm, đường kính 180cm, tỉa chỉ để lại 1 cây tốt trong hố.

Lần 3: Phát cỏ dại, dây leo chèn ép, vun gốc.

Năm thứ 2: Phát chăm sóc, tỉa thưa, chỉ để lại 1600 -1700 cây/ha.

Năm thứ 3: Tỉa còn 1200-1300 cây/ha.

Năm thứ 4: Tỉa còn 900-1000 cây/ha.

Bảo vệ rừng trồng tránh sự phá hoại của trâu bò. Thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để có biện pháp diệt trừ, tránh để lan rộng gây ảnh hưởng đến rừng trồng.

Cây bồ đề, sức sống bất diệt

Chuyện cây bồ đề gắn với văn hóa tâm linh và được ví như là cây của tạo hóa, cây thiêng của Thủ đô và nhiều vùng miền khác đã trở thành tâm điểm dư luận trong suốt tuần qua.

Tại Ấn Độ, gốc bồ đề thiêng đã bị hủy hoại và tàn phá nhiều lần nhưng vẫn luôn có một chồi non vươn lên và sau một thời gian lại sum suê cành lá xanh tốt. Liệu cây bồ đề góc đường 19/12 có khả năng sống lại được như ban đầu? 

Xót xa lắm...

Chúng tôi gặp Thượng tọa Thích Thanh Nhã (trụ trì chùa Trấn Quốc) vào một buổi chiều cuối tuần mà không báo trước. Hôm đó, thày cùng các đệ tử trong chùa khá bận rộn vì trùng vào hôm mùng một có nhiều người đến thắp hương, vãn cảnh chùa lại có hai gia đình mới có chuyện buồn, đến chùa nhờ chốn cửa Phật được siêu thoát.

Cây bồ đề bị "bứng" đi, được trồng lại đường 19/12 vào ngày 4/11.

Chúng tôi trò chuyện với một số khách từ Nam Định và Hải Phòng đi chùa. Một người phụ nữ nhặt một lá bồ đề mới rụng từ cây bồ đề trước sân chùa cho vào túi áo ngực, cười bảo chúng tôi rằng đó sẽ là một điềm may mắn của chuyến đi lên Thủ đô thành tâm kính Phật của gia đình. 

Giữa chốn tôn nghiêm của cảnh chùa, tiếng cầu kinh của thày Nhã đều đều khiến chúng tôi dừng chân trước cửa điện lắng nghe. “Đã vào đến cửa chùa, thành tâm kính Phật, thành tâm tích đức sẽ được ấm no, hạnh phúc, để lại cho con cháu sau này nhiều tiếng thơm của đời. Phát tâm bồ đề, giúp được cho nhiều người nhiều việc có ích, thày mong các con và các Phật tử ở chùa hôm nay luôn ghi nhớ!”.

Tiếp chúng tôi về câu chuyện cây bồ đề, thày chậm rãi: “Chuyện cây bồ đề với nhà Phật có ý nghĩa rất lớn. Cây bồ đề ở chùa Trấn Quốc được mọi người chăm sóc rất kỹ lưỡng và được bảo vệ chu đáo.

Nhân đây nói chuyện cây bồ đề góc đường 19/12 mới được trồng lại, thày nghe chuyện và xem qua truyền hình mà thấy xót xa quá! Quả thực, người ta sống thực dụng và nhẫn tâm với cộng đồng, với xã hội này không thể hiểu nổi; thậm chí, họ còn không biết rằng, dưới gốc bồ đề ấy còn có  vong linh của những người đã hy sinh vì cuộc sống bình yên hôm nay của chính họ”.

Là người trồng cây lâu năm và có kinh nghiệm về chăm sóc cây cảnh, Thượng tọa cho rằng, khả năng sống của cây bồ đề góc đường 19/12 là rất thấp, khó có thể khôi phục được sự sống cho nó khi Cty TNHH Thủ đô II đã nhẫn tâm cắt đứt hết các rễ của cây, đem đi phơi nắng mấy ngày liền, trên thân cây còn nhiều vết cưa ngang dọc.

Thày hỏi chúng tôi, những kẻ như thế pháp luật có nghiêm trị được không? Không chỉ xử phạt hành chính mà còn phải có hình phạt thích đáng để làm gương cho những kẻ chỉ biết đến giá trị của đồng tiền mà quên đi những ý nghĩa tâm linh, những giá trị đạo đức, vốn là những điều tưởng chừng như họ phải hiểu mà cố tình không hiểu.

Thượng tọa Thích Thanh Nhã từ tốn: “Câu chuyện trồng lại chưa chắc đã là xong. Không chỉ thày mà còn nhiều Phật tử, công luận sẽ theo dõi việc này đến cùng”. Đưa chúng tôi thăm cây bồ đề trong khuôn viên chùa, thày Nhã giới thiệu cho chúng tôi về quan niệm của Đức Phật và những sự tích liên quan đến cây bồ đề trong Phật giáo, về cây bồ đề bên Ấn Độ, thày giải thích: “Khắp bốn phương trời, cây nào cũng có một vị thần ngụ ở đó, gọi là “thần thôn”, chặt cây bồ đề là hủy hoại thần thôn và ảnh hưởng đến tâm linh của Thủ đô, của đời sống tâm linh mọi người”.

Cây bồ đề có sức sống rất mãnh liệt…

Trò chuyện với Đại đức Thích Tâm Kiên (trụ trì chùa Diên Hựu) về cây bồ đề, chung tôi cũng ghi nhận một niềm tin lớn về sức sống của cây thiêng.

Thày kể: “Chùa Diên Hựu ở phía nam của chùa Một Cột nhưng khách đến viếng thăm và lễ Phật bao gồm cả trong và ngoài nước đều vào thắp hương ở cả hai nơi. Cây bồ đề trong khuôn viên chùa Một Cột luôn được du khách thành tâm kính bái và chụp ảnh lưu niệm. Có thể nói, cây bồ đề tượng trưng cho đạo Phật và là một trong “tứ thánh tích” của nhà Phật. Đây chính là nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giác ngộ sau 49 ngày ngồi thiền dưới gốc cây để rồi chứng tam minh lục thông.

Hằng năm, các vị nguyên thủ các quốc gia có Phật giáo khi đến đây đều đến thăm cây. Một trong những kỉ niệm mà thày nhớ nhất khi giới thiệu về cây bồ đề đó là khi Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ sang thăm Việt Nam. Là người theo Phật giáo nên khi tham quan khuôn viên chùa, ông Chủ tịch Hạ viện rất thích thú khi biết cây bồ đề ở Việt Nam được trồng từ nhánh bên Ấn Độ đem về và do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh vun trồng. Sau đó, ông này đã tặng lại chùa Diên Hựu một chiếc bát bằng bạc để kỉ niệm”.

Ở góc độ khác, thày Kiên tâm sự: “Đã nhiều lần cây bồ đề bên Đức Phật bị giặc ngoại xâm và các yếu tố ngoại cảnh tác động nhưng rất kỳ lạ là sau mỗi lần như vậy, cây không hề chết mà vẫn có một chồi non nhú lên rồi xanh tốt, sum suê. Thày thì tin rằng và luôn mong muốn rằng, cây bồ đề góc đường 19/12 sẽ sống và sẽ trở lại như ban đầu vào một ngày không xa. Cây bồ đề có sức sống rất mãnh liệt con ạ”. 

Đại đức Thích Tâm Kiên cũng cho rằng, sở dĩ thuật ngữ “Phát tâm bồ đề” hay được các vị trụ trì và nhà Phật dùng để giảng dạy và căn dặn các Phật tử bởi vì lá bồ đề giống như hình trái tim, phát tâm bồ đề là hướng con người tới việc thiện, làm việc có ích và dành tình cảm cho nhau từ chính trái tim mình. Sự chân thành và hướng thiện là điều con người luôn mong mỏi ở chính bản thân mình và giữa mọi người với nhau. Thày Kiên suy nghĩ: “Hành động bứng cây bồ đề trước đó hay dù cho có là cây gì đi chăng nữa cũng là một việc làm động đến truyền thống văn hóa của người dân Thủ đô và đáng lên án, một hành động không phải vì cộng đồng mà chỉ vì lợi ích của một vài người mà thôi”.
 
 Lời kết

Câu chuyện về cây bồ đề sẽ còn tiếp tục và sẽ còn là đề tài thu hút sự chú ý của dư luận khi khả năng sống lại của cây đang được đặt lên hàng đầu. Đã có nhà khoa học đề nghị xin cứu cây bằng phương pháp riêng của mình sau khi đã thành công trong việc cứu cây đa Tân Trào ở Tuyên Quang.

Hành động thiện chí được nhiều người dân ủng hộ và đồng tình nhưng ở góc độ khác, trách nhiệm và hình phạt xứng đáng với hành vi vô văn hóa, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng của các cá nhân liên quan cũng cần phải được xem xét.

Nhìn nhận dưới góc độ của các nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử, sự kiện 19/12 luôn ghi dấu ấn khó quên của quân và dân Thủ đô khi kiên quyết chọn con đường đấu tranh, kháng chiến, quyết không khoan nhượng với kẻ thù xâm lăng.

Những người con Hà Nội đã ngã xuống vì bình yên của dân tộc và nằm yên nghỉ dưới gốc bồ đề trở thành điểm tựa tinh thần, thành một di tích lịch sử văn hóa phải được trân trọng và giữ gìn cho con cháu muôn đời. Việc cây bồ đề thiêng tồn tại một cách ngẫu nhiên ở chính địa điểm này là một tượng đài xanh không thể thiếu của lịch sử Thủ đô qua những năm tháng hào hùng.

Rõ ràng, việc ngang nhiên bứng cây bồ đề thiêng đi chỗ khác rồi đem về trồng lại là câu chuyện chưa thể có hồi kết thúc. Người dân vẫn đang chờ một hành động và câu trả lời thỏa đáng từ phía chính quyền cho những thắc mắc và búc xúc suốt thời gian qua.




Hướng dẫn trồng cây si cảnh
Cách chăm sóc cây sanh
Những cây cảnh đặt trong nhà
Cách trồng hoa bồ công anh
Trồng cây gì trước nhà thì tốt
Phong thủy cây cảnh trong nhà
Ý nghĩa của các loại cây cảnh
Kinh nghiệm du lịch Tam Cốc Bích Động 2013
Kỹ thuật trồng cây trên đá


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý