Cách giữ cách mối quan hệ xung quanh bạn khôn ngoan nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách giữ cách mối quan hệ xung quanh bạn khôn ngoan nhất

19/04/2015 12:21 PM
2,209

Trong xã hội, chúng ta phải xây dựng các mối quan hệ tốt vì rất nhiều lí do, đặc biệt là ở nơi làm việc. Xã hội cũng giống như một mạng lưới các mối quan hệ, nó đòi hỏi tất cả mọi người phối hợp làm việc với nhau để tạo ra kết quả tốt nhất. Những gì làm xã hội trở nên tốt đẹp hơn chính là các mối quan hệ tích cực, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau

 



Hãy giữ gìn những mối quan hệ tốt đẹp của bản thân




Hình gởi




Trong cuộc sống của chúng ta, những mối quan hệ là luôn luôn cần thiết và quan trọng. Có rất nhiều kiểu “mối quan hệ” nhưng hôm nay tớ muốn đề cập chủ yếu đến những mối quan hệ xã hội. Nếu bạn chỉ tạo dựng rồi không hề quan tâm đến tương lai tiếp theo của nó sẽ ra sao thì có ý nghĩa gì??? Do đó tớ muốn cùng các bạn đi tiếp một chặng đường nữa.


Điểm thứ nhất:


- Luôn chủ động , tạo sự thân thiện


Sự chủ động rất cần thiết trong những mối quan hệ, nó sẽ làm cho thời gian xác lập quan hệ của bạn rút ngắn lại. Vì vậy, sự chủ động sẽ làm cho bạn tiến gần hơn với họ và nó cũng giúp bạn tạo ra nhiều sợi dây kết nối hơn. Đồng thời, sự chủ động nên được tạo ra dựa trên sự thích thú, vui vẻ và thân thiện Bạn hãy + Giúp đỡ một ai đó + Hỏi han một chút về họ: tên, sở thích… (nếu bạn ở trong một công ty, bạn có thể hỏi thêm về tình hình công ty, ở lớp học có thể hỏi các kiến thức môn học hay về những người bạn còn lại…) + Luôn nở nụ cười



Nhưng tớ xin thay thế từ “xác lập” bằng từ “giữ gìn”.Các bạn thấy đấy. Một nụ cười có thể thắp sáng một tâm hồn, một sự quan tâm, hỏi han, động viên có thể vực dậy một niềm tin. Sự thân thiện của bạn là chìa khóa cho rất nhiều việc. Bạn có chân tình hay không? Bạn có thực sự muốn làm bạn, làm một đồng nghiệp tốt, một cộng tác nhiệt thành hay không? Điều đó phần nào thể hiện qua sự thân thiện của bạn. Chính thái độ “vui vẻ”, “nhiệt tình”,“quan tâm ” của bạn sẽ ghi điểm rất cao trong mắt mọi người đấy.

Hình gởi


Vậy bạn còn ngại gì nữa, hãy bắt đầu nở nụ cười thật tươi khi gặp mọi người bạn nhé!^^ Nụ cười vừa khiến cho khuôn mặt của bạn trở nên tươi vui, xinh xắn vừa đem lại cho bạn bao lợi ích và người khác cũng cảm nhận được niềm vui mà. Theo tớ thấy, nụ cười và niềm vui là “căn bệnh” có lây nhiễm đấy nhé!


Điểm thứ 2: Khéo léo trong ứng xử


Bạn cần quan tâm đến điều này. Nếu bạn vụng về hay thô lỗ trong cách ứng xử thì rất dễ làm một tình bạn sứt mẻ, một đồng nghiệp mất lòng tin, … Bạn có thể cải thiện nhưng nên nhớ rằng tình cảm của con người cũnggiống một chiếc ly thủy tinh vậy. Trong suốt, đẹp, mỏng manh. Khi đã vỡ thì rất khó hàn gắn lại như ban đầu.

Điều này không khó, chỉ cần bạn chịu khó quan sát sắc mặt, nét biểu cảm và phản ứng của đối phương một tẹo là ổn thôi.


Hình gởi


Điểm thứ 3: Cho mọi người biết tính cách của bạn (nghe như không thích hợp nhỉ? Nhưng hãy đọc thử bạn nha!).

Bạn cũng là người – cũng có lúc vui, lúc mệt mỏi.

Tớ có một tình huống, lúc tâm trạng đang mệt mỏi, buồn chán,không muốn nói chuyện với ai mà có 2 người như sau đến với bạn thì lựa chọn của bạn thế nào?

Người thứ 1: an ủi, động viên và thủ thỉ to nhỏ với bạn mọi thứ trên trời dưới đất nhằm làm bạn vui lên và kéo bạn ra khỏi cái tâm trạng u uất hiện tại.

Người thứ 2: chỉ đến bên cạnh ngồi im bên bạn. Giống như đồng cảm với bạn vậy, không cần lời nói vẫn có thể hiểu nhau.


Tình huống trên cho biết tính cách của bạn ra sao!^^ Hãy khéo léo nhắc với mọi người rằng “Khi buồn, mọi người hãy kéo tớ thoát ra nhé!” hoặc “Khi tớ mệt, đừng chạm vào tớ!” Để mọi người cũng hiểu bạn mà cư xử thích hợp. Nếu không biết tính bạn, họ làm phiền bạn, bạn sẽ rất dễ sinh ra cáu gắt và … mối quan hệ của bạn đang xấu đi rồi đó!

Vậy nên, mình cũng cần cho mọi người biết tính cách của mình nhằm giữ gìn mối quan hệ chung là ý tớ muốn nói.

Hình gởi


Luôn luôn lắng nghe luôn luôn thấu hiểu!^^


Điểm thứ 4: Học cách “cho:


Điều này thì đúng ở mọi trường hợp chứ không riêng gì việctạo lập và giữ gìn các mối quan hệ. Nhưng bạn đừng cho theo nghĩa toan tính nhé! Hãy thể hiện bạn thực tâm muốn cho. Cho với thái độ chân thành nhé!^^ Cho mà không đòi hỏi được nhận. Cũng đừng hiểu nhầm ý tớ là cho nhà lầu, xe hơi, ….Nha!  Nhiệt thành giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp khi họ khó khăn. Đó chính là cho. Chia sẻ buồn vui. Đó cũng là cho.


Hình gởi




Trên đây là 4 điểm chính tớ rút ra từ cuộc sống thường nhật của bản thân. Dĩ nhiên sẽ có nhiều thiếu sót. Mong các bạn bổ sung để mỗi chúngta luôn là những Hạt giống tiềm năng trong tương lai bạn nhé!

Đừng ngại chia sẻ!^^

Cuộc hành trình hoàn thiện bản thân còn rất dài ở phía trước bạn nhỉ!^^


Và cuối cùng, cám ơn bạn đã đọc bài viết của tớ. Chúc bạn một ngày hạnh phúc và luôn có những mối quan hệ tốt đẹp!^^


Một số phương pháp xây dựng những mối quan hệ tốt


Tất cả mọi người cùng hướng về một mục tiêu chung, điều này đòi hỏi phải có mối quan hệ tốt dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau.

Nếu như bạn hiểu rõ mọi người muốn gì và tại sao họ lại muốn như vậy thì thường bạn sẽ tìm ra được cách để hai bên đều tiến triển cùng nhau. Cách tốt nhất để hiểu đó là lắng nghe và quan sát mà không cần đưa ra những phán xét vội vã.

Như thế nào là một mối quan hệ tốt đẹp ?

Trong một mối quan hệ tốt đẹp, các bên biết lắng nghe để hiểu rõ quan điểm và cảm xúc của nhau. Cách đơn giản nhất để biết điều gì là quan trọng với một người hay nhóm người là hỏi và sau đó lắng nghe câu trả lời của họ. Nếu bạn hiểu rõ người khác bạn sẽ biết cách làm gì để mọi người có thể thân thiện và làm việc với nhau hiệu quả hơn. Không chỉ có vậy các bên còn thẳng thắn bày tỏ quan điểm và cảm xúc của mình. Con người rất phức tạp và phản ứng trước những sự việc hoàn toàn khác nhau do đó họ vẫn có thể ngạc nhiên về người kia ngay cả khi đã từng chung sống với nhau rất lâu.

Chúng ta cần nói những gì chúng ta cần và bày tỏ cảm xúc của mình hơn là chờ đợi người khác nhận ra chúng ta muốn gì rồi sau đó đợi họ mang đến cho chúng ta. Để cho mối quan hệ trở nên tốt đẹp chúng ta nên tôn trọng bản thân cũng như người khác. Lòng tôn trọng là cốt lõi của mọi mối quan hệ tốt, nó được thể hiện bằng cách lắng nghe và tìm hiểu xem người khác đánh giá sự việc như nào. Việc phán xét dựa trên thành kiến là cách hoàn toàn đối lập với lòng kính trọng. Bạn có thể thể hiện sự tôn trọng người khác bằng cách thừa nhận rằng họ đã làm những gì tốt nhất có thể. Tôn trọng là nền tảng cho một mối quan hệ vững chắc do đó bạn nên tôn trọng bản thân mình cũng như những người khác. Nếu như bạn cảm thấy hài lòng với bản thân thì việc nhìn thấy những điểm tốt của người khác và tôn trọng họ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Một điều quan trọng khác để thiết lập mối quan hệ tốt đó là đương đầu trực tiếp với những điểm khác nhau giữa mọi người bởi vì chúng rất thú vị. Trong cuộc đối thoại mà mọi người đều lắng nghe nhau thì bạn sẽ phát hiện ra một sự thật mới giúp hoà nhập hai ý tưởng tranh cãi. Hãy cùng tìm ra giải pháp khiến cả hai bên đều cảm thấy mình chiến thắng. Nếu như cả hai phía đều cảm thấy đã thu được gì đó từ việc giải quyết những khác biệt, họ sẽ sẵn sàng hơn để tiếp tục hợp tác trong tương lai. Điều này sẽ xây dựng một mối quan hệ thoải mái và hài lòng.

Sau đây là một số lời khuyên có thể giúp bạn xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp :

1. Ít nhất phải có một bên quyết định rằng mối quan hệ là quan trọng.

Nếu như bạn quyết định rằng mối quan hệ với một ai đó là quan trọng, bạn sẽ đầu tư thời gian và sức lực để hiểu rõ những yêu cầu của họ cũng như cách giải quyết những khó khăn cản trở. Ngay cả khi bạn cố gắng nhưng thất bại, bạn biết rằng mình đã cố gắng hết sức và thấy thoải mái về điều đó.

2. Học cách lắng nghe một cách thật sự và đừng phán xét.

Lắng nghe một cách thật sự và không phán xét sẽ giúp bạn hiểu rõ người khác. Việc phán xét chỉ làm tăng khoảng cách và sự phòng vệ lẫn nhau.

3. Gặp gỡ mọi người một cách thân mật khiến họ cảm thấy thoải mái trong việc nêu ra những vấn đề quan trọng với họ.

Hầu hết mọi người cảm thấy thoải mái hơn trong những khung cảnh thân mật. Nếu bạn có ý định gặp ai với mục đích cụ thể là để phát triển mối quan hệ với họ, hãy nghĩ đến việc tổ chức cuộc gặp gỡ trong khung cảnh mà họ thấy thoải mái bởi vì khi thấy thoải mái, họ có thể nói nhiều hơn về những gì là quan trọng với mình.

4. Phát triển một văn hoá trong đó mọi người có thể bày tỏ cảm xúc của mình.

Các mối quan hệ được hình thành dựa trên việc chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc. Thật khó để hai người có một cuộc hội thoại hữu ích khi một người trong họ không nhận thấy rằng người kia tức giận vì những gì họ đã nói hoặc làm. Văn hoá công ty khuyến khích mọi người gần nhau có thể tạo ra niềm say mê để đạt được những điều tuyệt vời cùng nhau.

Một số khó khăn có thể gặp phải trong việc xây dựng mối quan hệ tốt:

+ Thiếu tin tưởng và khuôn sáo : Chúng ta thường nhận được những thông tin sai lệch về những người trong nhóm khác. Giữa các thành viên trong nhóm thường có nhiều khác biệt với nhau hơn là giữa các nhóm, nếu như chúng ta nghĩ rằng "tất cả mọi người đều như nhau" thì chúng ta đã sai lầm. Điều này sẽ huỷ hoại mối quan hệ vì mỗi cá nhân là duy nhất và họ muốn cảm thấy có những giá trị riêng.Khi sự khuôn sáo trở thành bệnh dịch, sự áp bức giữa nhóm này và nhóm khác trở nên phổ biến thì sẽ khiến những cảm giác tiêu cực bóp méo thái độ của họ.

+ Đổ lỗi cho người khác khi mối quan hệ không tốt đẹp:điều này thật vô ích, nó sẽ tạo ra khoảng cách và sự phòng vệ lẫn nhau. Nếu như không hài lòng về một mối quan hệ bạn nên nghĩ mình cần làm gì để cải thiện nó.Đồng thời việc thay đổi thái độ của bản thân dễ hơn nhiều so với việc thuyết phục người khác thay đổi.

+ Tập trung vào nhiệm vụ mà không quan tâm tới cảm xúc và nhu cầu của người khác Mọi người đều có cảm xúc và họ mang những cảm xúc này vào công việc. Nếu như bạn bất chấp cảm xúc của người khác để hoàn thành nhiệm vụ thì những người giỏi nhất của bạn sẽ lần lượt rời bỏ bạn.Con người không phải là những cố máy, nếu bạn tôn trọng và hiểu họ, lắng nghe cảm xúc của họ, họ sẽ muốn cống hiến và làm việc tốt hơn.

+ Mục tiêu, vai trò, sự mong đợi lẫn nhau không rõ ràng Nếu như chúng ta không biết mình cần gì ở người khác thì hiểu lầm là điều không thể tránh khỏi và mối quan hệ sẽ chịu hậu quả từ điều nay

Cách giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng


















Việc giữ chân khách hàng quen thuộc bao giờ cũng dễ dàng và đơn giản hơn việc thu hút khách hàng mới. Thế nhưng làm cách nào để giữ được họ ở lại với mình lại là một vấn đề không đơn giản. Bạn hãy thử tìm hiểu những bí quyết duy trì khách hàng sau đây để áp dụng cho công ty mình.
Hãy nói với khách hàng rằng bạn đánh giá cao công việc của họ.
Mọi người đều thích làm việc với những người coi trọng công việc và bản thân họ. Tuy nhiên, khách hàng không thể tự nhiên mà biết được bạn đánh giá cao họ. Vậy thì bạn đừng quên biểu lộ cho khách hàng biết sự trân trọng của bạn đối với công việc của họ. Khi kết thúc một cuộc họp hay một cuộc điện thoại, bạn hãy cảm ơn khách hàng vì đã hợp tác với mình. Hãy nói rằng bạn hiểu tại sao họ lại quyết định làm ăn với bạn và bạn đánh giá cao sự lựa chọn này.
Trả lời điện thoại – và gọi lại.
Mặc dù có thể nhiều người nghĩ rằng làm như vậy sẽ vi phạm quy tắc quản lý thời gian hiệu quả của các nhà lãnh đạo, nhưng điều này là không hoàn toàn đúng. Nếu bạn đi tới các cuộc họp hoặc các cuộc hội thảo, người ta sẽ nói với bạn rằng: Đừng trả lời điện thoại hay đừng để khách hàng gặp được bạn. Họ nói thời gian là tiền. Nhưng nếu không có khách hàng, bạn sẽ không có tiền.
Đấy là lý do tại sao bạn nên đặt mục tiêu là sẽ gọi lại 99% số cuộc điện thoại trong ngày và 100% trong vòng 12 giờ sau.
Quan tâm tới những gì khách hàng muốn, không phải những gì bạn muốn.
Hiện nay, khách hàng đang có xu hướng tìm kiếm đối tác mới thay thế cho đối tác cũ của họ, 80% trong số đó cho biết rằng họ thay đổi không phải vì hiệu quả công việc, mà bởi vì quan hệ không tốt với nhân viên công ty. Khách hàng ngày nay thường hay mất lòng tin ở nhân viên tư vấn hay dịch vụ khách hàng, vì nhân viên ở bộ phận này thường đặt lợi ích của mình, cụ thể là sản phẩm và doanh thu, cao hơn lợi ích của khách hàng.
Vậy thì cách giải quyết chính là bạn hãy giảm bớt những mối quan tâm về doanh thu, mà hãy chú ý vào phong cách phục vụ. Khách hàng muốn được phục vụ hơn là chỉ giao dịch đơn thuần. Khách hàng muốn bạn hiểu được hoàn cảnh của họ, dành thời gian để tiếp xúc với họ, coi trọng thái độ của họ và giúp họ giải quyết vấn đề.
Đừng quên là bạn đang bán dịch vụ và khách hàng là người mua. Bạn nên thường xuyên tự đặt câu hỏi: ” Liệu mục đích cao nhất của tôi là kiếm tiền hay làm cho khách hàng có cái nhìn tốt đẹp về công ty?”. Nếu câu trả lời nghiêng về phía khách hàng, có nghĩa là bạn sắp có thêm một khách hàng trung thành rồi đó.
Hãy làm cho khách hàng cảm thấy rằng họ rất quan trọng.
Bạn cũng có thể giữ khách hàng bằng cách chuyển mối quan hệ đối tác thành mối quan hệ cá nhân, đặc biệt nếu bạn hoạt động trong các lĩnh vực như môi giới bảo hiểm hay bán hàng đa cấp.
Bạn hãy cố gắng duy trì lượng khách hàng của mình bằng những cách làm khá đơn giản mà hiệu quả như gửi thiệp chúc mừng nhân dịp lễ tết và thiệp cảm ơn tới khách hàng, mua những quyển sách mới nhất về các nhân vật nổi tiếng làm quà cho họ, tặng hoa trong những dịp sinh nhật, thậm chí nói cho tất cả mọi người biết được hôm nay là ngày quan trọng nào đó của khách hàng…. Như thế, khách hàng luôn cảm nhận được sự quan tâm, tôn trọng một cách thân tình của bạn. Kết quả là bạn không chỉ giữ đươc khách hàng của mình mà còn có thêm nhiều khách hàng mới bằng những lời tiến cử hào phóng của các khách hàng thỏa mãn.
Đừng lãng quên khách hàng của bạn.
Bạn có nhận thấy rằng khách hàng đang thưa dần không? Có phải bạn đã mất liên lạc với khách hàng của mình không? Nếu đúng vậy thì bạn đã sơ suất rồi đó. Khi khách hàng không xuất hiện thì bạn hãy chủ động liên lạc với họ và giữ thói quen gọi điện thoại hay thỉnh thoảng tới thăm họ.
Định hướng cho khách hàng của bạn.
Bạn không nên tự bào chữa rằng khách hàng sẽ tự biết họ mong muốn điều gì và ngồi đợi để khách hàng tự tìm đến bạn. Ngược lại, bạn có thể giữ được khách hàng của mình bằng cách định hướng cho họ.
Bạn hãy giữ liên lạc với khách hàng ít nhất 2 lần trong năm để cung cấp cho họ những thông tin mới nhất mà bạn có bao gồm những chính sách mới của công ty, những thay đổi trên thị trường, thông tin về sản phẩm… Khách hàng sẽ vui hơn, và tin tưởng bạn hơn khi họ nhận được những thông tin như vậy từ chính bạn, chứ không phải là từ những phương tiện truyền thông hay qua lời đồn nào đó. Những thông tin mới nhất mà bạn gửi tới sẽ giúp khách hàng biết được họ có lợi ích gì khi hợp tác với bạn. Khách hàng được hướng dẫn, được “dạy” rất kỹ lưỡng về sản phẩm, họ biết trước rằng họ sẽ cần mua sắm thứ gì rồi từ đó đưa ra quyết định của mình. Đây chính là lý do tại sao khách hàng muốn làm việc với bạn.

Cách tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp nơi công sở

Hầu hết mọi người ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng mối
quan hệ trong cuộc sống. Không có gia đình và bạn bè, cuộc sống của bạn
không những buồn tẻ mà còn gặp nhiều khó khăn vì bạn phải một mình đối
mặt với mọi việc. Cũng vì thế, những mối quan hệ tốt đẹp trong công ty không những tạo nên một không khí làm việc
thoải mái nơi công sở mà còn là bí quyết giúp bạn đến với thành công
nhanh hơn trong sự nghiệp.

Không ai đi một mình đến đỉnh thành công, sẽ có những lúc bạn cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp để giải quyết những khó khăn trong công việc. Áp dụng 7 gợi ý sau, bạn sẽ tạo nên một môi trường làm việc của bạn sẽ thoải mái và hiệu quả:

1. Lắng nghe

Trong cuộc họp, bạn nghĩ rằng giải pháp của
mình là tối ưu cho những khó khăn hiện tại, nhưng cũng không mất gì nếu
bạn lắng nghe ý kiến của những đồng nghiệp khác trước. Hãy thể hiện sự
tôn trọng của bạn dành cho họ và những đóng góp của họ. Khi lắng nghe ý
kiến từ nhiều phía khác nhau, có thể bạn sẽ đưa ra được giải pháp sáng
tạo hơn cả những gì trước đó.

2. Thân thiện với mọi người

Hình ảnh của bạn tại nơi làm việc không chỉ thể hiện qua kết quả công việc bạn đạt được mà chính thái độ của bạn cũng góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh này.Hình ảnh đã đăng
Một nụ cười hay lời chào vui vẻ khi gặp đồng nghiệp là cách thể hiện sự thân thiện và tích cực. Bạn cũng nên để ý đến những hành động nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn như: giúp mở cửa, giữ nút thang máy, nhặt đồ đánh rơi… Bạn muốn làm việc với những người bạn thích và chắc chắn đồng nghiệp của bạn cũng vậy!

3. Giúp đỡ nhiệt tình

Khi xong việc của mình, tất nhiên bạn được phép nghỉ ngơi và thư giản một chút. Nhưng nếu bạn tận dụng khoảng thời gian này để giúp một đồng nghiệp đang “ngập đầu” giải quyết những phàn nàn của khách hàng, đồng nghiệp của bạn không những cảm kích mà chắc chắn trong những tình huống tương tự, họ cũng sẽ hỗ trợ bạn hết mình.

4. Chủ động nhận việc khó

Chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều thử thách để giải quyết những công việc phức tạp. Nhưng nếu bạn chủ động nhận phần việc trên, bạn đã thể hiện bản thân mình là một người tự tin, tích cực, không ngại khó. Đây cũng là cơ hội để bạn hoàn thiện kỹ năng và nâng cao kiến thức. Sếp và đồng nghiệp chắc chắn sẽ đánh giá cao tinh thần này của bạn.

5. Cư xử lịch thiệp

Nơi bạn làm việc là một xã hội thu nhỏ và bạn đang ở nơi công cộng, vì vậy bạn cần ý thức về hành động của mình để không làm đồng nghiệp khó chịu. Ví dụ: tắt đèn và các thiết bị khác sau khi họp xong, bỏ giấy vào máy in khi sử dụng hết giấy… Khi các thiết bị văn phòng như máy in, máy fax, điện thoại gặp trục trặc mà bạn không giải quyết được, đừng làm ngơ bỏ đi mà hãy thông báo ngay đến bộ phận liên quan để được hỗ trợ.
Trong môi trường làm việc mở, mọi người ngồi rất gần nhau, bạn đừng để những sở thích cá nhân ảnh hưởng đến người khác. Ví dụ: nếu bạn thích nghe nhạc, hãy dùng tai nghe; khi bạn nói chuyện điện thoại, hãy hạ thấp giọng hoặc tìm một chỗ vắng người để nói chuyện; đừng ăn những món ăn nặng mùi như sầu riêng tại bàn làm việc…

6. Ghi nhận sự giúp đỡ của đồng nghiệp

Trong những tình
huống bạn hoàn thành xuất sắc công việc của mình với phần nào sự hỗ trợ
của đồng nghiệp, hãy bày tỏ sự biết ơn chân thành đối với họ; cũng như
cho sếp bạn biết vai trò của họ trong dự án này. Họ sẽ cảm thấy tự hào
vì giúp được bạn. Mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp sẽ tốt đẹp hơn và
hai bên sẵn lòng giúp đỡ nhau khi cần thiết.

7. Chào đón đồng nghiệp mới

Ấn tượng về ngày đầu tiên của bạn tại công ty như thế nào? Bạn không biết ai, bạn bối rối không biết toilet ở đâu hay sử dụng máy fax như thế nào? Đừng để điều này xảy ra với đồng nghiệp mới, đặc biệt nếu họ làm chung nhóm với bạn. Khi thấy họ lạc lõng trong môi trường mới, hãy chủ động bắt chuyện, giới thiệu họ với những đồng nghiệp khác, giúp đỡ khi cần thiết để họ hòa nhập nhanh hơn với nhóm và công ty. Lòng tốt của bạn chắc chắn sẽ được ghi nhận với sự cảm kích!

Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn trong việc xây dựng những mối quan hệ nơi công sở: hãy đối xử với mọi người theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn. Rồi ai cũng muốn làm việc, hợp tác và hỗ trợ bạn. Con đường đến thành công sẽ rộng mở! 

Mối quan hệ trong gia đình


Chuyên viên tâm lý Trần Đăng Thảo, Văn phòng Tư vấn TT&T, Tổng đài 1088 TP HCM cho rằng, việc cả hai vợ chồng đều ý thức giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với nhau là yếu tố quan trọng hàng đầu để có cuộc sống hôn nhân viên mãn. Một gia đình sẽ không thể hạnh phúc nếu "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", tức là một người luôn cố gắng giữ gìn hạnh phúc còn người kia thờ ơ hoặc muốn phá vỡ hạnh phúc đó. Triết gia Paul Tillich nói: “Bất kỳ mối quan hệ sâu sắc nào cũng luôn đòi hỏi sự thận trọng và cần được nuôi dưỡng thường xuyên”.
 

hanh-phuc-gia-dinh-1-1377322134.jpg
Ảnh minh họa: toilamme.


Ông Thảo đúc kết những bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình được chính những cặp cặp vợ chồng "tát biển Đông cũng cạn" chia sẻ như sau:

1. Thường xuyên tâm sự cùng nhau

Khi được hỏi, các cặp vợ chồng hạnh phúc cho biết, họ luôn muốn ở cùng người bạn đời của mình, cả hai có thể nói chuyện với nhau, làm việc cùng nhau hàng giờ mà không thấy chán. Vợ chồng ông Nguyễn Trung Thành (quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết, ông bà cưới nhau được hơn 4 thập kỷ, đã có 3 đứa con và 8 đứa cháu.

Ông Thành chia sẻ bí quyết để vợ chồng hòa thuận như sau: “Tôi đã làm cho vợ cảm thấy hạnh phúc và không phải thất vọng khi đặt lòng tin nơi tôi. Tôi yêu vợ và bà ấy cũng yêu tôi. Chúng tôi dành nhiều thời gian cho nhau, điều này cũng là một sự thỏa thuận trước khi kết hôn".

2. Luôn giải quyết xung đột một cách khéo léo

“Trong cuộc xung đột, cần sự công bằng và rộng lượng” là câu châm ngôn nổi tiếng của The Tao. Khi hai người sống với nhau dưới một mái nhà chắc chắn sẽ có sự khác biệt và bất đồng về quan điểm. Những cặp vợ chồng hạnh phúc luôn đấu tranh cho quan điểm của mình, nhưng đấu tranh một cách khéo léo nhằm giúp cho mối quan hệ của họ bền chặt hơn. Họ đặc biệt tế nhị trong cách sử dụng ngôn từ để tránh làm tổn thương nhau.

Trong một khảo sát, nhà nghiên cứu Benjamin Seider, thuộc trường Đại học California (Berkeley) đã theo dõi mối tương quan giữa các cặp vợ chồng hạnh phúc. Ông thấy rằng, khi trò chuyện hoặc tranh luận, họ thường có xu hướng sử dụng đại từ số nhiều như “chúng tôi”, “chúng ta”  hơn là những đại từ số ít như “tôi” hay “của tôi”. Những cặp này thường không cảm thấy căng thẳng sau những cuộc tranh luận như các cặp vợ chồng khác.

Về điểm này, nhà nghiên cứu Benjamin Seider khuyên, khi vợ chồng tranh luận về bất kỳ vấn đề gì, nên ý thức sử dụng đại từ nhân xưng số nhiều như “chúng ta” nhiều hơn. Điều này sẽ giúp cả hai thấy rằng mình không phải là đối thủ của nhau mà là cùng một phe.

3. Thường tìm kiếm và trao cho nhau sự tha thứ

Có thể bạn không dễ dàng tha thứ và quên đi vụ việc tồi tệ vừa xảy ra, nhưng hãy cố gắng tha thứ và để mọi lỗi lầm được đẩy lùi vào quá khứ. Các cặp vợ chồng hạnh phúc chia sẻ rằng, họ luôn xin lỗi mỗi khi làm điều gì sai hoặc gây tổn thương cho đối phương. Khi họ là người bị tổn thương thì luôn chấp nhận lời xin lỗi từ người bạn đời và xem đó là một "món quà" trong cuộc sống gia đình. Tóm lại đích nhắm của các cặp vợ chồng hạnh phúc luôn hướng tới là sự tha thứ. Còn nếu bạn cảm thấy khó tha thứ, hãy tham khảo nguyên tắc 4 bước như sau:

- Tĩnh: Dành thời gian suy nghĩ về đối phương hoặc vấn đề đã xảy ra.

- Kiềm chế: Tránh suy nghĩ về việc xử phạt hay chia tay, bạn không nên nghĩ hay làm một hành động dại dột dù đó chỉ là suy nghĩ thoáng qua, đồng thời hãy dặn lòng tập sống khoan dung.

- Quên: Đừng tự dằn vặt xem ai là người có lỗi, hãy để mọi chuyện tự nhiên trôi qua. 

- Tha thứ: Dùng lý trí để suy nghĩ về việc tha thứ. Nhưng thế sẽ không còn sự oán giận, đồng thời từ bỏ ý định trả đũa đối phương.

4. Xây dựng hạnh phúc là một chặng đường dài

Huấn luyện viên bóng rổ chuyên nghiệp Pat Riley từng nói: “Chỉ có hai sự lựa chọn cho một bản giao ước: Hoặc hai bạn là người trong cuộc hoặc cả hai là người ngoài cuộc. Không có sự lưỡng lự”. Khi vợ chồng về sống với nhau dưới một mái nhà, đó không đơn thuần như việc thực hiện lời hứa mà là sự cam kết.

Chia sẻ kinh nghiệm "kéo dài tuổi thọ tình yêu", vợ chồng ông Trương Văn Đoản (quận 3, TP HCM) cho biết, sau gần 50 năm kết hôn gần, họ vẫn giữ được những nguyên tắc mà cả hai đã đặt ra từ đầu. "Hôn nhân của chúng tôi được xây dựng trên những lời tuyên thệ. Cả hai hứa rằng sẽ đồng hành cùng nhau trong lúc giàu sang cũng như nghèo khó, khi hạnh phúc cũng như khi đau khổ, lúc bệnh tật cũng như khi mạnh khỏe”, ông cụ cười móm mém nói.

Còn vợ ông là bà Nguyễn Thị Loan kể, hồi năm 49 tuổi, ông từng bị tai nạn giao thông suýt mất mạng. "Dù gia đình khó khăn, tôi luôn cố gắng tìm mọi cách để chữa trị cho chồng. Khi ông ấy nằm liệt trên giường bệnh, tôi luôn nhắc về lời giao ước ngày xưa để chồng có thêm động lực vượt qua nỗi đau. Với tôi, ông ấy là một người chồng tuyệt vời, giàu lòng vị tha, và là người duy nhất trên thế gian này tôi có thể tin tưởng tuyệt đối”.

5. Vợ chồng hạnh phúc luôn suy nghĩ tích cực về nhau

Nhà nghiên cứu về hôn nhân, tiến sĩ John Gottman, nói rằng tình yêu giữa các cặp vợ chồng hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng sự tôn trọng, yêu thương và thông cảm lẫn nhau. Họ quan tâm đến những gì đang xảy ra trong cuộc sống của cả hai”. Mặt khác, khi khảo sát về những cuộc tranh luận giữa những cặp này, ông thấy rằng, ngay cả khi họ "gân cổ" nói với nhau thì cứ mỗi lời nhận xét tiêu cực, đi theo sau sẽ có 5 nhận xét tích cực. Ngược lại, những cặp đôi đổ vỡ trong hôn nhân thường có quá nhiều suy nghĩ và nhận xét tiêu cực về nhau.

6. Cùng nhau học hỏi và phát triển

Trong một buổi chia sẻ về kinh nghiệm giữ gìn hạnh phúc, ông Nguyễn Văn Danh (quận 10, TP HCM) cho biết, sau một thời gian kết hôn, vợ chồng ông thường rủ nhau đi học các lớp khiêu vũ, hội họa, văn hóa, chính trị và tham gia câu lạc bộ thơ... 

"Chúng tôi học cùng lớp, cùng nhau học bài, cùng nhau đọc sách. Các lớp học giúp chúng tôi mở rộng tầm nhìn về tôn giáo, chính trị, văn học, lịch sử... Thậm chí khi viết sách, vợ chồng tôi còn ký tên là 'đồng tác giả", ông Danh kể.

Theo ông Danh, trong cuộc sống vợ chồng, người này có thế mạnh về mặt này, người kia có thế mạnh về mặt kia nên cần nhìn nhận điểm tích cực ấy nơi bạn đời. "Nếu một trong hai người trở nên tốt hơn thì người kia cũng sẽ hưởng ứng. Nếu một một người có hoạt động gì mới, người còn lại cũng hỗ trợ. Kết quả cuối cùng là đem lại cho vợ chồng một xúc cảm mạnh mẽ hơn và một tình yêu sâu đậm hơn”, đó là kinh nghiệm ông Danh đúc kết được.

7. Vợ chồng hạnh phúc không bao giờ ngừng hẹn hò

Đó là một bí quyết của mối quan hệ hạnh phúc được phát hiện bởi Matthew Boggs và Jason Miller. Hai nhà nghiên cứu này đã đi hơn 19.000 cây số để tìm kiếm và phỏng vấn những người mà họ gọi là “bậc thầy của hôn nhân”, hầu hết họ đều kết hôn từ 40 năm trở lên và có cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Những cặp vợ chồng ấy đã chia sẻ rằng họ luôn cố gắng duy trì sự lãng mạn trong đời sống hàng ngày. Một số ông chồng luôn dành ra ít nhất một buổi tối trong tuần cho việc hẹn hò vợ, số khác thì duy trì sự lãng mạn trong những ngày lễ hoặc dịp kỷ niệm, số còn lại thì thường có nhiều buổi hẹn hò với nhau tại quán cafe hoặc phòng trà.

8.  Luôn đem đến niềm vui cho nhau

Trong cuốn sách "The Real Rule of Life Balancing Life’s Terms With Your Own", tác giả Ken Druck nói rằng ông luôn xem v��� là một món quà sinh nhật ngọt ngào. “Bà ấy có một giọng hát hay mà rất hiếm khi sử dụng. Có món quà nào tốt đẹp hơn thế nữa?".

9. Tuân thủ quy tắc 60/40

Trong hôn nhân đừng nghĩ rằng điều gì cũng phải công bằng theo tỷ lệ 50/50. Có một quy tắc mà bận cần thuộc lòng đó là: Cho đi 60 và nhận về 40 thôi. Điều này đúng cho cả hai người. Trong đời sống vợ chồng, sự hy sinh, lòng vị tha là yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên cũng đừng ép buộc mình phải cho đi quá nhiều bởi bạn sẽ cảm thấy bí bách, nặng nề, mà ngược lại hãy nhận lại một ít cho riêng mình để đời sống vợ chồng thật sự là quà tặng cho nhau.

10. Thống nhất quan điểm về tiền bạc

Khi được hỏi về sự đồng thuận về việc sử dụng tài chính gia đình trong gần 60 năm qua, bà Nguyễn Thị Duyên (88 tuổi) mỉm cười đầy tự hào bảo: “Hạnh phúc trong hôn nhân quan trọng là chọn đúng người. Hai vợ chồng phải có sự tương đồng khi nhìn nhận vcác giá trị cơ bản, kể cả tiền bạc. Đặc biệt về vấn đề tài chính, nếu bạn là một người tiêu tiền hoang phí, bạn nên kết hôn với người đàn ông có cái nhìn thoáng về tiền bạc. Riêng vợ chồng tôi giống nhau ở những mục tiêu chung: Sử dụng tiền tiết kiệm, mỗi khi muốn mua một món đồ lớn hơn 1 triệu đồng phải hỏi ý kiến của người kia. Chúng tôi cũng muốn con cái mình trở thành những công dân tốt và biết tiêu xài tiền bạc hợp lý”.



Cách tạo dựng mối quan hệ hiệu quả
Xây dựng mối quan hệ với cấp trên
Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng
Tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp
Xây dựng mối quan hệ trong công sở
Trẻ và các mối quan hệ
Cải thiện mối quan hệ vợ chồng trước khi bé chào đời


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý