Bà bầu ăn chè khúc bạch nên hay không?

seminoon seminoon @seminoon

Bà bầu ăn chè khúc bạch nên hay không?

19/04/2015 12:20 PM
493


Chè khúc bạch là món ăn nổi tiếng ở Sài Gòn và chỉ mới rộ lên ở Hà Nội trong mùa hè năm nay. Tuy nhiên, trong chè khúc bạch thường có nhãn có thể sẽ không tốt cho mẹ bầu.



BẦU BÍ KHÔNG NÊN ĂN CHÈ KHÚC BẠCH


Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, món ăn giải nhiệt này đã nhanh chóng gây "sốt" với người dân thủ đô. Từ người già, trẻ nhỏ đặc biệt những bạn tuổi teen đều yêu thích món chè có vị thanh mát này và các mẹ bầu cũng không ngoại lệ.

Chị Thanh Hoa (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Mình hiện đang mang bầu tháng thứ 7. Bầu bí to đúng vào mùa hè nên cảm giác khó chịu, ngột ngạt vô cùng. Những ngày nhiệt độ lên đến 36-37 độ, mình chẳng thể ăn nổi cơm, thế là lại lan la quán xá để ăn những món giải nhiệt. Mình rất thích ăn chè đặc biệt là chè khúc bạch. Ngày trước đi công tác trong Sài Gòn đã được thưởng thức món ngon này. Sau đó về Hà Nội tìm mãi chẳng có quán nào. Năm nay, chè khúc bạch được bán rất phổ biến nên tạo điều kiện cho mình ăn thường xuyên. Hầu như chiều nào đi làm về mình cũng tạt qua quán quen để thưởng thức một ly chè cho thỏa cơn nóng. Chè khúc bạch với thành phần chính là hoa quả với các loại nhãn, vải dù biết là rất nóng với mẹ bầu nhưng mình nghĩ ăn 5-7 quả mỗi ngày cũng không sao.”

Bầu bí không nên ăn chè khúc bạch - 1
Chè khúc bạch nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dân thủ đô.

Không phải riêng chị Hoa có niềm “đam mê” lớn với món chè vừa ngọt thanh, vừa bùi vừa béo này. Rất nhiều mẹ bầu cũng có chung sở thích ấy. Nhất là khi tiết trời mùa hè oi nóng, thân nhiệt bà bầu còn cao hơn cả người bình thường nên việc thưởng thức một ly chè thanh mát, dịu nhẹ sẽ khiến chị em vô cùng thích thú. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên rằng phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều chè khúc bạch.

Vì sao mẹ bầu không nên ăn chè khúc bạch?

Vì sao món chè thanh mát này lại bị hạn chế với bà bầu? Trước tiên hãy cùng đi tìm hiểu thành phần của chè khúc bạch. Chè khúc bạch có thành phần chủ yếu bao gồm: đường (tạo vị ngọt nặng, nhẹ tùy người chế biến), sữa, trái cây (nhãn, vải, chôm chôm, hạt sen, đậu hũ…) để tạo mùi thơm, hạnh nhân.

Nếu như ở miền Nam, chè khúc bạch được biến tấu với nhiều loại trái cây như dâu tây, chôm chôm, hạt sen, đậu hũ… thì ngoài Hà Nội chủ yếu vẫn là chè khúc bạch truyền thống với hoa quả là nhãn hoặc vải. Chính hai loại quả này trong món chè là ‘thủ phạm’ khiến mẹ bầu phải hạn chế ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những trái cây như nhãn, vải, chôm chôm có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng lại có tính nóng, là nguyên nhân gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa. Khi bà bầu dung nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ gây xáo trộn sự phát triển bình thường của thai nhi dẫn tới xuất huyết âm đạo, đau bụng… Trong trường ăn quá nhiều nhãn, vải còn làm tổn thương thai nhi, dẫn đến sảy thai.

Bầu bí không nên ăn chè khúc bạch - 2
Thành phần trái cây chủ yếu trong bát chè khúc bạch truyền thống là nhãn hoặc vải.

Ngoài ra, những loại trái cây như nhãn, vải, chôm chôm có tính nóng cũng không được khuyến khích với những mẹ bầu bị cao huyết áp.

Không chỉ có thế, trong thành phần chè khúc bạch còn chứa lượng đường, sữa lớn. Bà bầu ăn nhiều sẽ dễ mắc tiểu đường thai kỳ, tăng cân không kiểm soát hoặc đau bụng (với người yếu bụng). Với những mẹ bầu đang có nguy cơ bị tiểu đường thì càng nên hạn chế món ăn này. Các mẹ cần nhớ rằng tiểu đường thai kỳ là căn bệnh rất phổ biến.

Thêm nữa, thành phần gelatin (trong chè khúc bạch) ngoài hàng có thể không đảm bảo. Gelatin là một chất rắn không vị, trong mờ, giòn (khi để khô), làm từ collagen lấy trong da lợn và xương gia súc. Nó thường được dùng làm chất làm đông trong thực phẩm, dược phẩm. Tuy nhiên, năm ngoái, người ta đã phát hiện ra công nghệ chế biến gelatine siêu bẩn ở Trung Quốc. Loại gelatin công nghiệp này được sản xuất từ da phế thải. Vì vậy, chị em nên cẩn trọng khi mua bột gelatin làm chè.

Chế biến chè khúc bạch an toàn cho mẹ bầu

Dù là món chè rất ngon nhưng vì có một số nguy cơ xấu với phụ nữ mang thai nên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều nhé. Lời khuyên là mẹ bầu chỉ nên ăn 2 lần 1 tuần, cách nhật. Chị em cũng nên tự tay chế biến món chè này thay vì ăn ngoài hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Để an toàn hơn cho thai nhi, mẹ bầu nên làm món chè khúc bạch với những loại trái cây khác nhau thay vì nhãn, vải hoặc chôm chôm (những hoa quả có tính nóng). Những loại trái cây nên cho vào bát chè khúc bạch của mẹ bầu là dâu tây, xoài, dưa hấu… Bà bầu cũng không nên ăn chè với vị ngọt quá đậm, sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bầu bí không nên ăn chè khúc bạch - 3
Chè khúc bạch dâu tây cực ngon cho mẹ bầu. (Ảnh: internet)

Dưới đây là hướng dẫn cách nấu chè khúc bạch dâu tây rất ngon mà an toàn cho mẹ bầu:

Chuẩn bị (cho 4 người ăn):

- 100ml sữa tươi không đường
- 100ml kem sữa tươi
- 1 thìa nhỏ tinh dầu hạnh nhân (nếu có)
- 5g bột gelatin
- 1 thìa hạnh nhân cắt lát
- 0,5 kg dâu tây (hoặc xoài, dưa hấu, mơ, nhãn, vải…)
- Nước ấm
- 20g đường cát trắng (ít, nhiều tùy khẩu vị)
- 20g đường phèn

Thực hiện:

- Cho bột gelatin ra bát, sau đó thêm vào 20ml nước ấm, hòa cho gelatin tan sơ.

- Pha kem tươi với sữa tươi và đường, nếm cho độ ngọt phù hợp với khẩu vị của bạn. Sau đó khuấy đều nhẹ tay, đun cho hỗn hợp nóng nhưng không sôi, thêm gelatin vào khuấy tan hoàn toàn. Sau đó, thêm tinh dầu hạnh nhân (hoặc vani) rồi tắt bếp. Để làm khúc bạch trà xanh, chị em hòa tan bột trà xanh như bột geletin rồi đổ vào hỗn hộp này, khuấy đều nhé.

- Đổ hỗn hợp trên vào bát sạch và để trong tủ lạnh đến khi đông lại. Để chống dính chị em nên lót một lớp màng bọc thực phẩm dưới đáy. Thế là các mẹ đã làm xong phần khúc bạch.

- Tiếp tục chế biến đến phần hoa quả: Dâu tây rửa sạch, cắt đôi.

- Hòa nước đường phèn ngọt vừa miệng rồi đun sôi, cho dâu tây vào đun sôi nhẹ lại rồi tắt bếp ngay để dâu tây không bị chín.

- Hạnh nhân rang vàng.

- Khúc bạch khi đã đông lại lấy dao xắt thành hình theo ý thích.

- Sắp khúc bạch ra bát, cho dâu tây và nước đường phèn dâu tây vào, cuối cùng rắc hạnh nhân lên trên.

Vậy là các mẹ đã tự tay chế biến được món chè khúc bạch dâu tây tuyệt ngon rồi. Bạn có thể làm tương tự với những loại hoa quả khác. Bây giờ chỉ việc thưởng thức thôi. Chúc chị em ngon miệng nhé!

Bầu bí không nên ăn chè khúc bạch - 4
Các mẹ có thể biến tấu với chè khúc bạch thập cẩm. (Ảnh: internet)


CÁC MẸ CŨNG THAM KHẢO CHẾ ĐỘ ĂN HOÀN HẢO CHO MẸ BẦU NHÉ


Một chế độ ăn lành mạnh, hoàn hảo sẽ giúp mẹ bầu tránh tăng cân mà thai nhi vẫn đủ chất.

Mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường của hầu hết chị em phụ nữ nhưng đi kèm với đó, nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ tăng rất cao. Những gì bạn ăn trong 9 tháng mang thai là vô cùng quan trọng vì những dưỡng chất đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Chính vì thế, các chuyên gia luôn luôn khuyên mẹ bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dưỡng chất để tăng cân đạt chuẩn và thai nhi phát triển tốt nhất.

Trọng lượng chuẩn khi bầu bí

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, bà bầu cần bổ sung thêm khoảng 300calo mỗi ngày đối với phụ nữ hoạt động bình thường và cao hơn một chút với những người phải vận động nhiều. Ngoài calo, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm khoảng 50% các loại vitamin và khoáng chất. Đồng thời cần thêm 10gr protein mỗi ngày để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, nhau thai và dịch tế bào ở người mẹ.

Lượng calo bổ sung mỗi ngày này phải đủ để mẹ bầu đạt mức cân nặng chuẩn là 11-13kg trong suốt thai kỳ. Nếu trước khi bầu bí, bạn chỉ khoản 40-42kg thì thời gian này cần tăng từ 14-16kg.

Thông thường, trong quý đầu mang thai, chị em chỉ nên tăng khoảng 1-2 kg. Từ tháng thứ 4 thai kỳ, mỗi tuần tăng khoảng 0,3-0,5kg là đủ. Sự tăng cân đều của người mẹ là dấu hiệu cho biết bạn đang có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và khoa học.

Mách chế độ ăn hoàn hảo cho mẹ bầu - 1
Suốt thai kỳ, chị em chỉ nên tăng từ 11-14kg. (ảnh minh họa)

Bạn đang thắc mắc, trọng lượng tăng lên đó được phân bổ thế nào? Xin chia sẻ với các mẹ:

Thai nhi: 3,2–3,6 kg
Nhau thai: 0,45-0,9 kg
Tử cung: 0,9 kg
Nước ối: 0,7-0,9 kg
Ngực mẹ bầu: 0,5 kg
Khối lượng máu: 1,2-1,4 kg
Chất béo: 2,3 kg
Mô, chất lỏng: 1,8-3,2 kg

Tổng cân nặng: 11-14 kg

Các mẹ bầu cần lưu ý, nếu bạn quá ít cân hoặc đang trong tình trạng suy dinh dưỡng, cần đi khám dinh dưỡng ngay để nhận được lời khuyên từ các chuyên gia. Các mẹ cũng cần chú ý đến những bệnh có thể gặp trong thai kỳ như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật… Nếu bạn đang thừa cân thì cần quan tâm hơn đến những bệnh kể trên. Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ gây ra những vấn đề bất lợi cho cả hai mẹ con.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Những vitamin được khuyến khích sử dụng trong quá trình mang thai bao gồm: axit folic, vitamin B-6, C, D, canxi, đồng, sắt và kẽm.

Mách chế độ ăn hoàn hảo cho mẹ bầu - 2
Những vitamin được khuyến khích sử dụng trong quá trình mang thai bao gồm: axit folic, vitamin B-6, C, D, canxi, đồng, sắt và kẽm. (ảnh minh họa)

Axit folic được gọi là “siêu” vitamin vì nó rất có lợi cho sự phát triển của não và hệ thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, axit folic còn rất quan trọng để tạo hồng cầu (hình thành tế bào máu đỏ). Mức tiêu thụ dưỡng chất này là 600-800mg mỗi ngày. Nếu có thể hãy bổ sung axit folic ngay từ trước khi mang bầu. Cùng với việc uống viên nang bổ sung axit folic, mẹ bầu nên chú trọng đến những thực phẩm giàu dưỡng chất này như ra lá xanh đạm, ngũ cốc, gan, đậu Hà lan, bơ đậu phộng và măng tây.

Sắt: Mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm sắt vì sắt rất quan trọng trong việc cung cấp máu cho cơ thể của bạn và em bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu cần bổ sung thêm 30-60mg sắt mỗi ngày. Những nguồn thực phẩm dồi dào sắt bao gồm rau bina, rua lá xanh đậm, cá mòi, hoa quả sấy khô.

Canxi: Canxi rất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng em bé. Sữa là nguồn thực phẩm dồi dào dưỡng chất này, vì vậy bà bầu nên uống từ 2-3 ly sữa mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm phô mai, sữa chua và phomat tiệt trùng. Nếu không bổ sung đủ canxi, cơ thể sẽ tự động lấy canxi từ xương của mẹ bầu để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Mức tiêu thụ canxi mỗi ngày khi mang bầu là khoảng 1.200mg.

Mách chế độ ăn hoàn hảo cho mẹ bầu - 3
Bà bầu cần ăn đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản. (ảnh minh họa)

Chế độ ăn hoàn hảo cho mẹ bầu

Một chế độ ăn uống cân bằng, có lợi cho việc mang thai cần chứa 4 nhóm thực phẩm chính sau:

Chất đạm: bao gồm thịt, cá, gia cầm, trứng: Mỗi bữa ăn mẹ bầu cần đảm bảo phải ăn một lượng những thực phẩm trên (khoảng 100gam). Ngoài ra, các mẹ cũng cần ăn thêm các sản phẩm từ đậu, hạnh nhân, hạt điều…

Sữa: uống đủ 2-3 ly sữa mỗi ngày và ăn kèm thêm sữa chua, phô mai.

Rau quả: Nhóm này được chia thành 2 loại chính là thực phẩm chứa vitamin C và thực phẩm chứa beta carotene (có thể được chuyển đổi thành vitamin A khi cơ thể cần).

Những loại rau được khuyến khích cho bà bầu là: trái cây các loại, súp lơ, đu đủ chín, dưa hấu, rau bina, bông cải xanh…

Tinh bột: bao gồm cơm, ngũ cốc, bánh mì, đậu Hà Lan. Với nhóm thực phẩm này, mẹ bầu không nên bổ sung quá nhiều để tránh tăng cân mất kiểm soát. 



Bà bầu thiếu canxi
Giảm đau lưng cho bà bầu
Tư thế nằm ngủ tốt nhất cho bà bầu
Chữa chứng khó tiêu cho bà bầu
Món ngon hàng ngày cho bà bầu


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý