Cách trồng và chăm sóc hoa mẫu đơn đúng kỹ thuật

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách trồng và chăm sóc hoa mẫu đơn đúng kỹ thuật

19/04/2015 12:21 PM
7,100

Cách chăm sóc Nam mẫu đơn (cây trang) – Cây cảnh trong nhà

Cây Trang hay  còn gọi là Nam Mẫu đơn, miền Bắc gọi là Đơn đỏ (tên khoa học là Ixora), một loài thực vật có hoa thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Trang có khoảng 500 loài cây là cây bụi nhiệt đới thường xanh, có hoa màu đỏ, cam, vàng, hồng, trắng. Vùng phân bố chủ yếu của các loài cây này là ở vùng nhiệt đới châu Á và vùng cận nhiệt đới châu Mỹ. Loài trang đỏ thường được sử dụng để thờ cúng trong Ấn Độ giáo, cũng như dùng trong các thuốc chữa bệnh dân gian Ấn Độ. Các loài trang khác thường được trồng làm cảnh trong vườn, lối đi. Bên cạnh đó, cây trang có thể tạo dáng bosai có thể trang trí trồng trong nhà.

Cây nhỡ, phân cành nhiều. Cành non ráp, dẹt, màu nâu nhạt, sau tròn, màu xám nhạt. Lá hình bầu dục hơi nhọn đầu, mọc đối.  Lá cây có thể dài từ 10 đến 20 cm; vào mùa hè, cây cho các chùm hoa gồm rất nhiều hoa nhỏ. Các loài này còn được dùng để trồng làm bờ giậu. Tại các vùng nhiệt đới, cây cho hoa quanh năm.  Hoa hợp thành cụm khá lớn ở ngọn cành, màu đỏ. Đài 4, tràng 4, ống tràng hẹp. Hoa có mùi hương nhẹ. Có thể cho quả chín màu đen, quả mọng. Cây trang có thể trồng ra đất hay bồn, cũng có thể trồng vào chậu và uốn tạo dáng. Giống hoa nhỏ mới nhập từ Thái Lan trồng trong chậu đẹp.

Các giống cây trang đang được phổ biến tại Việt Nam

Trang hoa đỏ

Ixora chinensis Lam. – Trang đỏ
Ixora coccinea L. - Trang son
Ixora coccinea var. compata Pierre ex Pit. - Trang lùn, Trang Thái, Trang lá nhỏ
Ixora duffii T. Moore – Trang đỏ
Ixora rosea Wall. - Trang hường

Trang hoa vàng

Ixora chinensis Lam.var. lutea - Trang vàng
Ixora coccinea var. caudata Pierre ex Pit. - Trang cam

Ixora stricta Roxb. - Trang vàng

Trang hoa trắng
Ixora finlaysoniana Wall. - Trang trắng, Trang thơm
Ixora nigricans R. Br. & W. & Arn. - Trang đen, Trang trở đen

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trang (cơ bản)

Trồng cây trang của bạn trong một khu vực ấm áp, có ánh sáng mặt trời đầy đủ. Trộn hổn hợp đất trồng giàu dinh dưỡng, tơi xốp thoáng khí, giữ ẩm tốt, và có tính axit, pH từ 6-7 và hãy duy trì độ pH này. Đào một cái hố rộng khoảng 1,5 đến 2 lần kích thước gốc cây nhưng không quá sâu so với chậu cây ban đầu. Đặt cây vào hố, cho đất vào, tưới nước lần đầu tiên. Cây trang rất nhạy cảm với đất khô hạn, nên tưới nước hằng tuần hoặc chú ý tưới nước khi thấy đất khô. Nhưng không để cây ngập nước. Cung cấp nước đầy đủ thường xuyên giúp cây trang phát triễn tốt nhất

Khi xuất hiện những nụ hoa đầu tiên, cần bón phân bổ sung dưỡng chất cho cây, bón phân hữu cơ, chất mùn, phân hóa học ở dạng hòa tan đều được. Thường xuyên bón phân NPK vì cây cần tăng cường Nitơ, Photpho để thúc đẩy sự nở hoa, cần Kali để tăng trưởng cành lá. Khi cây có hiện tượng vàng lá bón thêm một lượng nhỏ phân hữu cơ xung quanh gốc cây. Khi thời tiếc trở lạnh thì không nên bón phân cho cây.

Các loài sâu bệnh thường gặp là ve bọ, rệp, rầy. Có thể phòng ngừa bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Khi trồng cây trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, cây sẽ sinh trưởng mạnh khỏe, ít sâu bệnh.

- See more at: http://www.shopcaycanh24h.com/tt/ban-cay-canh-6/cach-cham-soc-nam-mau-don-cay-trang-cay-canh-trong-nha.html#sthash.AogiuWa4.dpuf

Cách chăm sóc hoa mẫu đơn đúng kỹ thuật. Mẫu đơn là cây ưa nhiều ánh sáng, cây không sống được trong điều kiện râm mát, sợ úng nước, chịu được hạn, được rét.





CÁCHTRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA MẪU ĐƠN ĐÚNG KỸ THUẬT

Kỹ thuật trồng mẫu đơn

I.Hình thái:


Thuộc loại cây nhỏ, thân gỗ. Cây cao từ 0,7-1 m, đôi khi có cây cao từ 2,3-2,7 , có nhiều cành. Lá mọc so le, thường chia thành 3 lá chét, mỗi lá chét lại chia thành 3 thùy, mặt trên lá màu xanh nhạt hay xanh sẫm, mặt dưới màu trắng nhạt, bóng, không có lông tơ. Cuống lá dài từ 10-25 cm, hình thuôn hoặc tròn, lá chét cuống ngắn hoặc không cuống. Hoa mọc ở đầu ngọn cây, đầu cành, hoa rất tổng hợp, đường kính 10-20 cm, màu đỏ tím hoặc trắng, hoặc vàng, màu sắc rất đẹp, mùi thơm gần giống mùi thơm của hoa hồng. Hoa có nhiều nhị đực. Quả hình ngôi sao, hoặc hình tam giác hoặc lục giác. Hạt màu đen, nhỏ hơn hạt đậu tương. Rễ dùng làm thuốc, sau khi chế biến, rễ cuộn cong như lông ngỗng, ngoài màu đen, có nhiều vết nhăn, mặt trong màu hồng nhạt, có mùi thơm đặc biệt, lổn nhổn trên mặt có những hạt nhỏ màu trắng.

II. Điều kiện sinh trưởng:

Mẫu đơn là cây ưa nhiều ánh sáng, cây không sống được trong điều kiện râm mát, sợ úng nước, chịu được hạn, được rét. Cây ưa trồng trên sườn đất dốc, lớp đất dày, tiêu thoát nước tốt, hoặc đất cát pha nhiều màu; trồng trên đất nặng, rễ cây nhỏ, chia ra nhiều nhánh, rễ lại hay bị thối; trồng trên đất cát đen thì rễ tổng hợp nhưng vỏ lại mỏng. Mẫu đơn ưa trồng trên đất mới khai hoang, rất sợ liên canh vì cây dễ sinh nhiều sâu bệnh hại, sản lượng và chất lượng đều thấp.

III. Kỹ thuật trồng:

1. Cách nhân giống: Mẫu đơn có hai khả năng sinh sản: vô tính và hữu tính.

a. Nhân giống vô tính:

Trồng bằng gốc. Thời gian thu hoạch mẫu đơn cũng là lúc chọn gốc làm giống. Gốc được chọn là những gốc tổng hợp, mập, không sâu bệnh, có nhiều mầm chồi. Mỗi gốc như vậy thường bổ dọc làm 3 phần, phần nào cũng có 1,2 mầm chồi còn đang trong giai đoạn ngủ. Vì gốc cây chất gỗ rất cứng nên có thể dùng dao rựa sắc mà bổ. Thời gian trồng thường vào cuối thu và đầu đông. Trồng ngay trong thời gian này thì giống mau đâm ra rễ mới, bám chặt vào đất, năm sau cây có điều kiện phát triển sớm; nếu trồng muộn gặp thời tiết lạnh, rễ mới không ra được, năm sau cây phát triển chậm. Khi thu hoạch đào gốc cây lên, thu nhặt hết các rễ cây dùng làm thuốc, còn gốc cây dùng làm giống. Nếu đã có giống rồi nhưng không trồng kịp, thì chọn nơi râm mát, xếp giống rải ra phủ một lớp đất bằng nửa chiều cao của miếng giống, trên phru rơm rạ, cỏ khô để che nắng, giữ ẩm cho giống, nếu thời tiết quá khô, thỉnh thoảng có thể tưới qua nước vào lớp rơm rạ phủ. Chú ý khi bảo quản giống, nên để nguyên cả gốc cây sau khi thu hoạch và đã cắt hết rễ để làm thuốc.

b.Nhân giống hữu tính:

Trồng bằng hạt. Sau khi trồng mẫu đơn 3 năm, cây ra hoa, mỗi cây có từ 3-5 bông và mỗi bông có một quả, mỗi quả có 3-4 hạt. Cuối tháng 7, quả chín, hái quả về rải ở nơi ẩm mát, sau một tuần quả nứt vỏ, tách vỏ lấy hạt, chọn những hạt tổng hợp, mẩy màu sáng để làm giống.
Bắt đầu từ tháng 2-3. Cuốc lần đầu sâu 70-80 cm, tối thiểu cũng sâu được 40 cm, nhặt hết gạch đá, cỏ dại để sau này không gây trở ngại cho sự phát triển của bộ rễ cây. Đến tháng 5, cuốc đất lần thứ 2, độ sâu như trước. Đến tháng 8 cày lại sâu 33 cm, sau đó đánh thành luống cao 27-33 cm, rộng 1,3-1,7 m, rãnh rộng 33 cm.

Nếu đất trồng thuộc laọi sườn dốc núi mới khai hoang thì tập trung gạch đá ở chân sườn dốc để chống xói mòn.

Thời vụ gieo hạt: Mùa đông nhiệt độ rất thấp nên thời vụ gieo hạt thường vào tiết lập thu. Nếu gieo muộn vào đầu mùa đông, hoặc cuối thu, do thời tiết lạnh, hạt không nảy mầm, không ra rễ. Sang năm hạt thứ ba mới mọc thành cây, như vậy hạt nằm trong đất quá lâu dễ bị hư hỏng. Các tỉnh phía Nam, khí hậu ôn hòa, ấm áp, thời vụ gieo hạt có thể kéo dài đến tháng 11, mùa xuân năm sau cây mọc. Nếu gieo muộn quá cũng không nên, tốt nhất là gieo đúng thời vụ. Lúc gieo, hố cuốc sâu 5 cm, với khoảng cách 17x17 cm, đáy hố san bằng, rải một lượt phân rồi phủ một lớp đất mỏng, mỗi hố gieo 20-40 hạt, trên phru đất dày 3 cm cho bằng mặt luống, trên phủ một lớp rơm rạ mỏng. Mỗi mẫu gieo 5.000 hố. Sau khi gieo 10-15 ngày, nếu thời tiết khô hanh, đất khô nên tưới nước để giữ ẩm, tạo điều kiện cho hạt mau nảy mầm. Sau khi gieo hạt độ 1 tháng, rễ bắt đầu mọc, mùa đông đến rễ đã dài 7 cm. Đến tháng 2-3, bỏ hết rơm phủ mặt luống. Lúc mầm nho lên khỏi mặt đất, cây chỉ có một lá hình tròn, sau nửa tháng mọc tiếp lá thứ hai. Khi cây đã mọc đều, cần nhổ cỏ, xới nhẹ trên mặt luống; chú ý đừng để gãy các mầm, chồi non cần chú ý cho ruộng sạch cỏ. Đến mùa mưa phải chú ý tiêu nước, đừng để nước đọng trên luống và rãnh. Xen giữa các hàng cây nên phủ rơm để chống cỏ và chống mưa làm xói gốc cây.

Trước tiết lập thu chưa cần bón phân thúc, sau lập thu thời tiết lạnh dần, cần bón phân thúc tạo điều kiện cho cây qua đông thuận lợi, mỗi mẫu tưới 1.500-2.500 kg nước phân theo tỷ lệ một phân, sáu phần nước. Sau đó cứ nửa tháng bón một lần, lượng phân ít hơn, đến mùa đông vào khoảng tháng 10-12 bón thêm một lần, mỗi mẫu 1.500 kg. Khi bón phân cần chú ý: không để phân bám vào lá cây và tiếp xúc trực tiếp với rễ, bón phân vào khoảng giữa hai gốc cây, sau khi làm cỏ mới bón phân.

Về mùa hè, thời tiết ấm, cỏ mọc nhiều, nên phủ trên luống một lớp rơm để giữ cho đất mất và chống cỏ. Cây con nếu chăm sóc tốt, năm thứ hai có thể đánh ra trồng, thông thường năm thứ ba mới đánh ra trồng được. Với hai cách nhân giống trên, mỗi cách đều có những ưu điểm riêng. Nếu trồng mẫu đơn trên diện tích rộng, cần nhiều giống, có thể phối hợp cả hai cách nhân giống, nhưng trồng mỗi loại trên các diện tích khác nhau.

2. Trồng sản xuất:

a.Thời vụ:

Tùy từng địa phương,có nơi bắt đầu trồng từ tháng 8-12, nhưng tốt nhất là từ tháng 9-10.Có nơi từ cuối tháng 7 đến tháng 10, tốt nhất là từ tháng 8-9.

b. Cách trồng:

Trồng bằng cây con: cuốc thành hố, hố sâu hay nông là do cây con tốt hay xấu quyết định. Cây tốt, mỗi hố đặt 1 cây, cây xấu đặt 2 cây, cách nhau 10 cm. Khoảng cách 67x50 cm. Khi trồng phải đặt thẳng rễ, lấp đất chặt, khi lấp đất nhấc cây giống lên một ít để rễ được thẳng, sau mới ấn chặt đất, đoạn bỏ một nắm phân khô dầu đã ủ hoai, cuối cùng phủ kín đất, trên rải một lớp rơm rạ hoặc cỏ khô.

- Trồng bằng nấm mốc: Trồng theo khoảng cách cây 83-100 cm, cuốc hố rộng 27 cm, sâu 50 cm, đặt miếng giống cho thẳng rễ vào hố, lấp đất chặt và cũng nhấc cây lên một ít như trên, cuối cùng lấp đất dùng bàn chân giẫm chặt đất và vun đất cao 13-17 cm cho thành từng mô đất nhỏ trên luống; mỗi mẫu trồng hết khoảng 800 miếng giống.

3. Chăm sóc:

a. Làm cỏ, xới đất:

Sau khi trồng, đến mùa động hoặc mùa xuân năm sau, vì mầm còn nhỏ, cây còn yếu nên người ta thường nhổ cỏ bằng tay, đến mùa thu rễ cây phát triển đã dài và nhiều rễ đã bám chặt vào đất, cây đã lớn mới làm cỏ bằng cuốc, và chỉ ủi sâu 3cm. Nếu ruộng nhiều cỏ, mỗi tháng làm hai lần. Năm thứ ba là năm thu hoạch không cần thiết làm cỏ nhiều.
Có thể làm cỏ lần đầu vào mùa xuân, năm thứ hai, xới cách cây 7 cm, để đất được tơi xốp, mầm chồi dễ mọc lên khỏi mặt đất; sau lần này cứ cách nhau khoảng 15 ngày lại làm cỏ một lẫn,hễ thấy ruộng có cỏ là làm; riêng trong thời gian từ tháng 6-9, tùy theo tình hình cụ thể mà làm, lúc này cây đang phát triển dễ gây thiệt hại cho rễ và bộ lá cây.

b. Bón phân thúc:

Phân thường dùng là khô dầu, phân chuồng và phân bắc. Đối với khô dầu và phân bắc, moi hố xung quanh gốc cây rồi bón, còn phân chuồng có thể rải trên mặt đất, rồi lấp phủ đất. Bất kể bón phân gì cũng không nên bón sát gốc cây, phải bón xa gốc cây khoảng 5-7 cm.. Lượng phân bón mỗi lần: 250-350 kg, rồi tăng dần lền 400-500 kg, tốt nhất là sau khi bón 1-2 ngày thì có mưa để phân ngấm được sâu vào đất cho rễ cây hút.

c. Ngắt hoa:

Nếu trồng bằng mầm gốc, sau khi trồng một năm là cây đã có hoa, hoa tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng của cây, nên ngắt kịp thời khi thấy xuất hiện nụ. Nếu trồng bằng cây con, năm thứ ba cây mới ra hoa, nếu cần giữ để lấy hạt nhân giống thì thôi, không cần ngắt như trên.

d. Tỉa cành, ngắt lá khô:

Sau mỗi đợt sương muối, mẫu đơn thường có một số lá bị khô héo. Qua mùa đông giá lạnh, một số cành cũng bị khô chết, nên cắt bỏ tất cả những cành khô, thu nhặt hết nm cỏ, phủ đất mùa đông.


MỜI BẠN CÙNG THAM KHẢO THÊM:
 

Cách chăm sóc hoa lài



Hoa Lài là một loại hoa tươi thích hợp với thời tiết Nam Bộ, vì vậy ta có thể trồng ở: Cái Mơn, Tiền giang, Hóc môn, ...

Cây Hoa Lài là loài hoa không quá kén đất trừ đất phèn, mặn, và những vùng đất thấp, trũng, ứ nước.

Dưới đây là cách trồng và chăm sóc

1. Giống và cách nhân giống:
Hoa Lài có nhiều giống: Giống bông nhỏ và giống có thân lá nhiều và hoa lớn

Chọn những bụi Hoa Lài phát triển tốt, không sâu bệnh. Trên những dây “lươn” bò ngang hoặc đứng, dùng dao sắc cắt xéo thành những hom dài 20-25cm (3 đốt lá). Sau khi cắt khoảng 3-4 giờ, mặt cắt đã se thì giâm hom vào bầu đất nylon 7X10cm, dưới đáy đục một số lỗ nhỏ để thoát nước, bầu gồm có đất mùn tơi xốp, trộn đều với phân chuồng mục và tro trấu theo tỷ lệ 2-1-1. Giâm mỗi bầu một hom, cắm xéo cho hom ngập sâu 7-8cm (chừa 2 đốt lá) rồi ém chặt đất. Xếp bầu thánh từng luóng dưới giàn che nắng. Tưới nước mỗi ngày 3 lần. Khi mầm nách dài 3cm thì dỡ dần giàn che và tưới mỗi ngày một lần. Khi hom nhú mầm thì hòa loãngphân NPK (20-20-15) tưới mỗi tuần một lần. Khi hom giâm được 3-3, 5 tháng thì đem trồng.

2. Chuẩn bị đất và trồng:
Xẻ mương 2-2, 5m; lên liếp rộng 5-7m. Trên liếp, dắp mô theo chiều ngang (rộng 1m;cao 30cm;rãnh rộng 30cm). Mỗi mô trồng 1 hàng, cây cách cây 0, 8-1m. Dùng cuốc đào hốc rộng 20cm, sâu 20cm, đặt bầu cây giống vào giữa, rồi dùng phân lót và lắp đất kín xung quanh.

3. Cách bón phân:
Mỗi công đất (1000m²)bón lót 400-500kg phân chuồng mục , 50kg Super Lân, 100-150 kg tro trấu (đã được ngâm qua một đêm). Sau khi trồng 10 ngày thì bón nhử cho cây bằng cách hòa 3-4 muỗng canh phân Urê cho 1 bình tưới 8-10 lít, tưới vào gốc. Năm tháng đầu, mỗi tháng bón 1 lần phân, mỗi lần bón 10kg urê với 10kg Super Lân/1 công. Kết hợp với xáo, làm cỏ, vun nhẹ gốc, ngắt bỏ những bông ra sớm để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Từ tháng thứ 6 trở đi mới để hoa tươi và thu hái. Từ lúc này rải bón định kỳ mỗi tháng một lần, mỗi lần 10kg urê, 20 kg NPK (16-16-8).

4. Chăm sóc hoa lài:
Trong vòng 1 tuần sau khi trồng, tưới mỗi ngày 2-3 lần, sau đó mỗi ngày tưới 1 lần, bảo đảm cho đất luôn ẩm . Khi cây đã trưởng thành, vào mùa khô khoảng 5-7 ngày tưới 1 lần, vào mùa mưa chỉ tưới bổ sung.
Cây Lài thường bị một số sâu bệnh. Với sâu ăn bông-ăn lá, có thể dùng thuốc Vifast 5 ND, Fastac 5 EC, Selecron 500ND, Supracide 40 EC. Với rệp sáp nên dùng máy bơm tưới vườn có áp xuất cao để xịt. Bệnh nấm mốc trắng trên gốc thân, dùng Kocide 53, 8 DF;COC 85 WP, Viben-C50 BTN…Nhớ sau mỗi lần xịt thuốc, phải để ít nhất 1 tuần lễ mới được thu hái hoa.

5. Thu hoạch hoa lài:
Phải thu hoạch hằng ngày, và thời gian thu hoạch tốt nhất là từ 10h AM đến 5h PM. Phải hái lúc hoa chưa nở, vì khi đã nở thì chất lượng hoa sẽ giảm đi.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc có tên khoa học Cosmos Bipinnuatus họ Cúc. Cosmos có nghĩa là hài hòa, với thân cành mềm mại và nhiều màu sắc: đỏ, trắng, hồng. Ngoài ra có thể mỗi hoa có tới hai màu.

17 vangdo Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa ngũ sắc

Cánh hoa hoặc đầu hơi vuông hoặc xẻ thùy, nông – mỏng mảnh bay lất phất trước gió nên còn được gọi là hoa cánh bướm. Hoa Cosmos là loại hoa đơn chỉ cho một lớp 8 cánh. Trồng chủ yếu vào vụ Đông Xuân, dễ trồng, chịu đựng tốt với nắng và rét.

Kỹ thuật chăm sóc đơn giản, không đòi hỏi đất tốt. Gieo hạt trên nền đất làm kỹ tưới ẩm, sau 3 – 4 ngày là nảy mầm, 10 – 15 ngày nhổ cây con đem trồng với mật độ 30x30cm. Cần bón phân lót cây mới cao to, trồng muộn Cosmos sẽ cho hoa bé và xấu. Hoa cắt cắm lọ hoặc được trồng thành luống ở công viên. Cần vun cao một chút để cây không đổ, không phải làm dàn đỡ hay cắm cọc. Hoa có cánh mỏng nên dễ héo, hoa đã héo khó tươi trở lại. Vì vậy, sau khi cắt hoa nên cắm ngay vào nước.

Hạt Cosmos được lấy khi quả đã đen và các hạt tách ra, đem phơi 3 – 4 nắng nhẹ để khô nguội rồi gói giấy báo gác lên gác bếp. Nhân của hạt nhiều dầu, dễ mất sức nẩy mầm, nếu gia công bảo quản không tốt. Thời gian sinh trưởng 60 – 65 ngày. Mùa hè có giống cho hoa màu vàng sai hoa và cho hoa lâu

Cách trồng và chăm sóc hoa đồng tiền



Hoa đồng tiền luôn là loại hoa khá phổ biến ở nước ta và thường được chưng trong nhà trong nhiều dịp. Hoa đồng tiền với màu đỏ biểu trưng cho sự hoan hỷ, mừng rỡ. Chưng trong nhà một chậu cảnh hoa đồng tiền tượng trưng cho sự lạc quan với thông điệp rằng “hãy tin thì sẽ làm được”. Cách trồng và chăm sóc chậu cảnh hoa đồng tiền sẽ giúp các bạn có được những chậu đồng tiền to, màu sắc đẹp.



1. Nhiệt độ và độ ẩm

Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng hoa. Nhiệt độ thích hợp để trồng hoa đồng tiền là 15-25 độ C, cũng có một số giống hoa đồng tiền có thể chịu được nhiệt độ cao hơn 30-34 độ. Nếu nhiệt độ dưới 12 và trên 35 độ chậu cảnh hoa đồng tiền sẽ phát triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt, chất lượng hoa xấu.

Hoa đồng tiền chịu hạn khá kém.Độ ẩm thường phải duy trì ở 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển.
Cây đồng tiền phải trồng nổi, có rễ trồng ngang mặt đất, không trồng cây sâu quá cây sẽ phát triển chậm, dễ bị thối rễ. Sau khi trồng xong nên tưới đẫm nước, kiểm tra và định vị cho cây đứng thẳng.

2. Đất trồng


Với hoa đồng tiền thì các bạn cần chuẩn bị loại đất tơi xốp, có độ thông thoáng cao, thoát nước, nhiều mùn. Đất trồng cho chậu đồng tiền gồm xơ dừa+ than bùn+đất cát (3:3:1), các bạn cũng có thể bổ sung thêm phân hữu cơ vi sinh và Super lân.

3.  Vị trí đặt chậu

Đồng tiền không chịu được mưa nhiều cũng như cường độ ánh sáng mạnh nên các bạn nên đặt chậu cảnh của mình ở trong nhà trong thời gian đầu để giảm cường độ ánh sáng và nhiệt độ. Sau khi trồng khoảng 2 tháng bạn có thể mang chậu cảnh của mình ra ban công hoặc lan can, bậu cửa để trồng nhưng vẫn phải hạn chế lượng ánh sáng trực tiếp. Các bạn có thể dùng chậu cảnh Greenbo để thuận tiện cho việc di chuyển vì chậu cảnh Greenbo được thiết kế khá đặc biệt với nhiều màu sắc cho bạn lựa chọn. Một ưu điểm nữa của chậu cảnh Greenbo là chậu được làm bằng chất liệu nhựa cao cấp cách nhiệt hoàn toàn nên rất thích hợp cho chậu hoa đồng tiền của bạn.
4. Tưới nước

Tưới nước cho chậu cảnh hoa đồng tiền vào buổi sáng, tránh tưới quá trễ vào buổi chiều cây dễ bị bệnh. Nên dùng bình phun để tưới cho ẩm đất, chú ý không làm văng đất lên lá. Tuy hoa đồng tiền không chịu hạn được nhưng cũng không ưa ẩm quá, vì vậy tùy vào điều kiện có thể 2-3 ngày tưới một lần.

Để cây sinh trưởng tốt và phát triển khỏe mạnh cần thường xuyên ngắt lá già, vàng úa, lá sâu lá bệnh. Nên thường xuyên tỉa lá cho cây để tạo sự thông thoáng cho chậu đồng tiền của bạn.

Hoa đồng tiền khá dễ trồng mà lại có thể trang trí cho ngôi nhà bạn với ý nghĩa hoan hỷ, sự vui vẻ trong gia đình. Hy vọng với cách trồng và chăm sóc chậu cảnh hoa đồng tiền sẽ mang lại cho các bạn những kinh nghiệm để có chậu cảnh hoa đồng tiền đẹp.

kỹ thuật trồng và chăm sóc địa lan

Chậu trồng mà sâu sẽ thúc đẩy sự phát triển rễ và giúp cây khỏe mạnh. Những chậu vừa sâu vừa rộng giúp cây phát triển nhiều chồi cây, nhưng hoa sẽ ít và yếu. Những chậu sâu và hẹp sẽ thúc đẩy việc cho ra những cành hoa hoa cao, khoẻ mạnh và những bông hoa đầy sức sống.

Cách trồng những giống địa lan Mini: trồng cây trong các chậu lan Châu Á. Sức sống của của Địa lan Châu Á biểu hiện ở bộ rễ rất dài và khoẻ mạnh.

Chậu trồng mà sâu sẽ thúc đẩy sự phát triển rễ và giúp cây khỏe mạnh. Những chậu vừa sâu vừa rộng giúp cây phát triển nhiều chồi cây, nhưng hoa sẽ ít và yếu. Những chậu sâu và hẹp sẽ thúc đẩy việc cho ra những cành hoa hoa cao, khoẻ mạnh và những bông hoa đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà mỗi địa lan Châu Á lại phát triển trong chậu có kích thước nhỏ tương tự. Chậu trồng lan Châu Á đã có sự cải tiến qua thời gian để có thể hoàn toàn cân xứng hài hoà với cây lan.

I. CẤU TẠO CỦA ĐỊA LAN

Cây địa lan Châu Á thường rất khoẻ mạnh. Mỗi sự tăng trưởng là một giả hành mà nó được tách ra từ các của bẹ khác hoặc củ của cây mẹ. Mỗi giả hành đều có một bộ rễ độc lập.

1) Rễ của địa lan

Trái với rễ của cây địa lan lai, rễ của cây địa lan Châu Á rất ít khi phân nhánh và do vậy rễ không đan xen vào nhau. Thân cây mới thường rất ngắn, 2 - 3cm và hẹp 1,5cm. Thân cây đỡ nhiều lá, chúng phân nhánh từ mặt chậu.

Giả hành đóng vai trò là nơi dự trữ nước và chất dinh dưỡng chính cung cấp cho cây.

So với các loại lan khác, giả hành của địa lan nhỏ và không thể dự trữ được nhiều nước, vì vậy cần phải tưới nước thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng của chúng (Xem các điều kiện phát triển).

2) Lá của địa lan

Đối với những người sưu tập lan Châu Á thì lá của địa lan gần như quan trọng hơn cả hoa. Lá cây có thể rất dày và dài phụ thuộc vào các loài.

Chẳng hạn, Cym Georengii có thể đến 1cm và dài 15,24cm, trong khi loại Cym Siense có thể đến 4cm và cao đến 45,72cm. Hầu hết lá cây phẳng nhưng một số có hình bầu dục giống như "Tu Er Lan" (Lan tai thỏ).

Một số biến thể khác bao gồm lá cong, vặn và xoắn, nhưng điều quan trọng nhất đối với những người sưu tập lan là đó là những hình thái của biến thể khảm (điểm nhiều đốm màu khác nhau).

Biến thể khảm đã xuất hiện qua quá trình tiến hoá và tiến xa hơn qua quá trình lai tạo. Những biến thể đó có thể được phân loại thành vài loại dựa vào hình mẫu của biến thể và màu sắc.

Nói chung, biến thể khảm được coi là các biến thể mạnh mẽ hơn, được quan tâm hơn và có giá trị hơn.

3) Hoa của địa lan

Hoa của cây địa lan Châu Á thường nhỏ, khi so sánh với hầu hết các loài địa lan khác. Ngồng hoa có thể cao gấp 2 lần chiều cao của cây. Số hoa, hình dáng hoa, hương thơm và thời gian tàn của hoa thay đổi tuỳ từng loài. Trong mỗi loại, các biến thể được đặt tên dựa vào màu sắc của hoa.

Chẳng hạn, trong dòng Sinence, có các biến thể hoa mà hầu như được biến thiên từ màu đen chủ đạo, như sinense "San Chuan", hoa có màu vàng tuyền như loại "Wu Tsu Tsai", màu đỏ như sinense "Ta Ming" và có màu trắng tuyền như sinense "Bai Mo Su". Các loại hoa có thuần 1 màu là có giá trị nhất.

II. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA LAN

Loài lan Cym Ensifolium - Lan tiểu kiếm
Loài lan Cym Ensifolium hay còn gọi với tên quen thuộc là Lan Tiểu kiếm

Trong việc trồng địa lan Châu Á, cho dù nó được trồng trong nhà kính, trồng dưới ánh đèn hoặc bên ngoài khí hậu ôn hoà, cần phải có sự quan tâm đặc biệt đến chất trồng, chậu trồng cây và các điều kiện phát triển.

1) Chậu trồng địa lan châu Á

Nhiều thế kỷ, người trồng lan Châu Á sử dụng các loại chậu đặc biệt để kìm hãm sự phát triển của rễ theo bề rộng, rễ phát triển theo chiều sâu của chậu và duy trì sự thông thoáng. Đó không phải là ngẫu nhiên mà trong mỗi chiếc chậu đặc biệt để trồng các cây địa lan châu á đều có kích thước phù hợp: tỉ lệ giữa đường kính chậu và chiều dài là 1:3. Các loại chậu khác nhau về hoa văn. tất cả chúng được tráng men hoặc không tráng men.

Tại Hàn Quốc, chậu trồng lan truyền thống có hình ống, hẹp ở giữa, miệng loe ra và có các lỗ thông hơi bên cạnh chậu cũng như dưới đáy bình. Tại Trung Quốc, chậu có thể hình vuông hoặc hình ống, có lỗ thoát nước bên cạnh chậu và có đôn để kê chậu lan. Tại Nhật Bản, chậu thường đơn điệu, hình ống với miệng chậu loe và 3 chân.

Hiện nay có các loại chậu bằng nhựa của Đài Loan và Nhật Bản, một số trong chúng có thể tháo lắp được để dễ dàng kiểm tra rễ của địa lan và có các lỗ thông thoáng bên cạnh.

Nên chọn chậu phù hợp với kích cỡ và hình dáng của cây và không được kìm hãm nó. Chậu phải là nơi để cho cây phát triển mới, nhưng cần phải hạn chế sự phát triển rộng ra của bộ rễ. Các loại chậu của Hàn Quốc là thích hợp để trồng Cym Sinence, bởi vì chúng rộng hơn và thông thoáng hơn, trong khí cây Cym Ensifolium trông đẹp hơn khi trồng trong các chậu sáng và nhỏ hơn. Nếu bạn không muốn dùng chậu địa lan Châu Á, nên dùng các chậu nhựa sâu hoặc chậu có thể trồng nhiều cây cùng loại trong một cái bình thường làm cho cây chật rễ.

Khi dùng các chậu gốm sứ mới mua về nên ngâm chúng trong nước vài ngày trước khi trồng cây để ngừa việc đất sét hút ẩm của chất trồng và kìm hãm sự phát triển của cây địa lan. Chậu tráng men cần phải được rửa sạch nhằm loại bỏ các chất bẩn, sáp hoặc chất đóng gói.

2) Chất trồng

Chất trồng truyền thống cần phải có độ thoát nước tốt, có hàm lượng dinh dưỡng cao, chống thối rễ, có độ thông thoáng tốt, và chi phí hợp lý. Để đáp ứng được các mục tiêu này, chất trồng phải là một hỗn hợp. Tiêu chuẩn của chất trồng sử dụng là một hỗn hợp của vỏ thông, than củi và đá.

Địa lan Cym Sinense - Lan Kiếm - Mặc lan xuân

Địa lan Cym Sinense - Lan kiếm hay còn gọi là Mặc lan xuân
 

Đá phải chuẩn được rửa sạch, chọn đá nhỏ cỡ sỏi hạt đậu. Khi trọng lượng là mối quan tâm, thì thay thế bằng đá trân châu thô. Đổ hỗn hợp vào trong một cái khay lớn và lắc đều để lựa ra kích cỡ của các hạt chất trồng.

Lót sỏi hạt đậu dưới đáy chậu. Sau đó bắt đầu với hỗn hợp thô bên trên và dùng chất trồng mịn hơn nhồi vào trong chậu. Cách mặt chậu khoảng 2,54cm, nên cho hỗn hợp (đá trân châu, than củi và vỏ thông). Nhiều lúc có thể sử dụng hỗn hợp mảnh, ẩm. Khi trồng dòng Einsifolium, nên dùng chậu gốm hoặc chậu có lỗ thông hơi bên cạnh, sự dụng đến 20% dương xỉ sợi để duy trì độ ẩm.

3) Ánh sáng

Mức độ chiếu sáng rất quan trọng đối với sự phát triển của địa lan. Thiếu ánh sáng cây sẽ yếu ớt và phát triển không bình thường. Nhiều ánh sáng quá mức sẽ làm hư hại lá cây và đặc biệt đối với các loài biến thể, sẽ làm giảm bớt giá trị thưởng thức do ánh sáng làm thay đổi màu sắc của cây.

Trong suốt những tháng mùa hè, nếu trồng cây ở nơi có ánh nắng, cần che bớt ở mức 50-70%. Những loài địa lan xuất xừ từ vùng núi cao hơn như Gorengi và Faberi tỉ lệ che sáng cần phải cao hơn.

Trong suốt mùa đông, độ che sáng cần ở mức 20-50%. Bởi trong môi trường có độ che phủ này, cây địa lan Châu Á sẽ là ứng viên xuất sắc để phát triển dưới ánh sáng tán xạ, khó khăn duy nhất là vấn đề duy trì độ ẩm cao.

Một số ví dụ tốt nhất về Cym Sinence được tìm thấy trong văn phòng nhà máy đóng chai nước tại Trung Quốc. Tại đây, cây địa lan Châu Á được đặt dưới dãy đèn chiếu sáng khoảng 1,2 - 1,5 mét và nơi được chiếu sáng 12-16 giờ mỗi ngày. Sự kết hợp của độ ẩm cao, thời gian chiếu sáng dài và gió thổi nhẹ là một môi trường hết sức lý tưởng.

4) Nhiệt độ

Nói chung, nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của Địa lan là 20-30 độ C. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là 10 độ C. Tuy nhiên, các loại khác sẽ phát triển lý tưởng ở các mức nhiệt độ khác.

Chẳng hạn, dòng Faberi và Gorengi tìm thấy trong tự nhiên ở những vùng cao có mức nhiệt độ là 15-25 độ C, và chúng có thể chống chịu được nhiệt độ mùa đông băng giá. Nhiệt độ mùa hè quá 30 độ C sẽ kìm hãm sự phát triển và khả năng ra hoa của chúng.

Mặt khác, dòng Sinence được tìm thấy ở những vùng thấp hơn, không thể chống chịu lại được điều kiện nhiệt độ xuống thấp quá 5 độ C, làm kìm hãm sự phát triển, nhưng có thể chiụi đựng được nền nhiệt độ cao vào mùa hè (trên 30 độ C) miễn là đảm bảo được độ ẩm cao để hỗ trợ.

Sự kìm hãm tăng trưởng gây ra bởi nhiệt độ mùa hè cao được biểu hiện ở những mầm cây cằn cỗi không ra hoa trong mùa tiếp theo. Khi sống trong khí hậu có nền nhiệt độ mùa hè có thể lên đến 30 độ C cần phải tăng độ thông thoáng và sử dụng hệ thống phun sương tự động hoặc hơi mát để gia tăng độ ẩm và giữ cho nhiệt độ giảm xuống.

5) Độ ẩm

Có 2 thời kỳ phân biệt rõ ràng cho cả hai việc tưới nwocs và kiểm soát độ ẩm. Suốt những tháng nghỉ đông, từ tháng 10 đến tháng 3, độ ẩm cần được kiểm soát ở mức 40-60%.

Trong suốt thời kỳ tăng trưởng, giữa tháng Tư đến tháng 9, độ ẩm cẩn phải được duy trì trên 80% kết hợp với duy trì sự lưu thông không khí. Người trồng cây trong nhà cần phải nâng độ ẩm bằng cách sử dụng các khay nước đặt dưới đáy chậu cây.

Những chiếc khay này cần phải được nhồi đầy sỏi nhẹ để giữ cho nước không chạm vào rễ cây trong khi tạo ra tiểu vùng khí hậu cho cây. Người trồng cây ngoài trời, sử dụng mái che thuận tiện cho việc che sáng có thể kết hợp tưới buổi sáng với phun sương ẩm suốt cả ngày để gia tăng độ ẩm xung quanh cây. Khi sử dụng cách này cần lưu ý trong suốt thời kỳ cây lên mầm mới. Nước có thể đọng tại mầm cây và đó là nguyên nhân thối mầm. Việc đó sẽ giết chết mầm cây.

6) Sự thông thoáng

Tất cả các loài Địa lan Châu Á đều ưa sự thông thoáng. Kém thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, sâu bọ phá hoại và chất trồng chóng hoai mục.

Quạt gió, quạt công nghiệp và quạt thông hơi mức cao đều có thể được sử dụng.

Tại nhà kính, nên có vài dãy kệ để cây. Các giá để có lỗ, các chậu địa lan được đặt trong các lỗ đó. Sự sắp xếp này để gia tăng sự thông thoáng cho cây.

Nên cho quạt chạy liên tục để gia tăng sự lưu thông không khí. Quạt thông hơi và mái thông hơi tự động góp phần vào việc kiểm soát nhiệt độ. Nếu nhà kính nóng quá, các quạt thông gió sẽ hút gió ra ngoài để làm mát nhà kính. Nên sử dụng 2 hệ thống phun sương, một được dùng để kiểm soát độ ẩm, cái còn lại hoạt động tự động cùng với quạt thông gió để làm mát, và để bù đắp lại lượng hơi ẩm đã mất đi do quạt thông gió.

7) Chế phẩm hữu cơ sinh học KH cứu được bệnh thối rễ ở địa lan

Những ngày qua, các chủ vườn lan ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) phải đối mặt với bệnh thối nhũn rễ địa lan làm mất trắng hàng trăm triệu đồng tiền giống. Theo các chủ vườn lan, nguyên nhân gây ra bệnh này là do trời mưa nhiều, ẩm ướt nên các củ giống không chịu nổi. Tình trạng lây lan bệnh rất nhanh do căn bệnh này từ trước đến nay chưa có thuốc trị.
 

Truyền thuyết về hoa mẫu đơn
Tác dụng chữa bệnh của hoa mẫu đơn
Ý nghĩa của hoa mẫu đơn trong phong thủy

Hoa cưới mẫu đơn dịu dàng ngày hạnh phúc
Truyền thuyết về hoa mẫu đơn
Tự bó hoa cưới đẹp cho ngày trọng đại thêm ý nghĩa
Phong thủy giúp quan hệ bền vững
Ý nghĩa của loài hoa phù dung

 

(ST)
 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý