Bà bầu ăn nghệ với mật ong có được không?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bà bầu ăn nghệ với mật ong có được không?

19/04/2015 12:21 PM
13,810

Khi mang thai, chị em hoàn toàn có thể sử dụng nghệ trộn mật ong, nhưng chỉ dùng trong trường hợp viêm dạ dày nhẹ hoặc sau điều trị viêm dạ dày ở giai đoạn ổn định nhé!

BÀ BẦU CÓ ĐƯỢC ĂN NGHỆ TRỘN MẬT ONG


Hỏi: Hiện tại tôi đang mang thai tháng thứ 5, bị đau dạ dày, ợ chua. Vì bệnh làm tôi rất khó chịu nên tôi tính dùng sản phẩm mật ong với nghệ có được không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn!

luusontung@...

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Eva.vn

Nghệ là vị thuốc quý có tác dụng làm nhanh lành vết thương và không để lại sẹo xấu, ngoài ra, còn có tác dụng chống nhiễm trùng, đẹp da, tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa, nhưng không tăng tiết dịch vị dạ dày.

Bà bầu có được ăn nghệ trộn mật ong? - 1
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn mật ong trộn nghệ. (ảnh minh họa)

Mật ong chứa 13-20% là nước, 75-80% hydrat cacbon (đường Glucoza, đường hoa quả, xacarôza..); rất nhiều Vitamin các loại B1, B2, B6, E, K, C, tiền tố vitamin A, acid folic… Nói chung là rất nhiều vi chất (mật ong chứa hơn 300 vi chất). Các vi chất này gần như là mọi nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, nhiều loại a-xít và men tiêu hóa…

Những vitamin trong mật ong kích thích sự trao đổi chất. Kali và magiê (dạng thường hoá) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ, cải thiện sự tiêu hóa, giúp người bệnh ăn ngon và những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch.

Vì vậy, khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm mật ong với nghệ, nhưng chỉ dùng trong trường hợp viêm dạ dày nhẹ hoặc sau điều trị viêm dạ dày ở giai đoạn ổn định. Bạn cần nhớ không nên dùng lẫn nghệ và mật ong trong quá trình điều trị bằng thuốc tây.
 

TÁC DỤNG CỦA MẬT ONG KHI BẦU BÍ


Không chỉ tốt cho mẹ bầu, mật ong còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của thai nhi.

Mật ong là một sản phẩm quý giá của tự nhiên giúp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho mọi người, nó có thể được sử dụng để “bổ từ trong và dưỡng từ ngoài” đều tốt. Đặc biệt phải kể đến công dụng của mật ong với bà bầu. Mật ong có tác dụng rất tốt với bà bầu, nó còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của thai nhi.

Thành phần dinh dưỡng của mật ong

Mật ong chứa 13-20% là nước, 75-80% hydrat cacbon (đường Glucoza, đường hoa quả, xacarôza..); rất nhiều Vitamin các loại B1, B2, B6, E, K, C, tiền tố vitamin A, acid folic… Nói chung là rất nhiều vi chất (mật ong chứa đựng hơn 300 vi chất). Các vi chất này gần như là mọi nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, nhiều loại a-xít và men tiêu hóa…

Những vitamin trong mật ong kích thích sự trao đổi chất. Kali và magiê (dạng thường hoá) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa, và những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch.

Đừng bỏ qua mật ong khi bầu bí - 1
Mật ong mang lại nhiều lợi ích cho thai phụ và thai nhi. (Ảnh minh họa)

Những lợi ích của mật ong với phụ nữ mang thai

Có lợi cho sự phát dục đại não của thai nhi

Mật ong là loại dược phẩm từ thiên nhiên bổ dưỡng cho đại não, nguyên nhân là vì trong tất cả các loại thực phẩm từ thiên nhiên, thần kinh đại não cần loại năng lượng có chứa nhiều nhất trong thành phần của mật ong.

Trong mật ong rất giàu các loại nguyên tố vi lượng, kẽm, magiê… và nhiều loại vitamin, là yếu tố giúp phát triển trí não, dưỡng và bảo vệ da tóc. Mà trong thời kỳ mang thai là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát dục đại não của thai nhi.

Tăng cường khả năng miễn dịch cho thai nhi

Y học hiện đại cho biết: mật ong có thể giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa giúp hấp thụ tốt hơn, tăng khả năng thèm ăn, giúp ngủ sâu và ngon giấc hơn, nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể, có tác dụng tích cực thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục của em bé trong bụng nữa.

Phòng tránh nhiều chứng bệnh của thai kỳ

Phụ nữ khi mang thai vào các buổi sáng, chiều mỗi ngày nên nhỏ một chút mật ong vào cốc nước khi uống. Điều này có thể rất hữu hiệu trong việc phòng chống một số chứng bệnh như: cao huyết áp trong thời kỳ mang thai, thiếu máu trong thời kỳ mang thai, viêm gan tổng hợp trong thời kỳ mang thai…

Đồng thời, mật ong có tác dụng rất hữu hiệu trong việc phòng tránh táo bón và bệnh trĩ xuất huyết.

Đừng bỏ qua mật ong khi bầu bí - 2
Mật ong còn có công dụng làm đẹp tự nhiên cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

Giúp làm đẹp da tự nhiên khi bầu bí

Nếu như khi mang bầu phụ nữ thường phải tạm ngừng sử dụng các loại mỹ phẩm vì e ngại những hóa chất có trong hóa mỹ phẩm có thể tác động không tốt tới thai nhi của bạn thì các bà bầu vẫn có thể sử dụng mật ong để làm đẹp da.

Mật ong được coi là sản phẩm làm đẹp da tự nhiên có thể thường xuyên bôi lên da giúp làn da thêm mịn màng, tác dụng dưỡng trực tiếp đối với lớp da trong và cả lớp biểu bì của da, thúc đẩy quá trình tạo nên tế bào mới, tăng cường khả năng thay mới cho các tế bào da.

Lưu ý khi sử dụng mật ong trong thai kỳ

- Phụ nữ mang thai có nhu cầu về dinh dưỡng rất phong phú, do đó ngoài việc uống lượng mật ong thích hợp ra, còn có thể lựa chọn một số các sản phẩm bổ máu và bổ sung canxi, để bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

- Thai phụ không được uống mật ong sống bởi vì trong mật ong sống có thể có vi sinh vật hoặc khi cất giữ có thể mật ong đã bị nhiễm khuẩn. Thai phụ nếu sử dụng mật ong sống dễ sinh bệnh tật, đau bụng. Vì vậy khi uống bạn nên hòa mật ong với nước đun sôi để uống vừa phát huy được tác dụng của mật ong vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

- Phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường thì không nên sử dụng mật ong vì trong thành phần dinh dưỡng của mật ong có chứa hàm lượng đường rất cao.


NHỮNG TRIỆU CHỨNG BÀ BẦU CẦN LƯU Ý TRONG SUỐT THAI KỲ


Những triệu chứng này tuy không thường gặp nhưng lại khá nguy hiểm đối với thai phụ. Bà bầu cần nắm được thông tin để kịp thời xử trí.

Đau nhức rốn

Có vẻ như hiện tượng này không được phổ biến nhưng tôi đã gặp rất nhiều thai phụ bị đau rốn trong thời gian mang thai. Hiện tượng này có nguyên nhân do áp lực của tử cung giãn ra đến vùng rốn của bạn. Những cơn đau rốn xảy ra dữ dội nhất vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ sau đó sẽ dịu bớt dần.

Nếu trong thời gian dài bệnh không thuyên giản, bạn cần đến trung tâm y tế để được kiểm tra.

Tăng tiết dịch âm đạo

Bạn nghĩ rằng mình đang bị nhiễm trùng âm đạo khi vùng kín luôn bị ẩm ướt? Cần phải kiểm tra kỹ lưỡng những triệu chứng này. Trong thời gian mang thai, sự thay đổi nội tiết tố có thể làm gia tăng lượng leukorrhea (chất nhờn màu trắng, không mùi) . Hiện tượng này không có gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên, nếu những chất nhờn đó có màu xanh vàng, có mùi khó chịu và đi kèm với những cơn đau nhức vùng bụng, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ vì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng ‘vùng kín’ hoặc rò rỉ nước ối.
 

Nhiều thai phụ đột nhiên thấy xuất hiện những nốt ban đỏ ở gan bàn chân, bàn tay và không hiểu đó là triệu chứng gì? Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ mang thai được kích hoạt. Hiện tượng này không quá nguy hiểm và có thể bạn phải chờ đến khi sau sinh chúng mới biến mất.

Nơvi hình nhện

Bây giờ chúng ta nói về những thay đổi trên da khi mang bầu. Việc thay đổi nội tiết, lưu lượng máu tăng lên có thế gây ra những mạch máu li ti kết toả thành hình nhện như hoa thị (nơvi hình nhện) trên khuôn mặt hoặc trong lòng trắng mắt. Hiện tượng này có xu hướng thuyên giảm dần sau khi sinh con nhưng nếu kéo dài quá lâu, bạn cần đến gặp bác sĩ.

Mụn nhỏ có mủ

Đừng qua lo lắng nếu  một buổi sáng bạn thức dậy bạn thấy những nốt mụn nhỏ trong nướu răng. Những nốt mụn này là vô hại và không ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi. Chúng sẽ biến mất sau khi bạn sinh con nhưng nếu những nốt mụn này làm bạn đau nhức hoặc gây khó khăn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn trực tiếp.

Thay đổi của mắt

Bạn có thể không tin nhưng đây lại là một triệu chứng thực tế ở phụ nữ mang thai. Ứ dịch trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến nhãn cầu của bạn, làm tăng khả năng cận thị ở bà bầu. Đồng thời, mức tăng của estrogen có thể dẫn đến triệu chứng khô mắt, mờ và nhạy cảm hơn với ánh sáng. Như kinh nghiệm của nhiều bà bầu, hiện tượng này sẽ chấm dứt sau sinh.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, bệnh tiểu đường khi mang thai cũng làm giảm thị lực của bạn. Vì vậy, khi gặp hiện tượng này, bạn cần đến khám bác sĩ để được câu trả lời đúng đắn.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay (hội chứng đường hầm, hội chứng chèn ép thần kinh giữa) là do tình trạng tăng tiết dịch ở quanh các dây thần kinh ở cổ tay, dẫn đến ngứa, đau, tê rần, bì bì và làm yếu ngón tay, bàn tay; thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Hiện tượng này khá phổ biển ở thai phụ và sẽ biến mất sau sinh, tuy nhiên với một số thai phụ vẫn phải phẫu thuật để chữa bệnh. Để khắc phục hiện tượng này, bạn có thể châm cứu hoặc đeo nẹp nhựa vào ban đêm.

Đau hông

Bạn thường xuyên bị thức giấc lúc nửa đêm vì những cơn đau hông dữ dội. Đây là một triệu chứng do thay đổi nội tiết khi bầu bí gây ra. Sự thay đổi nội tiết tố tạo ra hiện tượng dãn dây chằng và làm mềm sụn ở hông khiến bạn bị đau nhức trong khi ngủ. Hiện tượng này không có gì nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho bạn.

Để khắc phục, bạn nên chọn tư thế ngủ hợp lí cho bà bầu và nên chèn những chiếc gối mềm xung quanh người, tạo cảm giác êm ái, dễ ngủ hơn.



Bà bầu ăn trứng ngỗng
Những món ăn vặt tốt cho bà bầu
Bà bầu ăn gì để bé thông minh
Những vitamin cần thiết cho bà bầu
Mẹo chữa ho cho bà bầu
Tác dụng của quả bơ với bà bầu



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
e nghe noi an nghe chua dk benh gan z cho e hoi e dang mang bau hon 5 thang oy nhung e lại mac benh viem gan b z e co an dk k
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý