Cách giữ pin điện thoại bền không bị chai

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách giữ pin điện thoại bền không bị chai

19/04/2015 12:21 PM
4,053

Cách giữ pin điện thoại bền không bị chai . Khi chiếc điện thoại thông minh tích hợp mọi ứng dụng công việc và giải trí bên cạnh chức năng nghe gọi, một bộ pin khỏe và bền sẽ giúp trải nghiệm này hoàn hảo hơn.





Làm thế nào để sử dụng pin điện thoại lâu hơn?

Trong khi chúng ta mới chỉ quan tâm đến các tính năng của một chiếc điện thoại di động và yêu cầu nó phải thật đa phương tiện, thì ít người quan tâm đến xem liệu pin của chiếc máy mình dùng sẽ sống được bao lâu? Mỗi chiếc điện thoại là một thiết bị độc lập, sử dụng nguồn năng lượng độc lập. Nguyên liệu làm pin điện thoại cho đến nay vẫn phải nói là cực kỳ có hại đến môi trường, trong khi chúng lại rất đắt tiền. Tuổi thọ pin của bạn không lâu đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất nhiều tiền pin hơn, và xả nhiều rác hơn. Chắc chắn bạn sẽ băn khoăn rằng làm thế nào để tăng tuổi thọ cho pin của chiếc điện thoại của mình.

I. Kéo dài tuổi thọ pin

1. khi bạn có một viên pin mới, việc đầu tiên là bạn phải sạc thật “no” nó để nó có mức trữ điện tối đa. Pin có nhân nickel cần phải được sạc trong vòng 16 tiếng liên tục là tốt nhất, và phải được xả hết rồi sạc lại đùng thời lượng như trên trong vòng 2-4 lần, trong khi đó thì pin nhân ion lithium thì chỉ nên sạc từ 5-6 tiếng mà thôi. Bạn đừng chú ý đến thông báo của chiếc điện thoại, nó không phản ánh hoàn toàn chính xác lượng pin bạn có.
2. Bạn không nên xả hết sạch (dùng kiệt) pin của pin nhân ion lithium. Không giống như pin nhân Ni-Cd, pin nhân lithium sẽ bị giảm tuổi thọ nếu bị kiệt pin, nhưng lại đừng để nó trong tình trạng thất pin quá lâu. Bạn nên lưu ý là một số pin có lượng lần sạc hiệu quả nhất định, nếu quá thì bạn nên thay pin cho máy của mình. Bạn cần lưu ý rằng phải dùng hết pin nhân Ni-Cd rồi mới sạc để tránh tình trang “nhớ pin”.

3. Giữ cho pin của bạn mát. Pin rất sợ nóng, đặc biệt là túi quần bò của bạn. Thay vì nhét vào túi, bạn hãy sử dụng một chiếc túi hay bao để điên thoại ngoài. Ngoài ra, khi sạc bạn cũng cần kiểm tra pin khi sạc. Nếu pin quá nóng, bạn cần kiểm tra lại bộ sạc.

4. Sạc đúng bằng sạc tương thích, Rất quan trọng, những bộ sạc khác model sẽ cho dòng điện có cường độ hiệu dụng và hiệu điện thế hiệu dụng khác nhau. Cần tránh những bộ sạc đề nhãn siêu tốc với giá rẻ. Chúng sẽ hành pin của bạn đến hết mức có thế, và tất nhiêm pin của bạn rất chóng “đi Văn Điển”.

5. Bảo quản pin đúng cách, Nếu bạn không dùng pin hay điện thoại của mình trong một thời gian dài, hãy tháo pin ra khỏi máy, cất vào chỗ mát và khô ráo (ngăn đá tủ lạnh rất tốt đấy, thế nhưng đóng băng pin của bạn không có nghĩa là giúp nó không bị ôxi hóa). Để tránh pin bị ẩm, bạn cần gói kín trong túi ni lông với vài ba gói chống ẩm và để ở ngoài ít nhất một tiếng sau khi tháo khỏi máy trước khi cất vào tủ lạnh. Pin nhân ion lithium có thể kháng ôxi hóa một phần nếu lượng điện trên 40%. Không nên để pin kiệt khi cất, nên sạc lại thật đầy.

6. Lau sạch mối tiếp xúc giữa pin và máy. Các chất bẩn sẽ tạo nên môi trường thích hợp cho ẩm và mốc, từ đó tạo nên những điện trở gây lãng phí lượng điện được tích trữ và làm giảm tuổi thọ pin. Thình thoảng bạn nên dùng bàn chải đánh sạch (khô), dùng khăn khô hay chất làm sạch để làm sạch mối tiếp xúc.

II. Tăng thời gian sử dụng pin (đồng nghĩa với tăng tuổi thọ pin):

1. Cách đơn giản nhất là tắt máy. Trong những chuyến công tác dài ngày va fkhos sạc được pin, bạn chỉ nên bật máy vào những lúc thật cần thiết. Một số chiếc máy có khả năng tạm tắt sóng khi không có tín hiệu, những ít nhất cũng phải mất ba mươi phút “cố gắng vô vọng” – trong khoảng thời gian đó một lượng pin lớn bị tiêu hao, do máy phải phát yêu cầu kết nối liên tục.

2. Tắt sóng. Khi bạn đi vào vùng không có tín hiệu đủ mạnh, chiếc điện thoại sẽ phát yêu cầu kết nối liên tục, và nhờ việc đó pin của bạn sẽ được hết nhanh hơn. Đơn giản là bạn chỉ cần chuyển sang chế độ máy bay, một chế độ mà máy điện thoại mới nào bây giờ cũng có.

3. Tắt rung. Bạn đừng la toáng lên, chức năng rung thậm chí còn tốn pin hơn cả nhạc chuông mức to nhất cơ đấy. Hãy tắt rung và bật chuông nếu bạn ở trong những nơi có thể dùng nhạc chuông lớn.

4. Tắt đèn màn hình khi không dùng. Đèn nền cũng tiêu tốn lượng lớn năng lượng dành cho máy. Hãy tắt nó khi bạn không dùng, hoặc chỉ đơn giản là giảm độ sáng đi là được. Một số chiếc điện thoại có cảm biến ánh sáng để điều chỉnh, nhưng nó không chuẩn lắm đâu đấy.

5. Tránh những chức năng không cần thiết, bạn cần gì phải lên mạng, nghe nhạc hay chơi điện tử bằng điện thoại. Nó sinh ra là để nghe gọi và nhắn tin. Nếu bạn muốn nghe gọi và nhắn tin lâu hơn, đừng làm gì khác nữa.

6. Giảm thời lượng cuộc gọi. Chiếc máy tiêu tốn rất nhiều năng lượng để tiếp nhận một cuộc gọi do thiết bị thu và phát sóng chuyên dụng phải hoạt động liên tục. Thay vào đó, nhắn tin là biện pháp tuyệt vời, vừa kinh tế, vừa tiết kiệm năng lượng.

7. Tắt Bluetooth, hồng ngoại, 3G, Wi-Fi khi bạn không dùng. GSM là chuẩn tiết kiệm pin nhất.

Cách sử dụng Pin điện thoại di động hiệu qu


Trên thực tế, mỗi chiếc điện thoại di động dù đẹp hay không đẹp đều gắn liền với 1 chiếc pin khô. Thông thường, chiếc pin đó được gắn phía sau chiếc điện thoại và để nạp điện vào pin, các nhà sản xuất thường dùng cáp để cắm trực tiếp vào ổ điện. Rất hiếm gặp trường hợp, nạp điện thoại mà phải tháo rời pin khỏi máy. Trừ trường hợp, cáp bị hỏng, phải dùng thiết bị nạp pin đa năng.



Nạp pin điện thoại di động không đúng cách có nguy cơ gây cháy nổ. Ảnh minh họa


Để sử dụng pin điện thoại được lâu, bền, dùng đúng cách, không phải người tiêu dùng nào cũng biết. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, nhà sản xuất đã nhắc đi nhắc lại cách dùng pin điện thoại nhưng người tiêu dùng vẫn thờ ơ hoặc lãng quên. Chính thực tế đó khiến cho việc dùng pin điện thoại không được lâu bền.

Chất lượng Việt Nam giới thiệu một số cách sử dụng pin điện thoại di động phù hợp như sau:

Không để vừa nạp, vừa xả

Nhiều người dùng điện thoại vô tình hoặc hữu ý đã dùng pin điện thoại di động ở trong tình trạng vừa nạp vừa xả. Trạng thái đó có nghĩa, điện thoại đang được nạp pin nhưng lại nghe, chơi game, nhắn tin… quá lâu. Sở dĩ phải nhắc là "quá lâu" bởi vì nếu cần gọi, nghe, nhắn tin, đọc tin nhắn thời gian không nhiều thì vừa nạp, vừa xả cũng không đáng lo ngại.

Còn "buôn" quá lâu, chắc chắn sẽ không phù hợp và không nên đẩy pin điện thoại trở thành nơi dẫn nguồn điện, thay vì là nơi tích điện. Ngoài ra, các hãng sản xuất điện thoại và các chuyên gia công nghệ, thiết bị cũng cảnh báo người dùng, không nên vừa nghe điện thoại, vừa nạp điện thoại vì rất có thể bị điện giật hoặc cháy nổ, gây thương tích, thậm chí tử vong.

Không nên vừa nạp, vừa xả pin điện thoại di động. Ảnh minh họa

Không nạp pin thời gian quá dài

Thông thường, khi pin điện thoại di động mới đưa vào vận hành, các hãng sản xuất hoặc các nhà phân phối thường kích pin lúc đầu, còn sau đó thường khuyên người dùng di động, nạp điện từ 6 - 8 giờ đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều người dùng điện thoại lại tưởng đó là quy trình nạp điện cho pin nên sau lần đầu tiên đó, khi pin điện thoại hết, nhiều người nạp điện cho pin quá lâu. Nhiều người còn nạp điện qua đêm.

Nếu nạp điện trong thời gian quá dài, pin đầy, điện cũng không thể vào được thêm, nguồn điện tích tụ lớn sẽ làm cho pin bị nóng, máy nóng, pin bị phồng, không tốt cho các vi mạch và cho pin. Nhiều trường hợp bị cháy nổ do cắm sạc điện cho pin quá lâu.

Không để pin quá kiệt điện

Để pin điện thoại quá kiệt điện, lithium - Ion trong pin sẽ bị "teo" (mất hiện tượng phân cực), để cho pin hoạt động lại thì phải phân cực lại cho pin bằng cách "kích" pin - dùng dòng điện cao hơn để sạc điện thoại.

Khi pin điện thoại quá kiệt, bạn sẽ khó lòng mà bật lên được nếu không cắm sạc lâu gấp đôi bình thường, dùng sạc đa năng hoặc nặng nhất là kích pin. Những phương pháp "gây sock" về lâu dài sẽ làm pin của bạn giảm tuổi thọ nhanh chóng, lượng lithium - Ion chỉ để đáp ứng một cường độ điện nhất định, bạn dùng nguồn sạc cao quá sẽ làm một phần lithium-Ion bị trung tính làm dung lượng của pin giảm, nếu bị trung tính quá nhiều, cường độ dòng điện sẽ không còn đáp ứng được yêu cầu của nguồn, viên pin đó của bạn sẽ thành đồ phế thải.

Nạp điện chưa "đủ đô"

Khi nạp điện chưa đủ, máy chưa báo đèn pin đã đầy mà rút sạc ra và sử dụng thói quen này làm tăng số lần bạn sạc pin và như vậy, pin dễ bị chai. Thông thường, mỗi cục pin có tuổi thọ sử dụng khoảng 2 năm tương đương với khoảng hơn 2000 lần sạc. Nếu bạn sạc nhiều, tuổi thọ pin cũng sẽ giảm và thời lượng sử dụng pin cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


 

Không nên để pin quá kiệt hoặc nạp điện quá lâu. Ảnh minh họa



Dùng pin dung lượng cao mà không rõ chất lượng

Không ít người sử dụng pin dung lượng cao (pin ngoài) để hạn chế nhược điểm "pin kém" cho thiết bị của mình. Việc sử dụng pin dung lượng cao chỉ là hiệu ứng tin đồn. Không người tiêu dùng nào kiểm chứng, đánh giá được chất lượng pin dung lượng cao. Các nhà sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới khuyên người dùng điện thoại nên sử dụng pin của nhà sản xuất đúng cách hơn là đầu tư cho loại pin dung lượng cao vừa đắt đỏ vừa không rõ chất lượng.

Kiểm soát độ cạn của pin

Thay vì để pin cạn hết rồi mới sạc, pin lithium - ion sẽ tốt hơn khi chỉ để cạn một ít sau đó lại sạc lại một lúc. Để cạn pin 50% rồi sạc lại thì pin sẽ có tuổi thọ lâu nhất.

Pin lithium - ion không cần phải sạc đầy 100%. Khi sạc hãy giữ cho dung lượng pin ở khoảng giữa 40% và 80%. Sạc đầy tới 100% và để nguyên nguồn điện cũng là một trong nhiều nguyên nhân làm giảm tuổi thọ pin. Nếu cần sạc pin cả đêm hãy sử dụng thiết bị có thể ngắt nguồn điện khi pin được sạc đầy.

Độ cạn pin

Chu kỳ tuổi thọ

100%

500

50%

1500

25%

2500

10%

4700

Nên giữ pin ở nhiệt độ mát

Nhiệt độ càng cao, pin càng dễ chai. Vì vậy, hãy giữ các thiết bị trong môi trường mát nhất có thể sẽ giúp pin được bền hơn. Qua thời gian đúc kết, các nhà công nghệ đã đưa ra kết luận như sau:


 

Mẹo sử dụng pin smartphone bền lâu

Độ bền của pin tùy thuộc vào nhà sản xuất nhưng cũng là “của bền tại người”. Những mẹo dưới đây sẽ giúp người dùng duy trì một bộ pin khỏe.

Chỉnh lại cài đặt

Chỉnh độ sáng màn hình đến mức thấp nhất mà bạn vẫn cảm thấy thoải mái. Mức độ sáng tùy thuộc vào từng người và từng hoàn cảnh nên bạn hãy chỉnh theo nhu cầu của mình, chỉ cần nhớ rằng bớt chút sáng màn hình sẽ tạo ra sự khác biệt về thời lượng pin.

Cài khoảng cách đồng bộ dữ liệu ở mức lâu nhất. Thông thường cài đặt cho các tài khoản email và ứng dụng đang hoạt động sẽ điều khiển điện thoại kiểm tra chúng 15-30 phút một lần hoặc liên tiếp đồng bộ dữ liệu và hiển thị thông báo. Việc liên tục đồng bộ dữ liệu và hiện thông báo sẽ khiến điện thoại liên tục kiểm tra nhiều ứng dụng khác nhau, dẫn đến hao pin. Do đó, hãy chỉnh thời gian này lâu nhất có thể.

Tắt tín hiệu mạng, kết nối Bluetooth. Trong mục cài đặt, một số điện thoại bật sẵn các kết nối Wi-Fi, 3G/4G, Bluetooth, ứng dụng dùng đến kết nối dữ liệu trong khi bạn không nhất thiết cần đến. Bạn chỉ nên bật chúng khi thấy cần dùng. Hoặc với từng ứng dụng như dự báo thời tiết, bạn có thể vào phần cài đặt để bật khi muốn xem thông tin rồi ngắt đi ngay. Với cách này, người dùng vẫn duy trì được truy cập mà vẫn hạn chế được lượng pin tiêu thụ.

Tắt chức năng rung. Chế độ rung dùng tốn pin mà đôi khi không cần thiết. Ngoài ra, chỉnh âm lượng của nhạc chuông nhỏ hơn sẽ tiết kiệm thêm một chút pin.

Xây dựng thói quen tốt khi sử dụng pin

Giữ pin sạch sẽ. Bụi bẩn, sự ẩm ướt ở phần tiếp xúc giữa pin và điện thoại có thể hạn chế khả năng truyền điện tới bo mạch, gây tổn thất điện trong quá trình truyền điện. Do đó, hãy giữ đầu tiếp xúc luôn sạch sẽ và khô ráo.

Sạc pin đầy mới rút phích điện. Pin điện thoại cũng có giới hạn số lần sạc. Khi đang cắm sạc, hãy để pin đầy mới ngắt điện để đảm bảo tuổi thọ của pin.

Tránh để pin nóng. Cố gắng giữ pin ở nơi thoáng mát như trên mặt bàn, thay vì nhét điện thoại vào túi quần, để trực tiếp dưới ánh mặt trời hay trong cốp xe nóng. Nhiệt độ cao là tác nhân làm pin mau hao.

Dùng ứng dụng hỗ trợ pin

Tải phần mềm tối ưu hóa cho pin hoặc hệ thống. Có lẽ một phần mềm quản lý năng lượng tiêu thụ là cách nhanh nhất và dễ nhất cho người dùng smartphone. Chúng được viết để theo dõi và tiết kiệm pin cho bạn như ngắt những ứng dụng không dùng đến.

Chọn vi xử lý ngay từ khi mua điện thoại

Hãy chọn chiếc điện thoại có vi xử lý tất cả trong một và tiết kiệm điện năng. Vi xử lý này có các thành phần thiết yếu nhất như bộ xử lý trung tâm, đồ họa, mạng và modem. Do giảm được khoảng cách giữa các thành phần vi xử lý nên loại vi xử lý tất cả trong một giúp chúng kết nối với nhau nhanh chóng hơn, do đó tốn ít điện năng hơn, đồng thời làm ứng dụng chạy mượt mà, lướt web, chơi game nhan.

Sau khi lựa chọn kiểu dáng, mẫu mã, tính năng điện thoại, bạn sẽ phải quan tâm đến một yếu tố nằm khuất sau lớp vỏ xinh xắn kia: pin điện thoại di động. Dù đã chi hàng triệu đồng để có chiếc điện thoại thời trang, nhưng lắm khi bạn bực mình vì pin chập chờn.

Nếu xem kỹ những dòng chữ in trên pin, bạn sẽ biết được một số điều thú vị. Dung lượng pin được tính bằng mAh (milliampere giờ). Một viên pin có dung lượng 800 mAh, về lý thuyết, sẽ hoạt động lâu hơn loại có dung lượng 550mAh. Tuy nhiên, tuổi thọ viên pin lại phụ thuộc vào cách chăm sóc, sử dụng pin. Điện thoại di động đời mới có thời gian chờ khoảng vài ngày dù chỉ sử dụng một viên pin 550mAh, nhưng thời gian đàm thoại thực tế chỉ có vài giờ.

Nhìn chung, pin càng to, càng nặng thì dung lượng càng lớn. Với những tiến bộ trong công nghệ, đã có pin dung lượng lớn nhưng kích thước nhỏ. Công nghệ đầu tiên áp dụng trong pin là pin Nicken Cadmium (NiCad), rồi đến Nicken-Hydrat kim loại (Ni-MH), pin Li-thium-ion (Li-ion) và mới nhất là pin Litium-Polymer (Li-Po).

Cùng kích thước, nhưng pin NiMH có dung lượng 550mAh, còn pin Li-ion có thể có dung lượng lên đến 840mAh. Do vậy, giá pin dùng công nghệ mới luôn cao hơn pin đời cũ. Pin Li-ion và Li-Po thường được sử dụng trong điện thoại cao cấp nhằm giảm khối lượng điện thoại.

Điểm yếu, mạnh của các loại pin

Pin Nicken Cadmium là loại rẻ nhất nhưng có nhiều bất tiện như dung lượng nhỏ, hay bị chai. Hiện tượng chai pin, còn gọi là "hiệu ứng nhớ" do sạc pin không đúng cách. Với pin này, cần để pin hết mới được sạc. Nếu chưa hết pin mà đem sạc, pin sẽ ghi nhận mức năng lượng nạp vào lúc sạc và khi sử dụng, cứ đến mức này, pin sẽ báo hết.

Khá thông dụng trong các điện thoại đời cũ là pin Nicken-Hydrat kim loại (Ni-MH) do dung lượng cao hơn pin NiCad. Pin NiMH không gây hại cho môi trường và cũng ít bị hiệu ứng nhớ. Bạn chỉ cần xả cho pin hết năng lượng mỗi tuần hoặc nửa tháng. Nhược điểm chính của pin NiMH là không bền. Sau vài trăm lần sạc, pin sẽ yếu dần.

Hầu hết các điện thoại đời mới sử dụng pin Li-ion và Li-Po. Hai loại này không bị hiệu ứng nhớ nên có thể sạc pin bất cứ lúc nào, trừ khi pin đầy. Tuổi thọ của pin Li-ion cũng không cao. Sử dụng cùng công nghệ với pin Li-ion, nhưng pin Li-Po có thể được sản xuất dưới nhiều hình dạng khác nhau. Trong khi pin Li-ion chỉ có một dạng thỏi chữ nhật.

Chăm sóc pin

Nhiều người thường xuyên sạc pin hàng ngày, với thời gian sạc khoảng hai giờ. Tuy nhiên, việc sạc pin cho đúng cách, sạc quá hoặc chưa đủ đều ảnh hưởng đến pin.

Bạn nên biết về quá trình điện hóa ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin. Sau một số lần sạc, dung lượng tối đa của pin sẽ giảm đi 20% so với lúc ban đầu. Với pin Ni-Cad, sau 1.500 lần sạc, dung lượng giảm xuống mức 80%. Pin NiMH và pin Li-Po, chỉ sau 300-500 lần sạc. Còn pin Li-ion, sau 500 -1.000 lần sạc.

Do vậy, người thường xuyên sạc sẽ phải mua pin mới sớm hơn, so với người sạc theo định kỳ. Tuy nhiên, không phải pin nào cũng đạt số lần sạc như trên mới giảm dung lượng.

Tuổi thọ của pin còn phụ thuộc vào cách bảo quản. Để pin bền, cần chú trọng đến cách sạc pin mới. Bạn cần sạc rồi xả pin từ 3 đến 4 lần trước khi sử dụng để bảo đảm sử dụng tối đa công suất của pin. Điều này áp dụng cho tất cả các loại pin. Cách xả pin: lần đầu tiên sạc pin, điện thoại sẽ báo pin đầy sau 10-15 phút. Bạn rút sạc ra, rồi cắm lại, bắt đầu sạc tiếp. Cứ làm như vậy trong 3-4 lần.

Khi không sử dụng, bạn tháo pin và cất ở nơi khô, mát. Để gần nguồn nhiệt sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ pin. Nếu không sử dụng một thời gian dài, khi dùng lại, bạn cũng phải sạc như khi mua pin mới. Lưu ý rằng, tuy không dùng, bạn cũng phải nạp và xả pin theo định kỳ 2-3 tháng. Không hoạt động và không được sạc, pin sẽ mất khả năng tích tụ năng lượng và sự xả.

Khi điện thoại báo nhắc nhở pin yếu, đồng nghĩa với việc cần sạc pin hoặc thay pin khác. Nếu bạn tiếp tục sử dụng điện thoại, bạn cần tắt chuông, tắt đèn màn hình, tắt rung. Sau đó, bạn tắt điện thoại để một lúc, rồi bật lại, thời gian chờ của pin sẽ lâu hơn một chút.

Có ba nguyên tắc sử dụng và bảo quản pin mà người sử dụng cần nhớ. Thứ nhất, giữ pin cẩn thận không để rơi hay va chạm với vật cứng. Thường xuyên vệ sinh điểm tiếp xúc giữa pin và mạch điện thoại bằng bông tẩm cồn. Thứ hai, phải tắt nguồn trước khi tháo pin. Không làm đúng quy trình này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng pin. Cuối cùng, không nên để pin dưới ánh nắng mặt trời hoặc gần nguồn nhiệt.





Cách bảo quản pin điện thoại đúng cách nhất
Cách bảo quản pin Smartphone tốt nhất để hoạn chế chai pin

Cách bảo quản điện thoại cảm ứng đúng cách
Cách bảo quản pin iphone 4s đúng cách để pin lâu hết
Làm sao để Iphone ít hao pin?
Cách bảo quản pin laptop chuẩn để pin không bị chai
Cách sử dụng pin lap top hiệu quả và lâu chai nhất
(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý