Bà bầu ăn bí đao có tốt không?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bà bầu ăn bí đao có tốt không?

19/04/2015 12:20 PM
8,795

Theo các chuyên gia thì quả bí đao không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp phòng bệnh ở phụ nữ mang thai.


 

Bí đao: Vị thuốc quý cho phụ nữ mang thai

 

Theo Đông y, bí đao được gọi là đông qua, có vị ngọt, tính hàn, không có độc tính. Có tác dụng lợi phế, giải nhiệt, nhuận tràng, có lợi cho phụ nữ mang thai.

Báo điện tử Kiến thức cho biết, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có nhiều tác dụng tốt đặc biệt có thể giúp chữa nôn mửa cho phụ nữ mang thai.

Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn, đông qua, bạch qua, chẩm qua... vị ngọt nhạt tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, hóa vị, trừ phiền chỉ khát (làm mát ruột và hết khát), lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, làm hết phù), giải độc và giảm béo...

Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đàm nhiệt suyễn khái (bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt), nhiệt bệnh phiền khát, tiêu khát (tiểu đường), thủy thũng (phù do bệnh thận, bệnh gan...), tiểu tiện bất lợi, tả lỵ do nhiệt, mụn nhọt, béo phì... Đặc biệt, bí đao rất thích hợp cho phụ nữ mang thai nôn mửa nhiều thuộc thể vị nhiệt.

Bài thuốc chữa bệnh từ bí đao cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai nôn mửa nhiều: Dùng bí đao ép lấy nước uống, luộc ăn hoặc chế biến thành các món ăn thông dụng khác.

Danh y Vương Mạnh Anh cho rằng: Bí đao có công dụng thanh nhiệt, dưỡng vị, sinh tân, là thức ăn quý cho phụ nữ mang thai nôn mửa nhiều.

Phụ nữ có thai ra máu: Vỏ bí đao 100g, tàm đậu (đậu răng ngựa) 100g, 2 lít nước. Tất cả cho vào nồi nấu trong 2 giờ rồi bỏ bã lấy nước uống trong ngày.

Công dụng: Kiện tỳ trừ thấp, lợi thủy tiêu thũng. Theo y học cổ truyền, đậu răng ngựa vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, lợi tiểu tiện và cầm máu, thường được dùng làm thực phẩm cho những người tỳ vị hư yếu, ăn chậm tiêu, phù thũng, tiểu tiện bất lợi, nôn ra máu, phụ nữ có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu (thai lậu).

 

bí đao vị thuốc quý cho phụ nữ mang thai 1

 

Sốt cao, ho nhiều: Bí đao 250g, gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng rồi đem nấu nhừ, chế thêm một chút đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày, dùng liên tục 5 - 7 ngày. Thích hợp với những trường hợp có sốt cao, ho nhiều.

Gẫy xương: Bí đao 150g, xương sườn lợn 100g. Đem xương sườn hầm nhừ gạt bỏ váng mỡ rồi cho bí đao, hành và gia vị vào nấu thành canh ăn. Dùng cho trường hợp gẫy xương tại chỗ sưng nề nhiều.

Rối loạn lipit máu: Bí đao 200g, lá sen 1 cái, 1 lít nước. Bí đao rửa sạch, thái miếng, lá sen thái vụn. Hai thứ cho vào nồi nấu trong 1 giờ, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát.

Công dụng: Thanh nhiệt, giải thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, sinh tân chỉ khát. Dùng rất tốt cho những người bị mụn nhọt, viêm loét miệng lưỡi, béo phì, rối loạn lipit máu...

Theo y học cổ truyền, lá sen vị hơi đắng, tính bình, có công dụng thanh nhiệt giải thử, khai vị thăng thanh, chỉ huyết, làm nhẹ mình.

Chống cảm nóng, cảm nắng: Bí đao 500g gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch rồi thái miếng, cho vào máy ép lấy nước, hòa thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày.

Công dụng: Ích tỳ, giải nhiệt tiêu độc, lợi niệu trừ phù. Dùng làm nước giải khát về mùa hè rất tốt, có tác dụng phòng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy...

Hoặc bí đao 500g, dưa hấu 500g, đường trắng vừa đủ. Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch, dưa hấu lấy ruột, bỏ hạt. Hai thứ thái miếng, dùng máy ép lấy nước rồi chế thêm một chút đường trắng, chia uống nhiều lần trong ngày.

Chữa phù thũng: Theo Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Từ Dũ, vỏ bí đao 200g, đun kỹ với nước, chắt lấy 150 ml nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày, dùng liên tục từ 5 – 7 ngày.

Hoặc bí đao 1 quả 350g gói kín bằng lá chuối đem nướng trên than hồng, khi lá chuối cháy nạo lấy thịt bí, bỏ hạt, chia hai lần  ăn trong ngày, dùng từ 3 – 5 ngày.

Trong thành phần của bí đao tuyệt đại bộ phận là nước, hàm lượng dinh dưỡng tương đối thấp và không chứa lipit. Cứ 100g bí đao có 0,4g protit, 2,4g gluxit, 19mg canxi, 12mg phospho, 0,3mg sắt và nhiều loại vitaminnhư Caroten, B1, B2, B3, C...

 

 

NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO SỨC KHỎE BÀ BẦU

Bí đao

Đây là loại thức ăn rất có lợi cho thai phụ ở những tháng cuối thai kỳ. Thời gian này, thai phụ dễ bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, tuần hoàn máu giảm, một số người nghỉ ngơi thì khỏi nhưng có người lại không. Bí đao có tính hàn, vị ngọt, nhiều nước có thể chống khát nước lợi tiểu, ngoài ra canh bí đao với thịt hoặc với cá chép còn có thể giúp bà bầu giảm nhẹ chứng sưng phù chân.

rau-cu-jpg-1367546279_500x0.jpg

Ăn rau củ quả trong thai kỳ giúp thai phụ và cả thai nhi có sức khỏe tốt. Ảnh: Thiên Chương

Dưa hấu

Loại quả không khó mua, giá rẻ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Nếu ăn thường xuyên, dưa hấu có thể giúp tăng bài tiết, từ đó đào thải lượng nước thừa trong cơ thể từ đó tiêu trừ sưng phù chân cho bà bầu.

Bí đỏ

Đây là thực phẩm rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Dinh dưỡng có trong cây và quả bí đỏ từ lá, thân, hoa, quả của bí đỏ đều có lợi, không những thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh ở thai nhi, tăng cường hoạt tính cho tế bào não, mà còn phòng trị cao huyết áp, chữa chứng phù chân, thúc đẩy máu đông, giúp hạn chế chảy máu sau sinh. Ngoài cách xào, luộc đọt non, hoa bí, bà bầu có thể nấu canh bí, cháo bí với gạo tẻ, thức ăn này có lợi cho gan thận đồng thời có tác dụng phục hồi thể lực và cảm giác thèm ăn.

Rau cần

Loại rau này có công dụng phòng tiền sản giật, một chứng bệnh thường gặp và gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con trong 3 tháng cuối thai kỳ. Rau cần có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như carotene, nicotinic acid, vitamin C, các chất này có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, tỉnh não, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp. Nhiều người thích ăn thân rau cần nhưng chất dinh dưỡng lại chứa nhiều trong lá. Loại rau này có thể rửa sạch ăn sống, trộn gỏi, xào hoặc nấu canh.

Khoai lang - rau lang

Khoai lang chứa nhiều vitamin B6 có tác dụng giảm buồn nôn trong những tháng đầu thai kỳ. Khoai lang và rau lang cũng giúp phòng ngừa chứng cao huyết áp.

 


NHỮNG THỰC PHẨM GIÚP GIẢI NHIỆT CHO BÀ BẦU


Thời tiết bắt đầu chuyển sang oi bức, những phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy thật khó chịu vì nhiệt độ cơ thể của họ thường xuyên cao hơn

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, các bà bầu nên ăn những đồ mát, có tác dụng giải nhiệt.
 

Bí đao: cũng là món ăn rất tốt trong mùa nóng bởi nó tính mát, giúp thanh nhiệt, giảm tác hại của nắng nóng. Có thể dùng nấu canh hoặc ép lấy nước uống.

Phụ nữ mang bầu những tháng cuối thường dễ bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, tuần hoàn máu giảm nhưng thường sau khi nghỉ ngơi sẽ hết. Nếu sau khi nghỉ ngơi vẫn không hết sưng phù, tình trạng nặng thêm hoặc xuất hiện các hiện tượng dị thường khác thì được gọi là bệnh sưng phù trong thời kỳ bầu bí. Bí đao nấu cùng cá chép còn được biết đến như một món ăn giúp giảm nhẹ chứng sưng phù chân ở bà bầu
 

Dưa chuột: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, được dùng rất phổ biến trong mùa hè dưới dạng ăn sống, làm nộm, chế biến thành dưa muối cả quả. Dưa chuột còn có thể xào với một số loại thịt thành những món ăn khá hấp dẫn.

Ngoài ra, một hỗn hợp bao gồm cần tây, dưa chuột, cà rốt và gừng là một thức uống rất mát và khá nhẹ nhàng, thậm chí nó còn giúp bà bầu tránh khỏi những cơn buồn nôn. Bạn có thể thêm một ít táo hay chanh để tạo vị ngọt ngọt chua chua, khá dễ uống.
 

Củ đậu: có tác dụng giải nhiệt, giải khát vì trong thành phần củ đậu có đến 80-90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột. Ngoài ra củ đậu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng khác như: sắt, canxi, photpho, vitamin C... cần thiết cho cơ thể.

Củ đậu là một thức ăn lý tưởng của mùa hè: Vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, giải rượu rất tốt, chữa chứng ăn không tiêu. Người ta thường dùng củ đậu để ăn sống, làm gỏi, nấu canh, xào với thịt hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống giải khát.
 

Củ năng còn gọi là củ Mã thầy: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, dùng ăn sống hoặc ép lấy nước giải khát rất tốt, đồng thời có tác dụng dự phòng tích cực một số bệnh lý viêm nhiệt mùa hè như viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi, viêm môi, miệng, viêm dạ dày, ruột...
 

Trong mã thầy, có 68,52% nước; 18,75% tinh bột; 2,25% protein, 0,19% lipid; đường; pectin; các muối calci, phospho, sắt; các vitamin A, B1, B2, C... và một hoạt chất gọi là puchiin có tác dụng kháng khuẩn, hạ huyết áp và phòng ngừa ung thư.

Trong dân gian, củ mã thầy thường được dùng để ăn chơi hoặc tráng miệng sau bữa ăn. Củ mềm, giòn, nhiều nước, vị ngọt. Nhiều người sử dụng mã thầy dưới dạng thức ăn - vị thuốc làm cho mát như lấy củ thái nhỏ, nấu với bột đậu xanh làm chè lục tàu xá hoặc hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột.
 

Rau dền: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, bổ khí, lợi tiểu. Đây là loại rau chứa rất nhiều chất khoáng cần cho quá trình tăng trưởng của thanh thiếu niên.
Các chuyên gia dinh dưỡng phân tích rằng: rau dền chứa rất nhiều protid, lipid, glucid, nhiều vitamin, sắt và chất khoáng.

 Chất beta – caroten trong rau dền cao hơn gấp hai lần so với loại cà, giúp ích cho việc nâng cao sức miễn dịch; hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với rau bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần.

Điều quan trọng là trong rau dền không chứa acid oxalic, do vậy canxi và sắt trong rau dền sau khi đi vào cơ thể rất dễ được tận dụng và hấp thu nên rất tốt cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể luộc, xào, nấu canh đều được.
 

Rau cần: Vị ngọt mặn, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, là loại rau lý tưởng trong mùa hè đối với bà bầu.

Trong rau cần hàm chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú như carotene, vitamin C, nicotinic acid, mannite, đặc biệt là một số chất dinh dưỡng trong lá rau cần phong phú hơn trong thân, có tác dụng thanh nhiệt mát máu, tỉnh não lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp. Bầu bí trong thời kỳ cuối thường xuyên ăn rau cần có thể giúp bà bầu giảm thấp huyết áp, cũng có tác dụng trị liệu đối với các chứng tổng hợp cao huyết áp do mang thai và thiếu máu do thiếu sắt gây ra bộc phát bệnh tiền sản giật.
 

Ngó sen: Không chỉ được dùng làm món gỏi, hay xào, ăn lẩu… ngó sen còn là một nguyên liệu để làm thuốc, giúp trị một số bệnh. Đông y cho rằng ngó sen khi tươi có tính hàn, ngọt mát, có thể tiêu ứ máu, thanh nhiệt, chữa ho ra máu, nôn ra máu.
 

Nấm rơm: Vị ngọt, tính hàn. Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, trong 100 gam nấm rơm khô đúng chuẩn có chứa 21-37 gam chất đạm, 2,1-4,6 gam chất béo, 9,9 gam chất bột đường, 21 gam chất xơ, rất nhiều yếu tố vi lượng như canxi, sắt, phôtpho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP... Đặc biệt trong nấm rơm, thành phần đạm vừa nhiều vừa đầy đủ các axit amin tối cần thiết, hơn cả trong thịt bò và đậu tương.

Với thành phần dinh dưỡng tốt như thế, từ lâu trong y học nấm rơm được chỉ rõ là một thức ăn tuyệt vời, có công dụng bồi bổ và thanh nhiệt tiêu độc. Đây là thực phẩm lý tưởng trong mùa nóng cho bà bầu và những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu và các bệnh lý về gan mật.


Đậu hũ được làm từ đậu nành, có vị ngọt, mát, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, giải độc và sinh nước bọt. Theo quan niệm của Đông Y, trời nóng khiến người ta dễ suy kiệt. Để khắc trị dân gian hay dùng đậu hủ tươi nấu với lá hẹ. Món này có tác dụng mát cho phổi, giải độc cho cơ thể và bổ dưỡng. Đậu phụ được chế biến từ nguyên liệu chính là đậu tương nên rất phong phú protein, chất sắt, folate, canxi và kẽm, rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
 

Nước mía: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì đường trong cây mía chiếm tới 70%, chủ yếu là đường Saccharose. Ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đó là các vitamin B1, B2, B6, C, các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt... và các acid hữu cơ có chứa acid succinic, acid fumaric, acid malic, acid citric...
 

Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng trong trường hợp ho khan ít đàm, kể cả chứng ho ra máu; còn dùng trong các chứng mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát; cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu.
 

Khi mang thai, phụ nữ uống nước mía thường xuyên không chỉ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng nước, năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể giải nhiệt, chống mệt mỏi, chống táo bón và hiện tượng nôn nghén.
 

Liều lượng hợp lý: phụ nữ mang thai có thể trạng bình thường nên uống một ly nước mía/ngày. Những trường hợp phụ nữ mang thai có nguy cơ béo phì thì nên hạn chế uống nước mía vì nó cung cấp nhiều năng lượng


 

NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG TỐT CHO BÀ BẦU

 

Có những thực phẩm không tốt cho bà bầu, vì vậy mẹ bầu cần tránh trong suốt thời kỳ mang thai của mình.

 

Ăn uống hợp lý với thực đơn lành mạnh là điều vô cùng quan trọng với sức khỏe đặc biệt khi bạn đang mang thai. Có những chất dinh dưỡng thiết yếu gồm nhiều vitamin và các khoáng chất phát triển nhu cầu của hai mẹ con, ăn uống đa dạng là điều bà bầu nên làm song có những thực phẩm mà bạn nên tránh sử dụng. 

 

Bạn có thể tham khảo danh sách những thực phẩm không tốt cho bà bầu dưới đây. 

 

Thịt tái

Hải sản, thịt bò, thịt lợn, gà… nếu chưa được nấu chín kỹ, mẹ bầu cần tránh sử dụng bởi thực phẩm tái chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như coliform, toxoplasmosis, và salmonella.

Khi dung nạp những đồ ăn không an toàn này, người mẹ có khả năng cao về sẩy thai, thai nhi chậm phát triển. Những vi khuẩn xấu có khả năng đi qua nhau thai và lây nhiễm bệnh cho em bé dẫn đến nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng của mẹ và bé. Lời khuyên chân thành từ các bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé đó là bạn cần ăn đồ ăn được nấu chín kỹ. 

 

Những thực phẩm không tốt cho bà bầu 1
Khi dung nạp những đồ ăn không an toàn này vào người, người mẹ có khả năng cao về sẩy thai, thai nhi chậm phát triển (Ảnh minh họa)

 

Cá có nồng độ thủy ngân cao

Có khá nhiều loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao mà bà bầu đặc biệt nên tránh xa, đây được cho là thực phẩm tối kỵ. Nếu bà bầu không may ăn phải hải sản chứa nồng độ cao về thủy ngân, em bé sẽ bị chậm phát triển và tổn thương não nặng. Đó là những loại cá: cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình. 

Dù khi được đóng hộp, lượng thủy ngân trong cá ngừ thấp đi nhiều so với bình thường song các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chị em vẫn nên tránh xa chúng. 

Đặc biệt, trong những bữa tiệc buffe, bà bầu nên tránh ăn sushi bởi một số loại cá được sử dụng trong món sushi có hàm lượng thủy ngân cao mà bà bầu khó lòng kiểm chứng được. 

 

Những thực phẩm không tốt cho bà bầu 2
Có khá nhiều loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao mà bà bầu đặc biệt nên tránh xa (Ảnh minh họa)

 

Thức ăn đông lạnh, hun khói

Đúng là thực phẩm đông lạnh và hun khói thường có mùi vị đặc biệt, thơm ngon do được tẩm ướp lâu trong nhiệt độ thích hợp, tuy nhiên, bà bầu nên tránh sử dụng chúng bởi chúng có nguy cơ chứa lượng vi khuẩn Listeria lớn. 

Vi khuẩn này có thể khiến người mẹ bị sảy thai, thai phụ bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nó tấn công não và hệ thần kinh của người bệnh. Không những thế nó còn là mầm mống của nhiều loại ung thư. 

 

Những thực phẩm không tốt cho bà bầu 3
Đồ ăn đông lạnh là mầm mống của nhiều loại ung thư (Ảnh minh họa)

 

Cá bị nhiễm chất độc

Bạn cần kiểm tra nguồn gốc đồ ăn đặc biệt là cá trước khi mua. Nếu như mua phải cá sống trong các ao hồ bị nhiễm bẩn, ao hồ chứa nồng độ cao về chất độc thì không ổn chút nào cho sức khỏe của mẹ và bé. Nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm với mẹ và bé là không hề thấp.

 

Những thực phẩm không tốt cho bà bầu 4
Bạn cần kiểm tra nguồn gốc đồ ăn đặc biệt là cá trước khi mua (Ảnh minh họa)

 

Trứng lòng đào

Trứng lòng đào hay bất cứ thực phẩm nào có chứa trứng lòng đào, chưa được chế biến kỹ, bà bầu nên tránh bởi trứng lòng đào chứa rất nhiều vi khuẩn salmonella. Chúng nằm trong danh sách thực phẩm tối kỵ, sẽ khiến nguy cơ sảy thai của bà bầu tăng cao. 

Trứng là một món ăn rất tốt cho thai phụ, tuy nhiên bạn cần đảm bảo rằng trứng phải được chế biến kỹ trước khi ăn.

 

Những thực phẩm không tốt cho bà bầu 5
Trứng là một món ăn rất tốt cho thai phụ, tuy nhiên bạn cần đảm bảo rằng trứng phải được chế biến kỹ trước khi ăn (Ảnh minh họa)

 

Pho mát mềm

Pho mát mềm nhập khẩu có thể chứa lượng vi khuẩn lớn Listeria – loại vi khuẩn có thể gây sẩy thai ở bà bầu. Bạn cần tìm mua những loại pho mát mềm được chế biến hoàn toàn bằng sữa tiệt trùng thì sẽ an toàn hơn. 

 

Pate gan

Bạn nên hạn chế ăn pate hay gan động vật bởi chúng có khả năng chứa nhiều vi khuẩn Listeria. Thêm vào đó, quá nhiều vitamin A có thể gây hại cho em bé của bạn.

 

Những thực phẩm không tốt cho bà bầu 6
Bạn nên hạn chế ăn pate hay gan động vật bởi chúng có khả năng chứa nhiều vi khuẩn Listeria (Ảnh minh họa)

 

Thực phẩm chứa caffeine

Mặc dù hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng, nếu bà bầu sử dụng lượng caffeine vừa phải thì không sao nhưng có nhiều nghiên cứu lại khẳng định caffeine có liên quan đến sẩy thai, sinh non, sinh nhẹ cân ở trẻ. 

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên tránh chất caffeine trong tam cá nguyệt thứ nhất để giảm khả năng xấu xảy ra. Theo nguyên tắc chung, bà bầu không nên dùng quá 200mg mỗi ngày. Caffeine là một chất lợi tiểu, nó giúp loại bỏ chất lỏng từ cơ thể và vô tình khiến mẹ bầu bị mất nước và mất canxi. 

Có thể bạn có thói quen dùng chất caffeine trước khi mang bầu song bạn nên hạn chế. Bạn có thể thay bằng nhiều sự lựa chọn khác: uống nhiều nước, nước trái cây, và sữa. 

 

Những thực phẩm không tốt cho bà bầu 7
Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên tránh chất caffeine trong tam cá nguyệt thứ nhất để giảm khả năng xấu xảy ra (Ảnh minh họa)

 

Rượu

Đây là đồ uống không hề an toàn với bà bầu, bạn cần phải tránh xa chúng. Người mẹ uống rượu có sự liên quan tới sự chậm phát triển ở trẻ. Tùy thuộc vào số lượng, thời gian, và mô hình sử dụng, tiêu thụ rượu trong khi mang thai, bạn sẽ khiến trẻ bị rối loạn các chức năng khác nhau. 

Nếu bạn có thói quen uống rượu trước khi mang thai, bạn hãy ngừng uống ngay bây giờ là tốt nhất. 

 

Rau quả chưa rửa

Rau quả rất quan trọng cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, nếu bạn ăn rau củ quả chưa được rửa sạch thì đây có thể là nguy cơ khiến bạn bị sẩy thai, con nhẹ cân, chậm phát triển, người mẹ bị chậm phát triển. 

Bạn cần rửa sạch rau củ quả trước khi ăn để tránh tiếp xúc với nguy cơ nhiễm toxoplasma, loại vi khuẩn chứa trong đất bị ô nhiễm.



(ST)
 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý