Cách chăm sóc hoa Lan Nghinh xuân nử hoa đẹp rực rỡ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chăm sóc hoa Lan Nghinh xuân nử hoa đẹp rực rỡ

19/04/2015 12:20 PM
18,240

Cách chăm sóc hoa Lan Nghinh xuân nử hoa rực rỡ. Ngọc điểm có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea là một loài lan rừng thường được trồng phổ biến nhất, ra hoa vào dịp Tết nên được gọi là Nghinh xuân.





CÁCH CHĂM SÓC HOA LAN NGHINH XUÂN CHO HOA NỞ ĐẸP RỰC RỠ


Phương pháp chăm sóc lan Nghinh xuân, đai châu


Lan Đai châu còn được gọi là Nghinh xuân lan, lan Ngọc điềm… Đây là một loại lan rừng có nhiều ở Việt Nam, phân bố đều khắp trong cả nước, đặc biệt là các vùng có khí hậu nóng. Độ bền của hoa khoảng 20 – 35 ngày. Thời gian nở hoa là vào Tết Nguyên đán hằng năm, trừ những năm nhuận, cây sẽ nở sớm hơn. Cây đòi hỏi 60% ánh sáng (tránh ánh sáng trực tiếp vì dễ làm cây bị cháy lá), phát triển tốt ở nhiệt độ từ 26oC - 30oC, với độ ẩm từ 40% - 70%.



Cách tưới nước: Lan Đai châu là một loại lan độc trụ, rễ to nên giá thể trồng phải thoáng. Nên tưới cho cây 2 lần/ngày, thường là vào các buổi sáng và chiều mát để giữ cho cây có độ ẩm thích hợp. Khi khí hậu chuyển lạnh đột ngột thì không nên tưới ngay, mà để cách 1 - 2 ngày sau mới nên tưới, để cho cây thích hợp với môi trường mới. Không nên tưới nước trực tiếp vào hoa, vì như thế sẽ làm hoa chóng tàn.Cách tưới phân: Tưới phân 7 ngày/lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Trước khi tưới phân, nên tưới qua nước một lần, sau đó khoảng 10 – 15 phút thì tưới phân để cây hấp thụ phân tốt hơn. Nên tưới phân vào những ngày trời nắng. Khi tưới, không được pha quá liều quy định, vì sẽ làm cây bị vàng lá hoặc có thể làm chết cây. Hằng tháng nên phun thuốc phòng sâu bệnh, nấm… Để dưỡng cây lan con hoặc cây mới ghép, nên dùng phân NPK với tỷ lệ 30.10.10, lan trưởng thành thì dùng phân NPK: 20.20.20, khi thấy cây nhú hoa thì dùng phân NPK: 6.30.30 để cho hoa mập, bền và tươi hơn.
Mùa đông, nếu nhiệt độ xuống dưới 15oC sẽ làm cho cây không phát triển, nụ hoa bị hỏng thì phải chuyển cây đến chỗ ấm hơn hoặc che cho cây.


Chăm sóc Lan ngọc điểm như thế nào?




Nghinh xuân hay Đại châu hay Ngọc điểm là loài lan có thể chia ra 3 nhóm tùy theo màu của hoa: trắng tuyền, đỏ tuyền, trắng có điểm tím (thường gặp nhất).

Vì có rễ lớn nên trồng ngọc điểm với chất trồng thật thoáng, trồng trong chậu đất không tốt bằng trồng trong giỏ gỗ hay khúc gỗ.

Nước tưới phải sạch, không dùng nước cứng. Không nên dùng phân chuồng.

1 Xử lý cây từ rừng về:

  • Phân loại lớn nhỏ sau đó cắt bỏ những lá hỏng và rễ hỏng)

  •  Xử lý nấm virus (bằng Kasumin 2L, Ridomil Gold, Afamil,…. có thể mua tại các quầy thuốc thực vật và phun theo đúng tỷ lệ trên nhãn của sản phẩm)

  •  Ngâm cây vào dung dịch,(nên ngâm nước một ngày với công thức: 1 thìa súp đường, 1 thìa cà phê phân bón 30-10-10, 10 + 1 viên thuốc tránh thai + 20 lít nước:Khuấy cho đều, ngâm cây trong 4 giờ, lấy ra để cho ráo nước.

  • Buộc 3 đến 5 cá thể lại với nhau rồi treo ngược (ngọn xuống dươí gốc phía trên. luu ý: Che mưa cẩn thận tránh bị thối hàng loạt do cây mới hái có nhiều tổn thương.)

  •  Để khoảng 15 – 25 ngày trước khi bắt đầu ghép cây vào cội : Phun thuốc trị bệnh và sau 7 ngày thì phun phân để phục hồi bộ rễ

2 Ghép cây
Ghép cây vào cội: ( chú ý mặc lưng –bụng có ảnh hưởng đến sự phân bố chồi hoa sau này).Luôn nhớ lan Ngọc Điểm thường mọc trên cây cao rất thoáng gió cho nên không ưa không khí tù hãm vì thế rễ cây không được ẩm ướt suốt ngày. Lan cũng không ưa bị quấy nhiễu hay thay chậu, cho nên cách trồng tốt nhất là cột vào miếng gỗ, miếng ngói hay vỏ cây hay trồng trong giỏ để phơi rễ ra ngoài

3 Các thời kỳ phát triển

  •  Giai đoạn1: 1-3 tháng sau ghép: cần nhiều dưỡng chất để phát triển bộ rễ, nhiều đạm. Phun thuốc phòng trừ bệnh theo đinh kỳ và luân phiên thay đổi. Che ánh sáng 65- 70%

  •  Giai đoạn 2: 9 tháng sau ghép: Giai đoạn này cây xuất hiện 1 số bệnh (cần theo dõi vườn thường xuyên), phun phân và thuốc theo định kỳ.

  •  Giai đoạn 3: 15 tháng sau ghép: phun phân và thuốc theo định kỳ.

  •  Giai đoạn 4: trên 18 tháng: Cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất và thành phần khác cho cây

4 cách bón phân và chăm sóc

  • Ánh sáng: Tránh ánh sáng trực tiếp vì dễ làm cây bị cháy lá.

  • Nhiệt độ: phát triển tốt nhất là 20 – 30 độ C.

  • Nên tưới nước 1 lần/ngày, thường là vào buổi sáng và chiều mát để giữ cho cây có độ ẩm thích hợp. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì không nên tưới ngay mà để cách 1 – 2 ngày sau để cho cây thích hợp với môi trường mới.

  • Cứ 7 ngày thì tưới phân một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới qua nước một lần, sau đó 10-15 phút thì tưới phân để cây hấp thụ tốt hơn.

  • Với cây lan con hoặc cây mới ghép nên dùng phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK: 20-20-20. Khi thấy cây nhú hoa thì dùng NPK: 6-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và tươi hơn.

  • Hằng tháng nên phun thuốc phòng sâu bệnh, nấm.

Chú ý :

-Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 10 độ C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, vì vậy cần chuyển cây đến chỗ ấm hơn hoặc có biện pháp che chắn.
-Lan ngọc điểm có thời gian nghỉ từ 1-2 tháng sau khi ra hoa, vì giai đoan nghỉ cây không cần cung cấp dưỡng chất, nếu như không chú ý thì có thể gây lãng phí phân và dưỡng chất và có hệ lụy đến sau này. (cây nghỉ bắt đầu từ tháng 2 al đến hết tháng 3 al).

5 Thời kỳ ra Hoa

  • Tháng 11 âm lịch: Chồi non của lan Ngọc Điểm 1 -2 cm

  • Giai đoạn này cần theo dõi sự phát triển của chồi hoa, đồng thời, theo dõi bệnh, nấm, nhện, kiến….

Thông thường Ngọc điểm nở hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân và vào dịp Tết Nguyên Đán. Khi thấy lan ra nụ, hãy phun nước hoặc tăng thêm độ ẩm hoặc tưới sơ qua. Muốn lan nở sớm hơn hãy tăng thêm nhiệt độ hay là mang vào trong nhà để dưới ánh đèn, nhưng cần thoáng gió và độ ẩm. Nếu muốn lan chậm nở hãy mang vào chỗ rợp mát, vào phòng lạnh hoặc để nước đá ở gần, nhưng đừng cho vào gốc hay để rễ chạm vào.

Loại này có nhiều tên gọi khác nhau, miền Nam gọi là Ngọc Điểm, miền Trung gọi là Nghinh Xuân, còn miền Bắc là Đai Châu. Đây là loại lan rừng có nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng nóng. Khi trồng, bạn nên hiểu và tuân thủ những điều sau.


Độ bền hoa: 20 - 35 ngày.

Thời gian nở hoa:
Tết Nguyên đán hàng năm, trừ những năm nhuận thì cây nở sớm hơn.

Ánh sáng:
Tránh ánh sáng trực tiếp vì dễ làm cây bị cháy lá.

Nhiệt độ
: phát triển tốt nhất là 26 - 30 độ C.

Độ ẩm: 40 - 70%.
Nên tưới nước 1 lần/ngày, thường là vào buổi sáng và chiều mát để giữ cho cây có độ ẩm thích hợp. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì không nên tưới ngay mà để cách 1 - 2 ngày sau để cho cây thích hợp với môi trường mới.

Cứ 7 ngày thì tưới phân một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới qua nước một lần, sau đó 10-15 phút thì tưới phân để cây hấp thụ tốt hơn.

Với cây lan con hoặc cây mới ghép nên dùng phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK: 20-20-20. Khi thấy cây nhú hoa thì dùng NPK: 6-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và tươi hơn.

Hằng tháng nên phun thuốc phòng sâu bệnh, nấm.

Chú ý: Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 15 độ C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, vì vậy cần chuyển cây đến chỗ ấm hơn hoặc có biện
pháp che chắn.Lan là loại hoa gì?Có những người đã từng gặp Lan mà không để ý, có những người chưa biết gì về Lan vẫn thích ngắm Lan vì dáng dấp ngọc ngà, thanh nhã, lại thêm nhiều hương sắc, nồng nàn, gợi cảm. Giới yêu Lan thì coi thú chơi Lan là một đam mê lành mạnh, vì những người mê Lan một số là những người theo trà đạo và thiền đạo. Họ tự gọi là hoa đạo.

Tôi làm quen với Lan từ thuở nhỏ, trong vườn nhà cạnh sông Ðồng Nai, ngó qua đầu cù lao Phố. Vườn cây quê nội của tôi có các loại cây trái miền Nam: bưởi, chôm chôm, mù u, hồng nhung, lý, mận, măng cụt, cam, ổi, trái gấc, mãng cầu, hoa phù dung, bông điệp... nhưng tôi lại chú ý nhất cây bằng lăng (thao lao) to lớn mọc cạnh ụ đất, nơi chúng tôi dấu chiếc xuồng tam bản, không phải chỉ vì bằng lăng cho những chùm bông tim tím, hương thơm thoang thoảng, nhè nhẹ; mà vì trên thân cây còn có cây ổ rồng, và một loại cây lạ có rễ thòng, với mấy cành oằn những chuỗi bông tím thơm ngát cả một vùng. Tôi bị tiếng sét..."hoa tình" từ đó. Ông nội tôi bảo đó là bông ráng.

Lớn lên tôi tìm hiểu biết đó là hoa Phong Lan, cái tên càng đánh động sự tò mò của tôi, có lần tôi đọc báo Ngày Nay, ông Nhất Linh có viết về thú chơi "thần tiên" của ông ở Ðàlạt, đó là thú chơi Phong Lan. Tôi bị thu hút ngay, từ việc tìm hiểu "đời tư" của nàng Lan, tôi dần dần cảm mến đến độ si mê. Từ đó tôi bắt đầu làm bạn với Lan, lúc 23 tuổi.

Lan được nhắc tới trong chuyện thần thoại Hy Lạp. Trong lịch sử Lan đã chiếm nhiều chỗ trong văn học lẫn khoa học vì nàng tượng trưng cho sắc đẹp bền bỉ, ướt át, một sắc đẹp nhiệt đới nồng nàn, tuy rất quý phái, đài các nhưng rất đa tình, gợi cảm. Nàng cũng rất yểu điệu, ẻo lả, nhạy cảm và thích ăn diện, thích khoe hương, khoe sắc.

Dòng dõi của Lan ước chừng 35,000 thứ (varieties) trong thiên nhiên được sắp xếp theo từng giống (genus) và loại (species) dựa trên các đặc tính hình thể, màu sắc và mùi hương... Mỗi năm Lan lai giống được ghi nhận và vào sổ bộ bởi một Ủy ban có tính cách Quốc tế. Con số Lan lai giống càng ngày càng nhiều, gấp đôi con số 35,000.

Có loại Lan bông nhỏ li ti bằng đầu cây tăm, có Lan to bề ngang đến 5 inches. Lan là giống hoa mang nhiều màu sắc khác biệt nhất (1/7 loài hoa trên trái đất là Lan), lá cũng khác nhau và có màu sắc khác nhau. Chỉ có Lan đen là chưa thấy, tuy có loại có màu rất gần với màu đen như Lan Tử Cán tìm thấy trong một động đá ở Côn Minh, Trung Quốc giống màu Tulip đen, Hồng đen, và Pensée đen pha sắc tím than.

Tuy Lan là giống thiên hình vạn trạng, thiên biến vạn hóa, tất cả các loại Lan đều mang đặc tính chung : mỗi hoa có 3 ngoại đài hoa và 3 nội đài hoa. Một trong ba nội đài gọi là mội dưới (labellum) được làm bãi đậu cho côn trùng. Có "môi" dài ra thành râu mép (beardie). Có loại đài hoa được dấu trong "miệng" (gnome).

Trong hầu hết các giống hoa, bộ phận sinh dục đực và cái nằm riêng. Ở
hoa lan chúng nằm chung trên một tuyến gọi là lỗ mũi của hoa. Ða số Lan có cách cấu trúc từ bàn tay khéo léo của tạo hóa (hay luật tiến hóa của Darwin) làm thế nào để côn trùng mang phấn hoa đực bắt buộc phải chui qua ngõ ngách để tìm mật hoa, đồng thời rắc phấn hoa lên nhụy cái. Lúc lui trở ra, lại bị "gài" để phải chở thêm một số phấn đực khác đem gieo giống cho các hoa khác.Phân loại LanTrái với nhiều người tưởng, Lan không phải là cây chùm gửi (ký sinh), Lan chỉ dùng thân cây cao để nương tựa và che chở. Lan không hề ăn bám chất dinh dưỡng của cây (thật đáng hãnh diện cho một loài hoa mang tên Hoàng hậu).

Sự phân loại Thạch lan không được đúng lắm, vì đâu có loại Lan nào mọc nổi ngay từ trong đá ra, mà phải mọc ở kẽ đá có đất, có lá mủn hoặc ít nhất có chút chất dinh dưỡng. Một tác giả khác, ông Jack Kramer, mới đây còn phân loại giống Thủy Lan (Amphibious orchid).

Thạch lan thường mọc ở cao độ 14,000 -  18,000 feet ở vùng núi Andes bên Nam Mỹ có sương mù nên đá núi ít khi bị hấp quá nóng .

Cách phân loại trên còn thiếu sót nếu không đề cập đến một loại Lan mà cả cây cành lá và hoa đều mọc và nở dưới mặt đất sâu : đó là Lan Rhizanthella Gardeni được tìm thấy ở miền Tây Úc đại Lợi năm 1928 cùng với một giống Lan Subterranean khác.

Lan (Orchidaceae Genus) gồm có từ 600-800 loại (species) và từ 15,000 đến 35,000 thứ (varieties), trong đó 3/4 các loại và thứ cư trú tại miệt rừng sâu nhiệt đới. Riêng Á châu có nhiều loại Lan khác nhau nhất trên thế giới.
Tiểu sử một loài hoaLan được khám phá lần đầu tiên bởi người Hy Lạp. Cha đẻ của ngành thảo mộc học, ông Théophratus đặt tên tộc cho Lan là Orchies, từ chỗ nhận thấy một cặp giò Lan dưới mặt đất na ná giống bộ phận sinh dục nam. Các thế hệ nhà thảo mộc học tin rằng giò Lan khêu gợi thần Venus, và ăn giò Lan sẽ ảnh hưởng đến sự tạo giống cho đứa trẻ sắp được sinh nở. Năm 1731, một nhà thảo mộc học người Anh nhận một mẩu giò Lan khô từ Providence, Bahama. Ông cẩn thận chăm sóc đặc biệt khi trồng thử, chỉ ngay năm sau đó, Lan trổ hoa màu hồng nhạt xinh tươi và diễm lệ. Ðó là Lan Bletila Purpura. Nó đánh dấu cành
hoa lan nở đầu tiên trên đất Anh. Lan từ đó đã làm say mê giới chơi cây cảnh giống như hoa Tulip đã một thời làm say mê giới yêu hoa Hòa Lan vào thế kỷ XVII.

Vào năm 1835, dân trồng tỉa tài tử dùng thử nhà kính có điều chỉnh nhiệt độ và không khí luân lưu đã thành công rực rỡ trong cách trồng Lan. Thiên hạ đổ xô qua các nước Nam Mỹ như Péru, Brésil, Vénézuela, Colombia và Trung Mỹ, Bahama, Jamaica để săn Lan tương tự như phong trào săn vàng (Gold rush) trước đây.

THAM KHẢO THÊM:

Chơi hoa lan đúng cách

“Vua chơi lan - quan chơi trà” - hoa lan xưa chỉ dành cho bậc đế vương, nhưng giờ đây người bình dân cũng có thể tậu chậu lan về chơi Tết với giá chỉ trên 100.000đ/chậu.

Lan rừng xuôi phố


Thời điểm này, lan rừng đổ về phố Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) rất nhiều, gốc còn rêu xanh hoang dại, tươi nguyên như thể vừa bị bóc khỏi đại ngàn. Lan rừng treo lủng lẳng khắp yên xe máy, cành cây, bán với giá 130.000-150.000 đồng/giò. Anh Phùng Tiến Liên (một người thích chơi lan) bảo rằng, vùng Tây Bắc, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên có rất nhiều lan quý. Dân buôn chọn những cụm lan ưng ý, gom lại, đóng vào thùng xốp đưa về thành phố hoặc ra nước ngoài tiêu thụ.


Theo dân chơi lan, lan rừng ra hoa đúng dịp Tết đẹp và có hương thơm. Được tiêu thụ mạnh nhất là lan Nghinh xuân (Ngọc điểm) có màu chính là trắng điểm hồng lưỡi đỏ. Tiếp đó là lan Hài (Ngọc điểm đại châu) với nhiều màu sắc phong phú. Năm nay Tết đến muộn, nên lan Nghinh xuân nhiều giò đã trổ hoa, giá khoảng 300.000 đ/giò. Ngoài ra, thị trường còn xuất hiện nhiều giống lan nuôi cấy mô từ các viện, trung tâm nghiên cứu, vườn lan tư nhân.


Theo kỹ sư Lê Đăng Toan, Viện Cây rau quả Hà Nội: “Lan Tết được chuộng là những loại có màu rực rỡ. Nếu là loài lan có hương thơm thì rất quý. Theo quan niệm của nhiều người ngày Tết mà có giò Nghinh xuân (đặc biệt là Nghinh xuân tím) nở rộ, thơm ngào ngạt thì năm đó gia chủ sẽ gặp nhiều hạnh phúc, may mắn”. Tuy nhiên, lan rừng càng thơm càng chóng tàn, có khi sáng nở, tối đã tàn, có loài được vài ba ngày, có loài được 2-3 tuần. Lan Nghinh xuân chơi khoảng 15 ngày. Lan Hài hoa bền 2-3 tháng nhưng rất quý và nằm trong... “sách đỏ”. Các loại lan khác như Giả hạc, Ý thảo, Trúc lan lại thường nở vào cuối mùa xuân.

Chị Trần Thị Uyên, chủ vườn lan Trường Uyên cho biết, hiện giá lan nuôi cấy khoảng 100.000 đ/cây 1 cành, 110.000 đ/cây 2 cành. Tùy túi tiền mà làm chậu 1 cành, 3 cành hay nhiều cành hơn nữa. Càng gần Tết, giá càng tăng, có khi đắt gấp đôi.


Kỹ sư chuyên nghiên cứu về lan Hồ điệp Đặng Tiến Dũng, Bộ môn Hoa cây cảnh Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ NN&PTNT) cho biết: “Lan Hồ điệp duyên dáng, mềm mại, cánh hoa như hình cánh bướm, có nhiều màu sắc đẹp, có thể trưng từ 3 - 4,5 tháng. Hiện, Viện Nghiên cứu rau quả đang bán với giá: Địa lan 4,5 triệu đ/chậu 5 cây, hoa lan thơm 120.000 đ/cây, lan Hồ điệp 57.000 đ/cây”.

Nên dùng bình xịt tưới vào gốc lan.


Lan nhanh tàn nếu bị “đói” nắng


Theo chị Trần Thị Uyên, muốn chơi lan độc phải chăm sóc tỉ mỉ. Nên để lan gần cửa sổ hướng Nam có ánh nắng chiếu vào, bởi thiếu sáng, màu sắc lan nhạt dần và nhanh tàn.


Chị Nguyễn Thị Yến, bán hoa lan ở phố Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng khuyến cáo nên mua tại nhà vườn vì dễ chọn cây lớn, khỏe nhất, đẹp nhất. Mua lan gửi qua bưu điện dễ bị giao màu không đúng, có khi kèm cây không thích, giá lại cao vì tiền thuế, chuyên chở, chưa kể cây bị xấu, giập. Mua lan ở shop hoa, cây cảnh thường bị yếu, thiếu nắng, hay bị xịt hoá chất để thúc cho mau tăng trưởng, nở rộ nên lan chóng kiệt sức. Lan rừng mới hái về xuôi thì dễ bị “sốc” do thay đổi môi trường đột ngột. Lan mua về, chỉ cần tưới nước vào gốc, 2 - 3 ngày phun thuốc dưỡng thì hoa sẽ bền lâu. Thuốc dưỡng này được bán tại các cửa hàng.


Kỹ sư Đặng Tiến Dũng cũng cho biết, các phòng trưng lan hay bị thiếu sáng, thiếu khí. Nếu chăm bón, hoặc tưới nước không thích hợp là rễ bị thối. Hiện lan nuôi cấy có 2 loại là nhập ngoại và trong nước. Lan nhập ngoại được người buôn chọn loại đã có hoa, xử lý lạnh rồi dùng thuốc dưỡng đem bán ở các chợ, shop hoa nên mau tàn. Lan nội địa tươi đẹp, bền 3-4 tháng. Tuy nhiên, để phân biệt là rất khó và chỉ người có chuyên môn mới phân biệt được. Vì vậy, người dân muốn mua lan nội địa, nên tới Viện nghiên cứu rau hoa quả hoặc các vườn lan.


Kỹ sư Dũng lưu ý để lan ở nhiệt độ tốt nhất là không thấp dưới 15 độ C, không cao quá 32 độ C. Lan ưa ẩm, nhưng không thích ướt vì sẽ thối rễ. Chỉ cần ẩm 1/4 bầu lan, 1 giờ sau nước ngấm tới rễ là được.



Ðến năm 1904, gần 200năm sau lần Lan xuất hiện ở Âu châu, một nhười Pháp, ông Noel Bernard tìm thấy một loại nấm vi ti (fungus) giúp cho sự nẩy mầm hạt Lan (orchid seed).

Năm 1922, tiến sĩ Lewis Knudson, người Hoa kỳ nghĩ ra nhiệm vụ của nấm trên là để biến hóa chất đường giúp cho sự dinh dưỡng cây, ông bèn trộn thử đường vào môi trường cấy bằng thạch (Agar agar) đã cho ông kết quả mỹ mãn. Sự khám phá của ông đã cách mạng hóa cách gầy giống Lan không cần qua sự trung gian của nấm nữa.

Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bực của ngành thực vật học, chính phủ Pháp đỡ đầu giúp kỹ nghệ sản xuất Lan với phương pháp phân chia (meristem, cũng như cloning). Nhà sinh vật học George Morel, người hướng dẫn chương trình thí nghiệm Meristem với giống khoai tây, chợt nảy ra ý kiến thí nghiệm Meristem cho giống Lan. Kết quả thật bất ngờ, năm 1956, ông dùng một tế bào trên chóp của một chồi Lan con mới nhú từ giò Lan mẹ đem cấy trên một môi trường cấy có chất dinh dưỡng, ông đã tách ra được vô số các cây Lan con từ "mục măng lan" (module). Cách này có cái lợi là ta có thể sản xuất Lan con giữ tính di truyền giống hệt cây Lan mẹ, trong lúc cách cấy hạt Lan có thể sinh ra nhiều cây Lan con khác nhau tuy cùng một gia tộc.

Áp dụng phương pháp của tiến sĩ Morel, hai ông Michel Vacherot và ông Maurice Lecouffe đã khởi sự sản xuất Lan hàng loạt.

Ngày nay, ngoài một số các nhà gầy giống Lan chuyên nghiệp ở khắp Âu Á, các trại Lan ở Mỹ, Phi châu, Hawaii, Singapore, Thái Lan đã đạt đến mức sản xuất Lan kỹ nghệ. Ở Mỹ, nhất là lễ Valentine, Secretary Day và dạ vũ tốt nghiệp Prom, hàng năm tiêu thụ đến 20 triệu Lan cài áo (brioche) hoặc bouquet.

Việt Nam ta, với khí hậu rừng nhiệt đới nhiều mưa, nhất là vùng cao nguyên như Pleiku, Kontum, Ban mê Thuột, Ðà lạt có nhiều giống Lan dại hiếm và nổi tiếng là đẹp, có nhiều triển vọng phát triển một nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa có ngoại tệ, vừa tạo một thú vui tiêu khiển thần tiên, lành mạnh. Nhưng tiếc thay, nạn khai thác Lan vô kỷ luật, với sự che dù của cán bộ lâm sản ở Việt Nam ngày nay, nhiều nơi cây Lan con được cân ký lô bán cho ngoại bang từ Ðài Loan và Thái Lan đến thu mua mảo, đã làm kiệt quệ số lượng Lan hiếm và đắt tiền, từng được coi như quốc bảo của nước ta.
Lan sinh sản bằng cách nào?Theo cách cổ điển ngoài thiên nhiên, Lan được tạo hóa giúp sức trong việc truyền giống: côn trùng, ong, bướm, chim hút mật, dơi và gió đều là những bà mai (matchmaker) bất thường và bất trắc. Tạo hóa lại nghĩ ra những tiểu xảo thật tinh vi để bổ túc cho những bất trắc trên nên cho trái Lan chín Catleya có độ 30,000 hạt giống nhỏ như hạt bụi, nhìn trên kính hiển vi thấy có hai loại: loại hạt vàng thì mang tính truyền giống, loại trắng thì không. Một loại khác ở Vénézuela sản xuất hai ống nhỏ (capsules), mỗi ống chứa 4 triệu hạt giống. Ông Darwin thử làm bài tính nhỏ: nếu cứ mỗi hạt của một giống Lan ở Âu châu nẩy mầm thì con cái nó sẽ bao trùm trái đất trong vòng ba thế hệ. Ðịnh luật bù trừ cho ta thấy trên thực tế chỉ có một số lượng rất nhỏ được thụ tinh.

Tiến sĩ Calaway Dodson của đại học Miami mô tả một loại ong đầy màu sắc đã giúp thụ tinh trên hai ngàn giống Lan có mùi thơm rất mạnh thuộc loại Stanhopea và Catasetim.

Bàn tay mầu nhiệm của tạo hóa đã khéo léo tạo nét duyên dáng huê dạng và mùi hương của Lan bằng cách cho Lan "bắt chước" hình thể các giống côn trùng để dụ dỗ các chàng ong, chàng bướm yêu hoa bay đến dập dìu, hoặc tiết ra mật hoặc sáp để làm điên đảo say sưa giống nòi tình. Có một loài địa lan tinh khôn hơn, phóng xịt phấn hoa (pollinia)vào thân côn trùng để chúng chuyên chở đến hoa khác.

Riêng mùi hương của hoa Green Orchid lúc được phân tích chứa đến 56 hợp chất, nhưng chỉ phân định được có 32, trong đó có hóa chất Benzil acetate, là chất chủ yếu trong việc chế tạo một loại nước hoa Chrstian Dior. Một hợp chất khác, để thu hút loài ong vò vẻ, là chất Cinéol, có trong lá khuynh diệp (Eucalyptus) và dầu thông mũi Vicks Vapo Rub.

Một điều thật đáng tiếc là trong quá trình lai giống, các nhà trồng Lan (Orchidologist) thương mại, vì muốn tăng kích thước của hoa và để giữ cho Lan lâu tàn, Lan trồng trong nhà kính dần dần mất mùi hương (aroma) tuy vẫn giữ được đầy đủ màu sắc. Trái lại, do sự bất ngờ có loại Lan mới lai giống cho mùi hương mới rất đặc biệt. Có lần trại Lan Saigòn Orchid trên xa lộ Biên Hòa gần nghĩa trang quân đội có bức tượng nổi tiếng Tiếc Thương của điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu, đã cho lai giống hai giò Lan không mùi, nhưng vô tình lại cho ra đời một giống Lan đẹp lạ lùng và thơm mùi kẹo Hòa Lan rất sang.

Trong khoảng 450 năm qua, giới hàng hải gốc Tây Ban Nha đã tìm thấy ở các bộ lạc Aztecs bên Mễ Tây Cơ thường cho một loại hạt thơm của một giống Lan vào bột cacao để uống. Ðó là loại Lan giây Vanilla Planifolia, loại cho trái đậu vanille. Họ đem về trồng tại đảo Madagascar. Ngày nay đảo này cung cấp phân nửa bột thơm cho thế giới. Bột vanilla dùng làm bánh, nấu ăn và là chất chủ yếu làm nên rượu mùi cà phê Liqueur hiệu Kahlúa của Mexico, là một trong các loại rượu nhập cảng đắt tiền nổi tiếng trên đất Mỹ.

Ðặc biệt là bông Lan vanilla chỉ nở và tàn trong ngày (giống Lan yểu mệnh nhất thế giới) nên phải nhờ đến phương pháp thụ tinh nhân tạo vì ở Madagascar không có loại côn trùng nào làm mai dong hết.

Cách thụ tinh nhân tạo giản dị thôi : đem nhụy đực châm vào nhụy cái. Có lần tôi đã giúp người bạn than "không có bầu", tôi khám phá ra giống bầu đem giống từ Việt Nam qua chỉ nở hoa vào buổi xế chiều vì khác múi giờ, ngày ở Việt Nam là đêm ở Mỹ và ngược lại. Nàng bầu Việt Nam trung thành với tổ quốc, nhớ quê hương nên giữ vững phong tục nở hoa cùng giờ bên Việt Nam. Tôi và cô bạn vui vẻ làm bà mai tình nguyện. Kết quả vài ngày sau đó, cô gọi điện thoại khoe với tôi : "Em có bầu rồi !!!".

Cách săn sóc lan
Ðiều kiện sinh sống của Lan rất dễ nhưng cũng rất khó. Dễ nếu săn sóc đúng cách. Khó nếu không biết tánh nàng và không có thì giờ. Có loại Thạch lan mọc từ kẽ đá. Có Lan mọc trong đất. Có Lan nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Chỉ trừ châu Antartica là không thấy Lan mọc nổi. Có Lan mọc từ thân cây thật cao trong rừng rậm nhiệt đới, trong thung lũng sương mù, trên các đồi đá trọc ở Péru, E¨cuador, El Salvador, Colombia, Vénézuela, Phi châu, A¨ châu... Có Lan chỉ mọc ở vùng mặt trời nóng bức ở U¨c châu như loại Lan hiếm Blue Orchid cho màu xanh da trời, xanh như mắt biếc.

Có Lan chỉ nở một, hai ngày. Có Lan nở hai, ba tháng là chuyện thường. Tôi có một chậu Phalaenopsis, cho bảy cành mang đầy hoa liên tục trong vòng ba năm rưỡi, ngưng đi độ năm tháng lại bắt đầu cho hoa lại và đẻ cây Lan con trên không (airborne). Lan chỉ tự động rũ chết khi người bạn tặng nó cho tôi bị chết bất đắc kỳ tử.

Giá Lan từ 5 đô la đến 10,000 đô la (Lan đoạt giải Quốc tế). Thường giới sưu tập Lan hiếm bỏ tiền mua nhiều loại Lan đắt tiền để rước Hoàng Hậu Lan trở về cung cấm.

Có loại Lan ra hoa trong vòng một năm sau khi trồng, có loại sáu năm, có loại phải đến mười năm.

Lan "khó tính" như vậy vì sự khác biệt từ nguồn gốc, môi sinh, di truyền. "Nuôi" Lan phải biết chiều chuộng nàng. Nhớ câu "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" là nàng đó.

Lan có thể trồng quanh năm trong nhà kính loại dựa (Attached) vừa tiện sưởi và máy lạnh lại có cơ hội Người và Lan giao cảm với nhau qua nhân điện hơn.
Liệt kê Lan theo phong tục, tánh tìnhNhư đã nói trên, có độ 35,000 loại Lan đã được vào sổ bộ hộ tịch Lan. Hàng năm có cả ngàn giống Lan mới, đa số do sự lai giống. Có sách cho tên cả 140,000 ngàn thứ (varieties).

Các chuyên gia về Lan thường không đồng ý với nhau trong cách phân loại. Có người chủ trương nên tập họp (categorize) Lan theo các đặc tính chung mà không nên phân biệt theo các tiểu tiết, có lẽ họ sợ gia đình Lan đông con quá, khó kiểm soát. Trên thực tế, chưa có tiêu chuẩn nhất định nhưng hàng năm, đại thể có các vị giám khảo có thẩm quyền nhất về Lan của Anh Quốc họp nhau tại The Orchid Committee of The Royal Horticultural Society để thẩm định giải thưởng và công nhận loại Lan mới.

Phân loại Lan theo khí hậu·

Lan nhiệt đới (65 độ F về đêm): Loại Lan này sinh trưởng và cho hoa trong môi sinh ấm áp: Lan Angraecum,Calanthe, Dendrobrium, Maxillaria, Phalaenopsis, Vanda...
·

Lan ôn đới (58 - 60 độ F về đêm)
: Các loại Lan thích môi sinh trung bình hơi mát: Lan Cattleya, Epidendrum (bulbous), Sophronitis, Laelia, Miltonia (Pansy orchid), Paphiopedilum (Lady slipper), Brassia, Bulbophyllium...
·

Lan hàn đới (chỉ thích hợp môi sinh thật mát 45-50 F về đêm):
Ada, Coelogyne, Cymbidium (Miniature species and hybrids), Masdevalia (tailed orchid), Bletila, Cochlioda, Anguloa (cradle orchid), Odontoglossum, Oncidium, Pleione, Plemothallis, Thumia...

Tên các giống loại được viết ra với dạng thức tên khoa học mà cái gốc chữ La tinh thường mô tả hình dáng, màu sắc của thể loại như chúng ta thường nghe đến Hài Lan, Lan Vũ Nữ, Bạch Hạc Lan, Ngọc Ðiệp Lan, Ðiểm Hồng Lan... Loại Anguola thì có hình dáng cái nôi, Masdevalia có đuôi, Miltonia có dáng hoa Pensée, Paphiopedilum dáng chiếc hài, Phaleonopsis dáng con bướm đêm...

Ngoài tên khoa học, giới sưu tập Lan còn đặt tên tục (nickname, maiden name), gọi là tục nhưng lại là các tên mỹ miều, thanh nhã giống như trước đây giới sưu tập đã đặt tên cho các loại hoa hồng nổi tiếng trên thế giới.

Ða số Lan có maiden name là các loại Lan đã đoạt giải quốc tế như Maria Irma, Double Delight Soroa, Francis Melandez Chiquitin, Catherina Louise Weltz, Rose Bowl, Golden Sun Lorene, Cognac Golden Gate, ShoreBirds, Blue Jay, May Victoria, Vanda Joequin (ngày nay là giống Lan tượng trưng cho quốc gia đảo Singapore).

Riêng ở Việt Nam có một vài loại cây lớn cỡ cây cổ thụ cho rất nhiều hoa, rất đẹp, rất thơm, cũng mang tên Lan nhưng không liệt vào giống Lan: đó là Lan Hoàng hậu, Hoàng Lan (bông chúa), Ngọc Lan (bông sứ ta), Thiết mộc Lan (Ti plant).

Lan là một tên đẹp trong văn chương Việt. Danh sách có thể dài đến vô tận thường để đặt tên cho con gái nhưng đứng đầu lại là Trần Bích Lan tức nhà thơ Nguyên Sa, tiếp theo là Thụy Hư Lan, Dạ Lan, Mộng Lan, Linh Lan, Dả Lan, Khuê Lan , Khúc Lan, Trúc Lan, Bạch Ngọc Lan, Uyễn Lan, Ðàm Lan, _ Lan, Y¨ Lan, Miên Lan, Tường Thụy Lan, Tuyết Băng Lan, Trúc Diệp Lan, Ðiệp Lan..

.
Bí quyết săn sóc LanTất cả giống Lan có thể sống sót qua một mùa hè mà nhiệt độ lên đến 90 độ F, nếu chúng có đủ độ ẩm và nếu thời gian "phơi nắng" đừng kéo dài quá lâu. Ðến mùa đông, nhiệt độ có thể tụt thấp xuống 5 độ dưới mức tối thiểu cho các loại Lan phân biệt theo khí hậu nêu trên trong vòng hai tuần lễ nếu chúng được giữ cho khô ráo trong khoảng thời gian đó .

Có rất nhiều nhà chơi Lan tài tử thường phàn nàn Lan chỉ cho hoa lần đầu lúc mới mua về. Sau đó, làm eo dẫu có tưới bón bao nhiêu cũng vậy. Như trên đã nói Lan rất dễ trồng mà cũng rất khó. Không đủ bảy điều kiện dưới đây nàng sẽ không buồn khoe sắc, khoe hương.

1. Ánh sáng:

Lan đòi hỏi rất nhiều ánh sáng. Cuối Xuân qua Hạ, đầu Thu, có thể đem Lan ra ngoài trong bóng râm. A¨nh mặt trời trực tiếp sẽ làm cháy lá. Nhưng nếu bóng râm quá sẽ làm hoa trổ chậm. Một chỗ treo lan nhiều ánh sáng buổi sớm và xế chiều, nhưng rợp hơn giữa trưa là lý tưởng. Vào mùa Ðong, đem Lan vào nhà, để gần cửa sổ, quay về hướng đông, hoặc hướng Tây là đủ. Nếu quay về hướng Nam, cửa sổ nên có loại màn điều chỉnh bớt ánh sáng chói lọi trực tiếp. Hướng Bắc là hướng không tốt cho Lan. Loại Cattleya đòi hỏi ít nhất 4 tiếng đồng hồ ánh sáng ở nhiệt độ 65F mỗi ngày mới cho hoa.

2. Nhiệt độ:
Lan sẽ chết nếu bị giá lạnh và chậm lớn nếu nhiệt độ tụt xuống dưới 50F. Nếu về đêm nhiệt độ bắt đầu xuống dưới 40F thường xuyên thì phải đem Lan vô nhà ngay.

3. Nước:
Nước là một trong những yếu tố tối cần thiết cho Lan. Giò Lan cần phải thật khô ráo trước khi tưới nước, muốn biết giò Lan khô hay không cứ nâng chậu lên thấy nhẹ là biết ngay. Thường mùa hè nên tưới mỗi tuần. Mùa đông tưới mỗi hai tuần. Lan không chịu quá nhiều nước. Hễ sủng nước rễ sẽ mục và cây chết. Cách tưới hay nhất là nhúng cả châu Lan hay giò Lan vào một thùng nước mưa, ngâm độ 2,3 phút, nâng lên đợi ráo nước hãy đặt Lan lên khay sâu có lót sạn (peeble) và đổ nước lúp xúp. Ðừng để đít chậu Lan chạm nước. Ðộ ẩm lý tưởng cho Lan là 60 - 70%.

Ngoài thiên nhiên Lan hút sương để sống. Cách giữ độ ẩm hay nhất là bắt chước thiên nhiên: xịt Lan cả lá lẫn rể ngày một hai lần. Trong các nhà kính (greenhouse) tối tân, có trong bị hệ thống phun sương (misting) tự động như kiểu trồng cây treo hydroponic là bảo đảm nhất cho Lan không bị khô. Nhưng nhớ đừng phun quá nhiều quá ẩm.

4. Phân bón:
Mùa Xuân, mùa Hè và mùa Thu bón phân 3,4 tuần một lần. Cách bón phân giống như cách tưới nêu trên, nhưng nhúng Lan vào một dung dịch phân 30-10-10 pha loãng, loại đặc biệt dành cho Lan hoặc dung dịch 20-20-20 chung cho các loại kiểng cho hoa (các con số trên là tỷ lệ của ba hóa chất nitrogen-phosphorous-potassium). Cách tưới phân trên vừa tiện lại vừa lợi phân bón.

5. Không khí luân lưu:
Ngoài thiên nhiên Lan cần không khí và gió. Trong nhà nên để Lan cách khoảng nhau để Lan dể thở , và khoảng cách xa máy lạnh hoặc máy sưởi vài ba thước. Lan rất cần không khí tự do luân lưu. Không bao giờ để Lan dồn sát lại nhau quá gần.

6. Chậu và Mội sinh:
Lan sẽ phản ứng bất lợi trong mỗi lần thay chậu nếu không làm đúng cách và nếu không dùng đúng môi sinh cho từng loại Lan (medium). Các rễ phụ không cần phải nhét vào bên trong chậu. Nên thay chậu mỗi ba hoặc bốn năm. Chậu bằng đất nung nhiều lổ thoát nước hay giò làm bằng gỗ thưa là tốt nhất. Không nên dùng môi trường có đất cho loại Phong Lan (épyphites) vì rễ sẽ mục. Dùng vật liệu dễ thấm nước nhưng dễ rút nước như sớ osmunda, peat moss, than vụn, perlite hoặc styrofoam pellet và vỏ cây thông Fir nghiền nhỏ với tỷ lệ 7 phần Fir, 1 phần peat moss, 1 phần perlite, dưới đáy chậu lót sạn, cát thô và chút ít than vụn.

Loại Lan đất (terrestrial) như loại Calanthe cần đất trộn theo tỷ lệ 1 phần đất, 1 phần peat moss, 1 phần vỏ cây, và 1 phần perlite. Loại Phiopedilum thích hợp với môi sinh có tính kiềm (alkaline) nên thêm một phần vỏ sò nghiền nát.

7. Trừ sâu bọ:
Nàng Lan rất nhậy cảm nên dễ bị bệnh tật. Người mê Lan thì sâu bọ càng mê hơn bằng cách cắn nát nàng, ăn tươi nuốt sống nàng. Hai loại sâu gây bệnh cho Lan thông thường nhất là mealy bug và scale. Trị chúng chỉ có cách xịt hoặc nhúng úp (upside down) vào dung dịch Malathion pha loãng nhiều lần cho đến khi nào chúng bị tiêu diệt.

Nếu thấy hoa bị có tật (deformed) và lá Lan bị những đốm trong suốt thì chỉ còn cách hủy diệt cây đó mà thôi. (nói tới cách này đau lòng lắm !). Lần sau, khi mua nên chọn kỹ giống tốt, không sâu bọ, không bệnh tật, cách chắc ăn nhất là mua lúc Lan đang nở hoa, không sợ "tiền mất tật mang". Khi mua thuốc trừ sâu nên hỏi kỹ loại dành riêng cho Lan, thường thường loãng hơn vì Lan rất sợ thuốc Tây. Nuôi Lan bằng chất hữu cơ, Lan sẽ tươi trẻ khỏe mạnh hơn. Biết bao giống Lan bất hạnh, yểu mệnh chưa được chúng ta chiêm ngưỡng sắc đẹp diễm kiều đã bị tuyệt chủng vì thuốc khai quang (chemical defoliation). Rừng nhiệt đới Việt Nam nổi tiếng khắp thế giới về các giống Lan dại hiếm và quý, nay đã bị chất Orange agent khai tử vĩnh viễn, nếu may mắn lắm còn được các nhà sưu tập Lan tài tử hoặc nhà nghề khắp nơi trên thế giới gìn giữ và cho con cái nối dõi như hai Hoàng hậu Paphiodilum Armenia Cum và Paphiodilum Deleneti duyên dáng và diễm tình, đã được tìm thấy ở vùng Châu thổ sông Cửu Long, vùng gần Sà Gòn và Vân Nam.

Ngoài các cách chăm sóc Lan nói trên, trong phòng thí ngiệm thực vật học Biosphere II ở Tucson, Arizona và các trại Lan thí nghiệm bên Âu châu, cácnhà bác học nhận thấy các giống Lan cũng như các loại hoa khác khi được để cho nghe nhạc cổ điển Tây phương 24/24 giờ đều cho hoa lớn hơn, thơm hơn và lâu tàn hơn các hoa không được nghe nhạc.

Có khoa học gia đã đi xa hơn, thí nghiệm tính thần giao cách cảm của hoa: Lan biết xúc động, mỗi lần người chủ cây Lan nghĩ đến Lan, dẫu đang ở xa nửa vòng trái đất, một cách ưu ái, thì Lan vạch những mạch dịu dàng trên đồ thị xoay vòng, nếu người đó thử nghĩ kỳ này sẽ đem diệt Lan để thay thế cây khác, Lan vạch những cảm xúc mạnh như lo sợ hay giận dữ trên đồ thị đúng giờ giấc người đó ghi chú.

Một nhiếp ảnh gia chụp các loại hoa lá trên phim ảnh infrared, khi rửa hình phát giác vầng hào quang tỏa chung quanh hoa (halo), họ rất ngạc nhiên và nghĩ là hoa cỏ cũng có linh hồn (hồn thu thảo?).

Lan thích được vuốt ve âu yếm. Nếu có thì giờ nói chuyện với Lan, các bạn nhớ lau bụi vho từng cái lá, tập Tai chi gần Lan, Lan sẽ tươi tốt hơn và cho nhiều hoa hơn. Có phải vì Lan được tưới nhân điện?

Một phát minh hiện đại nhất trong năm 1992: một kỹ sư âm thanh người Nhật gắn cực điện vào một cành hoa, thật ngoài sức tưởng tượng: Hoa Biết Nói. Khi được khuếch đại trên màn ảnh máy điện toán, mỗi loại hoa khác nhau vẽ một đồ thị 3D (ba chiều) khác nhau và phát âm khác nhau như những nốt nhạc. Khám phá trên sẽ làm đảo lộn tất cả ngành điện tử và sinh vật học. Biết đâu đầu thế kỷ 21 chúng ta sẽ được anh chàng Kitaro cho nghe bản trường ca New Age mang tên Trường ca "Nụ Hôn Loài Lan Tím Dại".

Ðể kết thúc bài nầy, tôi xin trích đoạn dưới đây từ chương Hoa Ðạo của Okakura Kakuzo để chúng ta đừng bao giờ tàn nhẫn với hoa, vì tôi tin rằng hoa có hồn, biết xúc động và bây giờ thêm hoa biết nói, biết hát:

"Khi vui hay buồn, Hoa luôn luôn là bạn trung thành của ta. Ta ăn uống, ta ca vũ, ta ve vãn, đùa cợt với Hoa. Ta kết hôn, làm lễ rửa tội với Hoa. Ta không dám chết mà không có Hoa. Ta thờ phượng với Bách hợp, ta mặc tưởng với Sen, ta bày trận với Hồng và Cúc. Ta lại còn muốn nói bằng ngôn ngữ của Hoa. Không có hoa làm sao ta có thể sống được? Nghĩ tới một thế giới bị tước đoạt hết hoa mà phát sợ. Hoa đã chẳng đem an ủi tới giường bệnh nhân, đem ánh sáng tươi vui tới nơi u ám của những tâm hồn yếu đuối đó ư? Vẻ dịu dàng êm ái của Hoa làm cho lòng tin tưởng vào vũ trụ của ta đang bị suy giảm đi được hồi phục trở lại. Khi ta nhắm mắt nằm xuống chính cũng lại là Hoa bi thương lưu luyến trên mồ của ta."
Cách bón phân cho lan Chúng ta nên nhớ rằng lan mọc trong rừng núi đâu có phân bón mà vẫn tươi tốt. Lan chỉ nhờ phân chim, lá mục và các khoáng chất lẫn trong không khí hay nước mưa mà sống. Các nhà trồng lan chuyên nghiệp đã nghiên cứu riêng rẽ từng loại lan cho nên họ bón lan rất chính xác. Chúng ta là những người chơi lan tài tử thường hay mắc phải lỗi lầm bón quá nhiều.

Phân bón có 2 loại:
·
Hữu cơ (organic)
·
Nhân tạo

Phân bón hữu cơ do thiên nhiên mà ra như phân bò, nước cá chẳng hạn thường có chỉ số 5-1-1 Loại này hơi phức tạp một chút, cần phải có một vài yếu tố phụ như vi khuẩn, nhiệt độ cho nên tác dụng chậm chạp vả lại nặng mùi dễ thu hút các côn trùng, cho nên không nên dùng. Một thứ khác khá tốt là phân bò đã mục (cow manure) tiết bó (blood meal) pha loãng với nước rồi để một vài ngày cho trong nước rất thích hợp với lan Phaius (hạc đính).

Phân bón nhân tạo dù là nước hay bột cũng dễ hòa tan trong nước và có tác dụng trong vòng một giờ. Phân bón thường mang 3 nhóm chữ số như 30-10-10, 15-15-15, 10-30-20. Nhóm đầu chỉ số lượng Nitrogene giúp cho cây lá mọc mạnh, nhóm thứ hai chỉ số Phosphorus giúp cho hoa, quả. Nhóm thứ ba chỉ số Potassium giúp cho củ và rễ. Nhưng thực ra trong phân bón còn có nhiều chất khác cần thiết cho cây như sắt, kẽm, đồng, v.v… nhưng số lượng rất nhỏ không đáng kể. Trên thị trường có rất nhiều phân bón với công thức khác nhau. Nhà sản xuất nào cũng nói là cuả mình hay và đúng hơn cả. Mới đây viện đại học Michigan sau nhiều năm nghiên cứu đã cho ra một công thức 19-4-23 khá thành công. Nhưng cũng có nhiều nhà khoa học không đồng ý và khuyên nên bón với loại có công thức đồng đều thí dụ: 7-7-7. Do đó mỗi người dùng một loại phân có công thức khác nhau.

Những mầu sắc xanh, đỏ hay vàng là chỉ do nhà sản xuất dùng để dễ phân biệt chứ không có một tác dụng nào cả. Phân bón làm thành viên, que không thích hợp cho lan không nên dùng vì quá mạnh sẽ làm cháy rễ.

Phân bón hột loại chậm tan (Slow release) chỉ nên dùng trong trường hợp lười bón phân hoặc dùng cho Cymbidium là loại cần nhiều phân bón. Thứ phân này cần phải có nhiệt độ trên 70°F mới làm vỡ vỏ bọc bên ngoài.

Nếu nuôi nhiều và có thì giờ, mùa hè khi cây mới mọc cần bón loại 30-10-10, khi cây đã ngưng tăng trưởng vào mùa thu bón loại 10-30-20 (Blossom booster) thúc cho hoa nở. Nếu chỉ có ít cây và không muốn đổi loại phân nên dùng 15-15-15-hoặc 20-20-20. Không nên mua loại phân trong Nitrogene có chất Urea bởi vì chất này cần có một thời gian mới tác dụng, nên phân chưa kịp ngấm đã tưới đi mất.

Nên nhớ chỉ bón ¼ hay ½ một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước. Nên áp dụng câu Weekly và Weekly nghĩa là bón rất loãng và bón mỗi tuần một lần.

Khi thấy đầu lá bị đen lại đó là đấu hiệu bón quá nhiều phân và có muối đọng trong chậu. Nên tưới bằng Epson Salt tức là Magnesium Sulfate, 1 thìa súp cho 1 gallon nước để rã hết chất muối. Sau đó tưới thật đẫm để xả cho sạch.

Xin nhớ kỹ mấy điểm sau đây:
·

Thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón nhiều phân, tưới nhiều nước là giết cây lan mau lẹ. Đừng bao giờ bón phân khi chậu cây quá khô, cây sẽ bị khựng lại.
· Nên tưới nước vào ngày hôm trước hoặc 4-5 giờ trước rồi mới bón phân. Đừng bao giờ tưới bón khi nhiệt độ xuống dưới 50°F
Cách chăm sóc hoa lan tươi lâu và đẹp (lan Hồ Điệp, lan Hoàng Thảo, lan Vanda) Trong bài này chỉ cách chăm sóc lan Hồ điệp, lan Hoàng Thảo, và Lan Vanda... Lan là loại hoa quý lại rất khó tính, vì vậy để có được một giỏ lan đẹp, tươi lâu và bền màu cần có quy trình chăm sóc đúng phương pháp. Các nhà khoa học thuộc Viện Sinh học Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đưa ra lời khuyên cho việc chăm sóc một số giống lan phổ biến như sau:

Lan Hoàng Thảo
Đây là giống ưa ánh sáng, độ ẩm. Nhiệt độ tốt nhất cho cây phát triển là 15 - 25 độ C. Không được để cho cây lan bị ẩm liên tục trong ngày. Nếu thấy chất trồng của lan còn ẩm không nên tưới nước.· Tưới ngày 2 đến 3 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu trong ngày nắng, nóng và gió nhiều thì tăng thêm lần tưới, nhưng tưới thật đậm, nếu không ánh sáng sẽ làm cháy lá cây. · Dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng. · Tưới phân 2 lần trong tuần, liều lượng 2 g/lít (khoảng 1 thìa cà phê).
Lưu ý: Phải tưới nước trước khi tưới phân.
· Các loại phân bón cho lan như sau: phân 30-10-10 dùng cho cây lúc còn nhỏ; phân 20-10-10 dùng cho cây trưởng thành; phân 10-30-10 dùng cho cây lan khi bắt đầu ra nụ. Khi thấy lan nhú hoa thì tưới phân 60-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu. Hàng tháng phun thuốc trừ bệnh.
 
Lan Hồ ĐiệpHồ Điệp là cây ưa bóng mát, không được để ngoài ánh sáng trực tiếp sẽ bị cháy lá. Nếu trồng ở ngoài trời, ánh sáng chỉ cần khoảng 30 - 40% và phải che bằng lưới nilông. Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 20 - 30 độ C, độ ẩm 60 - 80%. Cách tưới nước và bón phân giống như lan Hoàng Thảo.

Tuy nhiên cần chú ý những điểm sau:
· Khi hoa gần tàn hay cây có hiện tượng yếu đi phải cắt ngay cành hoa và tưới phân 30-10-10 để dưỡng cây. Hoặc cây khỏe, muốn tiếp tục chơi hoa thì cắt cành hoa, chỉ cắt hết phần hoa đã tàn, tại các mắt của cành hoa sẽ mọc ra các nhành hoa khác. · Khi tưới phân không được pha quá liều lượng quy định, cây sẽ vàng lá và chết. · Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 150C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, phải chuyển đến chỗ ấm hơn hoặc che cho cây. · Vào mùa mưa, lá rất dễ bị giập do nước mưa rỏ trực tiếp vào gây ra bệnh thối lá. Vậy phải tránh mưa bằng cách che nilông hoặc tôn nhựa.Lan VandaGiống lan này chia thành 3 nhóm:· Nhóm 1: Có lá hình trụ tròn, đòi hỏi ánh sáng nhiều nên phải trồng ở nơi có ánh sáng hoàn toàn không che chắn, rất dễ thích nghi ở những vùng nóng. Trồng lan trong chậu hơi cao từ 20 - 25 cm, có nhiều lỗ thoát, có cọc to, cao khoảng 70 - 80 cm để buộc các ngọn lan (không dùng nẹp tre), có thể bó xơ dừa vào cọc này. Buộc các ngọn Vanda có ít nhất 2 tầng rễ dài khoảng 40-60 cm, cách đáy chậu 5 - 10 cm, rồi cho than, gạch vào đáy chậu (tỷ lệ 1:1). Mỗi chậu trồng chung 3 - 4 ngọn, nên kê các chậu sát nhau. Cho cỏ khô và xơ dừa vào xung quanh để giữ độ ẩm và cung cấp dưỡng chất cho lan. Khi mới trồng phải che nắng, khi cây phát triển tốt mới tháo ra. · Nhóm 2: Có lá dẹt phẳng, đòi hỏi ít ánh sáng hơn nên có thể trồng ở các xứ khác, chỉ cần 50% ánh sáng trực tiếp. Trồng 2 - 3 ngọn trong một chậu, cuốn cho rễ nằm trong chậu thật nhẹ nhàng, sau đó cho than củi vào từ từ. · Nhóm 3: Có dạng lá trung gian giữa 2 nhóm trên, cần ánh sáng cao hơn dạng lá dẹt phẳng nhưng thấp hơn lá trụ tròn. Trồng nhóm này như nhóm 2 nhưng khi trồng xong để cây trong bóng mát cho đến khi rễ phục hồi thì tăng ánh sáng lên.
Cách tưới nước và bón phân như trên nhưng khác ở giai đoạn cây trưởng thành là phân 20-20-20

.
Chăm sóc lan Vũ nữ Lan vũ nữ có khoảng 400 - 600 loài, xuất xứ từ châu Mỹ và vùng cận nhiệt đới. Cành hoa có thể lưu giữ được từ 35 đến 45 ngày. Điều đặc biệt là hoa có thể nở tất cả các mùa trong năm.

Ánh sáng: Loài lan này ưa bóng mát vì vậy tránh để cây ngoài trời.

Nhiệt độ:
Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 15 đến 35 độ C.

Độ ẩm:
60%.

Cách tưới nước:
Rễ của lan vũ nữ rất nhỏ, nên bồn trồng phải nhỏ hơn các loại khác. Mùa đông mỗi ngày tưới một lần. Mùa hè tưới ngày 2-3 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát. Nếu ngày nắng nóng và gió nhiều thì tăng thêm một lần tưới. Di chuyển vòi phun nước qua một lượt rồi tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.

Cách tưới phân NPK:
7 ngày tưới một lần theo liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tưới quá liều lượng, cây sẽ bị vàng lá và chết. Tưới qua một lần nước, đợi 15-20 phút rồi mới tưới phân để cây hấp thụ tốt.

Hằng tháng nên phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh, nấm.

Chú ý:
Khi hoa nở gần tàn hoặc cây có hiện tượng yếu đi phải cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 20-20-20.

Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 15 độ C, cây không phát triển, nụ bị hỏng thì phải chuyển cây đến chỗ ấm hơn.
 


Trồng và chăm sóc phong lan
Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp cho hoa nở đẹp tươi lâu
Cách chăm sóc hoa lan dendro cho hoa nở đẹp mê ly
Cách chăm sóc hoa lan tím cho hoa nở đẹp tươi lâu
Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp cho hoa nở đẹp tươi lâu
Cách chăm sóc hoa lan tím cho hoa nở đẹp tươi lâu
Cách trồng và chăm sóc hoa Lan thành công nhất
Trồng và chăm sóc phong lan




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý