Bà bầu ăn mì tôm có sao không?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bà bầu ăn mì tôm có sao không?

19/04/2015 12:21 PM
11,789

Mì ăn liền là loại thực phẩm nhanh – rất thuận tiện và dễ dàng chuẩn bị. Tuy nhien mỳ ăn liền là thực phẩm không tốt cho các mẹ trong thời gian mang bầu.


BÀ BẦU CÓ NÊN ĂN MỲ ĂN LIỀN


Mì ăn liền giúp bạn chống đói hiệu quả, tránh cảm giác nôn nao. Ngày nay mì ăn liền có nhiều hương vị thơm ngon cho bạn lựa chọn.

Tuy nhiên, một suất mì ăn liền không thuộc nhóm thức ăn lành mạnh và cân bằng. Thành phần của mì chủ yếu là tinh bột, muối, bột ngọt, hương vị... Một số loại mì ăn liền được tăng cường vitamin A. Nhưng nhìn chung, mì ăn liền lại thiếu vitamin, protein, chất xơ, khoáng chất... Đặc biệt, mì ăn liền còn mặn và có thể dẫn tới cao huyết áp nếu bạn ăn từ ngày này sang ngày khác.

Bà bầu có nên ăn mỳ ăn liền? - 1
Bà bầu có thể ăn mì ăn liền miễn là ăn uống điều độ.

Tóm lại, bà bầu có thể ăn mì ăn liền miễn là ăn uống điều độ. Nếu bạn cảm thấy thích mì ăn liền, cần lưu ý:

- Giảm lượng muối: chỉ nên nêm một nửa các gói gia vị đi kèm với mỗi gói mì.

- Để có món mì dinh dưỡng: thêm các thành phần khác vào bát mì như quả trứng luộc, thịt gà nấu chín, rau lá xanh như rau cải hay các loại rau khác, cải bắp, cà chua, đậu Hà Lan...
 

7 LOẠI THỰC PHẨM BÀ BẦU NÊN TRÁNH XA

Ăn đủ chất béo trong thai kỳ là cần thiết, tuy nhiên nếu ăn nhiều mỡ trong suốt thời gian đó, người mẹ có thể truyền cho bé cưng nguy cơ ung thư.

Rượu và các loại nước có cồn

Trên tạp chí Pediatrics số tháng 2/2013, các chuyên gia ở ĐH Cartin, Australia khuyên, phụ nữ mang thai không nên uống rượu, bởi khi ra đời trẻ dễ mắc phải Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh và nhiều bệnh nan y khác.

Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ nghiện rượu có tỷ lệ mắc hội chứng này cao gấp 7 lần so với những không uống rượu. Đặc biệt, trong thời kỳ mang thai nếu uống nhiều rượu, tỷ lệ này sẽ tăng lên tới 9 lần.

Ăn nhiều chất chua


Nghén, chán ăn, buồn nôn, hay thích ăn chua là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ có thai thời gian đầu. Những nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy thời kỳ đầu thai nghén nếu người mẹ hấp thụ quá nhiều chất chua (axit) và các chất có vị chua khác sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào thai nhi. Nếu có nghén hay nhạt miệng thì nên ăn hạn chế chứ đừng sử dụng đồ chua làm thức ăn chủ đạo.

Caffeine

Khi mang thai, các mẹ bầu nên hạn chế việc sử dụng caffeine. Vì caffeine có ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong cơ thể. Uống quá nhiều caffeine cũng ảnh hưởng đến các kích thích tố, làm tăng nhịp tim, tạo ra gánh nặng cho tim và thận, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây căng thẳng và mệt mỏi cho cả người mẹ và bào thai.

Ngoài ra, việc uống quá nhiều đồ uống có chứa caffeine sẽ khiến cơ thể mẹ bị thiếu máu, thiếu sắt, cản trở quá trình chuyển dinh dưỡng đến bào thai.

Thức ăn nhiều mỡ

Ăn đủ chất béo trong thời kỳ mang thai là cần thiết, tuy nhiên nếu ăn nhiều mỡ trong suốt thời gian đó, bạn có thể truyền cho bé cưng nhiều nguy cơ ung thư. Nhất là các loại ung thư có tính di truyền, như ung thư vú và ung thư cổ tử cung.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng mỡ không có khả năng gây ung thư, nhưng nếu ăn nhiều thực phẩm có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi.

Ăn quá mặn

Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai sẽ gây rất nhiều tác hại làm tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén. Lượng muối cơ thể hấp thu hàng ngày có liên quan đến tỷ lệ tăng huyết áp. Ăn muối càng nhiều, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Do vậy, để giữ sức khỏe thời kỳ mang thai, tốt nhất bà bầu chỉ nên ăn khoảng 6g muối mỗi ngày.

Thức ăn nhiều đường

Khi mang thai, chức năng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau. Do đó, nếu lượng đường trong máu quá cao, thận của bà bầu sẽ phải hoạt động hết công suất, không có lợi cho sức khỏe. Đó là chưa kể lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm khả năng kháng bệnh nên chị em sẽ dễ mắc bệnh. Đó là lý do tại sao thai phụ được khuyên nên hạn chế thức ăn có nhiều đường trong thời gian mang bầu.

Lạm dụng thuốc bổ

Nhiều người nghĩ khi mang thai phải uống nhiều thuốc bổ cho em bé khỏe. Nhưng thực tế, khi có thai, lượng máu tuần hoàn của cơ thể tăng rõ rệt, tim làm việc nhiều, huyết quản trong tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái giãn nở, sung huyết. Chức năng nội tiết của cơ thể cũng mạnh hơn, dịch vị tiết ra ít nên thông thường bà bầu ăn không thấy ngon miệng. Trong trường hợp này, chị em lại thường xuyên uống thuốc bổ, nhân sâm… chỉ càng khiến cho nội tiết mất cân đối, gây táo bón, nguy hiểm cho thai nhi. Thế nên nếu muốn dùng thuốc bổ, bạn cần theo hướng dẫn của bác sĩ.

9 LOẠI TRÁI CÂY BÀ BẦU KHÔNG NÊN ĂN NHIỀU


Một số loại trái cây mùa hè không có lợi cho sức khỏe bà bầu nên chị nên cần hạn chế.

Trước khi mang thai bạn có thể tự do ăn uống theo sở thích vì hầu hết những loại thực phẩm bổ sung vào cơ thể đều không có hại và nếu có ăn quá nhiều thì sức đề kháng của bạn cũng có thể chống đỡ được. Tuy nhiên, khi có thai thì hoàn toàn khác, bạn cần cẩn trọng trong việc tìm kiếm những nguồn thực phẩm sao cho em bé phát triển toàn diện nhất hoặc ít ra cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu.

Mùa hè thời tiết nóng nực sẽ khiến chị em bầu gặp khó khăn trong việc ăn uống và xu hướng thích ăn hoa quả cũng tăng lên. Đây cũng là mùa dồi dào các loại hoa quả như dưa hấu, đào, táo… Tuy nhiên, có một số loại quả bà bầu không nên ăn nhiều vì chúng không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Dưới đây là những loại quả bà bầu không nên ăn nhiều:

Dưa hấu ướp lạnh

Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.

Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.

Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. 

Quả vải

Quả vải có hàm lượng đường quá cao, không tốt cho những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân. Bên cạnh đó, vải có tính nóng nên chị em bầu cần hạn chế không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.

Táo mèo

Táo mèo có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.

Quả nhãn

Theo Đông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần, rất được ưa chuộng tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn long nhãn nhiều. Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.

Đu đủ xanh


Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là sẽ gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể bạn sẽ sảy thai.

Tuy vậy đu đủ chín (thật chín) lại được cho là rất tốt cho thai phụ. Đu đủ chín chứa nhiều loại chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi và còn giúp thai phụ thoát khỏi chứng táo bón và ợ nóng.

Đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là sẽ gây sảy thai. 

Quả đào

Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

Dứa

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai.

Tuy nhiên nếu đã qua ngày sinh dự kiến thì dứa có thể giúp ích cho bạn. Nhưng nói như vậy không phải dùng dứa để kích thích sinh nở bởi mỗi quả dứa tươi chỉ chứa một lượng bromelain rất nhỏ, phải ăn ít nhất 7 quả dứa tươi/ngày, may ra mới cảm nhận được những cơn co thắt tử cung.


Đậu phộng

Theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, bà bầu ăn nhiều đậu phộng dễ làm tăng nguy cơ em bé sinh ra có xu hướng bị dị ứng với loại thực phẩm này. Nguyên nhân là do chất đạm trong đậu phộng mà các thai phụ ăn có thể đi vào bào thai gây triệu chứng trên. Vì vậy, trong thời gian mang thai, phụ nữ nên căn nhắc với thực phẩm này.

Đậu tương, đậu nành

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Viện Hopkins đã đặt ra giả thuyết rằng liệu ăn đậu tương khi mang thai có gây ra sự bất bình thường ở cơ quan sinh sản cũng như thiểu năng tình dục ở các bé trai hay không? Tuy chưa có câu trả lời thuyết phục nhưng tốt nhất là chúng ta tự nên tránh ăn nhiều vì chúng có thể an toàn cho chúng ta nhưng lại gây bất lợi cho thai nhi.


Những món ăn vặt tốt cho bà bầu
Bà bầu ăn gì để bé thông minh
Những vitamin cần thiết cho bà bầu
Mẹo chữa ho cho bà bầu
Tác dụng của quả bơ với bà bầu
Bà bầu ăn trứng ngỗng


(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Khi mang thai 2 thang dau minh can lam gi va an gi de tot cho thai nhi
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý