Cách viết mail xin thực tập thông minh nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách viết mail xin thực tập thông minh nhất

19/04/2015 12:22 PM
12,968

Hành trình để lí tưởng của một sinh viên là: Học => Đi thực tập để kết thúc với một hợp đồng lao động vô thời hạn (CDI). Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng có được phương pháp tìm được một chỗ thực tập.



VIẾT ĐƠN XIN THỰC TẬP


8 bước để tìm được một chỗ thực tập


 

1.     Biết mình biết ta

Trước hết, bạn nên để lên bàn một tờ giấy trắng để viết ra hết tất cả những thông tin như Sở thích, Khả năng và đặc biệt nhất là Kế hoạch (chuyên nghiệp) của bạn. Với những thông tin này, bạn đã có được các mục cần thiết cho CV và lá thư xin thực tập. 

2.     Chọn lĩnh vực

Sau khi đã viết ra những điểm mạnh của mình, đây là lúc bạn phải lựa chọn cơ quan/ công ty mà bạn muốn thực tập. Nên nhớ là không phải công ty nào cũng có thể nhận bạn vào thực tập nên phải có sự tìm hiểu kĩ lưỡng trước khi tự lăng-xê bản thân. Bạn cũng có thể nghĩ đến phương án đi thực tập ở nước ngoài, chẳng hạn với chương trình Erasmus (bạn phải liên hệ với bộ phận Quan hệ quốc tế của nhà trường để tìm hiểu vì đây thường là chương trình dành riêng cho sinh viên Âu châu).  

3.     Chọn điểm đáp

Nếu đã biết được lĩnh vực ưa thích, bạn có thể bắt đầu rà soát các công ty tìm năng để chọn cho mình một cái tên cụ thể.

4.     Mở rộng mạng lưới

Bạn của bạn của bạn của bố hay chồng của bạn của cô bạn mẹ hoặc thậm chí là các mối quan hệ bắn đại bác không tới đôi khi lại chính là đầu mối chính của hành trình xin thực tập. Đừng ngại hỏi thăm các mối quan hệ xung quanh bạn để khuấy động mạng lưới quen biết hay nói thẳng ra là chẳng việc gì phải ngại thông báo cho cả thế giới biết rằng bạn đang cần một chốn thực tập. Việc gọi điện trực tiếp đến cơ quan/ công ty đó cũng là một cách làm hiệu quả (với điều kiện là bạn phải may mắn rơi trúng một cô thư ký nhiệt tình.

5.     Biên soạn lại CV và thư xin thực tập

Để có được một chỗ thực tập, bạn phải thuyết phục được nhà tuyển dụng, và hồ sơ của bạn chính là phương tiện đầu tiên và (gần như) duy nhất giúp bạn ghi điểm với họ. Đối với mỗi công ty, bạn nên chỉnh sửa lại nội dung CV và đơn xin thực tập cho phù hợp. Chẳng hạn như kinh nghiệm đi đưa báo có thể không cần thiết nhưng chạy bàn nhà hàng thức ăn nhanh lại vô cùng hữu ích trong việc xin thực tập ở một nhà hàng (đối với sinh viên học Quản lí khách sạn và nhà hàng).

6.     Gửi đơn xin thực tập và CV

Nếu bạn không tìm thấy địa chỉ của người chịu trách nhiệm về việc xử lí các đơn xin thực tập, trên bìa thư có thể ghi là Gửi đến ban nhân sự. Ngoài ra, nên nhớ là bạn cũng có thể dự tuyển bằng email. Đối với những lá mail nộp dự tuyển, bạn nên ghi rõ nội dung (Dự tuyển thực tập hè/Dự tuyển thực tập ở bộ phận kế tóan…)

7.     Nhắc chừng các công ty bạn đã nộp đơn

Nếu không nhận được phản hồi từ công ty bạn đã nộp đơn dự tuyển. Hãy gửi email hỏi thăm vào thứ hai (đối với việc dự tuyển bằng thư điện tử) hoặc liên hệ bằng hình thức khác (điện thoại) nếu không nhận được câu trả lời sau 15 ngày thư đã gửi đi.

Nhớ nên hỏi thăm với giọng điệu chừng mực và lễ độ: Xin chào, tôi chỉ muốn liên hệ để hỏi xem quý công ty đã nhận được đơn dự tuyển của em chưa…

8.     Các trang web về thực tập

Nếu vẫn chưa tìm thấy một chỗ thực tập phù hợp? Đừng lo. Hãy đăng kí vào các trang thực tập và gửi CV của bạn để tiếp tục tìm kiếm. Các trang web này thường cập nhật thông tin tuyển dụng thực tập mỗi ngày.




Mẫu thư xin thực tập bằng tiếng Việt


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN THỰC TẬP

Kính gửi:…………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………………...

1.Họ và tên:……………………………………………………………………………………….

2.Ngày sinh:………………………………………………………………………………………

3.Dân tộc: …………………………Tôn giáo: …………………………………………………..

4.Số CMND: ………………………Ngày cấp: …………….Nơi cấp:…………………………..

5.Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………….

6.Địa chỉ tạm trú hiện nay: ……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………

7.Trình độ chuyên môn (chuyên ngành): ………………………………………………………...

8.Trình độ Ngoại ngữ:………………………....Cấp độ:…………………………………………

9.Trình độ Tin học:………………………….....Cấp độ:…………………………………………

10.Ngày vào Đoàn TNCSHCM: ………………..Chức vụ: ………………………………………

11.Ngày vào Đảng CSVN:…………………...Chức vụ:………………………………………..

12.Đã từng tham gia hoạt động các phong trào lĩnh vực (văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học): …………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………

13.Khen thưởng:…………………………………………………………………………………...

14.Tình trạng sức khỏe:Chiều cao:……………Cân nặng:……………………………………….

15.Công việc bán thời gian đã làm:………………………………………………………………..

...........................................................................................................................................................

Nay tôi làm đơn này để xin thực tập tại quý công ty. Tôi sẽ luôn cố gắng học hỏi và không ngừng nâng cao kiến thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian thực tập tại đơn vị.

Xin vui lòng liên hệ số điện thoại: …………………………Email:…………….............................

Trong thời gian chờ đợi, tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty đã dành thời gian xem qua hồ sơ của tôi.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày……tháng……năm 201…

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Thư xin thực tập bằng tiếng Anh

Elements of an application letter for an internship for a BCCB student

Here is a letter that I made up as an example. Comments to each individual part are in the right hand-side column.

Text of letter

Comments

Dear Dr. Miller,

For the US, use Dr., not Prof., to address someone.

I am a second-year student of Biochemistry and Cell Biology at the International University Bremen, Germany.

Introduce yourself first.

In order to gain practical experience in a research environment and to explore graduate school options, I wish to perform a 10-week internship in a research laboratory, and I would like to  ask whether there might be a place available in your laboratory from June to August, 200x.

Tell the addressee what you want from them, and why.

During my studies at IUB, I have become interested in studying the molecular mechanisms of the immune response. I find it especially interesting how one might manipulate the system in order to induce specific immunity against viruses or other pathogens. The molecular basis of this is antigen presentation through MHC class I molecules, and I would like participate in research on them because it combines techniques across the whole spectrum of the life sciences, from molecular dynamics to cell biology.

The next question the addressee will ask is "Is he or she really motivated to work with me, i.e. applying specifically to my lab or am I just one of many people who get a nonspecific letter?"

So first, you need to demonstrate that you have a connection to the subject.

Of course, this section very much depends on your interest and the lab you are applying to. The text on the left is just an example.

I came across your laboratory when reading the literature on MHC class I molecules, and especially the work in your group described in the Journal of Immunology, 2004 ("The role of class I molecules in ankylosing spondylitis") and in Nature, 2005 ("Class I haplotype determines clinical outcome of ankylosing spondylitis") has motivated me to write to you.

Next, you should demonstrate that you know some of the work from the lab, ideally by mentioning the titles of a couple of interesting papers (make sure you have actually seen them).

Of course, this section very much depends on your interest and the lab you are applying to. The text on the left is just an example.

I would be very excited to participate in work on a similar subject.

Do not suggest an actual research project – as an intern you have no control over that.

Regarding my training, I am convinced that the intense teaching approach at IUB has equipped me with solid fundamental knowledge of biochemistry and cell biology. Since IUB puts its students on the track to a career in research, this is complemented by laboratory courses from the first semester on. In addition, I have worked as a research assistant in Prof. xxx’s lab for xxx months to gain some additional experience.

The next question the addressee will ask is "Is that person qualified to work in my lab or will they just break everything?" So you must convince them that you are well-trained. Of course, only write what actually applies to you.

If I am given the chance to work in your group, I am certain that due to my previous training and my enthusiasm for the subject I will be able to make a meaningful contribution to your research effort.

This part is important. What is your host going to get from your time with them?

I have attached my CV, which contains the details of my theoretical and practical training, my current university transcript, and the names and addresses of three referees. If you wish, I can ask them to send their letters directly to you.

Normally, for an internship, the prospective host should contact the referees and ask for the letters. (This also helps minimize the impact on IUB faculty who have to write many letters for grad school already.)

I am looking forward to hearing from you.

Sincerely,

…….




MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Cách viết thư xin việc ấn tượng


60% các chuyên gia cho rằng một lá thư xin việc có thể quan trọng hơn cả một bản lý lịch (C.V.) đơn thuần. Tất cả những gì trong thư xin việc sẽ trình bày cụ thể về những hiểu biết của bạn về công ty, về kinh nghiệm và những nghề nghiệp mà bạn từng làm trước đây. Những hướng dẫn sau đây có thể giúp bạn chuẩn bị một lá thư xin việc đầy thuyết phục.
60% các chuyên gia cho rằng một lá thư xin việc có thể quan trọng hơn cả một bản lý lịch (C.V.) đơn thuần. Tất cả những gì trong thư xin việc sẽ trình bày cụ thể về những hiểu biết của bạn về công ty, về kinh nghiệm và những nghề nghiệp mà bạn từng làm trước đây. Những hướng dẫn sau đây có thể giúp bạn chuẩn bị một lá thư xin việc đầy thuyết phục.

Hãy chọn một mẫu thư xin việc chuẩn của doanh nghiệp


Trinh bay la thu xin viec an tuong










Bạn có thể liên hệ với nhà tuyển dụng để biết rõ về tên và địa chỉ của công ty, phải trình bày thật chính xác tên của công ty và của người đứng đầu công ty và nên trình bày thư xin việc của bạn theo một mẫu chung nếu công ty đó có quy định. Dùng những từ Mr/ Ms đặt trước tên của những nhà tuyển dụng (những người thuê bạn), đây là một điều cần lưu ý khi viết một lá thư xin việc (nếu là công ty nước ngoài).

Viết phần mở đầu

Phần mở đầu nên nêu rõ mục đích của thư xin việc cho dù mục đích đó rất hiển nhiên, và đưa ra một số lý do thuyết phục cho người đọc. Nếu có người nào đó giới thiệu công việc này cho bạn thì bạn phải nêu tên người đó vào phần đầu bức thư đại loại như: “Nhờ ông John Doe, tôi được biết công ty của ngài đang tìm một ứng viên cho vị trí office manager”. Còn nếu bạn tìm thấy thông tin này trên các mục quảng cáo thì bạn cũng phải nêu việc này vào thư xin việc của mình.

Hãy chứng minh những hiểu biết của bạn về công ty

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có tìm hiểu về công ty của họ, chẳng hạn: “Tôi rất ấn tượng trước những thành công của công ty trong lĩnh vực phát triển và tiếp thị mặt hàng váy ngắn bằng chất liệu satin, điều này đã thúc giục tôi viết lá thư này và có đính kèm một bản lý lịch bên trên”. Một số hiểu biết về công ty có thể biến bạn thành một ứng viên sáng giá.

Trình bày về công việc hiện tại của bạn

Bạn đang chuẩn bị tốt nghiệp hoặc đang làm việc tại một công ty nào đó, bạn có thể bắt đầu công việc ngay bây giờ hay chờ đợi hoàn tất khóa thực tập? Hãy trình bày rõ quan điểm này trong thư xin việc của bạn.

Giải thích tại sao bạn lại yêu thích công việc này

Hãy để nhà tuyển dụng biết điều gì khiến bạn thích làm việc tại công ty. Bạn có kiến thức và kỹ năng gì đặc biệt phù hợp với công ty nếu bạn được thuê. Công việc bán thời gian mà bạn từng làm khi còn đi học có thể có liên quan với công việc mà bạn đang xin. Hoặc là bạn có kinh nghiệm về một số phần mềm có ích đối với vị trí mới mà bạn đang ứng cử.

Trình bày thật kỹ lưỡng và tỉ mỉ nhưng ngắn gọn về một hoặc hai điểm chính yếu trong hồ sơ của bạn

Hãy trình bày chi tiết những phần quan trọng nhất có liên quan đến nghề nghiệp của bạn. Ví dụ: “Tôi từng là chủ nhiệm câu lạc bộ golf sinh viên của câu lạc bộ ABC University, công việc đòi hỏi nơi tôi trách nhiệm rất cao và tôi luôn được tín nhiệm khi là người giữ ngân quỹ cho tổ chức”.

Đừng sửa đổi hay làm xáo trộn bản lý lịch của bạn

Từ những sở thích trong bản lý lịch, bạn viết rộng hơn trong thư xin việc, không nên lặp lại những điểm giống nhau.

Nhờ ai đó xem lại thư xin việc của bạn

Có thể máy tính của bạn sẽ không thể chỉnh sửa hết các lỗi chính tả và lỗi in ấn trong lá thư xin việc. Do đó hãy nhờ một người bạn hay gia đình xem lại thật kỹ thư xin việc của bạn. Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đánh giá rất nghiêm khắc thư xin việc của bạn, và phải chắc chắn rằng bạn làm được điều đó.

Phần cuối lá thư

Kết thúc lá thư với những mỹ từ như: Sincerely Yours, Yours Truly hay Cordially (đối với thư xin việc tiếng Anh).

Bạn cũng có thể gửi một lá thư điện tử đến nhà tuyển dụng, nhưng nó cũng phải mang đầy đủ các yếu tố chính. Sử dụng những lời chào trân trọng như là Mr/ Ms và phải đầy đủ tên họ, số điện thoại và địa chỉ mail.

Tham khảo những hướng dẫn trên sẽ giúp bạn trình bày thật tốt một lá thư xin việc. Chúc bạn có một buổi phỏng vấn như ý muốn!

Cách thức liên lạc qua E-mail (thư điện tử) là một phương tiện được các Nhà tuyển dụng ưu tiên lựa chọn. Khi gửi E-mail liên hệ xin việc, bạn nên đính kèm thư xin việc và hồ sơ nghề nghiệp (CV, là một dạng sơ yếu lý lịch nhưng được viết chuyên nghiệp hơn dành cho xin việc, nên tham khảo mẫu CV được tự động tạo khi thêm thông tin của Tuyendung.com) là cách tốt nhất để hồ sơ của bạn đến được với Nhà tuyển dụng.
Sau đây là một vài kinh nghiệm sử dụng E-mail giúp bạn dễ gây thiện cảm và chú ý của Nhà tuyển dụng hơn.

Cách chọn địa chỉ E-mail
:

Bạn nên chọn một E-mail "nghiêm túc", ví dụ như dangthanhcong@yahoo.com (hoặc @gmail.com) nếu bạn tên là "Đặng Thành Công", hoặc một email tương tự kiểu như thế để sử dụng kih xin việc làm cũng như sử dụng lâu dài trong quá trình làm việc sau này. Đừng bao giờ sử dụng những email kiểu nhoccodon@... kelangthang@... deptrai8x@... những E-mail như vậy sẽ gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của Nhà tuyển dụng, đơn giản vì họ cảm thấy bạn không nghiêm túc và thấy bị coi thường.

Điền thông tin chủ đề (tiêu đề) E-mail với thông tin phù hợp mục đích và vị trí của bạn:

Không được để trống dòng chủ đề, hoặc dùng một chủ đề chung chung như “xin chào”. Hãy cho Nhà tuyển dụng nhận biết ngay mục đích email của bạn tại ngay khi mở hòm mail, ví dụ: “Đơn xin ứng cử vào Vị trí Giám đốc Bán hàng”, như vậy bạn sẽ có cơ hội được xem xét ngay hoặc Nhà tuyển dụng  dễ dàng tìm lại vào ngày hôm sau.
 
Ghi thông tin liên lạc của bạn vào E-mail:
 

Những thông tin liên lạc đến bạn đã có trong hồ sơ của bạn, nhưng điều đó lại đòi hỏi Nhà tuyển dụng phải mở file đính kèm để tìm những thông tin này. Một ý hay để giải quyết vấn đề này là bạn hãy là ghi tất cả thông tin liên lạc của bạn trong phần chính của e-mail. Việc điền thông tin liên lạc vào e-mail bảo đảm rằng bạn có thể được liên lạc lại hoặc liên lạc trực tiếp ngay cả đối với Nhà tuyển dụng có rất ít thời gian rảnh hoặc với những Nhà tuyển dụng có máy tính không thể mở được các định dạng file đính kèm của bạn.
 
Đừng quên file đính kèm:
 
Người ta hay quên gửi thêm những tài liệu như sơ yếu lý lịch (CV) trong E-mail sau khi suy nghĩ và viết một cái thư dài. Hãy chắc rằng bạn nhớ file đính kèm, và nếu có thể, hãy kiểm tra để bảo đảm rằng nó có thể được mở mà không gặp khó khăn gì trước khi gửi đi. Nhớ rằng nên gửi những file có định dạng chung dễ mở ở tất cả các máy tính, ưu tiên số 1 là định dạng PDF, số 2 là DOC (Word), nếu có nhiều file bạn muốn nén lại thì nên dùng .ZIP, đừng dùng .RAR (mặc dù có thể nén thành dung lượng bé hơn). Hãy viết trong email của bạn mong chờ nhận được các thông tin phản hồi sớm và mong muốn có được sự liên hệ tiếp sau.
 
E-mail có thể là một cách rất tốt để tự giới thiệu bản thân. Điều khôn ngoan là hãy nối tiếp việc gửi e-mail bằng cách gọi điện đển Nhà tuyển dụng vài ngày sau đó và cố gắng làm cho quá trình tìm việc tiến triển nhanh. Những người phụ trách tuyển dụng thường cực kỳ bận rộn vì phải xem xét nhiều đơn xin việc. Việc tiếp tục liên lạc bằng cách gọi điện bảo đảm cho bạn không bị bỏ sót.
 
Đọc lại E-mail và kiểm tra lỗi chính tả
:

Chẳng có gì đau đớn hơn khi kết quả của cả một quá trình học hành và chịu khó làm việc tiếp thu kinh nghiệm lại bị loại bởi một lý do đơn giản. Bạn đã bị loại chỉ vì những lỗi chính tả hoặc đánh vần cẩu thả. Hãy chuyên nghiệp và đọc lại hồ sơ một cách cẩn thận. Nên nhớ rằng E-mail của bạn mà bạn không muốn đọc thì không ai muốn đọc.

Cách viết Email xin việc ấn tượng
Những điều nên tránh khi viết đơn xin việc
Cách viết thư xin lỗi bằng tiếng anh hiệu quả nhất
Cách viết email xin lỗi khách hàng chuẩn nhất
Những điều cần lưu ý khi đi thực tập
Hướng dẫn viết Cv xin việc bằng tiếng Anh
Cách viết thư bày tỏ nguyện vọng xin vệc cho người mới ra trường



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý