Cách uốn cây cảnh Bon sai thành hình dáng rất nghệ thuật

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách uốn cây cảnh Bon sai thành hình dáng rất nghệ thuật

19/04/2015 12:20 PM
1,510

Cách uốn cây cảnh Bon sai thành hình dáng rất nghệ thuật. Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.





CÁCH UỐN CÂY CẢNH BON SAI

Trước khi uốn, ta tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.



Tiến trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau. Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng của cây.
Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng. Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây.
Uốn cành
 alt

















Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi - lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngòeo sẽ giữ nguyên hình dáng.

Kỹ thuật uốn cành qua hình ảnh

Phương pháp uốn cành

Phương pháp uốn cành

Phương pháp uốn cành 5 4 6














Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Trước khi uốn, ta tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.

Tiến trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau. Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng của cây.
Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng.

Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây.

Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi - lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngòeo sẽ giữ nguyên hình dáng.

Uốn cành sửa các khuyết tật cây Bonsai

1.Uốn cành bằng cách cột dây

Dùng dây nhợ chắc và thanh kim loại cứng. Quấn vài vòng nhợ lên đoạn uốn cành .Đặt thanh kim loại dọc theo thâncâyphía đối diện với hướng mà bạn muốn uốn thâncây cho thẳng. Quấn chặt dây nhợ quanh thanh kim loại và thâncây để ghịt chặt thân cây vào thanh kim loại. Phương pháp ngược lại dùng uốn cong một cành nào đó của một thân cây, nhánh cây đang quá thẳng :

- Dùng thanh kim loại có độ uốn cong tương ứng với phần thân mà ta muốn uốn cành;

- Dùng dây hay miếng cao su buộc ở phần muốn uốn;

- Buộc một đầu thanh kim loại ở vị trí bên dưới bằng sợi nhợ chắc;

- Uốn cong đoạn thân cho khít với vùng cong của thanh kim loại;

- Buộc chắc đầu bên kia của thanh kim loại vào thân cây.

- Quấn dây nhợ lên thanh kim loại và thân cây để buộc chặt chúng lại.

Uốn cành được nhà vườn dùng để sửa chữa kiểng cổ trong đó thanh kim loại thường được uốn cong hình chữ S-và dùng dây chuối hay dây thừng quấn quanh thân, cành vào thanh kim loại uốn cong đó.

Những đoạn cong trên thân Bonsai luôn phải dùng cách uốn cành

Những đoạn cong trên thân Bonsai luôn phải dùng cách uốn cành

2. Uốn cành bằng cách dùng cảo

Dùng các loại cảo tương ứng với thân, cành muốn uốn cong

- Ghịt 2 đầu trên và dưới của cảo vào thân cây ở phía trên và phía nơi sẽ uốn cong. Ở vị trí này có thể dùng cao su chêm,lót cho khỏi trầy da, hư vỏ.

- Phần lực đẩy của cảo sẽ tác dụng lên vị trí giữa nơi đó có lót chêm bằng tấm cao su sao cho vỏ cây khỏi bị tróc ra.

- Tăng cảo từ từ, ngày này qua ngày khác. Hoặc tang cảo một lần không vượt quá độ giòn gãy của thân.

Duy trì cảo như thế trong một thới gian khá lâu đủ thời gian cho các vết rạn nứt của vỏ cây nơi vị trí bị cảo lập liên lạc với nhau.

Dùng vải dày hoặc cao su để chêm, lót và dùng cảo để uốn thân cây.

Sau đó quấn vải dày hoặc cao su quanh thân cây ở ngay phía trên chỗ gắn cảo và cột ghịt thân cây vào thanh sắt.

Kỹ thuật chẻ tạo cây cảnh có bộ rễ đều

Anh Võ Văn Kiệt ở ấp 8 xã Sơn Phú, huyện Giồng Trôm (Bến Tre)- một người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề làm cây, anh cũng là người đầu tiên áp dụng kỹ thuật chẻ rễ để tạo một cây mới.



Quy trình này bắt đầu từ khi cây được chiết mọc rễ xung quanh vết cắt, bó bầu trồng vào chậu và khi rễ đã khỏe khoắn thì tiến hành chẻ. Kỹ thuật này có ưu điểm là tiết kiệm được phôi cây, thay thế được những phần gốc không ưng ý đồng thời tạo được những bộ rễ đồng đều ưa nhìn.

Việc chẻ rễ có thể tiến hành nhiều lần tùy theo nhu cầu của người chơi, phương pháp cũng đơn giản dễ làm, cơ bản chia làm 2 bước:

Bước 1- Chiết và nuôi cây: Lột một đoạn vỏ quanh nơi định chiết rồi dùng chất trồng bó lại đợi đến khi phần được chiết ra rễ đều thì cắt trồng vào chậu, chăm sóc kỹ cho cây phát triển tốt.

Bước 2 - Chẻ rễ: Khi cây phát triển và bộ rễ tương đối khỏe thì lấy cây ra khỏi chậu, cào sạch chất trồng và tiến hành chẻ, độ dài của vết chẻ thường từ 5-10 cm tùy thuộc vào độ lớn của thân cây, sau đó xếp lại rễ theo ý muốn rồi trồng lại vào chậu.

Có thể tiến hành chẻ rễ 2-3 lần cho một cây để tạo nhiều rễ.

Chẻ rễ,
Trồng vào chậu:

Chăm sóc tốt, sau một thời gian rễ đã mọc tương đối đều:

và bộ rễ đã cơ bản hòan thiện:

Lưu ý: chỉ áp dụng cho cây có nhiều nhựa, dễ tính, sức sống mạnh như sanh, si, đa, gừa ...

Uốn cành mềm sử dụng dây mềm và dây đồng

Một số loài cây có sự phát triển cành dẻo và dễ uốn cành dày 1cm, tạo điều kiện cho ta dùng dây kim loại mềm và đàn hồi (dây đồng) để đưa hướng của cành đó đúng như ý muốn. Ta có thể thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật cuốn dây đơn giản..

Tuy nhiên, nó cũng là cách chứa mối nguy cơ hỏng cành, hư hại có thể xảy ra cho chi nhánh và vỏ cây do dây đồng gây ra.

Cây Sồi làm mẫu



Đây là một
cây sồi , cành của nó khá dễ uốn, nhưng nó có vỏ mỏng dễ bị tróc bởi dây đồng. Tương tự như cây sồi, nhất là cây lá kim: thông, bách xù ...và cả sanh, si, đa có cành dễ uốn có thể sử dụng phương pháp này.

Sồi - loài cây sớm rụng lá, sinh sống trong khu vực từ các vĩ độ hàn đới tới khu vực nhiệt đới, sức tăng trưởng khá tốt, cành khá dẻo cho phép uốn với góc độ lớn (nhưng quá lớn sẽ bị gãy).


Cành phía trước ảnh to khoảng 1cm đường kính, nó mọc hướng về phía trước thay vì hướng về bên phải. Vì thế ta cần uốn nó hướng về bên phải. Các mũi tên đỏ trong hình là hướng cần uốn tới vị trí mới.

Image

Phần gạch đứng song song là cành đã được

Phần gạch đứng song song là cành đã được


Để bảo vệ vỏ cành ta cuốn chặt cành bởi dây mềm, kín nhất phần sẽ bị uốn: sử dụng dây bẹ, ngâm dây trong nước 30 phút, sau đó cuốn kín, nhiều lớp xung quanh cành quá điểm sẽ uốn cho tới đầu cành. Nên sử dụng dây dài thay cho việc gồm nhiều đoạn dây ngắn. Cuốn xong, ta làm ướt toàn bộ, như thế sẽ dễ thao tác uốn. Tiếp ta dùng dây đồng lấy thân hoặc cành to hơn làm điểm bắt đầu, cuốn chặt ra phía cành sẽ uốn, như thế để đảm bảo cành được bảo vệ do lực căng khi uốn bị phân tán ra cả cành thay vi tại điểm uốn.


Trước hết, ta dùng 1 tay nắm chặt gốc điểm uốn để cố định và làm điểm tựa, tay kia cầm phần cành cách điểm uốn 1 chút, uốn từ từ sang các hướng khác nhau từ góc độ nhỏ, tăng dần góc tạo độ dẻo tại điểm uốn. Hãy lắng nghe âm thanh phát ra từ điểm uốn, đảm bảo xem có thể uốn tiếp vối góc độ lớn hơn không. Nếu có bất kỳ sự nghi ngờ, để an toàn ta nên dừng và định vị trí tại đó. Nếu chưa đúng vị trí ý muốn, có thể để sau 1 thời gian khi cành đã định vị lần 1, ta tiếp tục uốn gò lần 2...

Để định vị cành ở vị trí mới, ta sử dụng chính độ cứng của dây đồng hoặc dùng dây căng kéo, cọc ghim cành định
vị.

Định vị cành mới

Định vị cành mới


Sau khi hoàn tất, cành bị uốn ít nhiều bị tổn thương, ta cần phái chăm sóc thúc đẩy sự phát triển của cây, để cành được chữa lành.

P/S: Cách này có 1 khuyết điểm: điểm đầu của dây động cuốn trên thân cây (hoặc cành to) chưa được bảo vệ và khi sử dụng dây kim loại, sau một thời giain cây phát triển to hơn sẽ để lại vết hằn theo hình cuốn của dây, việc sử dụng dây bẹ cuốn khó khăn khi gỡ bỏ, có thể gây hại là gãy nhánh khi gỡ.
Đơn giản hoá nó hơn, ta dùng dây băng cách điện, sẵn có, tiện, dễ gỡ bỏ, xem hình:
Sử dụng băng cách điện



Kỹ thuật ghép rễ Bonsai Email

Rễ là thành phần không thể thiếu của thực vật. Rễ có các chức năng:Làm cho cây đứng vững trên mặt đất.
Hút nước và muối khoáng để nuôi cây và phát triển.


Đối với tác phẩm bonsai, rễ còn là yếu tố làm tăng thêm vẻ đẹp, cũng như tạo cảm giác già cỗi (nhất là rễ lồi trên mặt đất). Do đó một cây bonsai hoàn chỉnh phải có một bộ rễ hoàn chỉnh, không thể khiếm khuyết (tất nhiên để che lấp sự khiếm khuyết đó người ta sẽ sử dụng nhiều cách như dùng cỏ, rêu, đá để che chắn). Nhưng tôi thiết nghĩ là chúng ta nên tạo nơi khiếm khuyết đó một số rễ cần và đủ. Để làm được điều này chỉ còn cách là ghép rễ.

Chủng loại cây ghép rễ:
Nói chung tất cả các chủng loại cây dùng làm bonsai đều có thể ghép rễ, thí dụ: cần thăng, mai chiếu thủy, gừa, sanh, si, sộp v.v... miễn là chúng cùng loài với nhau.

Phương pháp ghép rễ:
Trước hết ta chọn một cây nhỏ cùng chủng loại với gốc sao cho tương đối phù hợp với dáng thế của cây và ý muốn dàn dựng bộ rễ nơi khiếm khuyết đó.
Nhổ cây bonsai ra khỏi chậu và giũ sạch đất, kết hợp với tỉa bớt cành lá.
Dùng một lưỡi khoan - vừa bằng đường kính cây nhỏ mà ta muốn lấy làm rễ - khoan xuyên gốc cây bonsai nơi mà ta muốn rễ mọc ra từ đó.
Sau đó ta nhét cây con vào lỗ đã khoan cho xuyên suốt gốc cây và ló ra ngoài từ 2cm - 3cm, lấy dây buộc chặt để cố định rễ ghép ở nơi muốn ghép. Lấy mỡ bò trộn ký ninh hoặc mác-tít trét kín khe hở ở hai đầu để nước không ngấm vào. Xong trồng lại vào chậu đã thay phân đất mới kết hợp sửa bộ rễ cũ và mới theo ý muốn. Tưới cây và để vào nơi thoáng mát, khuất gió khoảng một tháng rồi chuyển dần ra nắng.
Cây con dùng làm rễ sẽ nẩy chồi khắp nơi ở cả hai đầu và ta để cho nó phát triển tự do. Trong vòng 4 - 6 tháng thì cây con dùng làm rễ sẽ lớn dần ra bít kín những khe hở và dính liền da với gốc ghép. Sau đó ta cắt nốt 2cm - 3cm phần ló ra cho sát gốc ghép và lảy hết những cành lá mọc ở rễ ghép. Như thế ta đã có được một bộ rễ như ý vì đã dính liền với nhau nên chúng nuôi sống lẫn nhau. Với phương pháp này ta có thể ghép cùng lúc 3 - 4 rễ quanh gốc.
Lúc đầu mới nhìn ta dễ phân biệt ra rễ ghép vì nó có màu sáng hơn gốc. Nhưng càng về lâu thì màu rễ và gốc sẽ giống nhau nên rất khó phân biệt. Chúng tôi đã thành công trên các chủng loại cần thăng, mai chiếu thủy, các giống Ficus và các chủng loại khác. Chúc các bạn thử nghiệm thành công để có một tác phẩm


Cách uốn và chăm sóc cây cảnh đẹp nhất
Cách uốn cây sanh cảnh tạo thành hình đang rất đẹp
Chăm sóc cây sung nhanh ra quả
Cách làm vòng hoa giáng sinh ấm áp ấn tượng
Hướng dẫn trồng cây si cảnh
Kỹ thuật chăm sóc cây sung cảnh
Cách chăm sóc cây sanh
Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý