Bà bầu ăn gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bà bầu ăn gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể?

19/04/2015 12:21 PM
1,616

Khi mang thai, bạn rất dễ bị ốm bởi sức đề kháng của cơ thể giảm, một số loại thực phẩm, món ăn sau đây có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.



NHỮNG THỰC PHẨM TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO MẸ BẦU


Chuối

Chuối rất giàu kali, giàu năng lượng có thể giúp phụ nữ mang thai nhanh chóng chống lại cơn mệt mỏi mỗi khi ốm nghén. Chuối cũng giúp giải toả chứng táo bón khó chịu trong thai kỳ. Nên ăn chuối vào bữa sáng với ngũ cốc, sữa chua và uống thêm một cốc nước cam để hoàn chỉnh dinh dưỡng cho bữa ăn quan trọng nhất trong ngày.


Thịt nạc

Nhu cầu chất sắt hàng ngày của bạn cần tăng gấp đôi trong khi mang thai. Nếu thiếu sắt, cơ thể bạn dễ suy nhược và trở nên mệt mỏi nên bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt ngay từ những ngày đầu của thai kỳ. Bạn nên chọn ăn thịt nạc vì cơ thể bạn sẽ hấp thu dễ dàng nhất chất sắt từ thực phẩm  này.


Trứng gà

Trứng là một nguồn protein tuyệt vời, vì nó chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần. Không có gì tốt hơn cho một bữa ăn tối nhanh gọn mà vẫn đủ chất là một suất trứng ốp la cùng nhiều rau rau xanh và một chút pho mát.


Cam

Giúp cung cấp một lượng vitamin C lớn, kích thích các tế bào màu trắng để chống lại nhiễm trùng, xây dựng một hệ thống miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống chọi lại với bệnh tật, làm giảm tình trạng táo bón.


Sữa không béo

Sữa là một loại thực phẩm chứa nhiều canxi, protein, vitamin D và phốt pho – những chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình hình thành xương, răng, cơ, tim, các dây thần kinh và các tế bào máu.

Khi bạn mang thai, cơ thể bạn hấp thụ gần gấp đôi lượng canxi và uống sữa không béo là một cách thông minh bổ sung canxi cho cơ thể. Trung bình bà bầu nên hấp thụ khoảng 1000 mg/ngày.


Bông cải xanh

Mỗi phụ nữ mang thai vẫn phải hấp thu 0.4mg axit folic mỗi ngày để bảo vệ thai nhi khỏi dị tật. Nguồn thực phẩm đó là các lá rau xanh thẫm, bông cải xanh, các loại họ đậu như đậu lima, đậu đen…

Trong đó bông cải xanh rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật. Và vì nó chứa rất nhiều vitamin C, nên sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt hiệu quả.


Nấm

Để có hệ miễn dịch vững chắc, bạn nên bổ sung nấm đông cô, nấm linh chi… vào chế độ ăn uống mỗi ngày. “Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, nấm giúp tăng khả năng sản sinh cũng như kích thích hoạt động của các tế bào bạch cầu, chống lại các bệnh truyền nhiễm”, Douglas Schar - Giám đốc Viện Y tế tại Washington, D.C (Mỹ) - nói.


Khoai lang

Khoai lang có tác dụng tạo thành trì bền vững chống lại vi khuẩn, vi-rút và một số tác nhân gây bệnh khác. “Vitamin A giúp sản sinh các mô liên kết, một thành phần quan trọng của da”, theo tiến sĩ David Katz, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ngăn ngừa bệnh tật Yale-Griffin. Một trong những cách tốt nhất để bổ sung vitamin A là từ thực phẩm chứa beta-carotene (như khoai lang, cà rốt, quả bí đỏ). Beta-carotene khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A.


Thịt bò

Thiếu chất kẽm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh vì kẽm giúp tăng sức đề kháng. William Boisvert - chuyên gia về dinh dưỡng và miễn dịch tại Viện nghiên cứu The Scripps tại La Jolla, California (Mỹ) - cho hay nguồn kẽm trong thịt bò giúp phát triển các tế bào bạch cầu, tế bào miễn dịch, qua đó có thể nhận biết và tiêu diệt các vi khuẩn, vi-rút mang bệnh tật xâm nhập vào cơ thể. Một lạng thịt bò nạc cung cấp khoảng 30% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.


Cá hồi, cá thu và cá trích là nguồn phong phú a-xít béo omega-3g giúp giảm chứng viêm sưng, tăng lượng khí ô-xy vào cơ thể và bảo vệ phổi khỏi bị nhiễm lạnh hoặc các chứng bệnh về đường hô hấp. Bạn có thể ăn 2 khẩu phần cá mỗi tuần để bổ sung dưỡng chất cần thiết.


Tỏi

Thành phần allicin có nhiều trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn cao. Các nhà khoa học Anh đã khảo sát trên 146 người, một nhóm dùng giả dược và nhóm còn lại dùng chiết xuất từ tỏi trong 12 tuần. Kết quả là nhóm dùng tỏi giảm được tới 70% nguy cơ bị cảm lạnh. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy, ở những ai nhai hơn 6 múi tỏi mỗi tuần, nguy cơ bị ung thư ruột kết giảm được 30% và tỷ lệ này ở ung thư dạ dày là 50%.


Sữa chua

Probiotics hoặc các men vi sinh có lợi cho đường tiêu hóa trong sữa chua giúp bảo vệ ruột và đường ruột khỏi các vi khuẩn gây bệnh.


MỘT SỐ THỰC PHẨM NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN TRONG THAI KỲ

Ăn uống trong thời gian mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.

Khi mang bầu bạn cần phải xem xét lại thói quen ăn uống của mình, không nên muốn gì ăn nấy một cách vô tội vạ như trước đó nữa. Bạn cần phải xem xét món nào ăn sẽ tốt và món nào sẽ không tốt cho chính bản thân mình và bé yêu trong bụng.

Cá là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà mẹ và thai nhi. Tuy nhiên trong một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bà bầu nên ăn cá thế nào?

-  Chỉ nên ăn dưới 350g các loại thủy hải sản trong một tuần.

-  Nên ăn cá đã nấu chín kỹ, không ăn các món cá chưa kỹ như gỏi cá, rất dễ bị các loại virus và vi khuẩn xâm hại.

-  Nên ăn những loại cá phải được nuôi từ nguồn nước sạch, không bị nhiễm độc, cá còn tươi, không ăn những loại cá đã chết từ lâu và ươn.

-  Nếu không dám chắc cá mà bạn sử dụng có an toàn không nên sử dụng dầu cá để thay thế.

-  Sử dụng viên dầu cá trong quá trình mang thai, sẽ sinh ra những đứa con có đôi mắt sáng hơn so với những trẻ khác. Về liều lượng sử dụng viên dầu cá bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Những lưu ý khi bà bầu ăn cá

Bà bầu cần tuyệt đối tránh với những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm salmonella, toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe. Thực phẩm để đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho việc sử dụng.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai và đang cho con bú nên hạn chế các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao – đặc biệt gây tổn thương cho trẻ em đang còn bú sữa mẹ.

Bà bầu nên và không nên ăn gì? - 1

Cá là một thực phẩm không nên bỏ qua nhưng phải thận trọng (Hình minh họa)

Trứng

Trứng rất bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai, chả thế mà các chị em rất tích cực tìm mua trứng ngỗng, trứng gà sạch về ăn hàng ngày để thai nhi khỏe mạnh, trắng trẻo… Tuy nhiên ăn trứng sao cho đủ và hợp lý lại là vấn đề khác đấy nhé.

Nhiều mẹ có thói quen ăn trứng chần, trứng sống hoặc trứng lòng đào chưa chín kỹ. Sẽ không có ảnh hưởng gì nếu bạn chưa mang thai nhưng khi bé yêu trong bụng của bạn đang lớn lên từng ngày thì đây lại là một thói quen có hại cho cả mẹ và bé. Khi mang thai, hệ miễn dịch của bạn đã không được khỏe mạnh như bình thường vì thế càng dễ bị vi khuẩn tấn công và tình trạng ngộ độc thực phẩm sẽ càng thêm tồi tệ. Ngộ độc salmonella không gây hại cho thai nhi nhưng tốt nhất nên tránh vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ.

Món trứng an toàn cho mẹ bầu:

- Đun sôi một quả trứng gà ít nhất trong 7 phút.

- Nếu rán thì cần phải lật cả 2 mặt.

- Kho trứng cho đến khi lòng trắng hoàn toàn đặc sệt và mất thêm khoảng 5 phút nữa để lòng đỏ bên trong chín hẳn.

Vỏ trứng cũng có thể mang vi khuẩn gây hại vì thế nên để trứng ở ngăn riêng, không lẫn với các thực phẩm khác và luôn rửa tay sau khi tiếp xúc với trứng.

Bà bầu nên và không nên ăn gì? - 2

Mẹ bầu nên ăn trứng chín kỹ (Hình minh họa)

Cafe, nước uống có chứa cafein

Cà phê và những thức uống có cafein là những đồ uống “ruột” của nhiều người. Tuy nhiên khi bạn đang mang thai những thức uống có chứa hàm lượng cafein cao có nguy cơ gây ra sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc sảy thai.

Tuy nhiên, một tin vui cho các bà bầu, những nguyên tắc hướng dẫn về dinh dưỡng mới đã khẳng định rằng, phụ nữ mang bầu có thể uống 1 tới 3 ly cà phê hòa tan, 4 tách trà hoặc 4 lon nước côca mỗi ngày. Tất nhiên, mức cà phê họ tiêu thụ phải vừa phải và không vượt quá 300mg/ngày.

Tốt nhất các bà bầu nên uống loại cà phê có hàm lượng caffeine thấp. Tương tự, với trà, các bà bầu uống trà thật loãng 1 giờ sau bữa ăn, không uống khi bụng đói, có thể chọn loại trà tự nhiên, ít gia công.

Bà bầu nên và không nên ăn gì? - 3

Nên uống cafe có chứa nồng độ cafein thấp (Hình minh họa)

Các loại trà thảo dược

Khi bầu bí bạn cũng nên thận trọng và xem lại thói quen uống trà thảo dược của mình. Sẽ có những loại trà gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Chúng có thể vô tình gây kích thích tử cung, gây ra sảy thai hoặc các cơn co thắt dạ con. Tốt nhất chị em nên chú ý và hạn chế uống các loại trà thảo dược sau:

-  Trà hoa cúc

-  Trà cây ma hoàng

-  Trà rễ cây cam thảo

-  Trà lá mâm xôi

-  Trà hoa hồi

-  Trà cây ngải đắng

-  Trà cây hương thảo

-  Trà cây dâm bụt

-  Trà cây sả

-  Trà cây de vàng

-  Trà cây tầm ma

-  Trà cây thìa là

Dùng trà an toàn

Có rất nhiều loại trà dành cho phụ nữ trước khi sinh và có nhiều loại trà rất an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Hãy lưu ý dùng các loại trà có nguồn gốc đáng tin tưởng và thảo dược phải có thành phần hữu cơ và sao khô. Nếu bạn muốn bạn có thể tự làm một tác trà, hoặc có thể mua trà có chất lượng cao để dùng. Một số loại trà được cho là tốt trong thời kỳ mang thai:

-  Trà gừng

-  Trà chanh

-  Trà húng

-  Trà lúa mạch

-  Trà bạc hà

Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại trà dùng khi mang thai. Các nhà sản xuất của các loại trà này giới thiệu sản phẩm của họ như là một sự trợ giúp cho những người đang mang thai.

Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là, mặc dù các loại trà này không nhất thiết phải được chứng minh lâm sàng là an toàn cho thai nhi khi được tiêu thụ với số lượng lớn, nhưng chị em khi mua trà cũng nên chú ý các thành phần được liệt kê trên vỏ hộp hoặc bao bì.

Bà bầu nên và không nên ăn gì? - 4

Chị em nên chú ý lựa chọn loại trà phù hợp khi bầu bí (Hình minh họa)

5.  Rượu

Phụ nữ Việt Nam ít có thói quen uống rượu, song ở một vài nơi có thói quen cho phụ nữ có thai ăn rượu nếp. Họ cho rằng, nó có tác dụng cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, thành phần rượu nếp có chứa chất cồn, vì thế ăn rượu nếp cũng giống như uống rượu cho dù trong rượu nếp lượng cồn có thấp hơn trong rượu bình thường. Còn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và thông qua cuống nhau thai, trực tiếp gây tác hại cho thai nhi. Nó có thể khiến em bé phát triển chậm, hoặc có một số bộ phận dị dạng như đầu nhỏ, mắt to, cằm ngắn, lùn. Thậm chí, tứ chi và tim cũng dị dạng, có đứa trẻ ra đời trí tuệ đần độn, ngu dốt, bướng bỉnh, dễ mắc bệnh.

Thế nhưng, mới đây các nhà nghiên cứu Anh lại kết luận, phụ nữ mang thai vẫn có thể uống rượu vang mà không gây hại gì đến sự phát triển của đứa trẻ.

Theo các nhà nghiên cứu, các thai phụ chỉ nên thưởng thức 1-2 ly rượu/ tuần. Nếu các bà bầu thực hiện đúng theo chỉ dẫn, điều này không những không có hại gì mà còn tác động tốt đến hành vi sau này của đứa trẻ hơn là việc kiêng rượu.

Bà bầu nên và không nên ăn gì? - 5

Bà bầu có thể nhâm nhi 1-2 ly rượu vang mỗi tuần (Hình minh họa)

Theo đó, các bà bầu hoàn toàn có thể được uống 1 ly rượu vang thể tích 175ml, 1 ly các loại rượu khác thể tích 50ml, hay dưới nửa lít bia một tuần mà không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển trí tuệ cũng như hành vi cư xử của trẻ.




Món ngon dễ làm cho bà bầu
Tác dụng của quả bơ với bà bầu
Bà bầu ăn trứng ngỗng
Cách trị cảm cúm cực hay cho bà bầu
Chữa bệnh táo bón cho bà bầu an toàn nhanh khỏi
Mẹo chống rạn da cho bà bầu hết âu lo


(ST)

 
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý