Xu hướng bà mẹ đơn thân

seminoon seminoon @seminoon

Xu hướng bà mẹ đơn thân

19/04/2015 12:21 PM
420

 Xu hướng phụ nữ chủ động làm mẹ đơn thân ngày càng nhiều, tuy nhiên chị em phải chuẩn bị trước tinh thần để đối phó với những thách thức, khó khăn khi một mình nuôi con, và những áp lực khác trong cuộc sống.

Xu hướng ngày càng tăng

Chưa có một thống kê nào về tỷ lệ các chị em làm mẹ đơn thân, tuy nhiên, các bác sĩ sản phụ khoa khi trao đổi với PV Thanh Niên về chủ đề này, đều có cùng nhận định: “Những năm gần đây, xu hướng này ngày càng nhiều hơn trước”.

TS-BS Lê Thị Thu Hà - Phó khoa Sản A (Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM) nói: “Quan niệm của chị em bây giờ khác trước nhiều lắm. Trước đây, phụ nữ VN “không chồng mà chửa” sẽ bị áp lực bởi dư luận xã hội và gia đình khủng khiếp lắm, nhiều khi không sống nổi, phải bỏ xứ mà đi. Nhưng nay, quan niệm của nhiều người thoáng hơn, một số phụ nữ (không chỉ có giới nghệ sĩ, mà có cả công chức, người bình thường) không muốn lập gia đình, chỉ muốn có con làm niềm vui ở tuổi xế chiều. Những phụ nữ này có quan hệ nam nữ, nhưng không muốn bị ràng buộc bởi cuộc sống vợ chồng, hay gia đình chồng. Trong công việc của chúng tôi thỉnh thoảng cũng tiếp nhận những phụ nữ đến tìm hiểu về việc muốn có con mà không lấy chồng. Họ thường ngoài tuổi 30”.

 
Xu hướng làm mẹ đơn thân ngày càng nhiều hơn trước (ảnh chỉ có tính minh họa) - Ảnh: shutterstock

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh (TP.HCM), cũng cho biết: “Mặc dù không nhiều, nhưng việc phụ nữ muốn làm mẹ đơn thân đang tăng lên trong xã hội. Lý do là vì về sau này xã hội có cái nhìn cởi mở hơn; những phụ nữ trẻ thành đạt không muốn ràng buộc bởi gia đình”.
 

Cần biết những thách thức và quyền của con

Người cho và nhận không được biết nhau

Theo các bác sĩ, phần lớn chị em có ý định làm mẹ đơn thân muốn được biết, được lựa chọn nguồn tinh trùng từ người đàn ông thuộc giới trí thức, thành đạt, nghĩa là muốn biết người cho tinh trùng là ai. Tuy nhiên, về quy định thụ tinh trong ống nghiệm thì người cho và người nhận tinh trùng (kể cả cho - nhận trứng, hay phôi) không được biết nhau.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường cho rằng phụ nữ có quyền của họ trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình, tuy nhiên trước khi quyết định làm mẹ đơn thân, chị em cần cân nhắc đến nhiều khía cạnh, và cần phải nghĩ đến quyền của đứa bé.

Đứa con sinh ra không có cha sẽ thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác, và khi lớn lên, đến trường sẽ mặc cảm với bạn bè… TS-BS Lê Thị Thu Hà cũng chia sẻ: “Thường khi có sự chăm sóc của cả cha và mẹ thì đứa trẻ sẽ phát triển hoàn thiện hơn về mọi mặt so với những trẻ thiếu tình thương, sự chăm sóc của một trong hai người cha hay mẹ. Trẻ thiếu cha, hay mẹ thường có một sự mất thăng bằng nhất định trong cuộc sống. Ngoài ra, chị em có ý muốn làm mẹ đơn thân cần chuẩn bị trước về việc giải thích với đứa bé như thế nào khi bé lớn lên hỏi về người cha…”.

Chị em muốn làm mẹ đơn thân cũng cần lưu ý đến những khó khăn, thách thức của người phụ nữ khi một thân, một mình nuôi nấng con cái. Bởi cuộc sống không phải lúc nào cũng phẳng lặng, êm đềm, mà còn có những lúc khó khăn, trắc trở, hoặc con trẻ ốm đau..., nếu thiếu bóng dáng người cha, một mình bà mẹ sẽ gánh vác nặng nề, và sẽ có những lúc chạnh lòng, tủi thân. Dẫu biết rằng xã hội ngày càng có góc nhìn rộng mở hơn về đời sống hôn nhân, vợ chồng, nhưng dù sao thì đại đa số người Á Đông, nhất là người Việt vẫn khắt khe hơn với chuyện phụ nữ không chồng mà có con… Tất cả những điều đó là áp lực, thách thức mà chị em cần nghĩ đến trước khi quyết định làm mẹ đơn thân.

“Bản thân tôi không khuyến khích việc làm mẹ đơn thân. Nếu gặp những trường hợp chị em có hỏi, tìm hiểu về vấn đề này, tôi sẽ có những giải thích để họ suy nghĩ lại”, TS-BS Lê Thị Thu Hà nói.
 

Phần thưởng không dành cho con

Bao nhiêu năm con về làm dâu nhà mẹ là bấy nhiêu năm mẹ vất vả cùng con. Mẹ vất vả để con làm việc ở cơ quan thật tốt.

Một ngày có bao nhiêu thời gian mẹ dành hết cho gia đình. Mẹ bận bịu buổi sáng, tất bật buổi trưa, loay hoay buổi chiều. Từ việc nấu nướng, bán buôn đến dọn dẹp cửa nhà… mẹ đều cáng đáng.

Mỗi ngày như mọi ngày, mẹ luôn dậy sớm hơn con. Đầu tiên, mẹ pha ly sữa cho đứa cháu nội trước khi đến trường. Bật bếp nấu ấm nước pha trà cho ba. Khi con từ buổi chợ sớm về nhà, mẹ đã hâm xong nồi cơm nguội cùng miếng thức ăn để dành chiều hôm qua cho con, bởi mẹ biết con chỉ có thể lót dạ bằng món này vào mỗi sáng. Mẹ hiểu rõ hơn ai về tính ăn, nết ở của con.

Con đi làm về muộn mẹ vẫn đợi cơm. Con thấy mình có lỗi. Có lần nhắc mẹ đừng chờ, mẹ nói mẹ muốn bữa ăn gia đình luôn đủ mặt thành viên. Mâm cơm ngon đâu chỉ vì thức ăn mà nhờ có không khí gia đình. Có người này gắp cho người kia miếng cá, miếng rau; có tiếng nói, tiếng cười với những lời hỏi han, chia sẻ…

Con đi công tác xa nhà mẹ thêm phần vất vả. Những việc lặt vặt trong nhà thuộc về con mẹ đều gánh hết. Con đi lòng mẹ nặng lo. Lo đường đi nước bước, lo chuyện ăn chuyện ở, lo công việc của con không biết có thuận buồm xuôi gió... Biết ngày con về mẹ thấp thỏm đợi chờ, nhiều khi thức đợi cửa đến khuya.

Con bệnh, mẹ lo từng chút. Mẹ làm như con là con nít. Nấu cháo ép con ăn, nhắc con uống thuốc. Con của con bệnh, mẹ thức canh chừng cùng con. Khi thì trắng đêm trong bệnh viện, lúc chập chờn nửa thức nửa ngủ ở nhà. Mẹ lúc nào cũng hủ hỉ với con.

Con buồn. Mẹ là người an ủi, động viên, là bờ vai cho con trút hết những ưu tư phiền muộn. Con làm sai, mẹ nhẹ nhàng khuyên nhủ. Lúc nào con cũng có mẹ song hành.

Đôi khi lối xóm bàn ra tán vào chuyện nhà mình. Họ nói, ai đời mẹ chồng cực khổ như vậy trong khi con dâu suốt ngày đi làm việc ở ngoài. Đốt đuốc đi tìm chắc khó mà gặp. Mẹ dửng dưng trước lời bàn tán. Con lại thấy hãnh diện về mẹ và đằng sau đó là niềm hạnh phúc lặng thầm. Cuộc đời con luôn có mẹ đồng cam cộng khổ!

… Con được tuyên dương giỏi việc nước đảm việc nhà. Bước lên bục nhận thưởng, con nghĩ đến mẹ. Phần thưởng này không dành cho con nếu không có mẹ. Rồi con lại nghĩ, trong bất kỳ niềm vui hay nỗi buồn nào con cũng đều có mẹ. Vậy nên, cho phép con được chia đôi giải thưởng này: con “giỏi việc nước”, mẹ “đảm việc nhà”. Nghen mẹ!

Thanh Trang


Ảnh có tính chất minh họa, không phải là nhân vật thật trong bài viết

Họ là những cô gái mạnh mẽ, có công việc ổn định, thu nhập cao nhưng không thích lấy chồng mà chỉ muốn có con.

Vượt qua rào cản

Tr.T.T (32 tuổi, Hà Nội) là một ví dụ. Bố mẹ làm nghề giáo. Nhà T. có hai chị em gái và chị cô cũng là giáo viên. T. từng học ở một trường ĐH quốc tế và hiện làm cho một tổ chức phi chính phủ với mức lương rất cao.

T. bảo, hồi mang thai bé, cô bị cả dòng họ lẫn khu phố “ném đá” vì cái tội không chồng mà chửa. Nhưng T. thấy điều này quá đỗi bình thường. Khi T. nói cô muốn làm mẹ đơn thân, gia đình cứ ngỡ trong lúc bất mãn cô nói cho sướng miệng nhưng không ngờ, 3 năm sau, cô làm thiệt. Mẹ và chị gái quỳ van xin cô bỏ cái thai, bố thì tuyên bố từ mặt.

Ý định sinh con mà không cần lấy chồng hình thành từ khi cô chừng 12 tuổi. Khi ấy, chứng kiến mẹ bị bố bạo hành cả tinh thần lẫn thể xác, cô rất tức giận. Bản thân bố cô là một nhà giáo, ra ngoài ai cũng phải cúi đầu “chào thầy”, vậy mà ở nhà ông lại cộc cằn vô cùng. Đối với mẹ, bố cô chỉ biết sai khiến và quát mắng. Sau này chị T. lại rước phải ông chồng bê tha, tiền không kiếm được bao nhiêu mà suốt ngày rượu chè, gái gú. Lần nào chị cô về thăm nhà cũng ôm cái mặt sưng húp. Khám thai, sinh nở rồi con đau ốm, ông chồng chỉ đứng ngoài xem như chuyện nhà hàng xóm… Chỉ sơ sơ mấy chi tiết thế thôi, T. thấy dị ứng với đàn ông và thề sẽ không bao giờ phải phụ thuộc người nào. Rồi khi cô tuyên bố mang thai, cả dòng họ họp phiên này phiên kia, thay nhau chất vấn cô. Không khuyên được cô bỏ thai, trưởng họ mời… tổ trưởng dân phố đến lập biên bản.

Không muốn bố mẹ phiền thêm, T. vào TP.HCM mua căn hộ chung cư tại Q.7. Bây giờ con trai cô đã 5 tuổi, T. mãn nguyện và hạnh phúc vì sự lựa chọn của mình. Năm nào cô cũng dẫn con về thăm nhà 2-3 lần. Ban đầu, bố mẹ cô xua đuổi nhưng nhìn đứa cháu ngoại khôi ngô, lém lỉnh, nói giọng miền Nam ngọt xớt nên thương từ lúc nào không hay.

Giờ bố mẹ T. đã về hưu, mỗi lần cô đưa con về, ông ngoại dắt tay cháu đi chơi khắp xóm mà không ái ngại như trước nữa.

Không phải cô gái nào cũng may mắn có công việc như ý và tài chính vững như T. nhưng họ vẫn quyết định làm mẹ đơn thân, dù gia đình phản đối. Chị D.T.T.H (37 tuổi, Q.4, TP.HCM) chỉ là nhân viên làm việc tại một công ty vận tải biển, lương 8 triệu đồng/tháng nhưng đang một mình nuôi cậu con trai 6 tuổi. Nhà H. ở Gò Vấp, có 4 anh chị em, cô là con áp út. Khi 3 người trong nhà đã lập gia đình, cô vẫn không chịu lấy chồng. Thấy bố mẹ thúc giục, H. tuyên bố chỉ sinh con, không lấy chồng.

Nói là làm, năm 31 tuổi, cô mang thai và sinh được cậu con trai kháu khỉnh. Bố mẹ đuổi ra khỏi nhà. H. ôm con xuống Q.4 thuê nhà ở đường Nguyễn Tất Thành. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng H. chưa bao giờ hối hận. H. bảo nếu được lựa chọn lại, cô vẫn giữ nguyên quyết định và giờ nếu có tiền, cô sẽ sinh thêm một đứa nữa.

Gia đình ủng hộ

Còn L.P.V (30 tuổi) làm nhân viên của ngân hàng P. ở TP.HCM thì được gia đình ủng hộ cô làm mẹ đơn thân. Không phải V. xấu đến nỗi không kiếm được tấm chồng, nhưng cô có ý định này từ lâu và bố mẹ cũng đồng ý. V. thụ tinh nhân tạo, sinh được một cặp con gái, giờ đã tròn 3 tuổi. Vì sống chung với ông bà ngoại nên hai bé được chăm sóc đầy đủ, chẳng bao giờ hỏi đến bố. Nhưng V. bảo đã sẵn sàng để nói với con khi chúng lớn hơn một chút. Mặc dù thỉnh thoảng có mấy bà hàng xóm nhìn thấy con cô thì thậm thà thậm thụt: “Tội nghiệp, xinh thế mà không có cha”. Mỗi lần nghe vậy, V. lại phải nhỏ nhẹ với các bà để họ hiểu và đừng làm các bé bị tổn thương.

Chị N. đang làm ở công ty về xuất khẩu lao động Q.Tân Bình, TP.HCM, thì nhận cậu con trai từ trung tâm mồ côi. Ngày chị nhận bé Nhân, nó mới tròn 3 ngày tuổi. Không phải chị xấu xí hay vô sinh nên xin con nuôi, mà N. bảo không muốn có chồng, chỉ thích có con và muốn cưu mang một đứa trẻ kém may mắn. Mọi người trong gia đình còn giúp chị đi đón cháu.

Nhân lớn lên khôn ngoan và lễ phép, N. rất hãnh diện. Bây giờ cậu bé đã 10 tuổi và chị chờ con lên cấp 2 sẽ nói sự thật. Nhưng cách đây mấy tuần, N. đang ở công ty thì bảo vệ gọi điện thông báo có con trai đến tìm. Khi ra cổng, N. hốt hoảng thấy mặt con bầm tím, áo đứt hết nút. Hỏi ra mới hay ở trường có đứa bạn nói Nhân là con hoang. Nhân lao vào đánh bạn và bị đám bạn đánh lại. Quá uất ức, cậu bỏ học, kêu xe ôm chở đến công ty mẹ hỏi cho ra nhẽ. N. đã nói sự thật với con nhưng từ đó, cậu bé không chịu đến trường. N. phải đưa con đến bác sĩ tâm lý, bây giờ thì Nhân đã chuyển trường và vui vẻ đi học trở lại.

Xã hội ngày nay không còn quá khắt khe với những bà mẹ đơn thân nên ngày càng có nhiều phụ nữ lựa chọn cách sống này. Vào một diễn đàn về “single mom” trên mạng mới thấy ngày nay có nhiều cô gái dám đối đầu với mọi dị nghị, khó khăn để nuôi con một mình.


(St)

Single Mom - Làm mẹ đơn thân
Hiền Thục làm mẹ đơn thân
Những bà mẹ đơn thân của làng giải trí Việt đầy mạnh mẽ
Ngắm những nhóc tì của các bà mẹ đơn thân trong Vbiz
"Bí kíp" cho mẹ bầu đơn thân

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Gai nhieu tien nen la ba me don than luc chet ho hang chon tien theo thoi ma dung chia cho ai tiet lam
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý