Xu hướng người Việt dùng hàng Việt

seminoon seminoon @seminoon

Xu hướng người Việt dùng hàng Việt

19/04/2015 12:21 PM
188

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Mặt trận chủ trì được triển khai 3 năm qua đã phát huy tác dụng thiết thực. Tuy nhiên, để hàng Việt đến với người Việt ngày càng sâu rộng, bền vững hơn, còn nhiều việc phải làm.


Tôi yêu Việt Nam: với 71% tin tưởng vào hàng VN chất lượng cao

Hàng Việt Nam chất lượng cao được ưa chuộng vì chất lượng chấp nhận được và giá cả phải chăng. Bên cạnh đó các chương trình thúc đẩy và phát triển hàng Việt ngày càng được nhiều NTD hưởng ứng, ý thức “Người Việt dùng hàng Việt” ngày càng trở thành niềm tự tôn dân tộc đối với nhiều người.

Tuy nhiên trong tương lai để chiếm được cảm tình cũng như sự tin dùng trọn vẹn của người tiêu dùng thì hàng Việt vẫn phải tiếp tục phát triển những ưu điểm trên. 42% người tiêu dùng mong ‘Hàng Việt Nam chất lượng cao’ thật sự có chất lượng tốt, 24% mong giá cả hợp lý và 19% mong có thiết kế sản phẩm đẹp hơn.

NTD dẫu sao vẫn là NTD họ mong muồn một sản phẩm thực sự chất lượng và đáng giá với chi phí họ bỏ ra, đây là điểm mà hàng Việt cần phải đầu tư.

Người Sài Gòn thích dùng hàng Việt hơn người Hà Nội

Sáng 20/3, Ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác triển khai công tác năm 2012. Báo cáo tổng kết cho thấy, hơn 80% người tiêu dùng (NTD) mua và sử dụng hàng Việt.

Trong số lượng người tiêu dùng trên, 59% NTD mua và sử dụng hài lòng với sản phẩm Việt, 38% NTD khuyên người thân ưu tiên dùng hàng Việt Nam, 36% NTD chủ động khuyên người dân, bạn bè ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Đức Lai, Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông - thành viên Ban chỉ đạo cho rằng, để công tác tuyên truyền có hiệu quả thì cần phải in tài liệu cụ thể, để các cơ quan truyền thông hiểu và tuyên truyền đúng nội dung của cuộc vận động. Bên cạnh đó là cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của UBND các cấp. Cần phải đưa nhiều hàng hóa hơn nữa về những vùng nông thôn, thường xuyên, liên tục hơn. Có như vậy, người dân nông thôn mới có cơ hội để lựa chọn hàng Việt.
 

Năm 2011 đã đưa được 156 đợt bán hàng về nông thôn, doanh thu hơn 100 tỉ đồng.
 

Ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng: Để cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2012 phát huy hiệu quả, cơ quan chức năng cần phải kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu từ biên giới, chống độc quyền, nhất là với những sản phẩm nhập khẩu, hay nguyên liệu nhập khẩu, ví dụ như sữa.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, năm 2011 đã tổ chức được 156 đợt bán hàng về nông thôn với hơn 1.627 lượt tham gia, thu hút 655.179 lượt người dân địa phương tới tham quan mua sắm. Tổng doanh thu là 57 tỉ đồng. Có 35 Sở Công thương các tỉnh, thành phố tổ chức 32 đợt khuyến mại, thu hút 3.649 lượt doanh nghiệp tham gia với tổng giá trị khuyến mại là hơn 100 nghìn tỉ đồng…

Thực hiện cuộc vận động, các doanh nghiệp, Tổng công ty, Tập đoàn đã tập trung đầu tư, đổi mới trang thiết bị, hệ thống phân phối, đại lý để cung cấp, phân phối sản phẩm, giảm bớt các khâu trung gian nhằm đưa hàng hoá trực tiếp đến tay NTD. Lợi nhuận mang lại sau cuộc vận động mà các đơn vị này mang lại là hàng nghìn tỉ đồng.

Số liệu tổng kết cho thấy, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã phát triển, mở rộng hệ thống phân phối ở hầu hết các tỉnh, thành phố với hơn 3.100 đại lý, 58 siêu thị và hàng trăm cửa hàng giới thiệu sản phẩm; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ưu tiên sử dụng hàng hoá, dịch vụ trong nước, trong đó, năm 2010 đã thu thêm được 6,2 tỉ USD do không phải thuê dịch vụ nước ngoài. Năm 2011, doanh thu từ dịch vụ chiếm khoảng 30-35%...

Năm 2012, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng Đề án chiến lược đẩy mạnh cuộc vận động giai đoạn 2012 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, phù hợp với thời gian thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; tiếp tục tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước tập trung đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm…

Ban Chỉ đạo cũng sẽ tiến hành tổng kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động, kết hợp với tổ chức các hoạt động như: Hội chợ triển lãm hàng Việt, toạ đàm về Cuộc vận động, bình chọn sản phẩm thương hiệu Việt tiêu biểu; tổ chức một số sự kiện về tuyên truyền, quảng bá hàng Việt Nam; đối thoại trực tuyến giữa các doanh nghiệp với NTD…

Theo số liệu nghiên cứu mới nhất về xu hướng tiêu dùng của công ty Nielsen (chuyên nghiên cứu thị trường), 90% người tiêu dùng tại TP.HCM chắc chắn sẽ dùng hàng Việt. Tỷ lệ này ở Hà Nội thấp hơn, đạt 83%.


Việt Kiều với xu hướng dùng hàng Việt


Những năm gần đây, Kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài về ăn tết ngày càng đông và thị trường hàng hoá dịch vụ cho nhóm khách hàng này trở nên nở rộ. Đặc biệt vào những ngày sau tết, do nhu cầu mua sắm quà trước khi xuất ngoại, thị trường này trở nên sôi động hơn.



Việt Kiều mua sắm tại chợ Bến Thành. Nguồn: internet.
 
Dạo một vòng quanh các chợ như Bến Thành, An Đông, Bình Tây, không khí buôn bán rất náo nhiệt bởi sự xuất hiện đông đảo kiều bào. Khác với khách du lịch thường tìm đến các siêu thị, trung tâm thương mại, bà con Kiều bào lại lựa chọn chợ đầu mối để mua hàng làm quà biếu. Nhu cầu mua sắm của họ rất đa dạng, từ hàng tơ lụa, tranh thêu, dược thảo cho đến thực phẩm truyền thống, đặc sản địa phương.... Bà Nguyễn Thị Giang Châu, việt kiều Canada cho biết: mỗi dịp về nước là cơ hội để bà con kiều bào mua sắm những đặc sản quê hương, những sản phẩm Việt như một cách thể hiện lòng yêu nước của mình.
 
Xác định một lần về là một lần khó nên nhiều kiều bào chọn mua hàng Việt với số lượng rất lớn. Theo một số tiểu thương chợ Bến Thành, có những kiều bào đặt mua sản phẩm hải sản khô trị giá vài chục đến cả trăm triệu đồng. Vai trò của tiểu thương tại các chợ không chỉ đơn thuần là người bán mà còn là người tư vấn cho bà con Việt kiều cách chọn hàng sao cho ngon, cho đúng và quan trọng hơn cả là được cơ quan hải quan chấp nhận.
 
Thực tế cho thấy, khi về Việt Nam, đa số kiều bào đều tìm mua hàng Việt để sử dụng. điều đó thể hiện phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không chỉ phát huy hiệu quả ở trong nước mà còn lan rộng trong cộng đồng người Việt đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài. Khi có chương trình kêu gọi, hỗ trợ, kết nối, kiều bào sẽ ủng hộ mua hàng lẫn quảng bá sản phẩm.
 
Vậy tiểu thương và doanh nghiệp cần làm gì để tận dụng cơ hội này? Hiện nay, có rất nhiều kiều bào đang là đầu mối đưa hàng vào các siêu thị, các cửa hàng bán lẻ ở các nước. Các doanh nghiệp Việt liệu có thể tận dụng các kênh phân phối này để tăng cường xuất khẩu, thâm nhập vào các thị trường và tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác kinh doanh ra thế giới hay không?
 
Mời quý khán giả đón xem trong chương trình Câu chuyện hàng Việt số 86, phát sóng lúc 10g45 thứ Bảy (02/03/2013) trên HTV9 và phát lại vào 16g15 thứ Năm (07/03/2013) trên kênh HTV7.
 
Theo Tiến sĩ Lương Bạch Vân – Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài: trong năm 2012, lượng kiều hối về Việt Nam đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD. Chỉ trong dịp tết lượng tiền mà kiều bào sử dụng lên đến hàng trăm triệu USD. Điều đó cho thấy, nếu nhà nước có các chính sách thu hút tốt, các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành phù hợp nhu cầu tiêu dùng của kiều bào thì có thể mở ra những cơ hội kinh doanh mới trong bối cảnh kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn.


(St)


Sao Việt dùng hàng hiệu thiếu đẳng cấp
Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý